Trước thế kỷ 18 có nhiều NH hoạt động độc lập,
cùng thực hiện các chức năng: trung gian tín dụng,
trung gian thanh toán và phát hành tiền -> rối loạn
nền kinh tế.
Nhà nước can thiệp: chia hệ thống NH thành 2
nhóm:
+ NH được phép phát hành tiền -> NHTW
+ NH không được phép phát hành tiền -> NHTG
33 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ngân hàng tín dụng - Chương 5: Ngân hàng trung gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5:
NGÂN HÀNG TRUNG GIAN
5.1. Khái niệm
5.2. Các loại hình ngân hàng trung gian
5.3. Vai trò của ngân hàng trung gian
5.1. Khái niệm
5.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng
trung gian
5.1.2. Khái niệm
5.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHTG
Trước thế kỷ 18 có nhiều NH hoạt động độc lập,
cùng thực hiện các chức năng: trung gian tín dụng,
trung gian thanh toán và phát hành tiền -> rối loạn
nền kinh tế.
Nhà nước can thiệp: chia hệ thống NH thành 2
nhóm:
+ NH được phép phát hành tiền -> NHTW
+ NH không được phép phát hành tiền -> NHTG
Khái niệm:
Ngân hàng trung gian là một doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt
động chính là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp
các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
5.2. Các loại hình ngân hàng TG
5.2.1. Ngân hàng thương mại
5.2.2. Các ngân hàng trung gian khác
5.2.1. Ngân hàng thương mại
a/ Khái niệm
b/ Phân loại
c/ Chức năng
d/ Hoạt động kinh doanh của NHTM
5.2.1. Ngân hàng thương mại
a/ Khái niệm: NHTM là một loại hình doanh
nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế, hoạt động vì
mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu kinh doanh tiền tệ
và cung cấp dịch vụ ngân hàng
b/ Phân loại NHTM
- Căn cứ tiêu thức sở hữu và góp vốn:
+ NHTM Nhà nước
+ NHTM cổ phần
+ NHTM liên doanh
+ NHTM nước ngoài
- Căn cứ tiêu thức chuyên môn hóa hoạt động tín
dụng
+ NHTM chuyên ngành
+ NHTM đa ngành
c/ Chức năng của NHTM
- Trung gian tín dụng
- Trung gian thanh toán
- Tạo tiền chuyển khoản
d/ Hoạt động kinh doanh của NHTM
* Hoạt động tạo lập vốn
* Hoạt động sử dụng vốn
* Hoạt động dịch vụ
* Hoạt động tạo lập vốn
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có):
+ Vốn điều lệ
+ Các quỹ và lợi nhuận chưa chia
- Vốn huy động:
+ Nguồn vốn huy động tiền gửi
+ Nguồn vốn phát hành giấy tờ có giá
* Hoạt động sử dụng vốn
- Nghiệp vụ cho vay
- Nghiệp vụ đầu tư
* Hoạt động dịch vụ
- Thanh toán
- Bảo lãnh
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng
- Môi giới kinh doanh chứng khoán
- Hoạt động ủy thác
- Hoạt động thông tin, tư vấn tài chính, tiền tệ
5.2.2. Các NHTG khác
a/ Ngân hàng phát triển
- Mục tiêu lợi nhuận là thứ yếu
- Phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
b/ Ngân hàng chính sách
- Không vì mục tiêu lợi nhuận
- Phục vụ các đối tượng chính sách XH
5.2.2. Các NHTG khác
c/ Ngân hàng đầu tư
- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
- Lĩnh vực hoạt động: chứng khoán, phát hành và
bảo lãnh chứng khoán
d/ Các tổ chức tín dụng hợp tác
Thành lập theo nguyên tắc tự nguyện bằng vốn góp
của các thành viên và chủ yếu cho các thành viên
vay nhằm mục tiêu tương trợ nhau phát triển sản
xuất kinh doanh và đời sống.
5.3. VAI TRÒ CỦA NHTG
- Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hóa
- Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của
NHTW
Chương 6:
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI
NGÂN HÀNG
6.1. Khái niệm
6.2. Các loại hình trung gian tài chính phi
ngân hàng
6.3. Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng
6.4. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh
tiền tệ
6.1. Khái niệm
KN: Tổ chức tài chính phi ngân hàng là các tổ
chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền
tệ, được thực hiện một số hoạt động ngân hàng
như là nội dung kinh doanh thường xuyên,
nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn
và làm dịch vụ thanh toán.
Các tổ chức này bao gồm: công ty bảo hiểm,
công ty tài chính, công ty đầu tư, uỷ thác và
các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.
6.2. Các loại hình trung gian tài chính
phi ngân hàng
6.2.1. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
a/ Công ty bảo hiểm
b/ Các quỹ trợ cấp
6.2.2. Các trung gian đầu tư
a/ Công ty tài chính
b/ Quỹ đầu tư
6.2.3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt
động trên thị trường chứng khoán
a/ Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán
b/ Sở giao dịch chứng khoán
6.2.1. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
a/ Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính mà hoạt
động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những
người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy
ra rủi ro về tử vong, thương tật, tuổi già, tài sản
hoặc các rủi ro khác.
Đặc điểm:
- Doanh thu có trước, chi phí phát sinh sau
- Sản phẩm của BH là sản phẩm vô hình
- BH vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không
bồi hoàn
b/ Các quỹ trợ cấp
Qũy trợ cấp được hình thành từ những khoản
đóng góp của những người lao động khi còn đang
làm việc và được sử dụng để chi trả trợ cấp khi
họ về hưu hoặc mất sức lao động tạm thời.
Mục đích hoạt động của quỹ hưu trí là nhằm đảm
bảo một mức thu nhập ổn định cho người lao
động khi về hưu
6.2.2. Các trung gian đầu tư
a/ Công ty tài chính Là một tổ chức tài chính
trung gian chuyên kinh doanh tiền tệ
Hoạt động chủ yếu:
- Cho vay: tiêu dùng cá nhân hoặc cho KH vay
để mua sắm HH của 1 công ty
- Mua bán nợ
- Tư vấn tài chính
- Kinh doanh vàng, ngoại tệ, chứng khoán
- Thực hiện dịch vụ bảo lãnh
Phân biệt NHTM và công ty tài chính
Tiêu chí NHTM Công ty TC
Vốn pháp định 3000 tỷ đ 500 tỷ đ
Nguồn vốn Nhận tiền gửi
không kỳ hạn
Không nhận tiền
gửi không kỳ hạn
Lĩnh vực hoạt
động
Thực hiện dịch
vụ thanh toán
Không thực hiện
dvụ thanh toán
Thời hạn hoạt
động
Vô thời hạn 50 năm/lần
b/ Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư hay còn gọi là công ty uỷ thác đầu tư
là định chế tài chính thực hiện việc huy động
vốn của người tiết kiệm thông qua việc bán các
chứng chỉ góp vốn.
Thực chất đây là hình thức chung vốn đầu tư
giữa các cá nhân và các tổ chức nhằm tăng tính
chuyên nghiệp của việc đầu tư, tạo điều kiện
giảm thiểu rủi ro và các chi phí liên quan đến
quá trình đầu tư.
6.2.3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
hoạt động trên thị trường chứng khoán
a/ Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán:
Là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động
trên thị trường chứng khoán.
Hoạt động chủ yếu:
- Kinh doanh chứng khoán
- Môi giới chứng khoán hưởng hoa hồng
- Tư vấn đầu tư
- Trung gian phát hành và bảo lãnh
a/ Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán:
Hoạt động bị cấm:
- Tiết lộ thông tin khách hàng
- Cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán
- Đảm bảo về mức thu nhập hoặc lợi nhuận
b/ Sở giao dịch chứng khoán
là trung tâm giao dịch chứng khoán có tổ chức
Các sở giao dịch cũng được điều hành bởi uỷ
ban chứng khoán Nhà nước.
6.3. Vai trò của các tổ chức tài chính phi
ngân hàng
- Tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ lẻ
- Tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho các cá nhân
- Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính
trong lĩnh vực ngân hàng
- Đáp ứng nhu cầu trong việc bảo vệ tài chính
6.4. Những rủi ro chủ yếu trong kinh
doanh tiền tệ
6.4.1. Rủi ro lãi suất
6.4.2. Rủi ro tín dụng
6.4.3. Rủi ro ngoại hối
6.4.4. Rủi ro thanh khoản
6.4.5. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro
6.4.1. Rủi ro lãi suất
- Sau khi ngân hàng vay tiền thì lãi suất giảm
- Sau khi ngân hàng cho vay tiền thì lãi suất tăng
6.4.2. Rủi ro tín dụng
- Không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay
- Thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn
6.4.3. Rủi ro ngoại hối
- Tỷ giá hối đoái tăng: làm tăng nợ của ngân
hàng nếu vay bằng ngoại tệ
- Tỷ giá hối đoái giảm làm giảm thu nhập của
ngân hàng nếu cho vay bằng ngoại tệ
6.4.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người
gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi tại
các trung gian tài chính ngay lập tức
6.4.5. Các biện pháp phòng ngừa
và xử lý rủi ro
- Sàng lọc khách hàng
- Phân tán rủi ro
- Lập quỹ dự phòng thanh toán
- Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttnh_chuong_56_0192.pdf