Ngậm bình sữa khi ngủ, trẻ dễ bị sâu răng

Cha mẹ không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, bởi đó là một thói quen xấu

gây hại cho răng, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo.

Ngậm bình sữa khi ngủ khiến trẻ bị sâu răng

Các bác sĩ cho rằng việc cho trẻ bú bình khi đi ngủ chính là một trong những “thủ phạm” khiến

trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị sâu răng về sau.

Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng, các vi khuẩn sẵn có trong miệng bé sẽ làm biến

đổi hàm lượng đường có trong sữa (hoặc nước quả) thành nhiều loại axit, và đó chính là nguyên

nhân khiến bé bị sâu răng về sau.

pdf4 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ngậm bình sữa khi ngủ, trẻ dễ bị sâu răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1 Ngậm bình sữa khi ngủ, trẻ dễ bị sâu răng Cha mẹ không nên cho trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, bởi đó là một thói quen xấu gây hại cho răng, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. Ngậm bình sữa khi ngủ khiến trẻ bị sâu răng Các bác sĩ cho rằng việc cho trẻ bú bình khi đi ngủ chính là một trong những “thủ phạm” khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ bị sâu răng về sau. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng, các vi khuẩn sẵn có trong miệng bé sẽ làm biến đổi hàm lượng đường có trong sữa (hoặc nước quả) thành nhiều loại axit, và đó chính là nguyên nhân khiến bé bị sâu răng về sau. Thông thường thì đối với trẻ nhỏ, những chiếc răng hàm trên sẽ dễ bị “tấn công” hơn so với những chiếc răng hàm dưới. Phòng ngừa sâu răng do bú bình Trong trường hợp bé nhà bạn đã có thói quen chỉ ngủ khi được ngậm bình bú, thì để giúp trẻ bỏ dần thói quen xấu này bạn hãy thay sữa bằng việc cho trẻ ngậm bình có chứa nước lọc ấm. Đây được xem như một giải pháp hữu hiệu vì trẻ vừa dễ ngủ lại vừa hạn chế nguy cơ làm hỏng răng bé. Ngoài ra, Viện Hàn lâm Nha khoa trẻ em Mỹ đã đưa ra một số hướng dẫn phòng ngừa sâu răng do bú bình sau: - Ðừng bao giờ để trẻ đi ngủ với bình sữa hoặc nước trái cây, nước ngọt ngậm trong miệng. Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ. - Tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt, thường là khi bé được 1 tuổi. Khi uống sữa bằng ly, chất đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng, hơn nữa bé không thể đòi mang ly sữa lên giường khi đi ngủ. Vì thế nên cho trẻ thôi bú bình khi được hơn 1 tuổi. - Chỉ cho bé bú bình vào những bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay ngậm khi đi ngủ. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2 - Luôn luôn giữ miệng bé sạch sẽ. Sau mỗi lần ăn hay bú sữa cần vệ sinh răng miệng ngay, dùng gòn hay gạc chùi sạch răng cho bé. Cần tập cho bé có thói quen chải răng ngay sau khi mọc các răng sữa đầu tiên. Hướng dẫn bé cách sử dụng chỉ tơ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng sau khi tất cả các răng sữa đã mọc, thường vào lúc bé 2-2,5 tuổi. - Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì phải bảo đảmnúm vú sạch sẽ và không còn dính chất đường. - Nếu nguồn nước sử dụng không được Fluor hóa phòng ngừa sâu răng, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn cách bổ sung Fluor cho trẻ. - Nên đến nha sĩ khám răng định kỳsau khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi để phát hiện những răng mới bị sâu cũng như những hướng dẫn về cách chăm sóc răng. - Thường xuyên kiểm tra răngnếu thấy có những đốm sâu răng sẫm màu trong miệng bé. Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa Các nha sỹ khuyến cáo không nên cho bú đêm khi trẻ đã mọc răng bởi thói quen này rất dễ gây ra các vấn đề răng miệng về sau, đặc biệt là sâu răng. Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm. Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé. Vì những lý do này mà các nha sỹ khuyên bạn cả trước khi đi ngủ cũng không nên cho con uống sữa là tốt nhất. Vậy phải làm cách nào để biết được bé đã bú no hay chưa? Bạn có thể dựa vào 5 dấu hiệu đơn giản dưới đây để phán đoán và đưa ra kết luận: - Tinh thần bé luôn tỉnh táo, tâm trạng vui vẻ, cân nặng tăng lên theo thời gian chứng tỏ bé luôn được bú no hàng ngày. - Trong lúc bú, bé luôn ngậm bầu vú mẹ trong khoảng thời gian tương đối dài nhưng sau khi bú xong, rời bầu vú mẹ là bé khóc. Đó là dấu hiệu khi bé đã được “thỏa mãn” yêu cầu. - Sau khi được bú no, bé thường đi ngủ rất ngoan, có khi ngủ một mạch đến tận lần bú tiếp theo là dấu hiệu bé được ăn no. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3 - Nếu bé bú trong thời gian ngắn rồi ngủ luôn, sau đó khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ lại tỉnh dậy và khóc hoặc bé bú mẹ một cách vồ vập thì điều đó cho thấy bé chưa được cho bú đủ cữ. - Bé đại tiện không đều, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Phân có màu xanh lá, mỏng hoặc đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần không đáng kể. Đó là những biểu hiện bé đã bị đói và có thể bị đói nhiều ngày. Để bé có hàm răng khỏe mạnh sau này, ngoài việc không nên cho bú đêm thì ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, bạn đã phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn khăn mềm quanh ngón tay hoặc dùng gạc chuyên dụng rồi thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau răng cho bé mỗi ngày một lần. Physiolac sưu tầm Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4 Khi bé được 1 tuổi, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành cho trẻ em, chú ý lượng kem đánh răng chỉ cần nhỏ như kích cỡ một hạt đậu là đủ cho bé. Từ 1 – 3 tuổi nên đánh răng cho bé 1 lần/ngày, sau 3 tuổi tăng lên 2 lần/ngày. Hội Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến gặp nha sỹ trong khoảng thời gian 7 ngày khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Không hoàn toàn vì lý do chữa trị bệnh về răng mà quan trọng hơn, bạn sẽ được nghe những lời khuyên cần thiết từ các bác sỹ chuyên khoa cho việc chăm sóc răng sữa của bé.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphysiolac_31_nhung_dieu_can_biet_khi_cho_tre_bu_dem_va_uong_sua_binh_5772.pdf
Tài liệu liên quan