Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Vai trò của hoạt động đổi mới

Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu của Crépon, Duguet và Mairessec (1998) (viết tắt là mô hình CDM) và mô hình CDM cải tiến của Arza (2010) để nghiên cứu về mối quan hệ gữa hoạt động đổi mới và năng suất của DNVVN ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu ra của hoạt động đổi mới (giới thiệu sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm) thì không ảnh hưởng lên năng suất của doanh nghiệp, tuy nhiên đổi mới quy trình sản xuất thì có tác động đồng biến lên năng suất của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố khác đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất của doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp, hình thức sở hữu, trình độ chuyên môn chủ doanh nghiệp, xuất khẩu, tỷ lệ lao động có kỹ năng, doanh nghiệp tiếp cận internet và tín dụng chính thức, vùng miền

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Vai trò của hoạt động đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc bắt chước công nghệ ví dụ như mua lại các máy móc thiết bị và không bao gồm việc mua bán công nghệ (Navarro và cộng sự, 2010). Đầu tư vào R&D trong nhiều trường hợp là bị ngăn cản do chi phí tài chính do nhu cầu nguồn nhân lực (Navarro và cộng sự, 2010). Điều này được minh chứng cụ thể khi thấy rằng tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiến hành chi cho các hoạt động đầu tư để tạo ra năng suất là rất thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền đầu tư vào máy móc thiết bị có xu hướng giảm theo thời gian (53,4% ở năm 2005 so với chỉ còn 18,1% ở năm 2013). Tỷ lệ tiền đầu tư cho hoạt động R&D rất thấp và có xu hướng giảm mạnh theo thời gian (1,2% ở năm 2005 so với chỉ còn 0,2% ở năm 2013). Tương tự như vậy tỷ lệ tiền chi cho hoạt động đào tạo lao động và bản quyền sản xuất rất thấp và hầu như gần bằng 0. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư khác lại có xu hướng tương đột biến (8,9% ở năm 2005 so với 65,3% ở năm 2013). (Xem Bảng 3). Bảng 3 Tỷ lệ % đầu tư vào các khoản mục của DNVVN 2005-2013 Năm Máy móc thiết bị R&D Đào tạo lao động Bản quyền sx Đất đai Nhà Xưởng Đầu tư vào DN khác Đầu tư khác Tổng 2005 53.4% 1.2% 0.6% 0.2% 11.3% 22.2% 2.4% 8.9% 100% 2007 38.2% 0.2% 0.1% 0.0% 20.3% 34.0% 0.6% 6.4% 100% 2009 22.1% 0.3% 0.2% 0.0% 8.4% 16.0% 3.4% 49.1% 100% 90 KINH TẾ Năm Máy móc thiết bị R&D Đào tạo lao động Bản quyền sx Đất đai Nhà Xưởng Đầu tư vào DN khác Đầu tư khác Tổng 2011 17.1% 0.7% 0.1% 0.0% 6.3% 7.8% 0.6% 67.3% 100% 2013 18.1% 0.2% 0.1% 0.1% 5.5% 9.4% 1.6% 65.3% 100% Nguồn: CIEM (2005-1013). Đối với các biến về đặc điểm doanh nghiệp, nghiên cứu cho thấy rằng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình có năng suất cao hơn doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Loại hình doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến năng suất, theo đó, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì có năng suất cao hơn doanh nghiệp hộ gia đình và có mức ý nghĩa thống kê là 5%. Đối với các biến liên quan đến trình độ chủ doanh nghiệp, nghiên cứu chỉ tìm thấy bằng chứng của trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp lên năng suất và có mức ý nghĩa thống kê 5%. Doanh nghiệp có tham gia hoạt động suất khẩu thì có năng suất cao hơn 0,8 lần so với doanh nghiệp không tham gia hoạt động xuất khẩu và có mức ý nghĩa thống kê 1%. Đối với các biến liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp, nghiên cứu cho thấy loại hình máy móc thiết bị của doanh nghiệp sử dụng không ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nhiều lao động có tay nghề chuyên môn cao thì năng suất cao hơn doanh nghiệp có tỷ lệ lao động có tay nghề cao thấp hơn và có mức ý nghĩa thống kê 5%. Đối với các biến liên quan đến môi trường thể chế chính thức và phi chính thức thì nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của các biến này lên năng suất của doanh nghiệp. Đối với các biến liên quan đến cơ sở hạ tầng cứng thì nghiên cứu cho thấy vị trí tọa lạc của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, dấu của chúng không như kỳ vọng và biến điều kiện vận chuyển của doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Đối với các biến liên quan đến cơ sở hạ tầng mềm thì nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp tiếp cận được với internet và vay tín dụng chính thức thì có năng suất cao hơn doanh nghiệp không tiếp cận được internet và vay tín dụng chính thức và có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Đối với các biến ngành nghiên cứu cho thấy chỉ có ngành kim loại thì có năng suất cao hơn ngành may mặc và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Với với các biến liên quan đến miền thì nghiên cứu cũng cho thấy miền Trung có năng suất kém hơn miền Bắc và miền Nam có năng suất cao hơn miền Bắc và có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. 5. Kết luận và gợi ý chính sách 5.1. Kết luận Các kết luận từ nghiên cứu: (1) hình thức đổi mới quy trình sản xuất có tác động đồng biến lên năng suất của DNVVN trong khi đó đổi mới sản phẩm và cải tiến sản phẩm không ảnh hưởng lên năng suất; (2) các yếu tố khác ảnh hưởng đồng biến lên năng suất bao gồm: quy mô doanh nghiệp; hình thức sở hữu; trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp; xuất khẩu, tỷ lệ lao động có kỹ năng, doanh nghiệp tiếp cận internet, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chính thức, vùng miền. 5.2. Gợi ý chính sách Từ kết quả nghiên cứu này chính sách của chính phủ đối với hoạt động đổi mới nên tập trung vào ba vấn đề chính sau: (1) chính phủ nên tập trung vào các chính sách nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong doanh nghiệp thay vì tập trung vào các chính sách giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư vào R&D; (2) chính sách nhằm giúp tăng năng lực quản lý và đề cao tinh thần doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp; (3 chính sách giúp DNVVN tiếp cận các nguồn lực kiến thức từ phía bên ngoài bên ngoài thông qua kênh liên TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 52 (1) 2017 91 kết là trường đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp trong việc chia sẻ thông tin và chuyển giao công nghệ cho DNVVN, (5) chính sách nhằm giúp doanh nghiệp tiến cận về tín dụng chính thức và tiếp cận Internet, (6) chính sách giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xuất khẩu. Về phía doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng của đổi mới quy trình sản xuất tác động lên năng suất của DNVVN do vậy mà các chủ doanh nghiệp cần: (1) thì thay vì tập trung vào hoạt động R&D thì bản thân doanh nghiệp của doanh nghiệp nên đầu tư vào chất lượng của nguồn nhân lực thông qua các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực hằng năm, (2) tăng cường mở rộng các mối quan hệ mạng lưới và đầu tư vào chất lượng của để tiếp cận các nguồn lực tri thức từ bên ngoài do việc chuyển giao công nghệ, (3) bản thân chủ doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hấp thu những kiến thức từ môi trường bên ngoài để tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp mình trong bối cảnh hội nhập Tài liệu tham khảo Acemoglu, D., & Robinson, J. A. (2005). Economic origins of dictatorship and democracy. Cambridge University Press. Alvarez, R., Bravo-Ortega, C., & Navarro, L. (2010). Innovation, R&D investment and productivity in Chile. Audretsch, D.B., T. Aldridge and A. Oettl (2006). The knowledge filter and economic growth: The role of scientist entrepreneurship, Discussion Papers on Entrepreneurship, Growth and Public Policy, Max Planck Institute of Economics, Jena. Aw, B. Y., Roberts, M. J., & Xu, D. Y. (2008). R&D investments, exporting, and the evolution of firm productivity. The American Economic Review, 98(2), 451-456. Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of management, 17(1), 99-120. Benavente, J. (2006). The role of research and innovation in promoting productivity in Chile. Economics of Innovation and New Technology, 15(4-5), 301-315. CIEM (2005, 2007, 2009, 2013). Survey of small and medium scale manufacturing enterprises in Vietnam. Cohen, W. M., & Levinthal, D. A. (1990). Absorptive capacity: A new perspective on learning and innovation. Administrative science quarterly, 128-152. Crépon, B., Duguet, E., & Mairessec, J. (1998). Research, Innovation and Productivity: An Econometric Analysis At The Firm Level. Economics of Innovation and new Technology, 7(2), 115-158. Geroski, P. A., Van Reenen, J., & Walters, C. F. (1997). How persistently do firms innovate?. Research Policy, 26(1), 33-48. Griffith, R., Huergo, E., Mairesse, J., & Peters, B. (2006). Innovation and productivity across four European countries. Oxford review of economic policy, 22(4), 483-498. Hall, B. H., Lotti, F., & Mairesse, J. (2009). Innovation and productivity in SMEs: empirical evidence for Italy. Small Business Economics, 33(1), 13-33 Hegde, D., & Shapira, P. (2007). Knowledge, technology trajectories, and innovation in a developing country context: evidence from a survey of Malaysian firms. International Journal of Technology Management, 40(4), 349-370. Janz, N., Lööf, H., & Peters, B. (2003). Firm level innovation and productivity-is there a common story across countries?. Jefferson, G. H., Huamao, B., Xiaojing, G., & Xiaoyun, Y. (2006). R&D performance in Chinese industry. Economics of innovation and new technology, 15(4-5), 345-366. 92 KINH TẾ Lee, K., & Kang, S. M. (2007). Innovation types and productivity growth: Evidence from Korean manufacturing firms. Global Economic Review, 36(4), 343-359. Levinsohn, J., & Petrin, A. (2003). Estimating production functions using inputs to control for unobservables. The Review of Economic Studies, 70(2), 317-341. Navarro, J. C., Llisterri, J. J., & Zuñiga, P. (2010). The importance of ideas: Innovation and productivity in Latin America. The Age of Productivity: Transforming Economies From the Bottom Up. Development in the Americas. Washington, DC, United States: Inter-American Development Bank/Palgrave-McMillan. Nickell, S. J. (1996). Competition and corporate performance. Journal of political economy, 724-746. OECD (1997). Science, technology and industry: scoreboard of indicators 1997, Paris : OECD. OECD (2009). Top Barriers and Drivers to SME Internationalisation, OECD Working Party on SMEs and Entrepreneurship, OECD. Parisi, M. L., Schiantarelli, F., & Sembenelli, A. (2006). Productivity, innovation and R&D: Micro evidence for Italy. European Economic Review, 50(8), 2037-2061. Porter, M. E. (1998). Cluster and the new economics of competition. Schumpeter, J.A. (1947). The creative response in economic history, Journal of Economic History, 7(2), 149-159. Solow, R. M. (1957). Technical change and the aggregate production function. The review of Economics and Statistics, 312-320. Van Beveren, I. (2012). Total factor productivity estimation: A practical review. Journal of economic surveys, 26(1), 98-128. Van Leeuwen, G., & Klomp, L. (2006). On the contribution of innovation to multi-factor productivity growth. Economics of Innovation and New Technology, 15(4-5), 367-390. Wernerfelt, B. (1984). A resource‐based view of the firm. Strategic management journal, 5(2), 171-180.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_suat_cua_doanh_nghiep_vua_va_nho_viet_nam_vai_tro_cua_h.pdf
Tài liệu liên quan