Nắng, nốt ruồi và ung thư da

Nắng nóng là một trong những nguy cơ dễphát sinh ung thư ởnốt

ruồi. Tất cảmọi người đều có nốt ruồi trên cơ thể, từ một vài nốt đến 20-40

nốt hoặc nhiều hơn nữa.

Có thời gian nốt ruồi trên khóe môi được xem như nét duyên của các

nàng. Tuy nhiên, không phải tất cảnốt ruồi đều đẹp, đôi khi nốt ruồi cũng có

thểhóa ung thư rất nguy hi ểm.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nắng, nốt ruồi và ung thư da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nắng, nốt ruồi và ung thư da Nắng nóng là một trong những nguy cơ dễ phát sinh ung thư ở nốt ruồi. Tất cả mọi người đều có nốt ruồi trên cơ thể, từ một vài nốt đến 20-40 nốt hoặc nhiều hơn nữa. Có thời gian nốt ruồi trên khóe môi được xem như nét duyên của các nàng. Tuy nhiên, không phải tất cả nốt ruồi đều đẹp, đôi khi nốt ruồi cũng có thể hóa ung thư rất nguy hiểm. Phơi nắng làm gia tăng nốt ruồi Nốt ruồi có thể có dạng phẳng hay nhô lên với nhiều màu sắc: đỏ thịt tươi, nâu sậm hay đen. Đa số nốt ruồi có hình tròn hay bầu dục nhưng đôi khi cũng có những dạng bất thường. Kích thước các nốt ruồi thay đổi từ vài millimet đến vài centimet đường kính. Số lượng nốt ruồi hiện diện trên cơ thể một người tùy thuộc các yếu tố di truyền hay tình trạng phơi nắng mặt trời. Một hay nhiều nốt ruồi có thể hiện diện ngay từ lúc mới sinh (các vết bớt, vết chàm màu nâu), gọi là nốt ruồi bẩm sinh. Đa số nốt ruồi xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu hay thanh thiếu niên, gọi là nốt ruồi mắc phải. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm nốt ruồi có màu sậm hơn và làm gia tăng số lượng nốt ruồi. Giai đoạn tuổi mới lớn và lứa tuổi thanh niên có số lượng nốt ruồi xuất hiện nhiều nhất. Nốt ruồi ít xuất hiện hơn trong các giai đoạn trưởng thành sau này. Sự biến đổi của nốt ruồi Nốt ruồi đa số thường lành tính nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ của u hắc tố ác tính (melanoma), là một dạng ung thư da phát triển từ sự tăng sản bất thường của các tế bào hắc tố. Tỉ lệ ung thư nốt ruồi khoảng 2,9-4,5% trên 100.000 dân và thường có khởi đầu từ một nốt ruồi bình thường. Dạng ung thư này chiếm khoảng 10% số trường hợp ung thư da nhưng lại là loại ung thư nguy hiểm nhất, có thể phát triển và di căn nhanh, gây ra đến 75% các trường hợp tử vong. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay từ lúc nốt ruồi bắt đầu chuyển sang ác tính thì tỉ lệ khỏi bệnh khá cao. Để sớm phát hiện ung thư tế bào hắc tố, chúng ta cần lưu ý các dấu hiệu thay đổi đột ngột sau đây ở một nốt ruồi theo trình tự ABCD: A (Asymetry): không đối xứng. Nốt ruồi bỗng nhiên biến dạng, không còn đối xứng như lúc đầu. B (Border irregularity): bờ không đều. Bờ nốt ruồi trở nên có khía lỗ chỗ, không phẳng, không đều. C (Color): màu sắc. Màu nốt ruồi bắt đầu thay đổi, không còn đồng nhất: nâu bóng xen kẽ rám nắng, đen sậm hơn. D (Diameter): đường kính. Đường kính nốt ruồi bỗng gia tăng kích thước trên 6mm. Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người, bạn cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên theo lịch đề nghị như sau: + 20-39 tuổi: kiểm tra nốt ruồi mỗi ba năm. + 40 tuổi trở lên: kiểm tra nốt ruồi hằng năm. Ngoài ra còn có các triệu chứng cảnh báo khác: - Xuất hiện thêm một nốt ruồi mới bên cạnh nốt ruồi có sẵn. - Màu sắc nốt ruồi bắt đầu lan ra vùng da xung quanh. - Nốt ruồi bỗng lớn nhanh, sưng đỏ, ngứa, đau, chảy máu, rịn nước, tróc vảy. Có nên cắt bỏ nốt ruồi? Mặc dù nốt ruồi thường an toàn và vô hại nhưng người ta vẫn đặt vấn đề phải điều trị nốt ruồi khi gặp phải một số điều kiện sau: + Khả năng hóa ung thư của nốt ruồi như đã đề cập trên. + Các nốt ruồi gây trở ngại cho sinh hoạt: thường xuyên bị phơi nắng, bị ẩm ướt, bị cọ xát bởi quần áo, lược, dao cạo râu (ví dụ: các nốt ruồi ở mặt, lòng bàn chân, lòng bàn tay, da đầu, cằm, dưới vú...). + Lý do thẩm mỹ: nốt ruồi không đẹp hay ở những vị trí không phù hợp tùy theo quan niệm cá nhân, tướng số. Nếu muốn phá bỏ nốt ruồi hữu hiệu và tránh các biến chứng có hại về sau, ta nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác tính chất, tình trạng hiện tại của nốt ruồi và có cách xử lý triệt để theo đúng các phương pháp chuyên môn như: + Phẫu thuật cắt bỏ, khâu thẩm mỹ. + Dùng sóng điện cao tần hay tia laser CO2. + Dùng các loại laser màu như laser Q-Switched, Nd - YAG, Ruby. Bảo vệ nốt ruồi trước ánh nắng Đối với ung thư da, không gì bằng phòng ngừa, bảo vệ da trước sức tàn phá nguy hại của ánh nắng mặt trời. 1. Tránh ánh nắng: Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, nhất là trong khoảng 11g trưa đến 16g. Khi bắt buộc phải ra nắng nên đeo găng tay, mặc quần áo dài, mang khẩu trang, đội mũ rộng vành và đeo kính mát màu đậm có tròng kính ôm kín cả chân mày và đuôi mắt. 2. Dùng kem chống nắng: Dùng kem có chỉ số SPF từ 20 trở lên chống nắng ngay cả vào những ngày có mây, khi làm việc bên cửa sổ hay lái ôtô. Nhớ bôi kem 30 phút trước khi ra nắng. Bôi kem lại khoảng mỗi giờ nếu chảy mồ hôi nhiều hoặc bơi lội làm trôi mất kem. Tuy nhiên, đừng ỷ lại vào kem chống nắng mà cứ vô tư ra nắng. 3. Kiểm tra thường xuyên các nốt ruồi. 3. Kiểm tra thường xuyên các nốt ruồi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_0399.pdf
Tài liệu liên quan