Năng lực tác động xã hội trong trí tuệ xã hội của học sinh Trung học cơ sở

Nghiên cứu được tiến hành trên 1170 học sinh 10 trường trung học cơ sở thuộc 5

tỉnh /thành trong cả nước. Kết quả đã xác định được năng lực tác động tới người khác của học

sinh đạt mức trung bình. Năng lực tác động tới người khác của học sinh có tương quan với

các yếu tố về phong cách, xu hướng giao tiếp và khí chất của học sinh trong giao tiếp và sự

học tập giao tiếp từ người khác. Kết quả kiểm định tương quan hồi quy đa biến đã xác định

được tính dự báo về ảnh hưởng của các các yếu tố nêu trên. Những mô hình dự báo được phát

hiện trong nghiên cứu là gợi ý hữu ích cho các bậc cha mẹ và giáo viên và học sinh, giúp nâng

cao năng lực tác động xã hội trong trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Năng lực tác động xã hội trong trí tuệ xã hội của học sinh Trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
474 14 Khí chất linh hoạt 0.059 0.018 0.023 0.095 0.001 15 Khí chất ưu tư -0.008 0.015 -0.038 0.021 0.574 16 Khí chất bình thản 0.049 0.019 0.012 0.085 0.009 17 Học tập giao tiếp từ người khác 0.134 0.020 0.094 0.174 0.000 18 Xu hướng hướng đến lợi ích của người khác 0.141 0.023 0.096 0.186 0.000 19 Xu hướng hướng đến lợi ích của bản thân 0.078 0.018 0.042 0.113 0.000 R=0.797; R2 =0.635; R2 adjust = 0.629; F = 110.500; Panova< 0.001; B0 = 0.324 Ghi chú: R: Hệ số tương quan; B: Hệ số hồi quy; SE: Sai số chuẩn của hệ số hồi quy; 95% CI là khoảng tin cậy của hệ số hồi quy. Năng lực tác động xã hội trong trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở 11 Mô hình giải thích được 63,5% sự biến thiên của năng lực tác động tới người khác trong mối tương quan với các yếu tố. Có 20 mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố liên quan tới năng lực tác động của học sinh được khảo sát, trong đó có 14 mô hình có tính dự báo ảnh hưởng tới năng lực tác động xã hội trong giao tiếp của học sinh trung học cơ sở. Cụ thể: Các yếu tố về khối lớp học và sự tham gia công tác tập thể của học sinh. Các phong cách giao tiếp dân chủ, tự do, hướng đến công việc và hướng đến con người; các khí chất bình thản và linh hoạt; xu hướng hướng đến lợi ích cuả người khác và hướng đến lợi ích của bản thân. Việc học tập giao tiếp từ người khác cũng là mô hình dự báo ảnh hưởng đến năng lực tác động xã hội của học sinh trong giao tiếp. Ngoài 14 mô hình có tính dự báo, có 6 mô hình được khảo sát, nhưng không có tính dự báo về mức độ ảnh hưởng đến năng lực tác động xã hội của học sinh trong giao tiếp: Các mô hình về thành tích học tập của học sinh; xu hướng hướng nội; khí chất nóng nảy và ưu tư. 2.2.5. Thảo luận Việc khảo sát năng lực tác động tới người khác trong giao tiếp của 1.170 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc l0 trường trung học cơ sở của 5 tỉnh/thành trong cả nước cho kết quả đạt mức trung bình theo thang đánh giá 5 bậc (2.95 điểm/5 điểm). Số học sinh có năng lực tác động ở mức cao nhất (mức 5) chiếm tỉ lệ thấp: 4.40% và ở mức thấp nhất (mức 1) gần 10%; còn lại ở các mức trung bình (mức 3), trên trung bình (mức 4) và dưới trung bình (mức 2); trong đó mức trung bình chiếm tỉ lệ cao (40.66%). Năng lực tác động tới người khác của học sinh trung học cơ sở phản ảnh đặc trưng lứa tuổi trong giao tiếp xã hội. Những thành phần liên quan tới năng lực thể hiện bản thân như năng lực tạo ấn tượng bằng cử chỉ, ngôn ngữ và trang phục; năng lực phối hợp điệu bộ, cử chỉ của mình với người khác hay thể hiện thái độ và chính kiến một cách mềm mỏng, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục v.v đạt mức cao hơn các thành phần thể hiện chiều sâu của hoạt động giao tiếp như năng lực lôi cuốn, hấp dẫn suy nghĩ và cảm xúc của người khác theo ý của mình; năng lực tác động đến người khác bằng hành vi và ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng của mình hay năng lực tập trung chú ý vào việc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Có sự khác biệt đáng kể về năng lực tác động xã hội giữa học sinh nữ với học sinh nam. Cụ thể, học sinh nữ có năng lực tác động xã hội cao hơn học sinh nam. Điều này có phần khác với nghiên cứu Sangeeta K. Rathod [12] về trí tuệ xã hội của trẻ em, trong đó không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ thanh thiếu niên về trí tuệ xã hội ở các mẫu khảo sát. Các kết quả kiểm định cũng cho thấy năng lực tác động xã hội của học sinh sống ở nông thôn cao hơn năng lực tác động của học sinh ở đô thị. Các nghiên cứu của P.Suresh Prabu [12] và Karanam Mahaboobvali, Dr. S. Vijaya Vardhini [13] trên học sinh trung học cơ sở ở Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự. Năng lực tác động đến người khác trong giao tiếp của học sinh có tương quan thuận với các phong cách, xu hướng giao tiếp; với khí chất thể hiện trong giao tiếp. Năng lực tác động đến người khác trong giao tiếp cũng tương quan tới việc học tập giao tiếp từ người khác của học sinh. Tuy nhiên, việc kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố liên quan tới năng lực tác động của học sinh đã cho thấy chỉ có các yếu tố về khối lớp học và sự tham gia công tác tập thể của học sinh; các phong cách giao tiếp dân chủ, tự do, hướng đến công việc và hướng đến con người; các khí chất bình thản và linh hoạt; xu hướng hướng đến lợi ích cuả người khác và hướng đến lợi ích của bản thân và việc học tập giao tiếp từ người khác là những mô hình dự báo có ảnh hưởng từ mức rất yếu đến mức vừa đến năng lực tác động xã hội của học sinh trong giao tiếp. Còn các yếu tố khác như thành tích học tập của học sinh; xu hướng hướng nội; khí chất nóng nảy và ưu tư không có tính dự báo sự tác động đến năng lực tác động xã hội của học sinh. Phan Trọng Ngọ 12 3. Kết luận Trí tuệ xã hội là năng lực giúp cho hoạt động giao tiếp của cá nhân với người khác trở nên thông minh hơn, dễ dàng và hiệu quả hơn; là khả năng thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác và khiến cho họ sẵn sàng hợp tác. Trong trí tuệ xã hội, năng lực tác động đến người khác, tạo ra sự tương tác chặt chẽ, sinh động và thuyết phục giữa các thành viên là yếu tố có tính quyết định chất lượng và hiệu quả giao tiếp Nghiên cứu nhằm xác định mức độ năng lực tác động đến người khác của học sinh trung học cơ sở. Các kết quả cho thấy năng lực tác động đến người khác của học sinh đạt mức trung bình. Nghiên cứu cũng đã xác định được sự khác biệt về giới tính và địa bàn sinh sống của học sinh về mức độ năng lực tác động đến người khác trong trí tuệ xã hội; xác định được mối tương quan và các mô hình có tính dự báo tác động của các yếu tố thuộc về phong cách giao tiếp, xu hướng giao tiếp và khí chất của học sinh tới năng lực tác động đến người khác trong giao tiếp của các em; đặc biệt là phong cách giao tiếp dân chủ, tự do, hướng đến công việc và hướng đến con người; các khí chất bình thản và linh hoạt; xu hướng hướng đến lợi ích cuả người khác. Những mô hình hồi quy được phát hiện trong nghiên cứu là những gợi ý hữu ích cho các bậc cha mẹ, giáo viên và cho học sinh trong việc nâng cao năng lực trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở. Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm của đề tài Nghiên cứu trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới; mã số B2019-SPH-07; PGS-TS Phan Trọng Ngọ làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thorndike, E.L., 1920. Intelligence and it’s use. Harper’s Magazine, 140, 227- 235. [2] Albrecht, K., 2006. Social intelligence: the new science of success, Jossey- Bass, AWileyImprint. [3] Vernon, P.E., 1933. Some characteristics of the good judge of personality. Journal of Social Psychology, 4, 42-57 [4] O'Sullivan, M., Guilford, J.P., & deMille, R., 1965. The measurement of social intelligence. Reports from the Psychological Laboratory, University of Southern California, No. 34. [5] Goleman D., 2006. Social intelligence: The new science of human relationships. Bantam. [6] Guilford, J.P., 1967. The nature of intelligence. New York: McGraw- Hill. [7] Qingwen Dong, Randall J.Koper, Christine M.Collaco, 2008), Social Intelligence, Self- esteem ,and Intercultural Communication Sensitivity, Intercultural Communities Studies XVII, page162 –172. [8] Ronald E Riggio, 2014. what is social intelligence why does it matter, psychologytoday, Cutting Edge Leadership. [9] Nguyễn Công Khanh, 2011. “Trí tuệ xã hội và các mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số71, trang 14 - 17. [10] Pintoa, J.C., Fariab, L., and Taveirac. M.,, 2007. Social intelligence in Portuguese Students: Differences According to the School Grade, Social and Behavioral Sciences 116, pape 56-62. [11] Kiều Thị Thanh Trà, 2014. Mặt thể hiện bản thân trong trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Số 63 năm 2014 Tr 55-61 Năng lực tác động xã hội trong trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở 13 [12] P.Suresh Prabu, 2015. A study on Social Intelligence among arts and science college students. Scholarly Research Journal for humanities Science & English Language, 2 (7), pp.1050-1056. [13] Karanam Mahaboobvali, Dr. S. Vijaya Vardhini, 2016. Social Intelligence of Secondary School Teachers, International Journal of Informative & Futuristic Research, Vol.3, Issue 9, pp.3318-3326. [14] Sangeeta K. Rathod, 2017. A Study of Social Intelligence and Personality among Adolescence, Journal of Nursing and Health Science, Volume 6, Issue 5 Ver. VII., p.36-39 [15] Obilor Esezi Isaac, Ikpa Augustine Ikechukwu, 2019. Social Intelligence and Academic Achievement of Students in Selected Senior Secondary Schools in Rivers State, International Journal of Innovative Social Sciences & Humanities Research 7(2), pp.93-100. ABSTRACT CLARITY IN SOCIAL INTELLIGENCE OF SECONDARY SCHOOL STUDENTS Phan Trong Ngo Faculty of Psychology and Education, Hanoi National University of Education This study was conducted on 1170 students at 10 secondary schools in 5 provinces in Vietnam. Survey results determined student's clarity on others at medium level. The Clarity to others of surveyed students was correlated with factors such as: communication style, communication trends and temperament of students in communicating and learning from others. The results of multiple linear regresion model of factors have been determined the prediction of the effects of the above factors. The predictive discovered models in the study have been useful suggestions for parents, teachers and students, helping them to improve Clarity in social intelligence of secondary school students. Keywords: Social intelligence, structure of social intelligence, Clarity, Communication style, Communication trends, Temperament, Secondary school students.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_tac_dong_xa_hoi_trong_tri_tue_xa_hoi_cua_hoc_sinh_t.pdf
Tài liệu liên quan