Năng lực đóng góp của thư viện đại học trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cấp quốc gia

Theo UNESCO, OER là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm

trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấy phép mở.

Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể hợp

pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại

chúng. Các OER trải từ các sách giáo khoa cho tới các chương trình

giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, bài tập, bài kiểm tra,

dự án, âm thanh, video và hoạt hình.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Năng lực đóng góp của thư viện đại học trong việc phát triển tài nguyên giáo dục mở cấp quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂNG LỰC ĐÓNG GÓP CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ CẤP QUỐC GIA Trương Thị Ngọc Mai1, Tô Sanya Minh Kha1 1. VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TRONG XÂY DỰNG OER CẤP QUỐC GIA Theo UNESCO, OER là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấy phép mở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở ngụ ý bất kỳ ai cũng có thể hợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại chúng. Các OER trải từ các sách giáo khoa cho tới các chương trình giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, dự án, âm thanh, video và hoạt hình. Trên thế giới, OER có thể được phát triển ở quy mô trường đại học như MERLOT của Đại học Bang California, MIT OpenCourseWare của Học viện Công nghệ Massachusetts, hoặc quy mô cấp quốc gia như Kho lưu trữ quốc gia về OER (NROER) của Ấn Độ [6], thậm chí quy mô cấp châu lục như EU Open Education Europa của châu Âu [5] hay OER châu Phi [7]. Trong phạm vi của tham luận, nhóm tác giả đặt ra giả thiết rằng OER được phát triển ở quy mô cấp quốc gia. Điều này có nghĩa là Chính phủ sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ trong quy trình xây dựng kế hoạch, đầu tư hoặc vận động đầu tư, điều phối tạo lập và phổ biến, đánh giá và cải tiến OER nhằm phục vụ cho nền giáo dục của đất nước. 1 Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng. 129PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Nếu như OER được xây dựng và phát triển ở phạm vi cấp quốc gia thì vai trò của Thư viện đại học là gì? Mặc dù các học giả về OER đều có những nhận định về vai trò của trường đại học đối với việc đóng góp vào phát triển nguồn tài nguyên. Nhưng khi nhìn một cách cụ thể hơn, chúng ta thấy được rằng các hoạt động liên quan đến phát triển OER tại trường đại học gần như là được quy định trong chức năng và nhiệm vụ của thư viện. Thư viện là nơi thu thập, lưu trữ, phân phối và chia sẻ nguồn tài liệu học thuật cho người dạy, người học và người nghiên cứu của trường đại học. Với nghiệp vụ và cơ sở hạ tầng của mình, các thư viện sẽ tổ chức nguồn học liệu, kết nối và cung cấp nguồn học liệu cho cộng đồng người sử dụng [3,4]. Thư viện là cơ quan tập trung nguồn dữ liệu học thuật sẵn có để có thể lựa chọn, đánh giá và tham mưu cho lãnh đạo trường đại học trong việc tham gia đóng góp vào OER của quốc gia. Ngoài ra, Thư viện còn có nhiệm vụ tìm kiếm, lựa chọn, đánh giá và giới thiệu OER phù hợp đến cộng đồng học thuật trong trường đại học, góp phần kết nối người dùng của thư viện với OER của Quốc gia, gia tăng hiệu quả và giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác và phục vụ người dùng thông qua OER Quốc gia, chuyên viên Thư viện có thể cung cấp các góp ý/gợi ý để giúp cho hệ thống OER Quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn. Nhìn chung, vai trò của thư viện trong phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở của Quốc gia tập trung vào các vai trò cụ thể như sau: - Với vai trò là người đóng góp: Thư viện đại học đóng góp nguồn tài nguyên giáo dục sẵn có của đơn vị vào nguồn tài nguyên giáo dục mở của quốc gia; đóng góp nguồn nhân sự cho công tác xây dựng, phổ biến và triển khai nguồn tài nguyên giáo dục mở; đóng góp vào công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của nguồn tài nguyên giáo dục mở trong công tác học tập suốt đời. - Với vai trò là người sử dụng: Thư viện đại học giới thiệu và hướng dẫn khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên giáo dục mở cho người sử dụng. 2. TIỀM NĂNG ĐÓNG GÓP VÀO SỰ PHÁT TRIỂN OER QUỐC GIA CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC; RÀO CẢN VÀ KHUYẾN NGHỊ Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có tổng số 235 trường đại học/học viện, 130 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài; 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ; 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Nếu tính tổng các trường đại học, học viện và cao đẳng thì gần 700 trường đại học, học viện và trường cao đẳng của Việt Nam, gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ, hơn 400 thư viện học thuật [1,2,8]. Với số liệu thống kê như trên, nếu có một kế hoạch chiến lược cụ thể, một cuộc vận động mang tính vĩ mô thì tiềm năng đóng góp nguồn tài nguyên học thuật của các trường đại học cũng như các thư viện đại học vào OER Quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế không dễ dàng để có được sự đóng góp một cách tích cực từ các thư viện đại học bởi một số rào cản sau: - Thư viện các trường đại học: điều này có liên quan đến mức độ hiểu biết về OER; mức độ sẵn sàng thực sự của họ cho công tác này; sự tự tin về chất lượng nguồn tài nguyên dự định đóng góp; Cần phải nhận thức được rằng, sự thành công của OER được đo lường bằng mức độ tham gia của cộng đồng đóng góp và sử dụng, và một tỷ lệ rất lớn trong cộng đồng đó đến từ các trường đại học và cao đẳng. - Chính sách, kế hoạch về OER cấp quốc gia: hiện nay, Chính phủ chưa có chính sách rõ ràng, kế hoạch chi tiết trong việc xây dựng và khai thác OER cấp quốc gia. - Thói quen của người sử dụng và sự tin cậy của họ đối với chất lượng của OER: trong khi người sử dụng có thể tìm được nguồn tài nguyên học thuật miễn phí trên internet (bất kể đã được kiểm định chất lượng nội dung hay chưa) thì OER quốc gia phải chứng minh được rằng đó là nguồn học liệu nên là lựa chọn ưu tiên. Nếu các thư viện đại học đều có thể đóng góp vào OER quốc gia thì đơn vị nào sẽ là đơn vị kiểm định chất lượng, đánh giá và phân loại mức độ phù hợp cho các nhóm đối tượng người dùng khác nhau? Nếu phân tích một cách sâu sắc và chi tiết hơn, chúng ta có thể phát hiện thêm nhiều rào cản khác như một số học giả về OER đã trình bày trong các nghiên cứu của họ trước đây. Tuy nhiên, các tác giả của bài tham luận này cho rằng nếu như giải quyết được các rào cản trên thì 131PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ khả năng OER quốc gia của Việt Nam càng có cơ hội đi vào thực tế một cách bài bản và hiệu quả. Kiến nghị của nhóm tác giả để giải quyết các rào cản đã đề ra: - Trong chiến lược, kế hoạch của Chính phủ cần phân chia giai đoạn tiếp cận đối với các trường đại học, học viện, cao đẳng, bước đầu ưu tiên tập trung vào những trường đại học lớn, có uy tín và nguồn tài nguyên học thuật lớn, chất lượng. Chính phủ tiếp tục phối hợp với các Hiệp hội (Hội Thư viện Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học - cao đẳng, Liên hiệp các Thư viện đại học,) tuyên truyền sâu rộng về Kế hoạch quốc gia đối với việc xây dựng và khai thác OER đến các thư viện trên toàn quốc, giải thích lý do và quyền lợi khi các thư viện đại học tham gia vào OER quốc gia; - Chính phủ thành lập Ban điều hành quốc gia về xây dựng và khai thác OER. Chính phủ ban hành chính sách phát triển OER Quốc gia, nội dung bao gồm cả chính sách phát triển OER, chính sách khai thác và truy cập, chính sách tài trợ cho các tổ chức/cá nhân đóng góp vào OER Quốc gia. Hoạt động xây dựng chính sách cần có sự tham vấn từ các chuyên gia là nhà nghiên cứu về OER, nhà quản lý giáo dục, các nhà đầu tư, các trường đại học và các thư viện. Chính phủ cũng cần cho phép một số đặc quyền đối với vấn đề bản quyền cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các thư viện đại học (nơi điều hướng trực tiếp người dùng đến OER) trong việc khai thác tài nguyên học thuật phục vụ giáo dục và học tập suốt đời. - Chính phủ cần thành lập hoặc chỉ định đơn vị kiểm định chất lượng nội dung của OER. Đơn vị có chức năng thẩm định OER phải có được sự tín nhiệm cao của các cơ sở giáo dục, giới học thuật trong cả nước về tất cả lĩnh vực để đảm bảo độ tin cậy và thuyết phục cho người sử dụng. Danh tiếng của chuyên gia trong đơn vị kiểm định còn có giá trị về mặt truyền thông OER quốc gia đối với những người đang giảng dạy và học tập trong khắp cả nước. 3. NĂNG LỰC CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG TRONG VIỆC ĐÓNG GÓP VÀO SỰ PHÁT TRIỂN OER QUỐC GIA Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng (TDTUL) được cộng đồng đánh giá là một mô hình thư viện đại học kiểu mẫu và hiện đại bậc nhất 132 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. TDTUL có chức năng phát triển, lưu trữ và phân phối nguồn tài liệu học thuật phục vụ cho cộng đồng người dạy, học, nghiên cứu và làm việc tại TDTU. TDTUL cũng cung cấp không gian, tiện ích và công cụ cho giảng viên xây dựng các nội dung giảng dạy với nhiều hình thức như giảng dạy trực tuyến, bài giảng điện tử thông qua các phòng ghi hình trực tuyến và studio chuyên nghiệp. Nếu trở thành một thành viên trong OER quốc gia, khả năng đóng góp của TDTU nói chung và TDTUL nói riêng có thể ở các khía cạnh sau: - Tham vấn dự thảo chính sách OER Quốc gia: TDTU có khả năng cung cấp chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, kể cả các chuyên gia về giáo dục (từ giáo dục tiểu học đến giáo dục đại học), thông tin – thư viện, công nghệ thông tin cho công tác tham vấn, góp ý chính sách OER Quốc gia. Bên cạnh đó, là một thư viện đại học có kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng, lưu trữ và phổ biến nội dung học thuật, TDTUL có thể tham gia góp ý xây dựng và hoàn thiện chính sách OER quốc gia. TDTUL còn có khả năng kêu gọi sự tham gia góp ý cho chính sách từ các chuyên gia đến từ các đối tác quốc tế lớn của mình. - Cung cấp chuyên gia vào Hội đồng kiểm định chất lượng nội dung OER quốc gia: OER quốc gia là kênh cung cấp tài nguyên giáo dục cho mọi trình độ và mọi lĩnh vực. Vì vậy Hội đồng kiểm định sẽ bao gồm các chuyên gia giáo dục ở các bậc đào tạo và đa ngành. Là một trường đại học đa ngành, đào tạo đa trình độ từ bậc tiểu học đến sau tiến sĩ, TDTU có khả năng cung cấp chuyên gia có uy tín học thuật cao ở nhiều lĩnh vực tham gia vào Hội đồng kiểm định chất lượng nội dung OER quốc gia. - Tham gia vào công tác truyền thông OER quốc gia: TDTU có đủ điều kiện để phối hợp với Chính phủ tổ chức các Hội thảo khoa học, các khóa tập huấn chuyên đề về OER cho các tổ chức giáo dục ở miền Nam và cả nước. - Tham gia đóng góp nguồn tài nguyên học thuật có chất lượng phục vụ giáo dục đa trình độ: TDTUL đang lưu trữ và phổ biến tài liệu giáo dục cho người dạy và người học từ bậc Tiểu học đến sau tiến sĩ, bao gồm bài giảng của các môn học (slides trình chiếu, videos bài giảng 133PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ điện tử, dạng bài giảng tóm tắt), luận văn/luận án/đồ án/khóa luận tốt nghiệp, các công bố quốc tế, các tạp chí khoa học quốc tế, và các sản phẩm tài nguyên giáo dục khác. - Hỗ trợ phương tiện tạo lập nội dung học thuật chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục phía Nam, đóng góp vào OER quốc gia: Trong khi nhiều cơ sở giáo dục còn hạn chế về kinh phí và điều kiện để tạo ra các sản phẩm giáo dục, đóng góp vào OER Quốc gia, TDTUL có khả năng hỗ trợ phương tiện xây dựng và tạo ra các sản phẩm học thuật dạng điện tử thông qua hệ thống ghi âm, ghi hình, phòng studio, cũng như hỗ trợ biên tập các bài giảng điện tử cho các cơ sở giáo dục ở phía Nam. - Tham gia hoặc chịu trách nhiệm về hạ tầng công nghệ thông tin cho OER quốc gia: TDTU có thể tham gia cùng với Chính phủ trong việc chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, cung cấp nhân sự xây dựng hệ thống quản trị và phân phối OER. Các hoạt động cộng đồng do thư viện Đại học Tôn Đức Thắng triển khai liên quan đến lĩnh vực cung cấp thông tin học thuật: cung cấp quyền truy cập đến nguồn tài nguyên điện tử của Thư viện với hơn 200 cơ sở dữ liệu cho hơn 500 thư viện, cơ quan tổ chức ngoài trường; Cung cấp miễn phí hệ thống thư viện tích hợp dùng chung cho thư viện các trường phổ thông; Đào tạo công tác thư viện trường học cho các trường phổ thông. 4. KẾT LUẬN Mặc dù OER tại Việt Nam phát triển muộn hơn so với phong trào OER trên thế giới, nhưng OER Việt Nam sẽ có điều kiện nhìn lại và rút kinh nghiệm từ quá trình phát triển OER của các nước trên thế giới. Đối tượng tham gia đóng góp vào OER quốc gia cần phải được xác định một cách cụ thể hơn, đặc biệt là vai trò của thư viện đại học đối với sự phát triển nhận thức về OER cho lãnh đạo và cộng đồng học thuật, và đóng góp của họ về tài nguyên học thuật vào OER quốc gia. Xây dựng và phát triển OER quốc gia sẽ phải là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ và cộng đồng người học thuật ở Việt Nam, mà trong đó một kế hoạch mang tính chiến lược cấp quốc gia về OER sẽ như một bước khởi đầu cho kỷ nguyên OER tại Việt Nam. 134 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo. Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2017 – 2018, https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc. aspx?ItemID=5877, truy cập ngày 12/08/2019. 2. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, (2016), “Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Thư viện”, DuthaoVBPL/2017/05/Bao%20cao20tong%20ket%2015%20nam%20 Phap%20lenh%20Thu%20vien.doc. 12/08/2019. 3. Đỗ Văn Hùng, (2016), Tài nguyên giáo dục mở và nhận diện các yếu tố tác động đến việc phát triển tài nguyên giáo dục mở tại Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4, tr.25-34,52. 4. Đỗ Văn Hùng, (2017), Tài nguyên giáo dục mở - Yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Tạp chí Thông tin và tư liệu, Số 05, tr.3-14. 5. EU Open Education Europa. https://www.bircham.net/eu-open-education- europa.html, truy cập ngày 12/08/2019. 6. National Repository of Open Education Resources. https://nroer.gov.in/ welcome, https://en.wikipedia.org/, truy cập ngày 12/08/2019. 7. OER Africa. https://www.oerafrica.org/, truy cập ngày 12/08/2019. 8. Tổng cục thống kê. https://www.gso.gov.vn/, truy cập ngày 12/08/2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_dong_gop_cua_thu_vien_dai_hoc_trong_viec_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan