Công dụng:
Trong nhân dân, thường dùng lá hoặc thân hành giã nát, sao nóng bó
bong gân, sai khớp. vết ngã bi tụ máu và đau khớp. Ở Ấn Độ dùng hạt nàng
hoa trắng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, lợi tiểu (chú ý có thể bị ngộ độc
nếu dùng nhiều).
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Náng Hoa Trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Náng Hoa Trắng
Công dụng:
Trong nhân dân, thường dùng lá hoặc thân hành giã nát, sao nóng bó
bong gân, sai khớp. vết ngã bi tụ máu và đau khớp. Ở Ấn Độ dùng hạt nàng
hoa trắng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, lợi tiểu (chú ý có thể bị ngộ độc
nếu dùng nhiều).
Hình thái:
Cây thảo lớn, cao 1 - 1,5 m. Thân hành to hình cầu hoặc hình trứng
thuôn dài 30 - 50 cm, đường kính đến 15 cm, thắt lại ở đầu, màu trắng. Lá
mọc thẳng từ thân hành có bẹ to xếp đều đặn lên nhau thành hai dãy (lưỡng
lệ), phiến dày hình dải, dài 1 m hoặc hơn, rộng 5 - 10 cm, đầu thuôn nhọn,
mép nguyên uốn lợn; gân song song, gân chính lồi rõ ở mặt dưới; hai mặt
nhẵn màu lục nhạt. Cụm hoa tán, mọc ở giữa túm lá trên một cán mập, hơi
dẹt, dài 40 - 60 cm; lá bắc to, hình tam giác nhọn. Hoa to nhiều, không
cuống, rất thơm, nhất là về chiều. Bao hoa có ống hẹp màu lục dài 7 - 10 cm;
lá đài và cánh hoa giống nhau màu trắng, hình dải hẹp, dài 5 - 7 cm; nhị 6
đính thẳng vào phiến của bao hoa, chỉ nhị rất mảnh, dài 4 cm, màu đỏ tía;
bầu dạng thoi. Quả nang, gần hình cau, đường kính 2 - 3 cm, có mũi dài
nhọn, thường chỉ chứa 1 hạt.
Phân bố:
Việt Nam: Các tỉnh ven biển Miền Trung, từ Nghệ An trở vào, nhất là
vùng ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Cây được trồng làm
cảnh ở khắp các địa phơng.
Thế giới: Lào, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc (có thể do
trồng), Tây Bắc Australia và đảo Polynesia.
Đặc điểm sinh học:
Náng hoa trắng có nguồn gốc bản địa ở Malaysia sau phát triển sang
các vùng nhiệt đới khác. Cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng cũng có thế hơi chịu
hạn, có thế mọc ở ven rừng khô, hoặc trên các truông gai ven biển
(Malaysia). Ở Việt Nam, náng hoa trắng cũng mọc tự nhiên chủ yếu trên đất
pha cát, nghèo dinh dưỡng và hơi khô của vùng ven biển (Quảng Nam,
Quảng Ngãi). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, mỗi năm mọc ra 4 -
6 lá mới thay thế các lá già trước đó 1 - 1,5 tuổi. Cây ra hoa quả hàng năm,
nhất là ở các tỉnh phía Nam, tỷ lệ đậu quả khoảng 40 - 50%. Hoa thụ phấn
nhờ côn trùng. Cây còn cỏ khả năng đẻ nhánh khỏe, cây chồi từ gốc cũng là
nguồn giống để trồng.
Ngũ Gia Bì Hương
Công dụng:
Vỏ ngũ gia bì hương được dùng làm thuốc chữa đau lưng, thấp khớp,
trẻ em bị chậm biết đi do còi xương. Ngoài ra, còn làm thuốc bổ gan thận,
mạnh gân cốt. Liều dùng 3 - 9 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Theo người dân ở Phó Bảng (Hà
Giang), vỏ rễ nấu thịt gà cho phụ nữ mới sinh ăn có tác dụng như tam thất.
Lá ngũ gia bì hương phơi khô làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa,
ngủ ngon giấc.
Hình thái:
Cây bụi, mọc dựa, cao 2 - 3 m, thân và cành có lõi xốp vỏ thân màu
xám nhạt, có gai thưa, nhọn. Lá kép chân vịt, mọc so le, thường tụ tập 2 - 5
cái; lá chét 5, hình trứng đảo hay hình mác thuôn, dài 2 – 4 cm, rộng 1 - 2
cm, lá chét giữa to, các lá chét bên nhỏ dần về phía cuống, mép có răng cưa
và có lông nhỏ, 2 mặt lá nhẵn; cuống lá dài 1 - 3 cm; gân lá hình chân vịt
theo 5 phiến lá chét, có lông. Cụm hoa tán, mọc đơn độc từ các túm lá;
cuống tán hoa dài 1,5 - 2,5 cm, nhẵn. Hoa nhỏ, màu trắng ngà hay vàng ngà;
5 lá đài nhỏ 5 cánh hoa hình tam giác; nhị 5, mọc xen giữa các cánh hoa, chỉ
nhị ngắn; bầu hạ, 2 ô, đầu nhụy chẻ đôi, tồn tại ở quả. Quả hình cầu hơi dẹt,
đường kính khoảng 3 mm, màu tím đen khi chín. Hạt thường 2, nhỏ. Toàn
cây có tinh dầu mùi thơm đặc biệt.
Phân bố:
Việt Nam: Tỉnh Hà Giang (Đồng Văn: thị trấn Phó Bảng, xã Phố Là;
Mèo Vạc: xã Mèo Vạc; Quản Bạ: xã Quyết Tiến); Lào Cai (Bắc Hà và Sa
Pa: Hầu Thào).
Thế giới: Trung Quốc.
Ngũ gia bì hương vốn có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm thuộc Trung
Quốc. Cây mọc ở Việt Nam có thể do nhập trồng từ lâu đời. Bởi vì, trong số
các điểm phân bố đã biết kể trên, chỉ có 2 điểm ở thị trấn Phó Bảng và xã
Phố Là (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) có ngũ gia bì hương mọc trong
trạng thái hoang dại (ở bờ nương rẫy và lẫn trong trạng cây bụi gần thôn
bản). Các điểm phân bố còn lại là trồng ở bờ rào.
Đặc điểm sinh học:
Ngũ gia bì hương là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thế hơi chịu bóng. Ở
Việt Nam chỉ thấy cây mọc tại vùng núi cao (trên 1.500 m), với khí hậu
quanh năm ẩm mát, nhiệt độ trung bình năm 15 – 160C; độ ẩm không khí
trung bình 80 - 85%; lượng mưa từ 1.500 mm / năm (vùng Phó Bảng) đến
3.800 mm / năm (vùng Sa Pa). Cây rụng lá trong mùa đông, có bao chồi, lá
mọc đồng loạt vào tháng 3; ra hoa quả hàng năm. Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa
quả: tháng 4 - 8. Cây ra hoa nhiều, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp. Chưa quan
sát thấy cây con mọc từ hạt. Ngũ gia bì hương có khả năng tái sinh chồi từ
phần gốc còn lại sau khi bị chặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_683.pdf