Nang giả tụy - Ngoại khoa lâm sàng 2007

1-Đại cương:

Nang giả tuỵ là sự tập trung khu trú chất dịch có nồng độ cao của amylase (và các men

tuỵ khác) trong một cấu trúc dạng nang mà thành của nó không có lớp biểu mô.

Nang giả tuỵ chiếm phần lớn (75-80%) các tổn thương dạng nang của tuỵ.

Nang giả tuỵ có ba nguồn gốc hình thành:

o Vỡ ống tuỵ (2/3 các nang giả tuỵ có thông thương với ống tuỵ)

o Tụ dịch cấp tính quanh tuỵtrong và sau viêm tuỵcấp

o Sự khu trú và vách hoá của phần mô tuỵ bị hoại tử trong viêm tuỵcấp

Nguyên nhân của nang giả tuỵ:

o Viêm tuỵ cấp

o Viêm tuỵ mãn (nguyên nhân thường gặp nhất)

o Chấn thương tuỵ(thường gặp ởtrẻem)

Sinh lý bệnh: xuất phát điểm của nang giả tuỵlà sự tuỵ dịch quanh tuỵ. Nguồn gốc của

dịch tụ là sự vỡ của ống tuỵ(do hoại tử một phần thành các ống tuỵ nhỏ trong viêm tuỵ

cấp hay tăng áp lực trong ống tuỵ do chít hẹp hay sỏi ống tuỵ trong viêm tuỵ mãn). Dịch

tụ thường được hấp thu trong phần lớn các trường hợp. Những trường hợp dịch không

thể hấp thu sẽ gây phản ứng xơ hoá với các cấu trúc chung quanh, tạo thành vỏ bao, hình

thành nang giả tuỵ. Cần trung bình 4 đến 6 tuần để hình thành một nang giả tuỵ.

Trong hầu hết các trường hợp, nang giả tuỵ hình thành ở trong hậu cung mạc nối. Thành

nang dính chặt với thành sau dạ dày, mạc nối vị tràng, tá tràng, mạc treo đại tràng ngang.

Trong một sốít trường hợp, nang giả tuỵ có thểhình thành trong chủ mô tuỵ, do sự hoá

lỏng của mô tuỵhoại tử(vô trùng) trong viêm tuỵcấp.

Nang giả tuỵ có thể hình thành ở các vịtrí khác trong xoang bụng. Trong trường hợp rất

hiếm, dịch tụcó thểphát triển lên trên lồng ngực và nang giả tuỵ có thể hình thành ở

trung thất sau.

Kích thước nang giả tuỵ thay đổi từ2 đến 30 cm.

Dịch nang thường trong nhưng cũng có thểcó màu đỏbầm do chứa máu và mô hoại tử.

Trong 95% các trường hợp, dịch nang có nồng độ amylase cao, và đây là một trong

những đặc điểm để chẩn đoán phân biệt giữa nang giả tuỵ và nang “thật” (bướu tân sinh)

của tuỵ.

85-90% nang giả tuỵ chỉcó một khoang. Nếu có nhiều khoang, các khoang thường thông

thương với nhau qua các vách ngăn không hoàn toàn. Nang có nhiều vách ngăn cần chẩn

đoán phân biệt với các bướu dạng nang của tuỵ(bảng 1).

Diễn tiến của một nang giảtuỵ:

o  Thoái triển (25%)

o  Phát triển (tăng kích thước, thành nang dày lên)

o  Dẫn đến các biến chứng:

ƒ  Chảy máu: do vỡ một phình giả động mạch trên thành nang (thường là

động mạch lách)

ƒ  Nhiễm trùng

ƒ  Vỡ nang: vào ống tiêu hoá hay vào xoang phúc mạc

ƒ  Chèn ép: vào đường mật (gây tắc mật), vào ống tiêu hoá (gây tắc ruột).

pdf9 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Nang giả tụy - Ngoại khoa lâm sàng 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 NANG GIẢ TUỴ 1-Đại cương: Nang giả tuỵ là sự tập trung khu trú chất dịch có nồng độ cao của amylase (và các men tuỵ khác) trong một cấu trúc dạng nang mà thành của nó không có lớp biểu mô. Nang giả tuỵ chiếm phần lớn (75-80%) các tổn thương dạng nang của tuỵ. Nang giả tuỵ có ba nguồn gốc hình thành: o Vỡ ống tuỵ (2/3 các nang giả tuỵ có thông thương với ống tuỵ) o Tụ dịch cấp tính quanh tuỵ trong và sau viêm tuỵ cấp o Sự khu trú và vách hoá của phần mô tuỵ bị hoại tử trong viêm tuỵ cấp Nguyên nhân của nang giả tuỵ: o Viêm tuỵ cấp o Viêm tuỵ mãn (nguyên nhân thường gặp nhất) o Chấn thương tuỵ (thường gặp ở trẻ em) Sinh lý bệnh: xuất phát điểm của nang giả tuỵ là sự tuỵ dịch quanh tuỵ. Nguồn gốc của dịch tụ là sự vỡ của ống tuỵ (do hoại tử một phần thành các ống tuỵ nhỏ trong viêm tuỵ cấp hay tăng áp lực trong ống tuỵ do chít hẹp hay sỏi ống tuỵ trong viêm tuỵ mãn). Dịch tụ thường được hấp thu trong phần lớn các trường hợp. Những trường hợp dịch không thể hấp thu sẽ gây phản ứng xơ hoá với các cấu trúc chung quanh, tạo thành vỏ bao, hình thành nang giả tuỵ. Cần trung bình 4 đến 6 tuần để hình thành một nang giả tuỵ. Trong hầu hết các trường hợp, nang giả tuỵ hình thành ở trong hậu cung mạc nối. Thành nang dính chặt với thành sau dạ dày, mạc nối vị tràng, tá tràng, mạc treo đại tràng ngang. Trong một số ít trường hợp, nang giả tuỵ có thể hình thành trong chủ mô tuỵ , do sự hoá lỏng của mô tuỵ hoại tử (vô trùng) trong viêm tuỵ cấp. Nang giả tuỵ có thể hình thành ở các vị trí khác trong xoang bụng. Trong trường hợp rất hiếm, dịch tụ có thể phát triển lên trên lồng ngực và nang giả tuỵ có thể hình thành ở trung thất sau. Kích thước nang giả tuỵ thay đổi từ 2 đến 30 cm. Dịch nang thường trong nhưng cũng có thể có màu đỏ bầm do chứa máu và mô hoại tử. Trong 95% các trường hợp, dịch nang có nồng độ amylase cao, và đây là một trong những đặc điểm để chẩn đoán phân biệt giữa nang giả tuỵ và nang “thật” (bướu tân sinh) của tuỵ. 85-90% nang giả tuỵ chỉ có một khoang. Nếu có nhiều khoang, các khoang thường thông thương với nhau qua các vách ngăn không hoàn toàn. Nang có nhiều vách ngăn cần chẩn đoán phân biệt với các bướu dạng nang của tuỵ (bảng 1). Loại Tỉ lệ (%) U nang nhầy (MCN-mucinous cystic neoplasm) 45 U nang nhầy lành tính 29 U nang nhầy ác tính 16 U nang thanh dịch (serous cysadenomas) 32 U nhú nhầy trong ống tuỵ (IPMT-intraductal papillary 18 385 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 mucinous tumors) U nang tế bào đảo (cysticislet cell tumor) 2 U nang nhú (papillary cystic tumor) 3 Tổng cộng 100% Bảng 1- Các bướu dạng nang của tuỵ, chiếm 10% các tổn thương dạng nang và 1% bướu tân sinh (lành và ác tính) của tuỵ Diễn tiến của một nang giả tuỵ: o Thoái triển (25%) o Phát triển (tăng kích thước, thành nang dày lên) o Dẫn đến các biến chứng: ƒ Chảy máu: do vỡ một phình giả động mạch trên thành nang (thường là động mạch lách) ƒ Nhiễm trùng ƒ Vỡ nang: vào ống tiêu hoá hay vào xoang phúc mạc ƒ Chèn ép: vào đường mật (gây tắc mật), vào ống tiêu hoá (gây tắc ruột). 2-Chẩn đoán: 2.1-Chẩn đoán lâm sàng: Chẩn đoán lâm sàng dựa vào: o Tiền căn viêm tuỵ hay chấn thương vào vùng thượng vị o Đau thương vị dai dẵng sau chấn thương hay viêm tuỵ (triệu chứng thường gặp nhất) o Chán ăn, sụt cân o Nôn ói o Vàng da o Sốt o Khối u vùng thường vị (sờ được trong một số ít các trường hợp) o Hội chứng xuất huyết trong nang giả tuỵ: ƒ Đau đột dữ dội vùng thượng vị ƒ Dấu mất máu cấp: da tái niêm nhạt, tụt huyết áp, Hct giảm ƒ Đôi khi nghe được âm thổi vùng thượng vị 2.2-Chẩn đoán cận lâm sàng: 2.2.1-Xét nghiệm: Kết quả xét nghiệm thường không đặc hiệu. Một tỉ lệ đáng kể BN có nồng độ amylase huyết tương tăng. 2.2.2-X-quang bụng: Trên X-quang bụng không sửa soạn, nang giả tuỵ có thể cho hiệu ứng khối, đó là hình ảnh một khối mờ đẩy lệch các tạng chung quanh như dạ dày, đại tràng ngang…Đôi khi, sự hiện diện của các đốm canxi ở vùng thượng vị gợi ý bệnh lý nguyên nhân (viêm tuỵ mãn). 386 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Trên X-quang dạ dày-khung tá tràng với Barium, nang giả tuỵ biểu hiện bằng hình ảnh dạ dày bị đẩy ra trước (phim chụp nghiêng) hay khung tá tràng bung rộng. Tương tự như các kết quả xét ngiệm, các dấu hiệu trên X-quang không đặc hiệu cho nang giả tuỵ. Chúng chỉ có tính chất gợi ý, yêu cầu những chẩn đoán cận lâm sàng khác có độ chính xác cao hơn. 2.2.3-Siêu âm bụng: Khi đã “trưởng thành”, hình ảnh điển hình của nang giả tuỵ trên siêu âm là một khối echo hình cầu hay bầu dục, có vách đều, chứa dịch phản âm kém và có tăng âm phía sau. Trong trường hợp không điển hình, độ phản âm của nang sẽ thay đổi, do thay đổi thành phần dịch chứa trong nang. Giá trị chẩn đoán nang giả tuỵ của siêu âm thay đổi, tuỳ thuộc vào người đọc và nhất là có sự chướng hơi hay không của các tạng rỗng chung quanh. 2.2.4-X-quang điện toán cắt lớp (CT): Hình 1- Hình ảnh của nang giả tuỵ trên CT CT là phương tiện chẩn đoán nang giả tuỵ được chọn lựa hiện nay. Ưu điểm của CT là ngoài giá trị chẩn đoán cao, CT còn cho biết được mối liên hệ về giải phẫu của nang giả tuỵ với các tạng chung quanh, để từ đó người thầy thuốc có biện pháp điều trị thích hợp. Hình ảnh của nang giả tuỵ trên CT (hình 1): 387 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Ổ tụ dịch (đậm độ thấp) nằm ở trong hay lân cận tuỵ o Nang giả tuỵ đã định hình rõ có hình cầu và vách dày o Thường nang có cấu trúc một ổ, tuy nhiên có thể có nhiều ổ, phân cách bởi các vách ngăn không hoàn toàn do sự kết tụ thành mảnh của fibrin. o Nang giả tuỵ lớn có thể quan sát thấy ở hốc chậu hay trong trung thất o Nang giả tuỵ chứa mô hoại tử, máu hay nang nhiễm trùng có đậm độ cao o Các mạch máu lớn có thể quan sát thấy ở cạnh nang. Trong 10% các trường hợp, có phình động mạch nằm trên thành nang, là nguồn gốc của biến chứng chảy máu. 2.2.5-Chụp cộng hường từ (MRI) và chụp mật tuỵ cộng hưởng từ (MRCP): MRI và MRCP cho hình ảnh nang, đặc biệt là hình ảnh dịch trong nang (với các mảnh mô hoại tử), rõ ràng hơn so với CT. MRCP có thể cho thấy hình ảnh chi tiết của ống tuỵ (và đường mật), nhưng khó có thể kết luận ống tuỵ có còn nguyên vẹn hay không trên MRCP. Trong thực tế, vì giá thành của MRI và MRCP cao hơn CT, và vì bản thân CT có giá trị chẩn đoán cao, MRI và MRCP ít khi được chỉ định thay cho CT. 2.2.6-Chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP): ERCP là phương tiện chẩn đoán được lựa chọn, khi cần xác định tính nguyên vẹn của ống tuỵ ở BN có nang giả tuỵ. Hình ảnh của nang giả tuỵ trên ERCP: o Luôn có bất thường ở ống tuỵ o Dò ống tuỵ vào nang là dấu hiệu phổ biến o Các bất thường khác: ống tuỵ bị tắc một phần hay hoàn toàn, do xơ hoá (viêm tuỵ mãn) hay do bị chèn ép từ bên ngoài. 2.2.7-Siêu âm qua nội soi: o Cấu trúc echo trống (ổ tụ dịch), giới hạn ngoài có echo dày (thành nang) o Hình ảnh các mảnh vụn (mô hoại tử, máu, mũ) di chuyển theo trọng lực o Có thể xác định độ dày thành nang với độ chính xác cao 2.2.8-X-quang động mạch: X-quang động mạch hiếm khi được chỉ định chỉ để chẩn đoán nang giả tuỵ. Trong trường hợp nghi ngờ có sự hình thành một phình giả động mạch do bào mòn thành mạch do viêm tuỵ cấp gây ra, X-quang động mạch được chỉ định, vừa có tác dụng chẩn đoán, vừa có tác dụng can thiệp (gây tắc mạch). 2.2.9-Chọc hút dịch nang chẩn đoán: Được thực hiện dưới sự hướng dẫn của CT, siêu âm hay tốt nhất là siêu âm qua nội soi. Việc chọc hút dịch nang cũng có thể được thực hiện trong phẫu thuật. 2.3-Chẩn đoán phân biệt: Các chẩn đoán phân biệt sau có thể được đặt ra: o Tụ dịch quanh tuỵ sau viêm tuỵ cấp 388 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Viêm tuỵ mãn o Nang thận trái o Nang lách o U nang (bướu tân sinh) của tuỵ (quan trọng nhất) 2.4-Thái độ chẩn đoán: Tiêu chuẩn chẩn đoán nang giả tuỵ: o Có tiền căn viêm tuỵ cấp, viêm tuỵ mãn hay chấn thương tuỵ o Đau bụng dai dẵng, âm ỉ o Chẩn đoán hình ảnh: khối chưá dịch đồng nhất, vỏ bao rõ, không có vách ngăn, không tăng quang khi bơm thuốc cản quang, không vôi hoá. Nếu không có đủ cả ba tiêu chuẩn kể trên, phải loại trừ các tổn thương dạng nang khác không phải nang giả tuỵ, trong đó quan trọng nhất là bướu tân sinh dạng nang của tuỵ. Chẩn đoán loại trừ bướu tân sinh dạng nang của tuỵ dựa vào: đối tượng BN, triệu chứng lâm sàng và hình ảnh trên CT (bảng 2, hình 2). Serous cystadenomas MCN IPMT Giới tính Nữ (>80%) Nữ (>80%) Nam (>50%) Biểu hiện Khối u bụng đau Khối u bụng đau Viêm tuỵ Vị trí Thân và đuôi Thân và đuôi Đầu Dấu hiệu trên CT: Vách (+) (+) (-) Đóng vôi (+) (+) (-) Dấu hiệu trên ERCP: Ống tuỵ bị đẩy (+) (+) (-) Ống tuỵ dãn (-) (-) (+) Ống tuỵ không hiện hình hoàn toàn (-) (-) (+) Ống tuỵ thông với nang (-) (-) (+) Dích nhầy chảy ra từ nhú Vater (-) (-) (+) Nguy cơ ác tính (-) (+) (+) Điều trị Có thể theo dõi Cắt u Cắt u Bảng 2- Tính chất một số bướu tân sinh dạng nang của tuỵ nang của tuỵ Nếu CT vẫn chưa cho một kết luận đáng tin cậy, có thể chọc hút dịch nang xét nghiệm sinh hoá và tế bào (bảng 3). Nang giả tuỵ Serous cystadenomas MCN lành tính MCN ác tính Độ nhầy Thấp Thấp Cao Cao Amylase Cao Thấp Thấp Thấp CEA Thấp Thấp Cao Cao CA 72-4 Thấp Thấp Trung gian Cao Tế bào học (-) (-) (+) (+) Bảng 3- So sánh tính chất dịch nang giả tuỵ và u nang của tuỵ 389 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Hình 2- Hình ảnh serous cyst adenoma của tuỵ trên CT Trong trường hợp nang nằm trong tuỵ (có vỏ bao tuỵ che phủ), cắt trọn nang (mà không làm rơi rớt dịch nang vào trong xoang bụng) là chọn lựa cuối cùng, khi không thể phân biệt được nang giả và bướu tân sinh dạng nang của tuỵ 3-Điều trị: 3.1-Điều trị nội khoa: Mục đích: điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng trong khi BN chưa có chỉ định điều trị bằng thủ thuật hay phẫu thuật. Được chỉ định khi nang có thể tự thoái triển mà không cần can thiệp, cụ thể: o Nang không có biến chứng o Nang có thành mỏng o Ống tuỵ còn nguyên vẹn o Thời gian: trước 4 tuần sau viêm tuỵ hay chấn thương tuỵ Nội dung: o Giảm đau (là biện pháp điều trị chính) o Dinh dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch (được chỉ định khi BN không cung cấp đủ năng lượng qua đường miệng) 3.2-Điều trị nang giả tuỵ chưa biến chứng: 3.2.1-Dẫn lưu nang qua da: Kỹ thuật: xác định vị trí nang nơi tiếp xúc với thành bụng (dưới sự hướng dẫn của siêu âm), chọc kim qua da vào nang, luồn catheter, lưu và cố định catheter Thời gian lưu catheter thay đổi, từ vài ngày đến vài tháng. Ưu điểm: nhẹ nhàng Hạn chế: o Nhiễm trùng nang o Nghẹt catheter o Dò tuỵ 390 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 o Thời gian dẫn lưu kéo dài o Tỉ lệ tái phát cao (63%) Sau khi đặt catheter cần điều trị bổ túc với octreotide (Somatostatin 200 µg TDD x 3 lần/ngày x 1 tháng). Chỉ định: nang giả tuỵ nhiễm trùng. Chống chỉ định: o Có nghẹt ống tuỵ o Nang có vách ngăn o Nang có mô hoại tử 3.2.2-Dẫn lưu nang qua nội soi dạ dày-tá tràng: Chỉ định: o Dẫn lưu nang giả tuỵ xuyên thành (dạ dày hay tá tràng) : nang giả tuỵ dính với thành dạ dày hay tá tràng. o Dẫn lưu nang giả tuỵ qua ngã ống tuỵ: được chỉ định khi nang giả tuỵ có sự thông thương với ống tuỵ (có tắc nghẽn ống tuỵ trên dòng hay không). Kỹ thuật: đưa ống soi tới tá tràng, đặt endoprothese xuyên nhú Vater, khi nang thoái triển nội soi rút endoprothese. Cần siêu âm qua nội soi hay ERCP trước khi tiến hành thủ thuật. Biến chứng: o Chảy máu (đặt xuyên thành) o Viêm tuỵ cấp (đặt xuyên nhú Vater): 13% o Thủng thành dạ dày hay tá tràng Kết quả: o Tỉ lệ thành công: 80% o Tỉ lệ tái phát: 10-14% 3.2.3-Phẫu thuật dẫn lưu trong: Là phương pháp được lựa chọn trong đa số các trường hợp. Chỉ định: nang có thành đủ dầy (tối thiểu 5mm). Có thể tiến hành qua mổ mở hay phẫu thuật nội soi. Phương pháp: tuỳ thuộc vào mối liên quan của thành nang với các tạng lân cận: o Nối nang với thành sau dạ dày (hình 3): nếu nang dính vào thành sau dạ dày o Nối nang với thành bên tá tràng (hình 4): nếu nang dính vào thành bên tá tràng o Nối nang với hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-Y (hình 5): nếu nang dính vào mạc treo đại tràng ngang. Phương pháp này thường được thực hiện nhất. Kết quả: o Tỉ lệ thành công 85-90% o Tỉ lệ tái phát: rất thấp 391 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Hình 3- Phẫu thuật nối nang giả tuỵ với thành sau dạ dày Hình 4- Phẫu thuật nối nang giả tuỵ-tá tràng 392 NGOẠI KHOA LÂM SÀNG-2007 Hình 5- Phẫu thuật nối nang giả tuỵ-hỗng tràng theo phương pháp Roux-en-y 3.2.4-Phẫu thuật dẫn lưu ngoài: Chỉ định: o Nang có biến chứng nhiễm trùng o Nang còn “non” (thành mỏng) có biến chứng chèn ép o BN không đủ sức chịu đựng cuộc phẫu thuật lớn hơn 3.2.5-Phẫu thuật cắt nang: Chỉ định: nang khu trú, thường ở vùng đuôi tuỵ Phương pháp: cắt đuôi tuỵ kèm nang Phương pháp này ít được thực hiện 3.3-Điều trị nang giả tuỵ có biến chứng: Nang giả tuỵ nhiễm trùng: kháng sinh kết hợp dẫn lưu nang Nang giả tuỵ chèn ép: dẫn lưu nang Nang giả tuỵ xuất huyết: o Thông động mạch, chụp động mạch, gây tắc động mạch chảy máu o Phẫu thuật cầm máu Nang giả tuỵ vỡ vào xoang phúc mạc: rửa bụng, dẫn lưu xoang bụng, dẫn lưu nang. 393

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29-nang-gia-tuy-2007.pdf
Tài liệu liên quan