Nâng cấp gà địa phương ở Malawi

Gà địa phương là một loại gia cầm phổ biến nuôi ở Malawi. Safalaoh

(1998) báo cáo rằng hơn 97% những người nuôi gà trong dự án phát triển

nông thôn Mulanje nuôi gà địa phương. Gà địa phương vì vậy là một tài

nguyên quan trọng của người dân Malawi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Người ta nuôi gà vì nhiều lý d là nguồn prrotein động vật là nguồn thu nhập

và để sử dụng trong các trường hợp đặc biệt hay nghi lễ. Tuy nhiên so với

các giống hiện đại, gà địa phương cóđặc điểm là cho năng suất thấp, hơn

nữa gà địa phương phải mất nhiều thời gian mới đạt tới giai đoạn trưởng

thành và đẻ ít trứng trong một năm. Những đặc tính của gà địa phương ở

Malawi được trình bày ở bảng 1

pdf22 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nâng cấp gà địa phương ở Malawi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cấp gà địa phương ở Malawi Giới thiệu Gà địa phương là một loại gia cầm phổ biến nuôi ở Malawi. Safalaoh (1998) báo cáo rằng hơn 97% những người nuôi gà trong dự án phát triển nông thôn Mulanje nuôi gà địa phương. Gà địa phương vì vậy là một tài nguyên quan trọng của người dân Malawi, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Người ta nuôi gà vì nhiều lý d là nguồn prrotein động vật là nguồn thu nhập và để sử dụng trong các trường hợp đặc biệt hay nghi lễ. Tuy nhiên so với các giống hiện đại, gà địa phương có đặc điểm là cho năng suất thấp, hơn nữa gà địa phương phải mất nhiều thời gian mới đạt tới giai đoạn trưởng thành và đẻ ít trứng trong một năm. Những đặc tính của gà địa phương ở Malawi được trình bày ở bảng 1 Để nâng cao năng suất gà địa phương chính quyền Malawi đã tiến hành Chương Trình Cải Tiến Gà Địa Phương. Trong chương trình này, gà Black Autralorp (BA) được lai với gà địa phương, và như vậy là đã đưa nguyên liệu di truyền ngoại vào. Mục đích là tạo ra con lai mà con lai đó đã kết hợp khả năng thích nghi của gà nội với năng xuất cao của BA Bảng 1: Một số đặc tính của gà nội ở Malawi Đặc tính Chỉ số/giá trị Tuổi thành thục giới tính Số trứng đẻ trên năm Trọng lượng trứng ở thời điểm thành thục giới tính Trọng lượng trứng (28 tuần) Trọng lượng cơ thể ở thời điểm đẻ trứng Trọng lượng sống (một ngày tuổi) Trọng lượng sống (8 tuần) Trọng lượng sống (20 tuần) 154 tuần <50 31g 38g 1376g 21g 615-623 g 2100g 299g Trọng lượng thịt xẻ (8 tuần) Trọng lượng thịt xẻ (20 tuần) Thức ăn/ gà/ngày (0-8 tuần) 1485g 30g Chọn giống để cải tiến Giống BA được chọn bởi vì đây là một giống tốt được sử dụng cho hai mục đích, giống này thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới và nó có thể tự tìm kiếm cái ăn để tồn tại. BA đã được lựa chọn vượt qua các giống khác như Hamsphire và Rhode island Red. Cũng phải nhớ rằng BA được lựa chọn dựa trên cơ sở các thông tin đã được xuất bản và không có những nghiên cứu khoa học tối thiểu nào được tiến hành để kiểm tra khả năng thích nghi và phù hợp của chúng trong điều kiện ở các làng quê ở Malawi trước khi chương trình được thực hiện. Saflaoch (1997) đã chỉ ra rằng có nhiều loại gà địa phương ở Malawi. Tuy nhiên đã không có một cố gắng nào trong việc lựa chọn hay nhận biết những kiểu gen địa phương nào có thể bổ xung tốt nhất cho BA để cho ra những tính trạng chọn lọc mong muốn - gọi là, nâng cao sản lượng trứng và thịt. Đối với một chương trình được lập kế hoạch tốt và hoàn hảo thì sau khi đã xác định được mục đích giống (trong trường hợp này là nâng cao sản lượng trứng và thịt), một hệ thống ghi chép thiết kế để thu thập thông tin có thể được đưa vào để nhận biết các kiểu gen địa phương này, mà các kiểu gen đó có thể cho giá trị cao nhất trong các tính trạng mong muốn ở giống lai. Ngoài sản lượng trứng và thịt, các tính trạng khác như hiệu quả biến đổi thức ăn, khả năng sử dụng thức ăn có chất lượng kém, thời gian sản xuất, khả năng đẻ và chất lượng trứng (thụ thai, khả năng nở, tỷ lệ sinh trưởng, hiệu quả biến đổi thức ăn, sản lượng thịt xẻ và chất lượng của đời con) cũng phải được đánh giá. Một khi đã được nhận biết, những kiểu gen địa phương này có thể trở thành một phần trong chương trình bảo tồn gen và do đó chúng không bị tiệt chủng. Tiếp theo có thể là việc thành lập các hệ thống ghi chép được thiết kế để quan sát thường xuyên thành tích của BA, gà địa phương đã được chọn lọc và sự lai tạo của chúng để dự đoán giá trị giống. Ví dụ, ở Malawi, giống gà địa phương cổ không lông được báo cáo là cho sản lượng thịt cao hơn so với gà lùn địa phương khác. Sản lượng của gà ở giai đoạn bắt đầu chương trình cải tiến gà của người chăn nuôi nhỏ (SPIP), tất cả gà được sản xuất và gửi đi từ Mikolongwe đến các trung tâm phân phối ở 3 vùng của Malawi. Có hai bất lợi trong chính sách này. Đó là giá vận chuyển cao và gà bị stress do vận chuyển đường dài. Để vượt qua 2 trở ngại này và với sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ Phát Triển Châu Phi, các máy ấp và các thiết bị giống được thiết lập ở Bwemba ở Lilongwe và Choma ở Mzuzu để cung cấp cho các vùng miền Trung và miền Bắc của Malawi tương ứng. Việc thành lập các trạm gia cầm Bwemba và Choma đã mang lại cho dự án 2 lợi ích. Thứ nhất, nó đã giảm (và trong một số trường hợp đã loại bỏ) giá vận chuyển gà từ Mikolongwe tới các vùng miền Trung và miền Bắc của đất nước, và như vậy đã phân bố sản lượng và gà BA đến các hộ chăn nuôi nhỏ. Thứ hai, nó hạn chế / loại bỏ rủi ro mất toàn bộ gà ở một trạm trong trường hợp xảy ra bệnh dịch hay các bệnh khác. Tuổi gà được bán Đầu tiên gà được bán cho nông dân ở 6 tuần tuổi. Kết quả là giá đã tăng lên và để gà bán được càng nhanh càng tốt, các cá nhân có thể mua trứng đã được thụ tinh hay gà 1 ngày tuổi với giá 5 K và 15 K, tương ứng. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2000, trạm gia cầm Bwemba chỉ bán 1535 gà một ngày tuổi trong tổng số 28001 gà nở (5%). Nhu cầu nuôi với gà BA 1 ngày tuổi không cao bằng gà nhiều ngày tuổi hơn. Điều này cho thấy cần phải cung cấp các thiết bị ấp trứng và khẩu phần cân bằng đặc biệt cho gà trong giai đoạn đầu của nuôi dưỡng. Như đã nói ở trên, một số nông dân mua trứng BA đã thụ tinh. Những quả trứng này được để cho mái địa phương ấp và những gà mái này sẽ nuôi dưỡng gà con khi chúng nở ra. Trại gia cầm Bwemba bán khoảng 1200 trứng thụ tinh mỗi tháng. Việc để trứng BA đã thụ tinh cho gà mái địa phương, được gọi là Chương trình nhân rộng BA, là một phần quan trọng của Chương trình an toàn lương thực ở Mulanje, miền Nam Malawi. Kinh doanh, phân phối và phân bố gà Như là một chiến lược kinh doanh, thông báo được thực hiện trên radio để tạo điều kiện cho số lượng lớn gà được phân phối đến mỗi trung tâm. Tuy nhiên, hiện tại, quảng cáo cho việc bán và phân phối gà không đều và thực hiện trên cơ sở phi thể thức. Theo kế hoạch đầu tiên, SPIP được yêu cầu xây dựng 121 trung tâm phân phối sử dụng vốn của Quỹ Phát Triển Châu Phi và chính phủ Malawi. Đây được coi là cấu trúc đơn giản để vận chuyển và nuôi dưỡng gà 6 tuần tuổi từ 3 trung tâm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm này đều đã được xây dựng. Trong pha đầu tiên của SPIP, gà được đưa đến các trung tâm phân phối bằng xe tải. Điều này kéo dài không lâu. Bây giờ người ta yêu cầu nông dân đưa phương tiện vận chuyển của họ tới các trạm gia cầm để mua gà. Điều này đã làm tăng giá đối với những nông dân có nhu cầu mua ít. Trong một số trường hợp, các tổ chức phi chính phủ như Quỹ cải tiến sức khoẻ gia súc ở vùng phía Bắc đã tạo điều kiện việc mua gà BA cho nông dân. Nhu cầu gà con BA Trong những ngày đầu tiên của chương trình cầu thường cao hơn cung. Đây là một trong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phổ biến của SPIP. Cung không đáp ứng đủ cầu bởi vì chỉ một ít gà được sản xuất ra và Mikolongwe là trạm duy nhất sản xuất ra chúng. Có một thời điểm vào năm 1979 đã không có gà bởi vì sự bùng nổ bệnh Newcastle. Tuy nhiên, tình thế bây giờ hoàn toàn khác với các trạm gia cầm ở Milongwe, Bwemba và Choma đang cố gắng bán toàn bộ gà của họ kịp thời gian. Có nhiều lý do tại sao các trạm gia cầm thất bại trong việc bán tất cả gà 6 tuần tuổi của họ: thứ nhất, các hộ chăn nuôi nhỏ cảm thấy rất khó khăn trong việc rời trang trại của họ mà chỉ mua một ít gà từ các trạm này, và thứ 2, gà 70k/con là quá cao đối với phần lớn những người ở nông thôn. Khả năng mua bán thấp của dân số nông thôn, khách hàng chính của SPIP đang có hạn chế về nhu cầu. Viễn cảnh này đã gây tốn kém cho dự án. Không bán kịp gà đúng thời gian đã làm tăng thêm giá như cho gà ăn, các biện pháp kiểm soát bệnh tật, tiền điện nước. Ví dụ, vào tháng 10/2000 trại gia cầm Bwemba có 5206 gà hơn 6 tuần tuổi không bán được. Những con gà này đòi hỏi 650kg thức ăn mỗi ngày. Vì thế trại đã phải chi thêm 9035k (112,94USD) mỗi ngày. Cái điều tồi tệ, không tương xứng với tuổi của chúng là sau 6 tuần gà vẫn chỉ bán 70k mỗi con. Chiến lược thu hồi vốn mà Chương Trình Phát Triển Gia Súc Quốc Gia (NLDP) đang cố gắng áp dụng đã bị thất bại trong trường hợp này. Giữ gà nhiều hơn 6 tuần tuổi cũng có nghĩa là các thiết bị nuôi dưỡng đã chật cứng, vì vậy làm giảm số gà thực tế có thể sản suất được mỗi năm. Từ những vấn đề đã được thảo luận ở trên, rõ ràng không có sãn gà BA ở các làng của Malawi là sự yếu kém trong khâu cung cấp và nông dân không có khả năng để mua gà. Quản lý gà ở trang trại Mục đích của chương trình là nâng cấp chất lượng gà địa phương ở Malawi. Tuy nhiên, theo cách mà chương trình đang áp dụng, phần lớn nông dân không biết làm thế nào để đạt được tốt nhất. Khi đã mua, gà BA đựơc thả và cho phép hoà lẫn với các giống địa phương trong hệ thống kiếm ăn tự do. Vì vậy không có sự phân biệt giống. Bởi vì gà mái BA không ấp trứng, nên sự lựa chọn thực tế đối với nông dân là sử dụng đực BA và cái địa phương. Cái địa phương, hoàn toàn tự nhiên, sẽ ấp trứng đến lúc nở và tạo ra con lai. Để điều này đạt được hiệu quả, cần phải khuyên nông dân về tỷ lệ hợp lý giữa gà trống và gà mái. Ngoài vấn đề về chiến lược giống, cung cấp chuồng trại cũng là một thử thách. Phần lớn nông dân giữ gà trong nhà bếp của họ để bảo vệ gà khải các loài ăn thịt và kẻ trộm. Phần lớn chuồng gà không được thông gió và mật độ gà cho phép cũng quá cao. Về cho ăn, gà dược thả để tự đi rìm thúc ăn tự do. Điều này đã gây strress cho gà bởi vì chúng phải điều chỉnh nhanh chóng từ việc được cung cấp thức ăn với khẩu phần cân bằng cho 6 tuần tuổi sang không được cung cấp thức ăn hoàn toàn. Cung cấp nước cũng là một vấn đề khi tìm kiếm thức ăn tự do. ở những nơi có thể và nông dân có đủ tiền, họ đã bổ sung thức ăn cho gà của họ ở dạng hạt ngô và thức ăn thừa của gia đình. Dưới những hệ thống quản lý bị hạn chế như thế tiềm năng sinh trưởng của gà không được khai thác một cách đầy đủ. Các dịch vụ hỗ trợ Để đạt được tiến bộ của chương trình, SPIP đã tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ như các chiến lược tiêm phòng vacxin. Các chiến dịch này được thực hiện miễn phí ở các vùng nônh thôn. Các dịch vụ được các trợ lý thú y thực hiện. Những nhân sự này còn cung cấp các dịch vụ khuyến nông khác để phục vụ cho chương trình. Tuy nhiên trở ngại chính trong quá trình là thiếu hụt những con người đã được huấn luyện về chăn nuôi gia cầm. Ba trạm gia cầm và trang trại được cung cấp nhà máy chế biến thức ăn và máy ấp trứng để cung cấp cho trang trại thức ăn và đàn giống và đàn nuôi thịt, và như vậy là đã cho phép một dịch vụ ngược quan trọng. Những người nông dân mà trước đây đã mua gà BA được phép mua thức ăn từ những nhà máy này. Thức ăn mua từ trại này nhìn chung rẻ hơn nhưng chất lượng thì có thể so sánh với các nhà máy thức ăn thương mại. Tuy nhiên bây giờ có khuynh hướng mới là mua từ những người tư nhân. Hiệu quả của cách tiếp cận này cần phải đánh giá một cách nghiêm túc. Với sự có sãn của các nhà máy thức ăn này, nột phần quan trọng của dự án là tiến hành thí nghiệm về khẩu phần thức ăn, tuy nhiên đến tận bây giờ vấn đề này mới làm được rất ít. Một thất bại khác là thiếu cán bộ. Cục công nghiệo và sức khoẻ gia súc thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên trách về chăn nuôi gà và không ngạc nhiên là hiệu quả đã bị hạn chế. Sức khỏe gia cầm và kiểm soát bệnh tật Tiêm phòng, đặc biệt đối với Newcastle, được chính phủ cung cấp miễn phí cho tất cả các trung tâm phân phối ở Malawi. Bệnh Newcastle là một trong những bệnh gia cầm chính ở Malawi và người ta đã ước lượng rằng nó làm giảm sản lượng trứng đến 10 triệu k mỗi năm. Vì thế việc kiểm soát bệnh Newcastle là một điều hiển nhiên. Với các biện pháp thu hồi vốn tại chỗ, người ta đã yêu cầu nông dân mua vacxin bằng tiền của họ. Các cán bộ khuyến nông, đặc biệt là các trợ lý thú y có thể giúp tiêm phòng vacxin. Việc áp dụng chương trình thu hồi giá thuốc của Hội nghị phát triển Nam Phi đã làm tăng lượng thuốc và vacxin sãn có. Bởi vì phần lớn nông dân trung bình có ít hơn 10 con gà nên họ cần được khuyến khích hình thành các nhóm để cho phép mua một lọ vacxin: phần lớn chỉ có lọ 1000 liều. Ngoài khả năng tiêm phòng cho đàn, nông dân cũng cần phải được dạy phòng chống các bệnh khác như chuồng trại hợp lý và kiểm soát các bệnh ký sinh trùng. Điều hành và đánh giá dự án Mặc dù dự án đã tồn tại gần 50 năm, một điều đáng ngạc nhiên là không có một đánh giá hoàn hảo nào về chương trình được thực hiện ở cấp quốc gia. Chỉ có một số nghiên cứu hạn chế và ngắn hạn được tiến hành bởi khoa khoa học gia súc ở Trường cao đẳng nông nghiệp Bunda. Trong những nghiên cứu này, nhiều vấn đề quan trọng đã được làm sáng tỏ. Điều này bao gồm thiếu hiểu biết đầy đủ về mục đích của chương trình của nông dân, không cung cấp đủ gà, thiếu các dịch vụ kiểm soát bệnh tật hiệu quả và hợp lý và các dịch vụ khuyến nông kém. Tuy nhiên, để có một phản ánh ở mức quốc gia, một đánh giá ở mức quốc gia về toàn bộ chương trình là cần thiết và điều này đã được quy định trong báo cáo đánh giá dự án của Quỹ phát triển châu Phi. Báo cáo đã tuyên bố rằng dự án phải cung cấp những người tư vấn ngắn hạn, những người này sẽ trợ giúp kỹ thuật ở những khía cạnh đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm. Họ cũng có thể giúp thành lập một hệ thống mà qua đó tác động của dự án được biểu hiện và mục đích lâu dài được xác định. Theo các chứng cứ hiện có, những điều này đã không được thực hiện theo con đường chuyên nghiệp. Một khía cạnh bất lợi khác của SPIP là thiếu mục đích giá trị giống đặc biệt phải đạt được thông qua lai tạo. ý tưởng là nâng cấp đàn gà địa phương về sản lượng thịt và trứng, nhưng câu hỏi then chốt: bao nhiêu? Tại sao phải nâng cao năng suất gà địa phương? Mặc dầu gia cầm gồm nhiều loại như vịt, ngỗng và gà tây, gia cầm trong bài này chỉ nói về gà. Gà đặc biệt là gà địa phương là loại gia cầm phổ biến nhất ở Malawi. Sự có mặt với số lượng lớn đã biến chúng thành mục đích để nâng cao năng suất của chúng. Sản lượng thịt và trứng nhìn chung thấp hơn các giống nhập ngoại được dùng cho sản xuất gà thương mại. Safalaoh (1997), trích nhiều nghiên cứu của các tác giả, đã nêu lên đặc tính năng suất của gà địa phương Malawi và những đặc tính đã được trình bày ở bảng 1. Từ bảng này có thể nhìn thấy năng suất của gà địa phương là thấp so với các giống thương mại. Sản lượng trứng thấp và thời gian dài mới đạt đến giai đoạn giết thịt cho thấy tiêu thụ trứng và thịt gà dường như là thấp. Safalaoh (1998) báo cáo rằng tỷ lệ người ăn thịt gà và trứng một tuần một lần là 1,9% và 17% tương ứng. Đa số mọi người ăn thịt gà (47,8%) và trứng (29,9%) vào các dịp đặc biệt như lễ Giáng sinh (bảng 2). 1.1.1.1 Bảng 2. Tần suất / các trường hợp ăn thịt gà và trứng Thịt gà Trứng gà Tẫn suất % Tần suất % Không bao giờ Mỗi tuần một lần 9,9 1,9 Không bao giờ Mỗi tuần một lần 19,0 17,5 Mỗi tháng một lần 2 lần một tháng Các trường hợp đặc biệt Các trường hợp khác Tổng số 15,5 10,6 47,8 14,3 100 Mỗi tháng một lần 2 lần một tháng Các trường hợp đặc biệt Các trường hợp khác Tổng số 8,0 6,6 29,9 19,0 100 Gà nội địa lai có thành tích tốt như BA, như đã trình bày ở SPIP, vì vậy đây là một trong những cách có thể tăng năng suất. Rất ít nghiên cứu được tiến hành ở Malawi để đánh giá giống lai có thể tăng năng suất của gà nội địa hay không. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu sản xuất chọn lọc của các gà lai địa phương với đàn BA được trình bày ở bảng 3 và 4. Cách tiếp theo Rõ ràng rằng, mặc dù các vấn đề hiện tại đã được giải quyết, SPIP sẽ không đạt được mục đích mà họ đã đề ra. Sau đây là một số gợi ý, mà theo đó chương trình có thể được cải tiến. Chọn gà địa phương Gà địa phương ở Malawi có nhiều hình dạng, kích thước và năng suất khác nhau. Vì vậy cần phải lựa chọn những loại gà có các tính trạng tốt nhất về sản lượng trứng và thịt để lai tạo với gà BA. Các loại gà này sau đó có thể là một phần của quỹ gen cần phải bảo tồn ở mức độ quốc gia. Cũng cần phải đánh giá các giống gà khác như Rhode Island Red và New Hampshire để so sánh với BA. Bảng 3. Trọng lượng cơ thể sống trung bình (g), thu nhận thức ăn/ ngày (g), tỷ lệ thức ăn / tăng trọng (g thức ăn / g tăng trọng) và các chỉ tiêu sản xuất trứng chọn lọc của gà tơ / gà đẻ trứng giữa 8 và 28 tuần tuổi. Kiểu gen Chỉ tiêu BA x BA LC x LC BA x LC LC x BA Trọng lượng trứng lúc 8 tuần tuổi (g) Trọng lượng trứng lúc 28 tuần tuổi (g) Thu nhận thức ăn hàng ngày (8-28 tuần) Tăng trọng hàng ngày (8-28 tuần) Tỷ lệ thức ăn: tăng trọng Tỷ lệ trứng có phôi (%) Tỷ lệ nở (%) Khối lượng thức ăn lúc thành thục giới tính (g) Tuổi thành thục giới 340a 2247a 102a 14a 7,26b 83b 91a 31c 154ab 17c 259b 1668c 85b 10b 8,5a 77c 84b 40a 158a 33a 343a 1859b 88b 11b 8,0a 76c 93a 39a 160a 20b 302b 1802b 88b 11b 8,0a 91a 92a 34bc 153b 24b tính (ngày) Tỷ lệ ngày đẻ trứng (%) BA= Black Austalorp; LC= gà địa phương a-c các chữ cái khác nhau có sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Bảng 4. ảnh hưởng của kiểu gen lên trọng lượng sống trung bình (g), trọng lượng thịt xẻ (g), tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thức ăn: tăng trọng (g/g) của gà mái Kiểu gen Chỉ tiêu BA x BA LC x LC BA x LC LC x BA Trọng lượng sống ở 20 tuần tuổi (g) Trọng lượng thịt 11425a 11711a 2100b 1668b 2183c 1535d 2250b 1580c xẻ (g) Tỷ lệ móc hàm (5) Tỷ lệ thức ăn: tăng trọng 70 5,98b 71 9,95a 70 6,6ab 71 6,56ab BA= Black Australorp; LC= gà địa phương a-c: giá trị trung bình của các chữ cái khác nhau có sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Cung cấp gà BA Cần phải biết rằng không phải tất cả gà được mua, dự án nên tiến hành phân tích thị trường khẩn cấp để xác định nhu cầu thực sự đối với gà BA. Nếu giá 70 K quá cao đối với phần lớn nông dân thì sau đó NLDP nên nghĩ cách để giảm giá. Dự án nên quan tâm việc bán gà con ở 4 tuần tuổi vì thế giá thấp hơn có thể đạt được. Đối với những người quản lý được, việc bán gà con BA một ngày tuổi nên được khuyến khích. Gà 1 ngày tuổi đòi hỏi các thiết bị ấp trứng, dinh dưỡng hợp lý và kiểm soát bệnh tật. Cũng nên khuyên nông dân mua trứng đã thụ tinh, vì những loại trứng này có thể để cho mái địa phương ấp và chúng có thể nuôi con sau đó. Đó là chương trình mở rộng Black Australorp được tiến hành ở một số vùng của Malawi như Mulanje, mà mục đích chính của nó là tăng số trứng BA để sau đó được dùng cho mục đích lai tạo giống. Phân phối gà Một trong những lý do mà các trạm gia cầm không thể bán tất cả gà 6 tuần tuổi là không phải tất cả nông dân có thể đến trạm để mua gà. Vì vậy dự án nên phân phối gà đến tận nông dân trên cơ sở thu hồi vốn. Bằng cách khác, những cán bộ khuyến nông nên lên danh sách những người muốn mua gà BA để cho phép họ kết hợp nguồn của họ và chia sẻ giá vận chuyển. Quản lý gà Nên dạy cho nông dân kỹ thuật nuôi cơ bản trong việc quản lý gia cầm như các nguyên tắc của việc nuôi dưỡng và cho ăn. Nông dân có thể xây dựng chuồng gà bằng các nguyên vật liệu sãn có ở địa phương. Những chuồng trại này phải có mật độ gà thích hợp và thông gió tốt. Phải dạy cho nông dân cách pha trộn thức ăn bổ sung sử dụng các thức ăn sãn có ở địa phương như ngô hạt, đậu. Đây là cách tăng năng suất gà ở điều kiện chăn thả tự nhiên. Các biện pháp phòng chống bệnh tật Bệnh Newcastle là một trong những bệnh chính ảnh hưởng đến gia cầm ở Malawi. Các chiến dịch tuyên truyền tiêm phòng vacxin của các cán bộ khuyến nông vì thế rất cần thiết và nên được tiến hành đều đặn hàng năm. Bởi vì phần lớn vacxin phòng bệnh Newcastle được bán đóng gói 1000 liều/ lọ, nên khuyến khích nông dân tạo thành nhóm để họ có thể chia xẻ giá thuốc. Điều này cũng có thể tiết kiệm được giá ví dụ như phí phân phối. Nên dạy cho nông dân những kỹ năng cơ bản để phòng chống bệnh tật như ví dụ như chuồng trại hợp lý và kiểm soát bệnh ký sinh trùng như thế nào. Tỷ lệ chết thấp có nghĩa là nhiều gà hơn để giết thịt/ bán và tất nhiên, tăng sản lượng trứng. Chương trình lai tạo Nông dân cần được hướng dẫn hợp lý nên tiến hành chương trình lai tạo như thế nào. Bởi vì gà mái BA không ấp trứng của nó, nên khuyến khích nông dân mua gà trống BA để lai tạo với gà mái địa phương. Những nông dân không có gà trống BA nên được khuyến khích để mượn gà trống BA từ những người nông dân khác (chương trình trao đổi gà trống). Các nguy cơ bệnh tật và các biện pháp phòng chống hợp lý cần phải được đưa vào. Khi gà trống địa phương được lai với mái địa phương, trứng thụ tinh từ gà mái BA nên để cho gà mái địa phương ấp ở điều kiện tự nhiên. Cách khác, những nơi có thể, trứng có thể đưa vào ấp nhân tạo. Sử dụng vỏ trấu để ấp hay ấp bằng năng lượng mặt trời nên tiếp tục được khai thác. Ngoài nhiệm vụ để lai tạo cho nông dân, các trạm gia cầm ở Mikolongwe, Bwemba và Choma nên được khuyến khích để tiến hành lai tạo cho chính họ do đó nông dân được mua những con lai chứ không phải gà thuần BA. Điều này đòi hỏi phải nhận biết và chọn lọc những giống gà địa phương có thành tích tốt nhất về các tính trạng mong muốn. Giống lai, phải kết hợp với các đặc tính năng suất đã cải tiến của BA và khả năng thích nghi với điều kiện địa phương từ gà địa phương, để có thể sống sót tốt hơn ở điều kiện địa phương hơn là gà thuần BA. Đánh giá dự án Cũng như các chương trình phát triển khác, cải tiến di truyền gia súc liên quan đến việc lập kế hoạch, áp dụng và đánh giá. SPIP có thể đã lập kế hoạch và đã được ứng dụng nhưng quá trình đánh giá lại không có. Phải cần một sự đánh giá dự án ở mức độ quốc gia do đó những trở ngại ảnh hưởng xấu đến việc áp dụng và sự thành công của dự án có thể nhận biết được. Điều này có thể hy vọng đánh giá chính phủ Malawi thông qua NLDP để chỉ ra những cơ hội để cải tiến, vì vậy có thể thay đổi kế hoạch và sự ứng dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_4855.pdf