Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Cùng với hình thức đào tạo theo tín chỉ ngày càng phổ biến ở các trường đại học

và cao đẳng trong cả nước thì vai trò người giáo viên làm công tác cố vấn học tập

(CVHT) đã hình thành đang ngày một cần thiết hơn. CVHT là người tư vấn và hỗ trợ

học sinh sinh viên (HSSV) phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù

hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi

thành tích học tập của HSSV nhằm giúp HSSV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một

lựa chọn đúng trong quá trình học tập. Có thể nói rằng CVHT có vai trò then chốt

trong mối quan hệ nhà trường với HSSV giúp HSSV thành công trong học tập.

Cố vấn học tập - Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một nhiệm vụ quan trọng

nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo - quản lý học sinh sinh viên trong đào tạo tín chỉ.

Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học

tập của HSSV, giúp cho HSSV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo,

nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào

tạo, phương pháp học tập từ đó chọn lựa được chương trình kế hoạch học tập phù hợp

với sức học và hoàn cảnh cá nhân, tự tìm ra các biện pháp khắc phục các khó khăn

xuất hiện khi mới bước vào các trường cao đẳng, đại học.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Phạm Anh Nga1 1. Đặt vấn đề Cùng với hình thức đào tạo theo tín chỉ ngày càng phổ biến ở các trường đại học và cao đẳng trong cả nước thì vai trò người giáo viên làm công tác cố vấn học tập (CVHT) đã hình thành đang ngày một cần thiết hơn. CVHT là người tư vấn và hỗ trợ học sinh sinh viên (HSSV) phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của HSSV nhằm giúp HSSV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập. Có thể nói rằng CVHT có vai trò then chốt trong mối quan hệ nhà trường với HSSV giúp HSSV thành công trong học tập. Cố vấn học tập - Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo - quản lý học sinh sinh viên trong đào tạo tín chỉ. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của HSSV, giúp cho HSSV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được quy chế, chương trình đào tạo, phương pháp học tập từ đó chọn lựa được chương trình kế hoạch học tập phù hợp với sức học và hoàn cảnh cá nhân, tự tìm ra các biện pháp khắc phục các khó khăn xuất hiện khi mới bước vào các trường cao đẳng, đại học... 2. Thực trạng công tác cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng 2.1. Vai trò của CVHT đối với HSSV Trước tiên cần phải khẳng định rằng giáo viên CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi giáo viên CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường và HSSV; là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc làm cho HSSV, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập. Trong quá trình học tập tại trường của HSSV, CVHT có vai trò là cầu nối giữa nhà trường và HSSV; là người đại diện của nhà trường thực hiện công tác quản lý HSSV, đảm nhận vai trò là người tư vấn, trợ giúp HSSV trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học; là người giúp học sinh đề đạt yêu cầu, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với Nhà trường CVHT giúp HSSV căn cứ vào khả năng của bản thân sinh viên , điều kiện kinh tế của gia đình để có một kế hoạch học tập và mục đích cụ thể và lâu dài ngay từ đầu 1 GV - khoa Kỹ thuật Công nghệ, trường Đại học Phạm Văn Đồng 63 năm thứ nhất: Xác định học trong thời gian mấy năm, tập trung vào thời gian nào? Khắc phục những khó khăn của bản thân: mạnh dạn gặp gỡ giáo viên cố vấn học tập, người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ. Mặt khác, CVHT là người tư vấn và hỗ trợ HSSV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của HSSV nhằm giúp HSSV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; Quản lý, hướng dẫn chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của HSSV. Qua đó, vai trò của CVHT được thể hiện rõ hơn, kiểm soát được tiến độ học tập của lớp mình quản lý và góp phần không nhỏ vào việc quản lý của Khoa ngành đào tạo và Nhà trường. 2.2. Chức năng của CVHT đối với HSSV - Tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HSSV. - Giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HSSV. - Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội. * Xác định đúng vai trò, chức năng của giáo viên CVHT sẽ giúp xây dựng hệ thống các nhiệm vụ của người giáo viên CVHT phù hợp với bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó, giáo viên CVHT có những nhiệm vụ sau: - Hướng dẫn HSSV nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định về đào tạo của trường; - Tư vấn cho HSSV về chương trình đào tạo: mục tiêu, nội dung,; đồng thời, tư vấn cho sinh viên chọn ngành nghề phụ; - Tư vấn cho HSSV cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của từng HSSV; - Hướng dẫn HSSV đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập đã lập; - Tư vấn cho HSSV về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; - Hướng dẫn cho HSSV tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học; - Tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho HSSV; - Giúp đỡ HSSV giải quyết những khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa học. 64 2.3. Thực trạng công tác cố vấn học tập ở trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng Từ năm học 2012-2013, Trường Đại học Phạm Văn Đồng bắt đầu chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hơn hai năm qua, hoạt động của CVHT đã thu nhận được một số kết quả đáng kể tuy nhiên vẫn còn thiếu tính đồng bộ, chưa đạt được yêu cầu mong muốn. Trước đây, GVCN chỉ làm công tác quản lý HSSV, phổ biến các quy chế, quy định, thông báo của nhà trường, quan tâm đến đời sống tinh thần của HSSV... Khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, ngoài các chức năng trên CVHT có trách nhiệm nặng nề hơn rất nhiều, có liên quan mật thiết đến quá trình và kết quả học tập của từng HSSV. Trong quy định về công tác GVCN - CVHT (Quyết định số 241/QĐ- ĐHPVĐ ngày 01/4/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng, điều 7, chương III đã quy định hai nhiệm vụ chính của giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập). Thứ nhất: nhiệm vụ của GVCN - CVHT trong công tác quản lý HSSV. Thứ hai: nhiệm vụ của GVCN - CVHT trong công tác tư vấn, trợ giúp HSSV trong học tập, NCKH, định hướng nghề nghiệp. Ở nhiệm vụ thứ nhất, lâu nay chúng ta đã làm và làm rất quen thuộc, thuần thục và ai cũng có thể đảm nhận; nhưng ở nhiệm vụ thứ hai không phải giáo viên nào cũng có thể đảm nhận và hoàn thành tốt. Mặc khác, vì lý do khách quan, một số giáo viên làm công tác CVHT không cùng chuyên ngành với lớp chủ nhiệm nên chắc chắn rằng sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ thứ hai. Thực tế, tại trường, công việc CVHT chưa được coi trọng. Nhiều giáo viên được phân công làm CVHT đang quá tải về nhiệm vụ (số giờ dạy quá nhiều, không còn đủ thời gian để làm công tác CVHT cho HSSV); thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhiệt tình trong công tác CVHT; ít quan tâm đến HSSV. Một số giáo viên được phân công nhiệm vụ CVHT là những giáo viên trẻ mới tham gia giảng dạy, chưa nắm bắt hết nhiệm vụ của CVHT và các quy định có liên quan đến hình thức đào tạo theo tín chỉ để cố vấn cho HSSV một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, HSSV chưa quen với phương pháp học tập mới, còn quá thụ động, không chủ động trao đổi với CVHT để được tư vấn. Vì vậy, cần quan tâm nhiều đến công tác CVHT vì CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và rèn luyện của HSSV. 3. Giải pháp nâng cao vai trò của CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ Với vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng và sự thành công 65 của HSSV. Do đó cần chú trọng quan tâm, cải tiến hoạt động của CVHT nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ tư vấn HSSV trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. 3.1. Về phía nhà trƣờng Nhà trường cần phải tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp đầy đủ những tài liệu cần thiết cho công tác CVHT của giáo viên, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác CVHT... Có như vậy thì chất lượng của GVCN - CVHT sẽ được nâng cao. Khi phân công công tác CVHT nhà trường nên chọn những giáo viên là người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nắm bắt được tổng thể chương trình đào tạo để có thể tư vấn cho HSSV. Hạn chế thay đổi CVHT sau mỗi năm học vì việc theo HSSV suốt khóa học sẽ tạo điều kiện cho CVHT nắm vững tình hình, thực trạng học tập của lớp, điều kiện, sức học và tâm lý của HSSV. Trường cần tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác CVHT để rút ra kinh nghiệm và tăng cường trách nhiệm của công tác CVHT. Trong công tác đánh giá cần lưu ý đến ý kiến từ HSSV để kết quả đánh giá được thuyết phục. Sau kiểm tra đánh giá cần có phê bình và khen thưởng hợp lý. Phần lớn HSSV hiện nay không nắm được quy chế đào tạo, mặc dù nhà trường đã phổ biến trong tuần sinh hoạt công dân. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức ban hành, cấp cho HSSV sổ tay trong đó có các thông tin liên quan đến chương trình, quy chế đào tạo, quy định nhiệm vụ của CVHT... giúp HSSV tra cứu các thông tin khi cần và có thể khai thác được sự hỗ trợ của CVHT. Cần đưa các câu hỏi có nội dung về CVHT để HSSV viết bài thu hoạch trong tuần sinh hoạt công dân. Quy định rõ thời gian tối thiểu bắt buộc người làm công tác CVHT để trao đổi với HSSV của lớp mình làm cố vấn. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất khi CVHT có nhu cầu, vì có những vấn đề mà CVHT cần phải sử dụng đến phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm, xưởng thực hành để giải quyết các thắc mắc của HSSV. Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của GVCVHT, nhà trường cần thiết phải xây dựng quy trình công tác CVHT một cách khoa học, đồng thời, phải tổ chức lại công tác chủ nhiệm lớp, tách biệt với công tác CVHT. Đặc biệt, tăng cường vai trò của Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trong việc tư vấn cho HSSV về các thủ tục hành chính, các vấn đề về đời sống học đường thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua e-mail đồng thời công khai hóa một cách đầy đủ các thủ tục liên quan 66 đến sinh viên và hướng dẫn chi tiết trên website để sinh viên dễ dàng thực hiện nhằm giảm bớt nhiệm vụ cho GVCN lớp. Trách nhiệm của CVHT là rất lớn trong đào tạo theo học chế tín chỉ, vì vậy nhà trường cũng cần phải quan tâm hơn đến quyền lợi của người làm công tác CVHT. 3.2. Về phía giáo viên làm công tác CVHT Mỗi người làm công tác CVHT cần có sự nhiệt tình, có trách nhiệm và phải yêu thích công tác CVHT. Cần nắm rõ chức năng nhiệm vụ của người làm công tác CVHT và không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng CVHT. Cần quan tâm, theo dõi để nắm rõ năng lực học tập, cũng như tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của mỗi HSSV để có đủ thông tin về mỗi HSSV mới có thể chia sẻ, động viên, khuyến khích, tư vấn cho HSSV để HSSV phát triển trong học tập, nghiên cứu cũng như phát triển kỹ năng mềm. Mỗi CVHT nên có sổ tay HSSV để lưu trữ sơ yếu lý lịch (thông tin quê quán, gia đình, địa chỉ, điện thoại liên lạc) cùng các chi tiết đặc biệt của mỗi cá nhân HSSV. Chẳng hạn, CVHT ngay từ ngày gặp lớp có thể yêu cầu HSSV "tự bạch" về tính cách bản thân, thành tích, sức học, ước mơ, định hướng nghề nghiệp trong tương lai để tạo sự hiểu biết cho những quan hệ lâu dài. Thường xuyên cập nhật từ ban cán sự lớp tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, ước vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho những HSSV khó khăn cũng như biện pháp quản lý đối với HSSV bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội Hướng dẫn HSSV tìm hiểu về qui chế đào tạo, khung chương trình đào tạo, tư vấn, hướng dẫn HSSV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh của từng HSSV. Cần phối hợp với các giảng viên bộ môn để nhờ họ giải quyết các vấn đề mà HSSV cần được giải đáp mà vượt ra khỏi chuyên môn, hiểu biết của mình. Mỗi CVHT nên tạo ra cho mình trang web cá nhân thuận tiện trong việc CVHT cũng như chia sẽ kinh nghiệm của mình. Khuyến khích HSSV trao đổi với CVHT qua email, trang web cá nhân. Bắt buộc HSSV phải tự đọc các văn bản, qui định có liên quan đến HSSV vì một CVHT không thể hiểu và nhớ hết các qui định. Phải hướng dẫn các HSSV nên tìm kiếm thông tin ở đâu, hỏi ai. Rất nhiều HSSV không có thói quen đọc văn bản mà chỉ 67 biết hỏi để được nghe trả lời. Trong vấn đề này, nhiều việc nếu những HSSV chịu đọc kỹ các văn bản, các qui định thì mọi thứ đã rõ ràng, không cần hỏi nữa. Nhanh chóng phản hồi các vấn đề liên quan đến công tác CVHT nằm ngoài khả năng giải quyết của mình đến các cấp có thẩm quyền giải quyết,.... 3.3. Về phía học sinh sinh viên Bản thân mỗi HSSV phải có ý thức, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Hợp tác tích cực với CVHT. Chủ động tìm hiểu và nắm rõ các văn bản, qui định có liên quan đến HSSV: Khung chương trình đào tạo; Qui chế đào tạo; Chức năng, nhiệm vụ của CVHT,... để tránh trường hợp vấn đề gì cũng nhờ đến sự trợ giúp của CVHT, làm cho CVHT quá tải trong công tác CVHT. Chủ động trao đổi, xin ý kiến của CVHT khi có những vấn đề cần được giải đáp tư vấn. Ban cán sự lớp phải trợ giúp cố vấn học tập, giúp đỡ HSSV trong lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, sinh hoạt và rèn luyện. phản ánh kịp thời các thông tin cần thiết đến CVHT để CVHT sớm có hướng giải quyết. HSSV cần tin tưởng, xem CVHT như một người thân trong gia đình, để có thể chia sẽ mọi tâm tư nguyện vọng của mình để từ đó CVHT có cơ sở lựa chọn hướng giải quyết hợp lý hơn từng cá nhân HSSV. 4. Kết luận Nâng cao vai trò của người làm công tác CVHT là rất cần thiết trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Qua hoạt động cố vấn cho HSSV, CVHT nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, khó khăn, hạn chế, ước vọng của HSSV để từ đó có những đề xuất với nhà trường các biện pháp hỗ trợ cho HSSV cũng như biện pháp quản lý đối với HSSV bị chi phối bởi các vấn đề phức tạp của xã hội. Tuy nhiên, để người làm công tác CVHT phát huy được vai trò của mình và người học khai thác được CVHT để giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tại trường đòi hỏi phải có sự thay đổi, cố gắng và phát huy từ tất cả các phía như nhà trường, CVHT và HSSV nhằm nâng cao chất lượng bậc Cao đẳng, Đại học, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, bắt kịp với trình độ phát triển của Thế giới. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức Ngọc, Nguyễn Văn Nhã, TL tập huấn Chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, Quảng Ngãi, tháng 5/2012. 2. Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ kèm theo Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT. 3. Trần Kim Định, Vai trò của cố vấn học tập, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. 4. ThS. Nguyễn Ngọc Dung, Đào tạo theo học chế tín chỉ, Nhìn từ góc độ đổi mới cách dạy..., Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. 5. Lại Ngọc Khánh, Một số ý kiến đóng góp xung quanh hoạt động của cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_vai_tro_cua_co_van_hoc_tap_trong_dao_tao_theo_hoc_c.pdf
Tài liệu liên quan