Nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua hình thức tập luyện câu lạc bộ thể thao ngoại khóa theo sở thích

Thể chất, sức khỏe của con n ười là vấn đề mà tất c c ún ta đều

quan tâm. Đặc biệt, lứa tuổi thanh niên, sinh viên - lứa tuổ lao động tạo ra của c i

vật chất cho xã hội lại càng ph i có sự chú trọn đún mức. Hiện nay, có rất nhiều

hình thức để nâng cao thể chất c o S n v ên. Tron đó, ìn t ức tập luyện trong các

Câu lạc bộ thể thao ngoại khóa theo sở thích là một trong những hình thức đem lại

hiệu qu cao song song với tập luyện c ín k óa tron trường. Việc áp dụng hiệu qu

hình thức kết h p này sẽ mang lại nhiều kết qu thiết thực góp phần nâng cao thể chất

cho tầng lớp “vàn ” vô cùn rộng lớn của xã hội này.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một thông qua hình thức tập luyện câu lạc bộ thể thao ngoại khóa theo sở thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 NÂNG CAO THỂ LỰC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÔNG QUA HÌNH THỨC TẬP LUYỆN CÂU LẠC BỘ THỂ THAO NGOẠI KHÓA THEO SỞ THÍCH ThS. Nguyễn Nhất Duy Trung tâm Đào tạo Kiến Thức Chung Tóm tắt: Thể chất, sức khỏe của con n ười là vấn đề mà tất c c ún ta đều quan tâm. Đặc biệt, lứa tuổi thanh niên, sinh viên - lứa tuổ lao động tạo ra của c i vật chất cho xã hội lại càng ph i có sự chú trọn đún mức. Hiện nay, có rất nhiều hình thức để nâng cao thể chất c o S n v ên. Tron đó, ìn t ức tập luyện trong các Câu lạc bộ thể thao ngoại khóa theo sở thích là một trong những hình thức đem lại hiệu qu cao song song với tập luyện c ín k óa tron trường. Việc áp dụng hiệu qu hình thức kết h p này sẽ mang lại nhiều kết qu thiết thực góp phần nâng cao thể chất cho tầng lớp “vàn ” vô cùn rộng lớn của xã hội này. Từ khóa: nâng cao thể chất, câu lạc bộ, ngoại khóa, thể thao tự chọn 1. Đặt vấn ề Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, trước hết là nâng cao sức khoẻ và thể lực, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh. Hoạt động TDTT tạo cho con người có vóc dáng khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái, chống mệt mỏi, bệnh tật và tạo sự hăng hái cho con người [1]. Do vậy, trong các nghị quyết Đại hội Đảng luôn khẳng định vị trí, vai trò của GDTC và TDTT trường học: góp phần đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lại của đất nước phát triển toàn diện cả “Đức – Trí - Thể - Mỹ”. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã nêu rõ: “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân” và “Đầu tư cho thể dục, thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước”[6]. Muốn đất nước giàu mạnh, phải có con người khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Trong đó, việc chăm lo cho con người phát triển về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội. TDTT trường học là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục đào tạo, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt nhằm mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đó là những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GDTC là bộ phận góp phần giáo dục toàn diện cho xã hội, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác trong rèn luyện thân thể, lao động sản xuất và cả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc[3]. Do đó, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên GDTC, tạo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học các cấp. GDTC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh, sinh viên. Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất và là kim chỉ nam xuyên suốt từ 52 tiểu học đến THPT và CĐ – ĐH. Vì vậy, việc xây dựng chương trình môn học GDTC phải luôn có tính khả thi, luôn luôn phù hợp với chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, giới tính, với sức khỏe và thể lực của học sinh, sinh viên. Đồng thời, mở rộng quyền chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục trong quá trình thực hiện, là xu thế phát triển tất yếu của giáo dục Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 [4]. Trong đó, các hoạt động TDTT ngoại khóa như tập luyện theo câu lạc bộ thể thao tự chọn theo sở thích trong các nhà trường hoặc ngoài trường có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả của công tác GDTC, nâng cao thể lực cho SV. Nó bổ sung, hỗ trợ cho giờ học chính khóa, do giờ học chính khóa còn nhiều vấn đề hạn chế như: lớp đông, thời gian ít, dụng cụ, sân bãi không đáp ứng, khả năng ham thích hoặc đam mê không đúng nhu cầu của người học... Đây chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. 2. N i dung 2.1. Thực trạng giảng dạy GDTC tạ á trƣờn Đại học Giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu của giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, thể lực của SV có vị trí quan trọng nhằm chuẩn bị sức khỏe cho người lao động tương lai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung cơ bản của công tác GDTC trong hầu hết các trường học là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động cần thiết, kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao lựa chọn thích hợp[5]. Từ đó, giúp các em có khả năng sử dụng các phương tiện để tự tập luyện nhằm rèn luyện thân thể và cũng có thể tuyên truyền các hoạt động TDTT rộng khắp trong cộng đồng, góp phần duy trì, củng cố và nâng cao trình độ thể lực cũng như sức khỏe của bản thân. Giúp cơ thể các em phát triển hài hòa, cân đối và đạt những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo yêu cầu. Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên ở tất cả các bậc học, với mục đích nâng cao trình độ sư phạm cho các giáo viên thể dục. Trong quá tình đổi mới về công tác thiết bị dạy học bộ môn, Bộ GD&ĐT đã thực hiện chủ trương khuyến khích giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học GDTC từ cấp trường. Công tác giáo dục thể chất trong các trường học được thực hiện ngày càng đa dạng, phong phú với những nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường ở từng địa phương...Như ngoài việc tham gia các đại hội dành cho học sinh, sinh viên huyện, quận, thành phố, ngành Giáo dục và Đào tạo còn tổ chức, phối hợp tổ chức nhiều sân chơi dành cho học sinh, sinh viên như: Hội khoẻ Phù Đổng, Đại hội sinh viên toàn quốc, Đại hội sinh viên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thi nghiệp vụ sư phạm văn nghệ thể thao các trường sư phạm toàn quốc, Hội thi Văn hoá thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc.... Bên cạnh đó, hệ thống chế độ, chính sách đối với giáo viên thể dục còn nhiều bất cập, chồng chéo, không thống nhất giữa các cơ quan ngang bộ, giữa Bộ và văn bản quy định của các cơ sở giáo dục. Nội dung kỹ thuật nhiều môn thể thao trong chương trình còn mang xu hướng nặng nề, cầu toàn, có nhiều kỹ thuật quá khó không phù hợp với đặc điểm sức khoẻ, tâm sinh lý lứa tuổi của SV. Nhiều nơi, giờ học thể dục vẫn còn mang tính hình thức, SV tham gia với tâm thế bị bắt buộc, gượng ép. CSVC kỹ thuật phục vụ công tác GDTC trong trường học (nhà tập, sân tập, sân chơi, bể bơi, 53 dụng cụ tập luyện) nhìn chung còn thiếu và yếu, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núiMột số cơ sở Giáo dục đại học (GDDH) còn đang trong giai đoạn thuê mượn phòng ốc, nhà tập, dụng cụ nên việc học GDTC và tập luyện TDTT ngoại khóa gặp nhiều khó khăn. Không thu hút sự ham thích tập luyện TDTT trong sinh viên. Tóm lai, thực trạng trên cho thấy, chất lượng GDTC chính khóa trong trường còn thấp, giờ dạy GDTC còn đơn điệu, thiếu sinh động. Hơn nữa, nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục. Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khỏe về thể chất sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương xứng [2]. 2.2. Đ n ơ m t í tập luyện Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học đều công nhận rằng tập luyện thể thao đem lại nhiều hiệu quả thiết thực đến cơ thể như cải thiện trí nhớ, làm chậm xuất hiện các thoái hóa thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, stress, chống trầm cảm, giảm chứng mệt mỏi trong khi làm việc, tăng ham muốn tình dục, giúp trẻ hóa não bộ, tăng cường tuổi thọ SV là thế hệ nhạy bén, năng động, tiếp cận nhanh cái mới và cập nhật thông tin rất tốt. Thế nên, tất cả họ đều biết được rằng tập luyện TDTT ảnh hưởng tốt đến sức khỏe và khả năng học tập của họ ở giảng đường. Mặc dù vậy, vì nhiều lý do, thời gian SV dành cho tập luyện thể thao tương đối thiếu trong khi thời gian dành cho học hành, thi cử hầu hết chỉ tập trung vào giai đoạn cuối của học kỳ. Khi được hỏi về vấn đề ham thích tập luyện một môn thể thao thì hầu hết SV đều có môn thể thao yêu thích cho riêng mình chỉ có điều họ “không thể” có thời gian cho việc tập. Từ vấn đề này, chúng ta có thể thấy việc sắp xếp thời gian của SV không hợp lý. Họ thụ động và dành thời gian vào việc giải trí khác mà không phải là thể thao. Mặc khác, hiện nay, với lối sống ít vận động, dành thời gian nhiều cho máy tính hoặc thiết bị di động dán mắt vào màn hình hay ngồi ì một chỗ đang ngày càng phổ biến trong đại bộ phận người dân nước ta, gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên làm công việc văn phòng, lười vận động còn là nguyên nhân của những chứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress thường xuyêndẫn đến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hoạt động thể lực ngày càng ít đi, SV càng trở nên lười nhác hơn. Thể lực giảm sút là vấn đề tất yếu nếu không muốn nói là bệnh tật rình rập quanh ghế ngồi. Việc học GDTC trong tường theo chương trình thông thường 01 buổi/ tuần (có thể nhiều hơn ở nhiều trường khác nhau) chỉ đủ cho các em tiêu hao năng lượng của hôm đó. Năng lượng dư thừa tích lũy trước đó chưa có cơ hội để tiêu hao huống hồ phát triển thể lực lên mức độ cao hơn. Như thế, động cơ xuất phát từ bản thân SV rất ít chỉ một bộ phận, đại bộ phận còn lại chỉ thích ở yên trong phòng và bình luận thế giới thông qua cửa sổ hoặc lăng kính mạng xã hội mà không thích hoạt động dấn thân, trải nghiệm thực tế để kiểm chứng các công trình nghiên cứu khoa học về sức khỏe đã công bố. Động cơ còn lại là ở GV, tuy vậy trong nhiều trường hợp GV chỉ làm tốt được mặt trực tiếp tức là gây hứng thú trên lớp và trong giờ học, còn sau đó việc các em có tự tập hay không thì rất khó để biết. Và SV nghĩ rằng chỉ cần tập tốt trên lớp là có đủ sức khỏe, đủ thể lực để làm việc rồi, cần gì phải tập thêm Do vậy việc đề xuất ra các câu lạc bộ thể thao theo sở thích là hợp lý nhằm hướng đến mục đích cao hơn là tập luyện suốt đời để duy trì sức khỏe và nâng cao tuổi thọ. 2.3. M t số biện pháp nâng cao thể lực cho sinh viên Trong các công trình nghiên cứu về thể lực, chủ yếu các tác giả nghiên cứu một mảng nhỏ SV mà thông thường là đội tuyển trường ở một số môn như: Sức mạnh 54 (SM) tốc độ Judo Th.S Nguyễn Thị Hương Thủy(2009), SM tốc độ Karatedo Th.S Vũ Xuân Phương (2010), SM tốc độ Bóng chuyền (2014) ThS. Phan Thành Biên Hùng Còn về thể lực chung cho SV thì các công trình cũng chỉ chọn đại diện mà không bao quát hết tất cả SV các trường và vấn đề thể lực cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ bộ. Tập luyện thực sự có hiệu quả khi nó xuất phát từ ham muốn cá nhân người tập. Việc của GV là cho người tập thấy được lợi ích thiết thực của việc tập luyện mang lại trên thực tế mà minh chứng cụ thể nhất chính là thể hình của GV. Tuy nhiên, ở mặc này, một số GV vì đã thoát khỏi giai đoạn huấn luyện chuyển sang giai đoạn huấn luyện lực lượng kế cận đã không còn duy trì nếp cũ nên “body” đã không còn “chuẩn” như trước. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến niềm tin của SV về tập luyện thể thao thường xuyên. Giải quyết việc này GV phải chuẩn bị các minh chứng, công trình khoa học, hình ảnh của những VĐV vẫn còn trong giai đoạn huấn luyện cung cấp cho sinh viên nhằm củng cố niềm tin. GV cũng nên chia sẻ những video tạo động lực về cải thiện vóc dáng, nâng cao thể lực từ không có “múi” sang có “múi”, từ mập sang ốm hoặc từ ốm sang mập Để cải thiện thể lực chung của SV toàn trường, cần có sự vào cuộc của Ban giám hiệu về những tiêu chuẩn rèn luyện ngay từ đầu khóa học để SV rèn luyện, tích lũy. Và buổi đánh giá này sẽ tiến hành theo từng năm để đảm bảo rằng các em có tập luyện thường xuyên. Điều này tốt cho SV, nhà tuyển dụng sau này và thậm chí tốt cho quốc gia dân tộc. Nếu nhà trường vẫn chưa có nhu cầu nâng cao thể lực chung cho SV toàn trường thì hình thức Câu lạc bộ thể thao ngoại khóa vẫn là lựa chọn hợp lý cho SV thực sự ham thích tập luyện thể thao vì đam mê. 2.4. Nâng cao thể lực cho sinh viên thông qua hình thức tập luyện câu lạc b thể thao ngoại khóa Nếu đã là đam mê thì không gì có thể ngăn cản con người ta khắc phục khó khăn để chinh phục mục tiêu. Nếu đã là sở thích thì cho dù có trở ngại vẫn có cách để luyện tập đạt hiệu quả. Chính vì lý do tập nội khóa không đủ thời lượng, lớp học đông, dụng cụ lại thiếu nên hình thức tập ngoại khóa là hình thức được đa số SV quan tâm. Nhằm giảm tải cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, các Câu lạc bộ thể thao ngoại khóa ra đời và đã được xã hội hóa ở một số trường. SV có thể tập trong trong trường lẫn ngoài trường. Nếu tập trong trường, hệ thống Câu lạc bộ sẵn có, đội ngũ GV có chuyên môn thêm vào đó hình thức xã hội hóa nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy, huấn luyện ngoại khóa đạt hiệu quả cao hơn. Việc hoạt động CLB giúp gia tăng mối quan hệ, tạo lòng tin ở SV đối với GV. Học ở Câu lạc bộ thì tính tự giác, tích cực tập luyện của SV rất cao, rất dễ hoàn thành nội dung của kế hoạch giảng dạy và như thế thể lực cũng từng bước hoàn chỉnh theo yêu cầu. Nếu SV tập ngoài trường là điều quá tốt vì khi đó ý thức của SV đã đạt đến trình độ cao, SV ý thức được việc tập luyện là cần thiết với bản thân, phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội. Môn GDTC ở một bộ phận không nhỏ SV thường xem nhẹ, SV nghĩ rằng học chỉ để qua môn nên không đầu tư nhiều và có tâm lý lơ là. Một số trường đào tạo theo học chế tín chỉ (trường Đại học Thủ Dầu Một) cho phép các em SV Tham gia học GDTC thực hành ngoài trường thông qua hình thức tập Câu lạc bộ thể thao như thể hình, yoga, aerobic, bơi lội SV phải tập tối thiểu một thời gian nhất định, có giấy xác nhận cũng như biên lai đóng tiền của thời gian quy định 03 hoặc 06 tháng sẽ được miễn học thực hành GDTC trong trường. Sau thời gian tập luyện SV nộp đủ các giấy tờ trên, thực hiện động tác đã tập (theo yêu cầu) do GV trường đưa ra, nếu không thực 55 hiện được hoặc thực hiện không đúng SV sẽ bị hủy kết quả trong giấy xác nhận đồng nghĩa với việc không đạt kết quả GDTC. Các CLB ra đời nhằm tạo điều kiện cho các bạn SV tham gia, phục vụ cho hoạt động bề nổi của nhà trường nên chủ yếu những môn có tổ chức giải thì các bạn tham gia nhiều còn các môn ít hoặc không tổ chức giải thường ít được lưu tâm. Ngoài ra, việc tập luyện thể thao gắn với việc thay thế phần thực hành như “nắng hạn gặp mưa rào” cho những bạn SV lười nhác. Chỉ cần đóng tiền cho CLB theo yêu cầu nhà trường và đi tập vài ngày/tháng là qua môn. Tuy nhiên, nếu SV tập thực sự thì hiệu quả về thể lực sẽ vượt xa rất nhiều so với tập luyện chính khóa trong nhà trường. 3. Kết luận Thông qua tham luận, tác giả có một số kết luận: - Việc hình thành các CLB thể thao ngoại khóa song song với giờ chính khóa là cần thiết để SV có nhiều cơ hội tập luyện nâng cao thể lực. - Các CLB trong trường hoạt động sẽ hiệu quả hơn các CLB bên ngoài về đánh giá thể lực SV theo quá trình. - Nhà trường có thể cho SV tích lũy thể lực bên ngoài để thay thế cho học phần GDTC trong trường nhưng phải thể hiện chuyên môn cao hơn và có kiểm tra lại để đảm bảo việc học bên ngoài có hiệu quả tránh tiêu cực. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bác sỹ Ái Thủy, 9 l i ích tuyệt vời của luyện tập thể t ao đối với sức khỏe não bộ, https://suckhoedoisong.vn/9-loi-ich-tuyet-voi-cua-luyen-tap-the-thao-doi-voi- suc-khoe-nao-bo-n123057.html, truy cập 29/06/2019. [2]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục t ể c ất và t ể thao trong ọc sinh sinh viên: t ực trạn và pháp, truy cập ngày 29/06/2019. [3]. Phan Thành Biên Hùng (2014), Nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng chuyền nam trường đại học Thủy Lợi, Luận văn Thạc sĩ, trường ĐHTDTT. [4]. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý ọc p t tr ển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2002), Lý luận và p ươn p p TDTT, NXB TDTT H Nội. [6]. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 01 tháng 12 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 [7]. Văn bản 531/ĐHTDM-ĐTDH ngày 26/09/2017 về việc tổ chức dạy và học GDTC-GDQP&AN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_the_luc_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_thu_dau_mot_th.pdf
Tài liệu liên quan