Nâng cao nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là vấn đề mang tính toàn cầu và được đề cập t ừ thế kỷ XV. Tuy nhiên, từ

nhận thức đến hành động vẫn là một khoảng cách không nhỏ. Dù Đảng và Nhà nước ta

luôn quan tâm, nhưng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại trong xã hội. Một trong các

nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là ở yếu tố văn hóa. Sinh viên trên địa bàn Hà

Nội đế n từ các vùng miề n trong cả nước. Họ là đối tượng sẽ bước vào hôn nhân, môi

trường công tác, và các hoạt động xã hội nên có vai trò quyết định thực hiện bình đẳng

giớ i. Do ít chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo nên nhận thức của sinh viên về vấn đề

này có nhiều thay đổi tích cực. Từ việc khảo sát lấy ý kiế n đại diện sinh viên 4 trường đại

học, nhóm nghiên cứu mong muốn đưa t ư tưởng bình đẳng giới đến những người được

phỏng vấn, đồng thời bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của

sinh viên về vấn đề này

pdf5 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ngô Ánh Hồng, Hoàng Trâm Anh*, Nguyễn Như Đạt, Lê Thị Uyên Linh, Ngô Bình Dương Trường Đại học Văn hóa Hà Nội *Tác giả liên lạc: htramanh@gmail.com (Ngày nhận bài: 06/03/2017; Ngày duyệt đăng: 08/05/2017) TÓM TẮT Bình đẳng giới là vấn đề mang tính toàn cầu và được đề cập t ừ thế kỷ XV. Tuy nhiên, từ nhận thức đến hành động vẫn là một khoảng cách không nhỏ. Dù Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, nhưng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại trong xã hội. Một trong các nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là ở yếu tố văn hóa. Sinh viên trên địa bàn Hà Nội đế n từ các vùng miề n trong cả nước. Họ là đối tượng sẽ bước vào hôn nhân, môi trường công tác, và các hoạt động xã hội nên có vai trò quyết định thực hiện bình đẳng giớ i. Do ít chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo nên nhận thức của sinh viên về vấn đề này có nhiều thay đổi tích cực. Từ việc khảo sát lấy ý kiế n đại diện sinh viên 4 trường đại học, nhóm nghiên cứu mong muốn đưa t ư tưởng bình đẳng giới đến những người được phỏng vấn, đồng thời bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này. Từ khóa: Bình đẳng giới, sinh viên, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. ENHANCE THE STUDENT'S AWARENESS OF GENDER EQUALITY Ngo Anh Hong, Hoang Tram Anh*, Nguyen Nhu Dat, Le Thi Uyen Linh, Ngo Binh Duong Hanoi University Of Culture *Corresponding Author: htramanh@gmail.com ABSTRACT Gender equality is a global problem and is mentioned in the XV Century. However, from awareness to action is still a significant gap. Although the Party and State always interested but gender inequality still exists in society. One of the root causes of this problem is the cultural factor. Students in Hanoi came from all regions of the country. They are objects will enter the marriage, work environment, and social activities so they should be implemented decisive role of gender equality. Because the students are less influenced by Confucianism, their awareness of this issue has many positive changes. From the opinion survey represents 4 college students, my team wants to bring gender equality ideology to those who were interviewed, at the same time initially proposed some measures to raise the students’s awareness of this issue. Keywords: Gender equality, student, Hanoi University Of Culture. TỔNG QUAN Trong nhi ều thế kỷ, s ự bất bình đẳng giới đã bó hẹp vai trò của ngườ i phụ nữ khiến họ mất đi rất nhiều quyền con người cơ bản. Trải qua hàng trăm năm nhen nhóm và đấu tranh với ba cột mốc quan trọng gồm Công ước CEDAW (1979), Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (1995) và Tuyên bố Thiên niên kỷ (2000) giúp bình đẳng giới chính thức được toàn cầu công nhận. Hiế n pháp đầ u tiên của nước Việt Nam dân chủ C ộng hòa năm 1946 cũng thể hiện rất rõ quan điểm nhất quán, xuyên suốt về thúc đẩy bình đẳng giới. Dù đạt được nhiều thành tựu như ng không thể bỏ qua một thực tế rằng vấn đề 2 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 bình đẳng giới ở Việ t Nam vẫn còn rất nhiều thách thức. Với nền tảng là tri thức khoa học, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ trở thành lực lượng quyết định trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới. Việc nghiên cứu về bình đẳng giới nhen nhóm từ thế kỷ XV bởi nhà văn người Pháp Christine De Pisan. Từ thế kỷ XVII – XVIII, nước Anh ngày càng xuất hiện nhiều công trình khoa học về nữ quyền và giới mà tiêu biểu là cuốn “A vindication of the rights of women” (Một sự bênh vực cho quyền của phụ nữ) của tác giả Mary Wollstonecraft (1759 - 1797) xuất bản năm 1792, hay cuốn “The subjection of women” (Sự áp bức phụ nữ) của John Stuart Mill và vợ ông là Harriet Taylor xuất bản năm 1896 là sự tranh luận theo hướng tự do cổ điển cho quyền bình đẳng phụ nữ. Đến cuối thế kỷ XX, thế giới ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về giới ở mọi góc độ và khía cạnh khác nhau, phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung như “Feminist and anti feminist perspectives” (Quan điểm về phụ nữ và chống nữ quyền) của Janet Sayer, cuốn “Tương lai của gia đình” do các Giáo sư, tiến sĩ xã hội học Charles L.Jones, Lorne Tepperman, Susannah J.Wilson biên soạn,... Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng giới như: Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình,... Các công trình nghiên cứu có thể kể đến cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của nhà dân tộc học Lê Thị Nhâm Tuyết xuất bản lần đầu năm 1972. Tác phẩm được xem là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng, khởi đầu cho lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới và nó đã gây được tiếng vang trong giới học giả và công chúng. Năm 2011, Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED) xuất bả n cuốn sách “Đặ c thù giới ở Việt Nam và bản sắc dân t ộc”. Cuốn sách ra đời nhằm mục đích tập hợp lại một cách hệ thống những tác phẩm nghiên cứu của nhà khoa học hàng đầu về nghiên cứu phụ nữ và giới ở Việt Nam. Ngoài các tác phẩm trên còn nhiều công trình, luận văn, luận án nghiên cứ u như: “Bình đẳng giới qua quảng cáo tuyển dụng trên báo in” do Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường công bố năm 2010; cuốn “Bình đẳng giới, kỹ năng sống và các quyền cơ bản trong cuộc sống và tại nơi làm vi ệc” của nhóm tác giả Trần Thị Vân Anh, Đặng Bích Thủy, Hồng Lê ra mắt năm 2007; “Báo cáo đánh giá về nghề nghiệp và trả công giữa lao động nam và nữ cho một công việc ngang nhau” c ủa nhiều tác giả nghiên cứu xuất hiện năm 2011,... Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp tài liệ u, đặ c biệt là phương pháp điều tra xã hội học, khả o sát lấy ý kiế n từ sinh viên của 4 trường đại học ở Hà Nội, đại diện cho các nhóm ngành về bình đẳng giới, đề tài sẽ đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này. SINH VIÊN VÀ VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Cơ sở lý luận về bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩ a Việt Nam khoá XII thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể t ừ ngày 01 tháng 7 n ăm 2007. Tại chương 1 Điều 5, Luật đưa ra gi ải thích thuật ngữ bình đẳng giới và một số khái niệm liên quan như giới, giới tính, bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới, chỉ số phát triển giới (GDI),... Theo luật quy đị nh, bình đẳng giới là việc nam, nữ có v ị trí, vai trò ngang nhau, được tạo đi ều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ 3 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới được thể hiện qua 8 lĩnh vực chủ yếu và được trình bày rõ tại Chương II của Luật Bình đẳng giới. Đó là việc nam giới và nữ giới có quyề n lợi, nghĩ a vụ, và cơ hội phát tri ển bình đẳng như nhau về chính trị , kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, vă n hóa và thể dục thể thao, y tế, gia đình. Trong những nă m qua, quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng và phát triển một cách toàn diện tư tưởng của Người về vấn đề bình đẳng giới trong công cuộc xây dựng đất nước. Ngày nay, quan điểm chỉ đạo c ủa Đảng, Nhà nước về việc thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng giới và quản lý vấn đề này chính là việc cần tập trung thực hiện tốt một số n ội dung như xây dự ng và hoàn thiện các quy định pháp luật, tă ng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đến các tầng lớp nhân dân. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của sinh viên Lứa tuổi sinh viên có nhữ ng nét tâm lý điển hình. Đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển. Đặc trưng tâm lý lứa tuổi sinh viên có một số nét chính như dễ dàng thích nghi với cái mới, phát triển nhận thức và t ự ý thức, phát triển tâm lý tình cả m và có khát vọng nghề nghiệp. Nhưng lứa tuổi sinh viên không tránh khỏi m ột số hạn chế chung như thiếu chín chắn trong suy nghĩ , hành động, đặc biệt là hạn chế trong việc tiếp thu, chọn lọc những cái mới. Nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới Nhằ m đánh giá một cách đa chi ều những vấn đề cơ bản trong nhận thức của sinh viên về bình đẳ ng giới, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một bả ng hỏi gồm 31 câu hỏi liên quan đến nội dung đề tài. Nhóm đã tiến hành khảo sát 798 sinh viên đế n từ bốn trường đại học trên địa bàn Hà Nội đại diện cho các khối ngành nghề khác nhau gồm Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xử lý thông tin trên nền của phần mềm SPSS (viết t ắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê. SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biế n cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. Hiểu biết của sinh viên về pháp luật liên quan đến bình đẳng giới Nhìn chung, đối t ượng sinh viên tham gia khả o sát đa phần bày t ỏ sự quan tâm đến vấ n đề bình đẳng giới khi có đến 96,2% số sinh viên trả lời biết đến bình đẳ ng giới. Đồng thời 93,9 người trả lời đây là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên, khi đi sâu vào khảo sát, sinh viên bộc lộ vi ệc hầ u như chưa có ý thức chủ độ ng tìm hiểu những văn bản pháp luậ t về bình đẳng giới như là một công cụ hỗ trợ cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Trong số 798 sinh viên tham gia khảo sát, chỉ có 12,2% biết đến cả Luật Bình đẳ ng giới và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình. Về văn bản dưới luật liên quan, hiện có 3 Nghị định: Nghị định số 70/2008/NĐ- CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ, Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 và Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ. Số sinh viên tham gia khảo sát biết đến cả 3 Nghị định được dẫn ra không nhiều với 4 bạn, chiếm 0,5%. Nhận thức của sinh viên về các quan hệ xã hội Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập, sự biến đổi trong nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong các mối quan hệ xã hội đã biến đổi theo chiều hướng tích cực. 4 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 Điề u đó phản ánh chân thực qua những con số với 75,8% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng trong tình yêu, cả nam và nữ đều có thể chủ động. Quan điểm về chọn ngành, môn học cũng có sự bi ến đổi lớn về quan niệm khi 72,8% số sinh viên được hỏi cho rằng bất luận là nam hay nữ miễn thích và có năng khi ếu nhóm ngành, khối nào thì học khối đó, không nhất thiết nam phải chọn khối ngành tự nhiên, kỹ thuật, nữ chọn ngành xã hội và nhân văn. Quan điểm của sinh viên về bình đẳng giới trong gia đình cũng tiến bộ hơn khi 79,2% cho rằng vai trò chăm sóc gia đình là công vi ệc không c ủa riêng ai nên cả hai vợ chồng cùng gánh vác, chia sẻ. Về việc dạy con học tậ p trong gia đình, 83,2% số sinh viên tham gia khảo sát cho rằng đó là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Vấn đề đóng góp tài chính cho gia đình cũng cho thấy tín hiệu tích cực trong nhận thức của sinh viên với 80,3% cho rằng đó là trách nhiệ m của cả người vợ lẫn chồng, thay vì quan niệm người chống phải là trụ cột tài chính như trước kia. Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cự c của sinh viên trong thời gian qua về bình đẳng giới trong các mối quan hệ, tuy nhiên, trong một số vấn đề, đa phần sinh viên được khả o sát có cái nhìn chưa thực sự tích cực về bình đẳng gi ới. Tiêu biểu là vấn đề sau ly hôn, 70,6% số người được thăm dò t ỏ thái độ thông cảm và chia sẻ với người phụ nữ ly hôn mặc dù họ không cần biết ly hôn bắt nguồn từ những nguyên nhân nào. Nhưng chỉ có 6,3% cho rằng phụ nữ sau ly hôn có cơ hội tái hôn cao. Trong khi đó, 62,8% thông cảm và chia sẻ với người đàn ông ly hôn với 22,8% cho rằng đàn ông sau ly hôn có cơ hội tái hôn cao. Đó là tỉ lệ lớn hơn rất nhiều nếu so với phụ nữ. Với vai trò nội trợ, 31,3% người được hỏi cho rằng trách nhiệm đó thuộc người vợ trong khi chỉ có 1,6% cho rằng vai trò đó thuộc về người chồng. Điều này cho thấy trong một số vấn đề, quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại. Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới Để thay đổi nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới không phải là chuyện của riêng cá nhân, tậ p thể nào mà cần giải pháp đồng bộ tác động từ cả ba phía gia đình, nhà trường và xã hội. Tại gia đình, cha mẹ phải làm gương cho con cái trong vấn đề bình đẳng giới thông qua việc đối xử công bằng với các con trong mọi việc, tâm sự, chia sẻ, nói chuyện cởi mở về vấn đề gi ới và những tình huống bình đẳng giới. Sự chia sẻ chân thành hòa lẫn với tình yêu thương của những người sống chung một mái nhà sẽ là khúc nhạc dịu dàng và sâu l ắng hơn bất c ứ lời giảng nào, từ t ừ ngấm sâu vào từng ngóc ngách tâm hồn con cái. Nhà trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục mà còn là môi trường hình thành nhận thức cũng như định hướng nhân cách mỗi cá nhân. Giải pháp từ nhà trường cần mở rộng hơn các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với đặc thù sinh viên như lồng ghép vào chương trình học tập, tuyên truyền qua mạng xã hội, qua các câu lạc bộ cùng sở thích hay các hội thi hội diễn. Nhóm giải pháp tuyên truyền giáo dục từ môi trường xã hội sẽ được cụ thể hóa trong 6 nội dung bao gồm tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua phim ảnh và qua hình ảnh thần tượng của giới trẻ. KẾT LUẬN Phong trào chống bất bình đẳ ng giới ở Việt Nam được đánh giá là một bức tranh sáng màu nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những mả ng t ối cần khắ c phục như tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới,... Xuất phát từ góc nhìn của sinh viên, đề tài bước đầu đề xuất những giải pháp tuy còn đơn giản nhưng phù hợp với điều kiện cụ thể và mong muốn của giới trẻ. Để bình đẳng giới đi từ những điề u luật khô khan vào cuộc sống cần một số nhóm 5 Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (1), 2017 giải pháp cụ thể kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Thứ nhất, gia đình phải là “pháo đài” đầu tiên chống l ại bất bình đẳng giới. Thứ hai, nhà trường ngoài chức năng giáo dục về kiến thức khoa học cần phải có sự định hướng về mặt tư tưởng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới. Thứ ba, bình đẳng giới không phải là chuyện của riêng cá nhân, t ổ chức hay tập thể mà là vấn đề đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO LÊ VÂN ANH (2007), Luật bình đẳng giới nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ trong đời sống xã hội và gia đình, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 306, tr.30-32. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ XÃ HỘI (2014), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép giới vào chương trình dạy học, 26/11/2014. LÊ NGỌC HÙNG (2006), Phân tích và lồng ghép giới trong giáo dục, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4, tr.3-11. NGUYỄ N THỊ LAN (2006), Xác định cha, mẹ, con dưới góc độ bình đẳng giới, Tạp chí Luật học, số 3. TRẦN HÀN GIANG (2014), Về một số lý thuyết nữ quyền, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 1, tr.11-19. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (2012), Quyết định Phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. DOÃN THỊ THUẬN (2009), Một số vấn đề về tuyên truyền bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tạp chí Tuyên giáo số 12, tr.51.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nhan_thuc_cua_sinh_vien_ve_binh_dang_gioi_5567.pdf
Tài liệu liên quan