Nâng cao năng lực và vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo

Hiện nay, mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ

thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia

tăng. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chính quy trong cả nước

không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các

công việc không cần bằng cấp; hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân,

hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ. Mặt

khác, các doanh nghiệp, công ty lại than vãn vì không tuyển được nhân viên hay nhân viên

không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy, việc tạo cầu nối giữa doanh nghiệp

với sinh viên là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các cơ sở giáo dục đào tạo.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao năng lực và vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 259 NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM THUỘC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ThS. Nguyễn Thái Châu ThS. Nguyễn Viết Hồng Quân Trung tâm Tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp, Đại học Tài chính – Marketing TÓM TẮT Hiện nay, mặc dù tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm ngày càng nhiều, một bộ phận sau khi tốt nghiệp đại học đảm nhận các công việc không cần bằng cấp; hiện tượng sinh viên sau khi tốt nghiệp làm công nhân, hoặc làm các công việc không cần đến trình độ đại học đang dần không còn xa lạ. Mặt khác, các doanh nghiệp, công ty lại than vãn vì không tuyển được nhân viên hay nhân viên không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy, việc tạo cầu nối giữa doanh nghiệp với sinh viên là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các cơ sở giáo dục đào tạo. Từ khóa: Thất nghiệp, sinh viên, nhà tuyển dụng, quan hệ doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sinh viên ra trường thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã hội. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp sinh viên hiện nay là do đâu? Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Đã có rất nhiều câu hỏi và giải pháp được đặt ra, song vẫn chưa khắc phục triệt để được tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp, công ty những năm gần đây cũng thường hay “kêu ca, than vãn” vì không thể tuyển đủ, tuyển đúng nguồn nhân lực thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị mình. Đặc biệt, việc tìm kiếm các nhân sự đầy đủ các kĩ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao (nhân lực chất lượng cao) như tìm kim trong đáy bể. Mặt khác, thời gian qua hàng loạt những công ty, tổ chức và website môi giới việc làm xuất hiện kèm theo lời giới thiệu hấp dẫn như: “Việc làm thêm tại nhà, chủ động thời gian, không cần kinh nghiệm, làm 3 giờ/ngày, lương tháng từ 3.000.000 đến 5.000.000/tháng”, “công việc chân chính, đáng tin cậy, lương 5.000.000 đến 7.000.000đồng/tháng”,... Tuy nhiên, thực chất của những công việc này đều đã được đánh bóng và thêm nhiều chi tiết để lôi kéo người tìm việc. Đa phần thường lấy mác công ty LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 260 quốc tế cần nhân viên đại diện hoặc điều phối tại địa phương, kèm theo những mức thù lao hấp dẫn đã khiến nhiều người lâm cảnh tiền mất tật mang. Vậy để tạo cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp, cần lắm một tổ chức chính thống thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo, đây sẽ là địa chỉ đáng tin cậy, mang tính pháp lý cao, là đơn vị trung gian hỗ trợ công tác tuyển dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên cũng như tạo ra nhiều giá trị từ các mối quan hệ hợp tác khác. 2. THỰC TRẠNG 2.1. Sinh viên ra trường khó kiếm việc làm Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% sinh viên (SV) Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm. Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình”. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo”. Trong số này, 46,5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành công, 42,9% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của SV mới ra trường. Với tấm bằng CĐ, ĐH trên tay nhiều SV không thể tìm được những việc làm ổn định. Nhiều SV ở các vùng quê chấp nhận tìm kiếm một công việc tạm thời để làm lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Chạy bàn tại các quán cafe, quán ăn hay làm nhân viên trực điện thoại, đi làm gia sư Chỉ là những công việc đơn giản nên lương không đủ ăn song để xin được một chỗ làm như vậy cũng không hề dễ. Nhiều SV ra trường không xin được việc làm đã chọn giải pháp học lên cao học hoặc dành thời gian và tiền bạc đi học thêm các kỹ năng như tiếng Anh, tin học, nghiệp vụ thư ký, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí để có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Cũng có nhiều SV ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên ngành mình đã học. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của SV khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 SV khối xã hội mới tốt nghiệp chỉ có khoảng 10 người tìm được KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 261 công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Để xin được những công việc khác này, SV phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học. Như vậy việc làm cho SV sau khi ra trường thực sự là vấn đề xã hội nan giải. 2.2. Doanh nghiệp khó tuyển dụng được nhân viên Trong khi SV đang lao đao vì chưa tìm được một công việc như mình mong muốn thì các nhà tuyển dụng cũng đau đầu, nát óc với đống hồ sơ xin việc mà chưa tìm được ứng viên phù hợp. Thế mới nói tại sao bây giờ cung và cầu giống như hai đường thẳng song song chả bao giờ gặp được nhau. Theo thống kê, nước ta có 88 triệu dân trong đó dân số trẻ chiếm 50%, con số này nói lên thời kì vàng của nước ta về nguồn nhân lực. Tuy nhiên doanh nghiệp muốn tìm được một người đáp ứng đầy đủ như yêu cầu của họ là điều quá khó khăn. Đặc biệt, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế quốc tế toàn cầu, thì cũng là lúc các nhà tuyển dụng cạnh tranh khốc liệt, các ứng viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn. Nhìn vào thực tế, một số nguyên nhân có thể kể ra như sau: - Đặc thù công việc, mức lương thưởng chưa tương xứng: xã hội càng phát triển cũng là lúc có rất nhiều ngành nghề ra đời, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự đa dạng, chuyên nghiệp cho từng ngành nghề. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn thường hay đánh đồng hoặc chưa có các mức lương phù hợp bởi ở mỗi ngành nghề lại có các đặc thù khác nhau, mức độ vất vả, mức độ sử dụng chất xám khác nhau. - Quá chú trọng ngoại hình, vẻ bề ngoài: chọn nhân viên về ngoại hình nó chỉ đúng với các vị trí cần hình ảnh: PR, người mẫu,... Nhưng hiện nay một số công ty tuyển dụng nhân sự các vị trí làm việc tại văn phòng lại quá coi trọng đến ngoại hình. Một sai lầm của các tuyển dụng viên khi yêu cầu về ngoại hình được đặt lên trên cả kiến thức và kinh nghiệm. - Đánh giá sai năng lực ứng viên: chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp tự đánh mất đi cơ hội tuyển dụng các nhân sự phù hợp bởi khâu chọn lọc hồ sơ chưa thực sự được đầu tư, quá chú trọng vào bằng cấp hay chú trọng vào những câu trả lời phỏng vấn hoa mĩ. - Chưa chọn đúng cách để kết nối người tìm việc: nếu như những năm trước khi công nghệ thông tin chưa phát triên, nhà tuyển dụng tìm nhân viên bằng các cách thông thường như: phát tờ rơi, đến trung tâm môi giới, hay qua người quen giới thiệu,... Những cách làm thông thường đó thường khiến việc tuyển dụng trở lên lâu và chi phí đắt đỏ. 2.3. Trung tâm môi giới việc làm, các website tuyển dụng “ma” mọc tràn lan Làm cách nào để khắc phục những nghịch lý trên? Để trả lời cho câu hỏi này, có rất nhiều giải pháp đã được nêu ra. Và đặc biệt, hiện nay khi công nghệ thông tin bao trùm, LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 262 các website tuyển dụng ra đời thì các công ty chỉ mấy chưa đầy 5 phút là có thể có hàng chục ứng viên tiềm năng trong tay để chọn được các nhân tài. Bằng cách tạo hồ sơ trên các trang mạng và ứng viên sẽ liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng, vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà nhà tuyển dụng cũng có thể xem trước thông tin ứng viên để có các lựa chọn phù hợp cho việc phỏng vấn. Một số website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam có thể kể đến: mywork, vietnamwork, timviecngay.vn, vieclam24h.vn,... Một ví dụ về website timviecngay.vn - tại đây người tìm việc sẽ tìm được các công việc phù hợp theo các yêu cầu của bản thân với mức lương phù hợp nhất, ngoài ra các bạn còn được tư vấn hỗ trợ việc làm, hỗ trợ kết nối nhanh tới các nhà tuyển dụng đang cần, còn đối với các công ty họ sẽ tìm được các ứng viên phù hợp nhất, được đội ngũ tư vấn giới thiệu nhân sự phù hợp với từng vị trí ứng tuyển và sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí để làm sao cho việc tuyển dụng được dễ dàng và nhanh chóng tìm được nhân viên chất lượng. Bên cạnh các website thì những trung tâm, đơn vị môi giới việc làm cũng bước vào cuộc đua khốc liệt. Về cơ bản hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; phù hợp với các quy định quốc tế về dịch vụ việc làm. Các Trung tâm đã đóng góp tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Có những trung tâm ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, khi các công ty môi giới việc làm, những website tuyển dụng được thành lập tràn lan và mất kiểm soát; khi mục đích của việc môi giới việc làm ở những công ty này không phải là để bổ sung nhân lực phục vụ kinh doanh của các đơn vị mà thực tế là để thu lợi nhuận từ các khoản tiền phí, tiền thế chân mà họ yêu cầu ứng viên đóng, ký quỹ, hay thu từ các doanh nghiệp để được giới thiệu nhân sự, không ít các doanh nghiệp chưa tuyển dụng được ai mà đã “tiền mất, tật mang”. Hầu hết các trung tâm "ma" giới thiệu việc làm thường nhằm vào đối tượng tân sinh viên. Nắm bắt tâm lý và nhu cầu của các bạn trẻ muốn tự kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống, các trung tâm "ma" thi nhau mọc lên và rất nhiều "con mồi" đã không may sa lưới. Các trung tâm có cơ sở vật chất thường rất sơ sài, có khi chỉ một bộ bàn ghế và mớ tài liệu nhỏ là đủ, để nếu không may bị phát giác thì dễ dàng đánh bài chuồn. Cũng có trung tâm để tạo uy tín nên chọn đặt văn phòng gần các công ty lớn, trang bị khá tiện nghi, khiến không ít bạn trẻ đã sập bẫy lừa tiền mà trong thời gian qua, không ít các trang báo, đài truyền hình phản ánh vấn đề này. 3. GIẢI PHÁP 3.1. Vai trò, vị trí của trung tâm dịch vụ việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động không vì lợi nhuận có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, cung cấp thông tin thị KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 263 trường lao động miễn phí. Theo đó, với mạng lưới rộng khắp, phong phú, đa dạng nên Trung tâm là chỗ dựa cho tất cả các đối tượng người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là lao động yếu thế. 100% lao động và người sử dụng lao động đến với trung tâm có nhu cầu đều được tư vấn. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, giai đoạn 2011-2017, các trung tâm trong cả nước đã tư vấn cho 16.782.109 lượt người (trong đó có 9.565.802 lượt người lao động được tư vấn về việc làm, chiếm 57%; lao động nữ được tư vấn chiếm 46,35%). Hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động được kết nối qua nhiều hình thức, như trực tiếp tại trụ sở chính, tại các điểm giao dịch vệ tinh của trung tâm DVVL, các phiên giao dịch việc làm; gián tiếp qua cổng thông tin điện tử việc làm, các Website, điện thoại, tin nhắn, tạo thành một mạng lưới bao phủ trên toàn quốc. Hiện nay, cả nước có 48 địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm. Giai đoạn 2011- 2017, các trung tâm đã tổ chức 6.790 phiên giao dịch việc làm. Số lượt lao động nhận được việc làm do trung tâm giới thiệu và cung ứng là 5.112 nghìn lượt người. 3.2. Kết nối sinh viên với đơn vị tuyển dụng thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm tại các trường Đại học, Cao đẳng Cùng với các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh thành thì trong các trường Đại học, Cao đẳng cũng cần lắm các đơn vị gới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh viên. Các trung tâm này là đơn vị đầu mối của Nhà trường trong việc tiếp nhận, triển khai các hoạt động phát triển hợp tác với doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và đánh giá kỹ năng nghề. Trung tâm đóng vai trò cầu nối giữa Nhà trường, Doanh nghiệp và người học nhằm khép kín chu trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong thời gian qua, Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp của trường Đại học Tài chính – Marketing cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, là đơn vị tư vấn, hỗ trợ sinh viên về những vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt, học tập, rèn luyện kỹ năng, tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên. Đồng thời là cầu nối giữa cựu sinh viên, các doanh nghiệp trên cả nước với trường Đại học Tài chính – Marketing. Sự ra đời của Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp là một sự đột phá trong công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Nhà trường. Ngay sau khi thành lập, với sự chỉ đạo của BGH cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, nhân viên, Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp đã bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ, thực hiện thành công các công tác mà nhà trường giao phó về công tác tuyển sinh, đặc biệt là hoạt động quan hệ doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 264 a. Đối với sinh viên Công tác tư vấn hỗ trợ việc làm cho sinh viên luôn được trung tâm quan tâm, chú trọng. Trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ở cấp trường, cấp khoa/bộ môn; tổ chức Hội thảo tư vấn việc làm theo chuyên ngành tạo cơ hội tiếp xúc giữa các nhà tuyển dụng với sinh viên, giúp một số sinh viên tìm được việc làm hoặc nơi thực tập hướng nghiệp. Nhà trường luôn liên hệ thường xuyên với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng để giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp tương lai, giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ. Từ đó Nhà trường đã có nắm bắt về nhu cầu thực tế trong một số ngành nghề từ yêu cầu của các nhà tuyển dụng và đưa ra những điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Cũng qua hoạt động này, Nhà trường có mối liên hệ và có cơ sở để giới thiệu cho sinh viên về thực tập tại các cơ quan sao cho phù hợp với chuyên ngành mà sinh viên được đào tạo tại Trường. Phản hồi từ phía các cơ sở thực tập cũng giúp cho Nhà trường đánh giá được chất lượng và nội dung đào tạo. Qua thực tế, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được các cơ sở trên thu nhận. Các hoạt động cụ thể: - Cập nhật thường xuyên, nhanh chóng các thông tin tuyển dụng trên các kênh truyền thông: trung tâm có bộ phận chuyên trách để tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thẩm tra độ tin cậy, tính chính xác của thông tin thông qua các nghiệp vụ chuyên môn và sau đó đăng tải trên các kênh truyền thông như website của Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Fanpage trên mạng xã hội. Các thông tin này được cập nhật liên tục và đồng bộ ở tất cả các kênh tương tác. Đặc biệt, vào mỗi mùa thực tập hay tốt nghiệp, trung tâm đều tạo các hạng mục riêng biệt để sinh viên dễ dàng tìm kiếm, cũng như tổng hợp các thông tin tuyển dụng rồi in ấn, dán trên các bảng thông báo của trường, của các khoa chuyên môn. - Tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp: đây là một trong những hoạt động nổi bật và mang lại nhiều giá trị cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Bên cạnh các giờ học lí thuyết, sinh viên được quan sát cũng như trải nghiệm công việc chuyên môn ngoài thực tế, từ đây giúp sinh viên nắm bắt kiến thức thực tiễn, đồng thời giúp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường và bổ sung đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Thời gian qua, sinh viên UFM đã được trải nghiệm rất nhiều các doanh nghiệp như Ngân hàng Sacombank, Đông Á Bank, Nam Á Bank, CoopMart, Công ty ACECOOK Việt Nam, Công ty cổ phần phần mềm Bravo, công ty phần mềm Fast, công ty Haravan, Chứng khoán FPTS, Khách sạn New World, Lotte Legent, Sheraton,... - Tour thực hành nghề nghiệp: là một trong những trường đào tạo về khối ngành dịch vụ du lịch, lữ hành uy tín của cả nước, nên sinh viên của khoa Du lịch thường xuyên được tham gia các Tour thực hành nghề nghiệp tại các khách sạn 4, 5 sao KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 265 trên khắp cả nước. Tại đây các bạn sẽ đóng vai trò là những người làm việc trong các khách sạn ở nhiều bộ phận khác nhau như Lễ tân, buồng phòng, nhà hàng hay trở thành một “tour guide” thực thụ. Để có được những tour thực hành trên, Trung tâm cùng với khoa Du lịch đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với rất nhiều các công ty du lịch, các khách sạn lớn trên cả nước, ký kết hợp tác cùng nhiều tập đoàn lớn như Khách sạn Lotte Legend, Khách sạn Intercontinental, Khu du lịch ĐamBri, Khu du lịch Hồ Tràm, Khu nghỉ dưỡng Sealink Phan Thiết... - Hội thảo kỹ năng nghề nghiệp: với mục tiêu mang lại cho các bạn sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp ra trường như Kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng viết hồ sơ xin việc, kỹ năng xây dựng hình ảnh thương hiệu bản thân,Trung tâm trong thời gian vừa qua đã kết nối với nhiều diễn giả nổi tiếng như Nguyễn Hữu Trí, Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An cùng các nhà lãnh đạo của các tập đoàn nổi tiếng. Từ những câu chuyện, những trải nghiệm thú vị trong nghề của các anh chị đi trước sẽ giúp sinh viên định hình phong cách của chính bản thân mình, xác định rõ con đường sẽ đi trong tương lai, giá trị của bản thân và có những kỹ năng cần thiết để tạo nên sức cạnh tranh cho bản thân trong thị trường lao động ở thời kỳ hội nhập hiện nay. b. Đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị sử dụng lao động Trong những năm vừa qua, Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp đã kết nối với hơn 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, trung tâm đã trực tiếp ký kết và triển khai nhiều nội dung hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp như: đào tạo ngắn hạn, hỗ trợ chỗ thực tập, cổng thông tin thực tập, các buổi hội thảo kĩ năng, chuyên đề hỗ trợ sinh viên, tham quan thực tế tại doanh nghiệp. Cụ thể: - Tổ chức Ngày hội tuyển dụng: định kỳ vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm, Trung tâm là đơn vị được nhà trường giao nhiệm vụ tổ chức Ngày hội tuyển dụng. Đây là sự kiện nghề nghiệp thường niên lớn nhất của Nhà trường đã thu hút sự quan tâm đông đảo của sinh viên, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí. Với mong muốn trở thành cầu nối hữu hiệu giữa sinh viên UFM với doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên có việc làm ngay trước khi ra trường, Ngày hội tuyển dụng được tổ chức với quy mô tăng dần theo từng năm với hàng ngàn đầu công việc cho sinh viên, từ thực tập sinh đến bán thời gian hay toàn thời gian, với đa dạng các lĩnh vực từ ngân hàng, bất động sản, giáo dục đến thương mại, marketing, kế toán và các lĩnh vực kinh tế có liên quan. Các doanh nghiệp được Ban tổ chức hỗ trợ tối đa khi tham gia Ngày hội, từ gian hàng đến các poster, thông tin tuyển dụng, hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ ứng viênmà không phải đóng bất kì khoản chi phí nào. Trung tâm có quy trình tiếp nhận, sàng lọc thông tin của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, khép kín để đảm bảo tham gia tuyển dụng trong Ngày hội là các đơn vị chính thống, không thông qua các đơn LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 266 vị trung gian hay các công ty “ma” đang hoạt động trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp có thương hiệu lớn, tùy theo yêu cầu mà Ban tổ chức bố trí các gian hàng đặc biệt, tạo không gian sang trọng, chuyên nghiệp để các đơn vị thoải mái trong việc phỏng vấn, tuyển dụng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ban tổ chức bố trí theo từng lĩnh vực, chuyên ngành để tập trung các ứng viên. - Truyền thông thời cách mạng công nghiệp 4.0: Trung tâm tiếp nhận thông tin từ các doanh nghiệp và đăng tải thông qua các kênh truyền thông như cổng thông tin điện tử (website) và mạng xã hội (fanpage). Các thông tin này được trình bày ngắn gọn, chuyên nghiệp giúp sinh viên tiếp cận nhanh chóng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đồng thời, trung tâm xây dựng những form mẫu hồ sơ online để lưu thông tin các sinh viên có nhu cầu tuyển dụng, tạo nguồn cung đa dạng, dồi dào và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Trung tâm còn liên kết với những đơn vị bên ngoài uy tín như Cổng thông tin thực tập Internship hay Mạng việc làm JobStreet.com để mang đến hàng nghìn đầu công việc đa dạng, hấp dẫn. - Đào tạo theo nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp: với định hướng phát triển của Nhà trường là trở thành một cơ sở đào tạo mang tính ứng dụng, nên trong chương trình đào tạo, ngoài các học phần lý thuyết mang tính chất bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo thì có nhiều học phần sinh viên được trải nghiệm thực tế từ doanh nghiệp, nhiều học phần được xây dựng theo yêu cầu của Doanh nghiệp thông qua các thỏa thuận giữa 2 bên khi ký kết hợp tác. Từ đây, sinh viên đến gần hơn với doanh nghiệp và doanh nghiệp dễ dàng hơn để tuyển dụng cho các vị trí mà đơn vị mình đang cần. - Hội thảo Định hướng nghề nghiệp: công tác quan hệ doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định với những công việc, con người nhất định, mà đó là cả một quá trình với nhiều hoạt động khác nhau, vì thế để duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, Trung tâm thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp đến gần với sinh viên thông qua các buổi hội thảo chuyên ngành, chia sẻ kinh nghiệmHơn nữa, Trung tâm không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp với sinh viên mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp với các khoa chuyên môn. Đặc biệt, thời gian qua, Trung tâm thường xuyên phối hợp với các đơn vị như Sacombank, NamABank, ACB, Maritime Bank, Tập đoàn Hoa Sen, Aeon, Tập đoàn Lotte tổ chức chương trình quản trị viên tập sự, đã mang đến những hiệu quả nhất định, nhiều doanh nghiệp đã phát hiện những nhân tố đặc biệt, phù hợp với vị trí tuyển dụng của đơn vị ngay trong chương trình. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 267 4. KẾT LUẬN Câu nói dân gian thời công nghệ thông tin phát triển “Ai nắm được thông tin nhanh, người đó sẽ thắng”. Đúng vậy “Thông tin thị trường lao động” tốt, chính xác, cung cấp kịp thời từng thời kỳ sẽ thúc đẩy xã hội phát triển tiến độ nhanh, cung gặp cầu; cầu gặp cung, trên cơ sở điều tiết tối ưu, hợp lý thông qua công cụ quản lý. Trong tương lai để các Trung tâm giới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh viên thực hiện tốt vai trò mình cần có những cơ chế, chính sách và các công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động chính xác, đầu tư nâng cao năng lực cho Trung tâm, nâng cao trình độ cho cán bộ về các kỹ năng quản lý, kỹ năng điều tra, thu thập và kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạt động hàng ngày. Trong những phân tích và một số kinh nghiệm thực tiễn được nêu ra ở trên, hi vọng phần nào đã khắc họa rõ nét những nguyên do của thực trạng và nêu bật được tầm quan trọng cũng như vai trò to lớn trong việc kết nối giữa người học và doanh nghiệp của các trung tâm giới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Từ đây, kỳ vọng về tỷ lệ thất nghiệp sẽ được kéo giảm, cũng đồng nghĩa với việc nguồn lực lao động của nước ta dồi dào, chuyên môn cao đầy năng lực và sự năng động trong công việc để phục vụ cho đất nước ngày càng phồn vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thân Trung Dũng. Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp – Một vấn đề xã hội nan giải. Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển 2. Nguyễn Thúy Hà. Chính sách việc làm: Thực trạng và giải pháp. Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu Lập pháp 3. Báo cáo tổng kết Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính – Marketing năm học 2017 – 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_va_vai_tro_cua_trung_tam_gioi_thieu_viec_l.pdf
Tài liệu liên quan