Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức để có thể hoà nhập vào quá trình hội nhập quốc tế. Nghiên cứu của tác giả trình bày vấn đề tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tới giáo dục đại học Việt Nam và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục đại học trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục đại học
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020
doi: 10.15625/vap.2020.00115
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Vũ Văn Khoa
Nghiên cứu sinh K39 - Chuyên ngành QLGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vukhoa2603@gmail.com
TÓM TẮT: Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho xã hội nói chung và lĩnh vực giáo
dục nói riêng. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức để có thể hoà nhập vào quá trình hội nhập quốc tế. Nghiên cứu
của tác giả trình bày vấn đề tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 tới giáo dục đại học Việt Nam và năng lực của
cán bộ quản lý giáo dục đại học trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực của cán bộ
quản lý giáo dục đại học.
Từ khóa: Năng lực, cán bộ quản lý giáo dục, cách mạng công nghiệp 4.0.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuốn sách: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế thế giới đã chỉ rõ: “Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hoá sản xuất Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật
lý, kỹ thuật và sinh học, trí tuệ nhân tạo lên ngôi” với 03 điểm cần nhận diện:
Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho nhân loại nói chung và cho các nền kinh tế nói riêng nhiều cơ hội
cũng không ít thách thức. Giáo dục là một bộ phận của kinh tế xã hội nên giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói
riêng cũng bị chi phối bởi những đặc điểm của cuộc cách mạng này. Cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục đại học có
vai trò rất quan trọng trong bối cảnh chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0 ở trường đại học, vì vậy họ phải có
những thay đổi cần thiết khi đối mặt với những thách thức và những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 lên cơ sở
giáo dục nơi mình đang công tác.
II. NỘI DUNG
A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 với giáo dục Việt Nam
Cho đến nay, nhân loại đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn:
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên từ năm 1784 được bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một
kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX với sự ra đời của điện và
dây chuyền lắp ráp.
•Theo cấp số luỹ thừa chứ không phải là tốc độ tuyến tính, tức là
sự thay đổi sẽ diễn ra cực kỳ nhanh chóngTốc độ
•Cuộc cách mạng này dẫn đến thay đổi trong mô hình kinh tế,
kinh doanh, xã hội và cá nhân. Nó không chỉ thay đổi mục đích
làm việc và cách thức thực hiện, mà còn thay đổi chính chủ thể.
Phạm vi và chiều
sâu
•Bao gồm sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống trên khắp các quốc
gia, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp và toàn thể xã
hội
Tác động hệ
thống
Vũ Văn Khoa 421
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 con người phát minh ra bóng bán dẫn,
điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số. Ngày nay chúng ta
đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến
và di động, bởi trí tuệ nhân tạo Năm 2013, thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" bắt đầu nổi lên trở thành một phần quan
trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Người máy có khả
năng làm việc, ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc
24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm của robot cũng đang đe dọa đến lực lượng lao động thủ công dồi
dào của chúng ta. Việc thế giới khởi phát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam có
được trong suốt 30 năm qua để nhanh chóng đón bắt, tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy
nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, khi công
nghệ số hóa và tự động hóa ngày càng phổ biến trong đời sống, khi máy móc tự động thay thế con người trong các lĩnh
vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ buộc phải thích nghi nhanh với sự thay đổi đó nếu không sẽ bị đào
thải dẫn đến thất nghiệp. Đây cũng là thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với nhu cầu của
cuộc sống, điều này đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức giáo dục - đào tạo.
Trước những đòi hỏi của thị trường lao động ngày càng cao để phù hợp với môi trường sản xuất mới, các hoạt động
đào tạo của các cơ sở đào tạo càng phải được gắn kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo,
nghiên cứu và triển khai. Đẩy mạnh phát triển đào tạo tại doanh nghiệp, phát triển các trường trong doanh nghiệp để
đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp. Tăng cường việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục và
doanh nghiệp, trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài”
trong hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp
phục vụ cho công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại
doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục là rất lớn, vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng đặt ra
những thách thức ngày càng nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục. Cơ hội và thách thức đối với các cơ sở giáo dục trước
sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 luôn có sự đan xen lẫn nhau. Cụ thể là:
Thứ nhất, tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục. Trong mọi lĩnh vực ngành nghề, những bước đi có tính
đột phá về công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ
nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn
tới đời sống xã hội. Trong cuộc cách mạng 4.0, hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động rất mạnh và toàn diện,
danh mục nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Theo đó,
sẽ là sự liên kết giữa các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh, từ đó hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay vào đó
là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề đào tạo mới, đặc biệt là sự liên quan đến sự tương tác giữa con người
và máy móc. Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có
trình độ thấp và nhóm lao động có trình độ cao. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp, mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị
ảnh hưởng nếu họ không được trang bị kiến thức mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Cách mạng công nghiệp
4.0 không chỉ tạo ra cơ hội đào tạo những người mới chưa qua đào tạo, còn đòi hỏi ngay cả những người đã đi làm, từ
công nhân đến kỹ sư đều phải thay đổi, cập nhật về kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn. Theo mục tiêu của Chính
phủ, năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 1.000.000 doanh nghiệp, tức là cũng cần một triệu cán bộ công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta mới có 300.000 cán bộ công nghệ thông tin, nên chỉ riêng nhu cầu đào tạo mới của ngành
này để cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động làm chủ công nghệ thông tin đã là cơ hội lớn cho các trường đào tạo.
Thứ hai, làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng đủ nhân lực cho nền kinh tế sáng tạo, đòi hỏi
phải thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là ngành nghề đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng
mạnh mẽ củacông nghệ thông tin. Theo đó, các phương thức giảng dạy cũ không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Với sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 thì người học ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của
nhà trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện truyền thống mà các trường phải
xây dựng được thư viện điện tử. Hoặc chúng ta sẽ có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần
lớp học, không cần giáo viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng. Những lớp học ảo, thầy giáo ảo,
thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, YouTube, Grab,
Uber... sẽ trở thành xu thế phát triển trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới. Khi đó, kiến thức không
thể bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức. Người học có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy,
chắt lọc cái mới, cái hay, có nhiều cơ hội để trở thành một công dân toàn cầu - người lao động tương lai có khả năng
làm việc trong môi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh. Phần thưởng cuối cùng không còn là bằng cấp trên giấy tờ
nữa, mà là bằng cấp theo nghĩa mở rộng, trao đổi tri thức, sáng tạo, giá trị đóng góp cho xã hội. Bởi một doanh nghiệp
tuyển dụng là cần người làm được việc chứ không cần người có văn bằng cao. Từ đó có thể bỏ việc yêu cầu về bằng
422 NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
cấp hay xem đó là điều kiện tiên quyết khi tuyển dụng lao động. Như vậy, các cơ sở giáo dục sẽ phải chuyển đổi mạnh
mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của các môn cơ bản sẽ phải được rút ngắn và
thay thế vào đó là những nội dung cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của nền kinh tế nói chung và
đảm bảo để người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời”. Theo mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở
giáo dục đào tạo với doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu để bổ sung cho nhau. Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các cơ
sở đào tạo trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung, làm cho các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu
hơn. Điều này sẽ tác động đến việc bố trí cán bộ quản lý, phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp. Khi đó, tại các cơ sở giáo dục, tất cả các dữ liệu của người học từ mã số, điểm số, thông tin cá nhân... đều đã
được số hóa tại một nơi lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, người dạy chỉ cần “vứt” tài liệu lên “mây” (Cloud), tất cả mọi
người tranh luận trên “mây” mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư, hiệu quả và tính đồng bộ. Trước thực tế này, nếu các
trường không thay đổi thì sẽ không có người học. Doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung có nhu cầu như thế
nào, thì người học sẽ càng hướng tới tìm học những nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đây thực sự là một thách thức vì
hầu như các trường hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên giảng dạy bằng máy chiếu, video, chia sẻ tài liệu trên
mạng. Kinh phí eo hẹp cũng là một trong những điểm chính khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triển
trong trường học.
B. Yêu cầu về vai trò và năng lực của cán bộ Quản lý giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1. Vai trò của cán bộ Quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý giáo dục bao gồm tất cả những người tham gia vào hệ thống quản lý và hình thành chức năng nhất
định, họ không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Theo chức năng, cán bộ quản lý được chia thành 3 loại:
Cán bộ lãnh đạo: Chỉ huy trong bộ máy quản lý có một chức năng nhất định do nhà nước bổ nhiệm, họ chịu trách
nhiệm trước cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức do mình phụ trách. Hoạt động đặc trưng của họ là ban
hành quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định đó.
Các chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Chức năng của họ là chuẩn bị các
phương án cho người lãnh đạo ra quyết định, ngoài ra họ còn được lãnh đạo phân công nhiệm vụ theo dõi một số công
việc theo nguyên tắc quản lý.
Nhân viên quản lý: chức năng của họ là thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin ban đầu; chuẩn bị và hình thành các loại
tư liệu cần thiết đảm bảo cho lãnh đạo và các chuyên gia điều hành một tổ chức, một công việc nào đó.
Đối với lĩnh vực giáo dục, theo Điều 16 - Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009 đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của
cán bộ quản lý giáo dục: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các
hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”.
Như vậy, cán bộ quản lý giáo dục có vai trò là người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các
chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh như:
phân cấp quản lý, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hoá giáo dục, trường học điện tử, tin học hoá quản
lý. Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và
nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.
2. Năng lực của cán bộ Quản lý giáo dục
Theo định nghĩa đến từ những nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân, phù hợp
với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Năng lực
được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên điều này không có nghĩa năng lực hoàn toàn có
sẵn trong mỗi con người, nó phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên mà có được. Năng lực được chia
thành hai nhóm: năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong
cuộc sống và lao động nghề nghiệp như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng
lực giao tiếp, năng lực vận động. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của
con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác
nhau.
Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng
chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể
thao...
Đối với cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục là tổng hợp trình độ kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục, đảm bảo cho cán bộ quản lý tổ chức và thực
Vũ Văn Khoa 423
hiện có hiệu quả, chất lượng chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục.
Vậy, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Những lý do trên yêu cầu cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh phát triển như hiện nay phải tự thay đổi và hoàn thiện
mình để không ngừng phát triển năng lực quản lý các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và hình
thành tác phong làm việc hiện đại, phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, khoa học dựa trên cơ sở của việc nắm vững các
quy chế trong quản lý giáo dục, thích ứng với yêu cầu vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục.
C. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ Quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất”; “ Xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế; khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”.
Theo tinh thần đó, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đang là vấn đề đặc biệt quan trọng trong đổi mới hệ
thống giáo dục nước ta hiện nay. Với mục đích đó, qua một số tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn công tác phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục hiện nay, tác giả đề xuất một vài giải pháp mang tính căn bản để nâng cao hiệu quả phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong thời gian tới.
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với giáo dục. Các cấp ủy đảng lãnh đạo công
tác cán bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua các tổ chức đảng
và đội ngũ đảng viên. Các cấp ủy đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng
về công tác cán bộ. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với yêu cầu mới.
Hai là, nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan
chức năng liên quan đều phải nhận thức đúng và hành động kịp thời để đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng trở
thành hiện thực trong cuộc sống. Trong đó cần tập trung làm chuyển biến cả về nhận thức và hành động.
Ba là, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục. Tiến hành quy hoạch hệ thống sư phạm, xây dựng
một số trường sư phạm trọng điểm, chấn chỉnh lại việc tuyển sinh, đào tạo tại các trường sư phạm. Đào tạo giáo viên
phải hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL. Quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị xây
dựng lực lượng đội ngũ cán bộ làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cán bộ theo kế hoạch, theo dự kiến và liên quan chặt chẽ
đến các khâu của công tác cán bộ như đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Tuyển chọn nhằm phát hiện người
Năng lực
của cán bộ
QLGD
Năng lực
mở rộng
tầm nhìn và
định hướng
chiến lược
Năng lực xây
dựng mục
tiêu và lựa
chọn ưu tiên
Năng lực
phân tích
và thiết kế
chính sách
Năng lực
hợp tác và
thoả thuận
Năng lực
thay đổi và
thích ứng
424 NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO CÁN BỘ QUẢN GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
có "tâm", "tầm", "tài" và “tín” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý nhà trường. Tuyển chọn đúng sẽ góp
phần duy trì sự ổn định và phát triển nhà trường. Bên cạnh đó, tuyển chọn CBQL ở các cơ sở giáo dục phải đảm bảo
"chuẩn" do cấp có thẩm quyền ban hành; phải dựa trên nguyên tắc công khai, dân chủ và thu thập đầy đủ các thông tin,
nhằm trọng dụng người có tài, có đức, có năng lực quản lý thực sự.
Năm là, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với CBQL. Vì đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất
lượng cán bộ. Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo,
nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Khuyến khích vật chất đi đôi với xây dựng lý tưởng, hoài bão
cách mạng, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của huyện và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến
khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy gương mẫu, tài năng của cán bộ, chống
bình quân, bao cấp.
III. KẾT LUẬN
Để đảm bảo chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục cần phải xây dựng cơ chế
quản lý, chương trình, nội dung phương pháp và tổ chức bồi dưỡng bảo đảm chất lượng và duy trì thường xuyên. Quá
trình bồi dưỡng nhằm phát huy những mặt ưu điểm, khắc phục những mặt hạn chế để mang lại chất lượng bồi dưỡng
và có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn luôn phát triển. Tăng cường giám sát quá trình bồi dưỡng từ việc thực
hiện kế hoạch, chương trình nội dung, hoạt động dạy của giảng viên báo cáo viên, hoạt động học tập của cán bộ quản
lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục đến đánh giá khách quan kết quả bồi dưỡng. Vấn đề đang đặt ra và còn hạn chế bấy
lâu nay biểu hiện tập trung ở chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
[2] Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Sự thật, Hà Nội.
[3] Bộ Chính trị, Ban Bí thư (2004), Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 15/6/2004 về việc “Nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Hà Nội.
[4] Trần Khánh Đức (2010): Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội.
[5] Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hoá và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[6] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự
thật, Hà Nội.
[7] Lưu Xuân Mới. Giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập. Tạp chí Hoạt động khoa học - Bộ Khoa học và Công
nghệ số tháng 11/2007.
[8] Phan Chính Thức (2016), Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp trong hội nhập khu vực
ASEAN, Tạp chí "Nghề nghiệp & cuộc sống" Số 75, Tháng 01/2016.
ENHANCING MANAGEMENT CAPACITY FOR EDUCATION
MANAGEMENT OFFICE IN THE BACKGROUND OF
INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Vu Van Khoa
ABSTRACT: The Fourth Industrial Revolution brings many opportunities and challenges to society in general and the education
sector in particular. Vietnam's education is facing many challenges to be able to integrate into the process of international
integration. The author's research presents the impact of the 4.0 science and technology revolution on Vietnam's higher education
and the capacity of higher education management officials in the 4.0 technology revolution. From there, propose some measures to
improve the capacity of higher education management officials.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_quan_ly_cho_can_bo_quan_ly_giao_duc_trong.pdf