Khởi nghiệp là một bước tất yếu của một người khi bắt đầu bước vào kinh doanh. Với bối cảnh hiện
nay, với sự hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa của tất cả quốc gia, Việt Nam cũng đang từng
bước chuyển mình theo nền kinh tế thị trường đó vừa là cơ hội và vừa là thử thách cho các thanh
nhiên hiện nay khởi nghiệp. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định
lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành
kinh tế tại các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5
nhân tố đều tác động cùng chiều đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên, đó là: tính cách, kinh
nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, giáo dục, đào tạo và nguồn vốn.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành Kinh tế tại các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1152
NÂNG CAO KHẢ NĂNG KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Khả Vy, Nguyễn Lý Thùy Trang, Lê Thiện Quát,
Lê Vỉ Khan, Nguyễn Minh Thế
Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng
TÓM TẮT
Khởi nghiệp là một bước tất yếu của một người khi bắt đầu bước vào kinh doanh. Với bối cảnh hiện
nay, với sự hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa của tất cả quốc gia, Việt Nam cũng đang từng
bước chuyển mình theo nền kinh tế thị trường đó vừa là cơ hội và vừa là thử thách cho các thanh
nhiên hiện nay khởi nghiệp. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định
lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành
kinh tế tại các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 5
nhân tố đều tác động cùng chiều đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên, đó là: tính cách, kinh
nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, giáo dục, đào tạo và nguồn vốn.
Từ khóa: Khả năng khởi nghiệp, khối ngành kinh tế, sinh viên, nhân tố tác động.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ở Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù trên các phương tiện thông tin đại
chúng và một số trường đại học cũng đã xuất hiện chương trình về khởi nghiệp nhưng ảnh hưởng
của nó đến sinh viên và xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết được phần ngọn là tạo điều kiện cho các
danh nghiệp tương lai thể hiện ý tưởng kinh doanh mà chưa xem xét đến động cơ hình thành ý
định khởi nghiệp.
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ.
Bên cạnh đó, nhiều chương trình, chính sách và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp được xây dựng để thúc đẩy
phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam và tiêu biểu là ở TP.HCM. Kết quả này đã giúp sinh viên có thêm
nhiều cơ hội và khả năng để khởi nghiệp thành công. Ngày càng có nhiều sinh viên tham gia vào
khởi nghiệp để thành lập ra các dự án kinh doanh. Doanh nhân ngày nay đang ngày càng nhận
được sự tôn trọng của xã hội. Chính những nhận thức tích cực này sẽ góp phần giúp thúc đẩy việc
khởi sự kinh doanh và giúp các doanh nhân tại TP.HCM có điều kiện để phát triển tốt hơn.
Xuất phát từ quan điểm đó, có thể nói nâng cao khả năng khởi nghiệp cho sinh viên ở các Trường
Đại học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Từ thực tế trên, nhóm tác giả đã
chọn và nghiên cứu đề tài “Nâng cao khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại các
1153
trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM” nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
khả năng khởi nghiệp của sinh viên.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các lý thuyết
Khởi nghiệp là việc ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh
nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp
những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị
trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình đều được gọi là khởi nghiệp.
Theo Tiến sĩ Patrick Khor, Nhà sáng lập kiêm CEO của iBosses Singapore, 5 bước cơ bản của quy
trình khởi nghiệp bao gồm:
Bước 1: Truyền lửa;
Bước 2: Trang bị kiến thức về khởi nghiệp;
Bước 3: Lập doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường;
Bước 4: Phát triển mô hình trên toàn cầu;
Bước 5: Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo Trần Văn Tùng và cộng sự (2016), khởi nghiệp là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới
cho riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho bạn và bạn là người quản lý
công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như
nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động. Thời hiện đại, khởi nghiệp đôi khi được nói trong nghĩa
hẹp hơn là bắt đầu sự nghiệp nhưng bằng cách tạo dựng doanh nghiệp làm chủ nó và cung cấp
đến người dùng những sản phẩm dịch vụ trong điều kiện không chắc chắn.
Ở một khía cạnh khác, thì Đỗ Thị Hoa Liên (2016) cho rằng nhà khởi nghiệp thường bắt đầu từ chính
túi tiền của người sáng lập gia đình và bạn bè hoặc gọi vốn từ cộng đồng. Nhưng thường thì các
sản phầm này thường được quy định ở 2 đặc điểm nổi bật. Đó là tính đột phá và tính tăng trưởng.
Tính đột phá trong công ty khởi nghiệp thể hiện ở sản phẩm của họ là chưa có tiền lệ xuất hiện trên
thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn với những sản phẩm có sẵn. Trong thực tế, bạn vẫn nhìn
thấy những thiết bị thông minh đo lường sức khỏe hay những mô hình kinh doanh mới hoặc một
loại công nghệ mới như 3D,... Tất cả chúng đều được phát triển từ khái niệm khởi nghiệp.
2.2 T ng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Mô hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982). Mô hình này xem xét việc lập doanh nghiệp mới
như là một sự kiện kinh doanh (entrepreneurial event) có thể giải thích bằng sự tương tác giữa các
yêu tố thuộc hoàn cảnh (context factors) đó là (sáng kiến, tập chung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự
chủ một cách tương dối và rủi ro).
1154
Mô hình nghiên cứu của Robinson & cộng sự (1991) – Mô hình xu hướng thái độ kinh doanh. Mô
hình nhấn mạnh đến thái độ của doanh nhân và cho rằng xu hướng của thái độ sẽ giải thích ý định
khởi nghiệp tốt hơn các cách khác.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Ngô Thị Mỵ Châu (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên công nghệ thông tin.
Nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011). Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các
sinh viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu của Trần Văn Tùng và cộng sự (2016). Nghiên cứu các yếu tố tác động đến khởi sự kinh
doanh của sinh viên mới tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế
Khái niệm sinh viên được hiểu rất thống nhất. Theo từ điển giáo dục học: ”Sinh viên là người học
của cơ sở giáo dục, cao đẳng, đại học”; Theo Luật Giáo dục đại học (2019): “Sinh viên là người đang
học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo giáo dục
cao đẳng chương trình đào tạo đại học”.
Sinh viên khối ngành kinh tế trường đại học ngoài công lập là lực lượng đông đảo các sinh viên
theo học các nhóm ngành quản trị, nhóm ngành tài chinh và kế toán, kiểm toán tại các hệ thống
trường đại học tư thục. Trường đại học tư thục hay đại học dân lập là một cơ sở giáo dục bậc cao,
về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD ĐT, văn bằng có giá trị tương đương như
văn bằng công lập. Sinh viên chính là tầng lớp tri thức, nền tảng của tương lai đất nước, một trong
lực lượng đông đảo tham gia khởi nghiệp.
Theo một số nhà nghiên cứu thì những sinh viên có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những con
người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận mạo hiểm với tinh thần sáng tạo
và đổi mới; đồng thời sẵn sàng nhận lấy rủi ro, dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng
về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế
tại các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM
Trường học
Theo nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), trường học là nơi
cung cấp kiến thức nền tảng, sinh viên liên tục được giảng viên trau dồi kiến thức là cơ sở lý
thuyết vững chắc để sinh viên dễ dàng lập ra kế hoạch cụ thể cho các dự án khởi nghiệp của
mình. Ngoài ra, Trường học là nơi sản sinh ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tiền đề
cho các dự án khởi nghiệp. Có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập,
cá nhân của sinh viên hoặc phục vụ cộng đồng xã hội. Trường học thực sự là môi trường tốt sẽ
giúp ích cho rất nhiều bạn sinh viên.
1155
Gia đình và tài chính
Theo Ngô Thị Mỵ Châu (2018), sinh viên có lợi thế là sức trẻ, không ngại khó và sẵn sàng "làm lại"
nếu có thất bại. Sinh viên không bị áp lực về gánh nặng gia đình hoặc tài chính nên dễ dàng chấp
nhận rủi ro. Nếu dự án kinh doanh của bạn thành công – chứng minh được năng lực và sự nhạy
bén của bản thân; trường hợp bạn thất bại, bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống thường
ngày của mình. Quan trọng hơn cả, khi thất bại là bạn nhận được bài học quý về cách quản lý, kinh
doanh, đây cũng là một điểm "sáng" trong hồ sơ ứng tuyển với các nhà tuyển dụng của bạn.
Bạn đồng hành
Theo Trần Văn Tùng (2016), bên cạnh sinh viên luôn có những người bạn đồng hành, sẵn sàng hỗ
trợ khi bạn cần. Bạn có thể thuê được đội ngũ nhân viên – sinh viên giá rẻ hoặc các đại sứ thương
hiệu cho mô hình kinh doanh của mình. Thật sự, bạn khó có thể tìm ra đội ngũ nhân viên nhiệt tình,
năng động và có sẵn kiến thức với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều.
Ý định hành động
Theo Trần Văn Tùng (2016), kết quả nghiên cứu đã khẳng định yếu tố nhận thức khả thi (năng lực
của nhà khởi nghiệp) và ý định hành động có tác động rất lớn đến hành vi khởi nghiệp. Yếu tố này
gợi mở cho sinh viên cần trải nghiệm và kiên trì đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp của mình thông
qua các hoạt động đào tạo tại đại học nhằm tăng cường năng lực khởi nghiệp cho sinh viên.
Tóm lại, đối với sinh viên: Trước khi khởi nghiệp sinh viên cần phải hình thành động lực thông qua
nhận thức tính hấp dẫn của các cơ hội khởi nghiệp, đánh giá năng lực khởi nghiệp từ đó hình
thành các ý tưởng, ý định khởi nghiệp cộng với đam mê để thực hiện những ý định khởi nghiệp
đó. Những nhà khởi nghiệp thành công ngoài việc có động lực, khát vọng, ý chí thì cần phải kiên
trì phát triển các ý tưởng kinh doanh dù phải đối mặt với nhiều trở ngại khó khăn và thất bại.
Nghiên cứu này cho thấy, khả năng khởi nghiệp là yếu tố rất quan trọng, trong khi rất nhiều
người cố gắng khởi nghiệp còn thiếu những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cơ bản. Đây là
một trong những lý do mà nhiều nhà khởi nghiệp gặp khó khăn ngay từ đầu hoặc đóng cửa chỉ
sau vài tháng khởi nghiệp.
Thực tế cho thấy tuy có các quan điểm khác nhau về các yếu tố tác động đến khả năng khởi nghiệp
của sinh viên nói chung và của sinh viên khối ngành kinh tế của các trường đại học ngoài công lập
nói riêng, nhưng kết hợp phân tích có ba yếu tố quan trọng trong khởi nghiệp bao gồm: cá nhân,
môi trường và nguồn lực để giải thích các nguyên nhân dẫn đến ý định khởi nghiệp.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái
niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu mô hình nghiên cứu
trong nước và nước ngoài.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi
nghiên cứu bằng phiếu khảo sát. Phần mềm SPSS sẽ xử lý và cho ra kết quả thống kê mô tả, các
1156
bảng tần số thể hiện số quan sát, tỷ lệ phần trăm, bảng tổng hợp phân tích các dữ liệu, kiểm định
đối với các thang đo định lượng làm cơ sở phân tích và đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp.
5 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bằng phương pháp gửi bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế sẵn đến sinh viên khối ngành kinh tế
tại các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM, với tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý
tài liệu theo phương pháp thống kê là so sánh và xác định tỷ lệ phần trăm (%) và qua số liệu khảo
sát thực tế ở các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM nổi bật lên những vấn đề chính sau:
Kết quả cuối cùng cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng tới khả năng khởi nghiệp của sinh viên là tính
cách, kinh nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, giáo dục và đào tạo và nguồn vốn. Trong đó
nhân tố nguồn vốn tác động mạnh mẽ nhất đến khả năng khởi nghiệp của sinh viên và yếu tố tác
động tính cách, kinh nghiệm và trải nghiệm tác động yếu nhất.
Bảng 1: Kết quả hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa
chuẩn h a
Hệ số
chuẩn hóa
t Sig.
Thống kê đa
cộng tuyến
Beta Sai số chuẩn Beta Hệ số
Tolerance
Hệ số
VIF
1 (Constant) .235 .235 1.003 .317
TC .165 .044 .215 3.740 .000 .780 1.282
GD .158 .039 .233 4.022 .000 .766 1.305
TN .177 .045 .215 3.954 .000 .870 1.150
BB .144 .035 .234 4.107 .000 .789 1.267
NV .296 .065 .269 4.565 .000 .739 1.353
Nhìn vào bảng kết quả hồi quy ta thấy hệ số Sig. của 5 nhân tố độc lập gồm Tính cách; Giáo dục và
đào tạo; Kinh nghiệm và trải nghiệm; Gia đình và bạn bè; Nguồn vốn. đều < 5% và hệ số phóng
đại phương sai VIF rất thấp (<2) điều này chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra với các
biến độc lập. Phương trình hồi quy chuẩn hóa: KN = 0.269*NV + 0.234*BB + 0.233*GD +
0.215*TC + 0.215*TN
Từ đó, giải pháp được đặt ra có liên quan đến các nhân tố tác động như:
Khởi nghiệp không phải con đường vạn năng mà đôi khi, chính hành trình làm thuê mới mang đến
cho bạn cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi các kỹ năng và quy trình làm việc trong môi trường công
ty lớn. Đây là một cách tuyệt vời để trở thành người am hiểu công việc và tiếp thu những điều nên
làm hay không nên làm. Ngoài ra, đây cũng là thời gian để bạn xây dựng mạng lưới quan hệ của
mình. Làm thế nào để người trẻ khởi nghiệp thành công khi trong tay không có gì ngoài ý tưởng? Lời
khuyên chính là sự chủ động: phải chủ động tìm hiểu bản thân muốn gì, chủ động tích lũy kiến
thức, kỹ năng cần có, chủ động tìm đến các nhà đầu tư, nhà đồng sáng lập... Chính sự chủ động ấy
1157
sẽ mang tới cho chúng ta năng lực, quan hệ xã hội, tài chính, nguồn khách hàng và trên hết là kinh
nghiệm kinh doanh.
Nhằm nâng cao khả năng khởi nghiệp của sinh viên, theo chúng tôi sinh viên cần quan tâm nhiều
hơn đề sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Sự hỗ trợ này đầu tiên có thể đề cập đến là sự ủng hộ cho
sinh viên trong việc đưa ra ý tưởng và xây dựng kế hoạch khởi nghiệp; sau đó cần tranh thủ sự hỗ
trợ của gia đình và bạn bè về việc triển khai kế hoạch và nguồn tài chính cho dự án khởi nghiệp cho
bản thân.
Theo đó, chương trình đào tạo của nhà trường cần tích hợp các học phần khơi gợi tinh thần khởi
nghiệp cho sinh viên; đồng thời trong quá trình dạy và học giảng viên cần sử dụng các phương
pháp giảng dạy hiện đại nhằm trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên như phương pháp dự
án; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp thảo luận nhóm,... Mặt khác, nhà trường cần
quan tâm tổ chức nhiều hơn các cuộc thi khởi nghiệp, các buổi hội thảo để cho sinh viên mở rộng
kiến thức cũng như nâng cao khả năng khởi nghiệp cho bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Đỗ Thị Hoa Liên (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lao động xã hội (cơ sở TP.HCM).
[2] Ngô Thị Mỵ Châu (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông
tin.
[3] TS. Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2016). Nghiên cứu các yếu tố tác động đến khởi sự kinh
doanh của sinh viên mới tốt nghiệp tại các Trường Đại học trên địa bàn TP.HCM.
[4] Nhóm sinh viên Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2018), Đề tài nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trên địa
bàn Hà Nội”.
[5] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: www.wikipedia.org.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_kha_nang_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_khoi_nganh_kinh.pdf