Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo theo chương trình, giáo trình mới các
môn Lý luận chính trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công
nghiệp 4.0, học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng nhất là đối với sinh viên - đội ngũ trí thức tương lai của
nước nhà trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong thời gian qua, việc
giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học đã đảm
bảo được nội dung chương trình, theo đúng thời lượng Bộ Giáo dục quy
định. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường đại học còn một số hạn chế. Do đó, rất cần phải có các giải pháp
đồng bộ để khắc phục các bất cập, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm góp phần tạo bước tiến mới, có kết quả, chất
lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả việc học tập và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy vi tính nối mạng đến lớp
học để có điều kiện thu - phát thông tin nhanh
chóng, kịp thời cho giảng viên và sinh viên.
Những vấn đề nêu trên nếu được giảng
viên chú ý đề cập và giải quyết tốt sẽ góp phần
rất lớn trong việc nâng chất lượng giảng dạy môn
tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của các trường đại học hiện nay.
*Về phía nhà trường
Nhà trường và khoa (bộ môn) Lý luận
chính trị phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho đội ngũ giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ
Chí Minh được học tập các chuyên đề, nâng cao
trình độ kết hợp với việc đi thực tế, khảo sát ở cơ
sở để từ đó có kiến thức thực tế và sự sáng tạo
trong giảng dạy. Cần có chính sách lương,
thưởng hợp lý để giảng viên đủ sống bằng nghề
của mình, chuyên tâm vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Hiện nay, số lượng giảng viên giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh được đào tạo đúng chuyên
ngành ở các trường không nhiều. Phần lớn vẫn là
giảng viên chuyển từ các môn lý luận khác sang
dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên chất lượng
giảng dạy chưa thật sự hiệu quả. Nhà trường nên
bổ sung thêm giảng viên dạy tư tưởng Hồ Chí
Minh, chú trọng đến những giảng viên đã được
đào tạo bài bản về chuyên ngành này. Nhà trường
nên tạo mọi điều kiện để giảng viên được bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, thực hiện nghiên cứu khoa học, khai thác
các phương tiện hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động
giảng dạy; tạo điều kiện đi thăm quan thực tế để
làm phong phú thêm cho bài giảng.
Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm cho giảng viên như: Giảng viên có thể
quyết định điều chỉnh hình thức học tập cho các
tiết học khi thấy cần thiết. Qua đó, người giảng
viên buộc phải không ngừng nâng cao chất lượng
bài giảng để đáp ứng sự điều chỉnh hình thức học
cũng như nhu cầu của sinh viên. Tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các loại
sách, giáo trình, tài liệu tham khảo cho môn tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt cần bổ sung thêm
các băng tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh để
chiếu cho sinh viên xem. Trung tâm thông tin -
thư viện của các trường đại học cần mở thường
xuyên cả những ngày nghỉ để sinh viên có điều
kiện học tập và nghiên cứu tốt hơn. Khắc phục
tình trạng quá tải của các giảng đường. Trong các
giảng đường cần có đầy đủ các thiết bị cần thiết
hỗ trợ cho quá trình học tập và giảng dạy như:
máy chiếu, internet, máy điều hòa...
Nhà trường cùng Đoàn thanh niên nên
triển khai xây dựng trang web về tư tưởng, tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong
trang web sẽ đưa các nội dung chính trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh thông qua các câu chuyện kể,
hồi ký của các đồng chí lãnh đạo, học trò thân
cận của Người. Trang web cũng cần kịp thời cập
nhật những văn bản, nghị quyết chỉ đạo của các
Bộ, Ban, ngành về Cuộc vận động học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
để sinh viên trong trường nhanh chóng nắm bắt
thông tin và hưởng ứng tham gia.
Ngoài ra, nhà trường cần có chế độ khen
thưởng, phê bình, kỷ luật để động viên cán bộ,
giảng viên trong công tác nghiên cứu và giảng
dạy. Đây là một biện pháp kích thích những cá
nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác
chuyên môn, đồng thời cũng giảm bớt những hiện
tượng làm cản trở và ảnh hưởng xấu tới hình ảnh
đội ngũ giảng viên trong môi trường sư phạm.
*Về phía sinh viên
Để nâng cao hiệu quả việc học tập và
giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải đồng
thời nâng cao chất lượng dạy của giảng viên và
chất lượng học tập của sinh viên. Thực tế cho
thấy, tình trạng học tập các môn lý luận Mác -
Lênin nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh nói
riêng ở các trường đại học là chưa cao. Một bộ
phận không nhỏ sinh viên chưa có ý thức học tập
các môn lý luận, còn chán nản, thờ ơ, đối phó.
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 245
Cho nên để nâng cao chất lượng học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các trường đại học, mỗi sinh
viên cần phải:
Thứ nhất: Mỗi sinh viên phải tự nâng cao
nhận thức của mình về vai trò, tầm quan trọng
của môn tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó hình thành
cho mình sự hứng thú thật sự với môn học.
Thứ hai: Sinh viên phải thường xuyên đổi
mới phương pháp học tập. Để đạt được kết quả tốt
của môn học thì phương pháp tự học là yếu tố quyết
định. Đối với mỗi nội dung của từng bài học, sinh
viên phải có cách tiếp cận khác nhau, trong sự khác
nhau đó cần tìm ra phương pháp nào là thích hợp
cho mình, phù hợp với khả năng của mình nhất.
Điều này sẽ giúp cho sinh viên chủ động lĩnh hội
kiến thức và đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ ba: Sinh viên cần tập trung cao độ trong
quá trình nghe giảng ở trên lớp. Trong những giờ
học, sinh viên cần tập trung suy nghĩ để trả lời các
câu hỏi của giảng viên, tích cực phát biểu ý kiến
xây dựng bài. Cần lựa chọn những tài liệu học tập
phù hợp, chú ý chọn những tài liệu giảng viên giới
thiệu. Bởi lẽ hiện nay tài liệu về tư tưởng Hồ Chí
Minh rất phong phú và đa dạng, không phải tài liệu
nào cũng đúng đắn và đầy đủ, nhất là những tài liệu
trên mạng internet.
Thứ tư: Ngay sau khi học xong một bài,
một chương, sinh viên nên chủ động lập ra đề
cương hoặc dàn ý của bài đó ngay, như thế kiến
thức thu được vẫn còn đầy đủ. Phương pháp này
giúp sinh viên rèn luyện được cách ghi chép,
nghiên cứu phân tích tài liệu và xây dựng lại theo
một cách mới, có hệ thống logic. Như vậy, sinh
viên sẽ có cách trình bày thông tin của bài giảng
một cách khoa học, sinh viên sẽ hiểu kỹ, hiểu sâu
những gì mình đã học, từ đó biết vận dụng những
kiến thức đã học vào cuộc sống.
Thứ năm: Sinh viên nên tích cực tham gia
vào các buổi hội thảo chuyên đề về tư tưởng Hồ
Chí Minh, các buổi xêmina, các cuộc thi tìm hiểu
về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh... Các cuộc thảo luận và các buổi
xêmina là hình thức học theo nhóm hoặc theo tổ
nhằm mục đích củng cố, khắc sâu những điều đã
nghe và đã học trong giờ chính khóa. Đồng thời
với việc tham gia các hoạt động trên sẽ hình
thành trong mỗi sinh viên thói quen quan tâm đến
môn học từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của môn học, tạo hứng thú học tập.
3. KẾT QUẢ
Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; công cuộc đổi mới
của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, những diễn biến ngày càng phức
tạp, nhanh chóng, khó lường, của tình hình thế
giới tác động đến Việt Nam không nhỏ, đòi hỏi
cần thiết phải làm sáng tỏ để tìm ra giải đáp đúng
đắn. Giáo dục lý luận, học tập lý luận, truyền bá
lý luận càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
nhằm làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng
nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nắm vững lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, nâng cao
phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực
tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy
vào cuộc sống nhiều biến động hiện nay. Trong
bối cảnh đó, nâng cao hiệu quả học tập và nghiên
cứu các môn lý luận chính trị nói chung và môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng tại các trường
đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay là vấn đề vô
cùng quan trọng và cấp thiết. Để nâng cao hiệu
quả học tập và giảng dạy, chúng ta cần phải tích
cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp
phương pháp giảng dạy truyền thống với các
phương pháp dạy học tích cực theo hướng lấy
người học làm trung tâm, kết hợp với việc áp
dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy
học. Ngoài ra, cần quán triệt quan điểm giáo dục
lí luận chính trị phải biết gắn lí luận với thực tiễn
cuộc sống "Lý luận đi đôi với thực tiễn”, "Lý
luận kết hợp với thực hành", " để tạo động lực,
kích thích sự hứng thú đối với người học.
Thông qua bài viết này, tác giả hy vọng sẽ
góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé vào việc nâng
cao chất lượng học tập và giảng dạy môn học này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Tư
tưởng Hồ Chí Minh, dành cho sinh viên Đại học,
cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh (Xuất bản lần thứ 10), Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[3]. Đảng cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành
Trung ương, Nghị quyết về công tác lý luận và
định hướng nghiên cứu đến năm 2030.
[4]. Hồ Chí Minh Toàn tập (1995), Tập 2, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5]. GS.TS. Nguyễn Đình Hương, Việt Nam
hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục
Việt Nam, H, 2009.
[6]. Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2008.
[7]. PGS. TS. Lê Văn Tích (Chủ biên), Đưa tư
tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_viec_hoc_tap_va_giang_day_tu_tuong_ho_chi.pdf