Các dịch vụ của các Ngân hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các
doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền
kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các dịch vụ này là nguồn thu an
toàn và ổn định cho các Ngân hàng thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân hàng
Thương mại của các nước khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, bài viết đánh giá thực hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV, đồng thời
đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ, tận dụng tốt những cơ hội và
lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó
khăn, thách thức; đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với cá nhân là rất lớn
song ngân hàng BIDV chưa khai thác được
một cách đáng kể. Trong khi đó ngân hàng
nước ngoài thường hết sức chú trọng thị
trường này.
- Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng BIDV còn có nhiều hạn chế nên chưa
tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
+ Xét về chất lượng dịch vụ dưới góc độ khả
năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng
của khách hàng thì các dịch vụ của ngân hàng
BIDV chưa theo kịp nhu cầu. Phần lớn các
khách hàng tư nhân, những doanh nghiệp vừa
và nhỏ chưa được tiếp cận với dịch vụ của
ngân hàng BIDV. Các dịch vụ ngân hàng hiện
đại mới phát triển, còn nhiều bất cập chưa xử
lý được.
+ Xét về thời gian cung ứng dịch vụ ngân
hàng của ngân hàng BIDV nhìn chung là chưa
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hoạt
động dịch vụ của ngân hàng BIDV chưa
mang tính chuyên nghiệp, bài bản trong toàn
hệ thống. Chất lượng dịch vụ ngân hàng tại
các chi nhánh của ngân hàng BIDV vì vậy
không đồng nhất.
- Các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ có
thể cung cấp cho một số dối tượng khách
hàng ở một vài địa bàn nhất định chứ không
phát triển rộng khắp và đồng đều giữa các địa
phương.
- Trong thanh toán các công cụ thanh toán hiện
đại như thẻ ATM... vẫn còn bị hạn chế do tâm
lý ưa chuộng tiền mặt trong dân cư và sử dụng
các công cụ thanh toán truyền thống còn lớn,
việc ứng dụng kỹ thuật tin học trong thanh
toán còn hạn chế, thiếu đồng bộ, tốc độ thanh
toán còn chưa cao, còn gặp nhiều sai sót.
Nghiệp vụ ngoại bảng
- Việc thực hiện các nghiệp vụ ngoại bảng
còn đơn điệu về hình thức, chủ yếu mới có
các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Doanh số hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh
chưa lớn, chưa tương xứng với khả năng, quy
mô hoạt động của ngân hàng BIDV và đòi hỏi
của nền kinh tế.
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
còn thiếu và chưa đồng bộ
Nguyên nhân từ phía khách hàng và nền kinh tế
Về phía Ngân hàng nhà nước
- Cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM
còn nặng biện pháp hành chính, nhiều khi
không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng
của nền kinh tế làm giảm tính chủ động sáng
tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM.
50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47
46
- Chậm ban hành các quy chế hướng dẫn thực
hiện luật, nghị định, chế độ thể lệ nghiệp vụ
cho các NHTM.
Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức tổ chức bộ máy, quản trị điều hành
Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng chiến
lược của phát triển nghiệp vụ của ngân hàng
BIDV đặc biệt là các chi nhánh còn nhiều bất
cập. Thứ hai, mặc dù đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001: 2000, tuy nhiên cơ chế điều hành,
bộ máy điều hành ở phần lớn các chi nhánh
còn phức tạp Thứ ba, việc phân công chức
năng nhiệm vụ của các phòng ban chưa cụ
thể, dẫn đến không xác định được trách nhiệm
giải quyết. Thứ tư, từ việc chưa có nhận thức
đúng, định hướng đúng nên ngân hàng BIDV
chưa có chính sách hợp lý để thu hút đối
tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng
ngoài quốc doanh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tự có
Về cơ sở vật chất: Máy móc thiết bị của ngân
hàng BIDV cũng chưa đồng bộ, mức tự động
hóa còn thấp và không đồng đều ở các chi
nhánh. Việc đầu tư, cải tiến công nghệ chưa đi
đôi với việc cải tiến chế độ hạch toán, nâng
cao trình độ nhân viên tác nghiệp.
Vốn tự có của ngân hàng BIDV ít, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ
và công nghệ ngân hàng, nhất là trong môi
trường cạnh tranh và mở cửa như hiện nay.
Trình độ cán bộ trực tiếp tác nghiệp trong
những hoạt động dịch vụ Một bộ phận không
nhỏ cán bộ tác nghiệp chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế của thị trường, của việc phát triển
các loại hình nghiệp vụ mới. Công tác đào tạo
tại ngân hàng BIDV cũng chưa được tổ chức
một cách có hệ thống.
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Định hướng phát triển của ngân hàng
ĐT& PT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
* Hướng dần vào khách hàng ngoài quốc
doanh và tư nhân
* Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng BIDV
dựa trên sự phù hợp về công nghệ ngân hàng
* Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng là để phát
triển và hội nhập
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu
phí dịch vụ của ngân hàng BIDV Việt Nam
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nghiệp
vụ hiện có
Phát triển nghiệp vụ mới
Nhóm giải pháp hỗ trợ
- Hoạch định và lựa chọn chiến lược thực
hiện đa dạng hóa nghiệp vụ cho phù hợp.
- Cấu trúc lại bộ máy tổ chức, hoạt động của
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, đào
tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý,
nhân viên ngân hàng
- Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng
- Tăng cường năng lực tài chính
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
- Tổ chức hoàn thiện Marketing
- Phát triển kênh phân phối
- Tăng thời gian làm việc trong ngày và
ngày trong tuần
- Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng theo lợi
thế cạnh tranh của từng nghiệp vụ và từng
đơn vị thành viên
- Đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng
nước ngoài, tổ chức tín dụng quốc tế
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ
- Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho
hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Cần khuyến khích hỗ trợ các ngân hàng
thương mại trong việc hiện đại hóa công nghệ
ngân hàng.
- Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường
đầu tư
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần hoàn thiện đồng bộ các hệ thống
văn bản hướng dẫn thi hành các luật của nhà
nước, các nghị định của Chính phủ liên quan
đến hoạt động ngân hàng. Các văn bản hướng
51Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47
47
dẫn vừa phải dễ hiểu theo một cách duy nhất,
vừa phải tạo hướng mở hợp pháp cho các
ngân hàng thương mại.
- NHNN cần sớm ban hành quy chế phát hành
và sử dụng các phương tiện thanh toán điện
tử, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, nhằm giúp
các NHTM bớt lúng túng và thiếu đồng bộ
trong việc triển khai các loại nghiệp vụ ngân
hàng hiện đại và mới này.
- Hỗ trợ các NHTM trong việc làm đầu mối tổ
chức đào tạo cán bộ, nghiên cứu áp dụng
những loại hình nghiệp vụ ngân hàng mới,
những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân
hàng của các ngân hàng trên thế giới.
- Là đầu mối cung cấp thông tin về sự phát
triển của nghiệp vụ ngân hàng trên thế giới.
NHNN cần có một trung tâm phân tích, đánh
giá và hoạch định các chiến lược phát triển
dịch vụ ngân hàng của ngành ngân hàng. Qua
đó giúp các NHTM nắm bắt được diễn biến
của thị trường dịch vụ ngân hàng và có những
bước đi phù hợp, nâng cao hiệu quả của đa
dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng và hiệu quả
của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Cùng với các NHTM, NHNN phải hiện đại
hóa công nghệ của mình, trước mắt là hiện
đại hóa trung tâm thanh toán bù trừ.
- Tạo điều kiện bằng các chính sách khuyến
khích NHTM trong việc tự nâng cao năng lực
thiết bị công nghệ, hiện đại hóa NHTM qua
đó mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện ngân hàng: Giáo trình marketing ngân
hàng - Nxb Thống kê, 2004.
2. Học viện ngân hàng: Giáo trình Tín dụng ngân
hàng - Nxb thống kê, 2001.
3. Peter S.Rose: Quản trị ngân hàng thương mại –
Nxb Tài chính, 2001.
4. Ngô Hướng (chủ biên), Giáo trình Quản trị
kinh doanh ngân hàng - Nxb Thống kê, 2002.
5. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ kinh doanh ngân
hàng - Nxb Thống kê, 2008.
6. Lê Văn Tư, Lê Tùng Văn, Lê Hải Nam: Ngân
hàng thương mại - Nxb Thống kê, 2000.
SUMMARY
IMPROVE THE EFFICIENCY OF SERVICE CHARGE AT BANK FOR
INVESMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM
Nguyen Thi Hong Yen*, Tran Pham Van Cuong
College of Economics and Business Administration – TNU
The services of the Bank for the daily needs of individuals as well as businesses have been proven
useful and convenient in strong development process-oriented market economy Socialist Republic of
Vietnam. The service is secure and stable source of income for commercial banks, however, the
proportion of income from banking products of the Bank of Vietnam is still relatively low compared
with the banking systemTrade in other countries. Based on the results of operations of the Bank for
Investment and Development of Vietnam, the article reviews active service charges of the Bank, and
proposed solutions improve the efficiency of collecting fees BIDV, make good use of the
opportunities and advantages on the basis of promoting the strengths, limited weaknesses, in order to
overcome these difficulties, the challenge to stand up to the potential of the market.
Key words: Commercial bank, Banking, efficient service charges, evaluate the effectiveness of
service charge.
Ngày nhận bài: 24/01/2013; Ngày phản biện: 27/3/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0912 662 033
52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_thu_phi_dich_vu_tai_ngan_hang_dau_tu_va_ph.pdf