Trong các hệ thống dung dịch, acid được định nghĩa là một chất cho H+ đến một chất khác. Ngược lại một base là chất nhận H+. Một acid khi hoà tan trong nước sẽ ion hoá phân ly H+ và các anion đi kèm, ví dụ sự phân ly của acetic acid và hydrochloric acid như sau:
CH2COOH CH2COO- + H+
HCl Cl- + H+
Khả năng phân ly H+ của một acid mạnh như HCl là 100 %, trong khi đó khả năng phân ly H+ của một acid yếu như acetic acid chỉ khoảng 1 %.
Các ion H+ (hay độ chua hoạt động) tăng theo lực acid. Khi một acid không phân ly có nghĩa là acid đó có một độ chua tiềm tàng cao. Tổng độ chua của một dung dịch là tổng nồng độ acid tiềm tàng và hoạt động. Ví dụ, độ chua hoạt động và độ chua tiềm tàng của một acid là 0,099 M và 0,001 M. Tổng nồng độ acid là 0,100 M, vì hoạt độ của H+ (độ chua hoạt động) gần bằng với tổng độ chua, nên acid này là một acid mạnh.
Ngược lại, với các acid yếu, hoạt độ của H+ thấp hơn rất nhiều so với độ chua tiềm tàng. Ví dụ, 0,100 M acid yếu với chỉ 1 % phân ly có nghĩa là hoạt độ của H+ là: 0,1 x 0,01 = 0,001M.
23 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón - Bài 1: Cải thiện ph đất chua và sử dụng đất chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và điều này có thể dễ dàng hiệu chỉnh bằng cách bón vôi cho lớp đất này.
Trộn một phần vôi với đất là một phương pháp giảm bớt lượng vôi bón nhưng có thể vẫn làm tăng pH thích hợp cho cây trồng sinh trưởng tốt.
Một trong những yếu tố góp phần vào việc làm giảm năng suất cây trồng trên đất chua là sự khó khăn trong việc kiểm soát cỏ dại. Kiểm soát cỏ dại kém trên đất chua là do tốc độ phân giải và hấp phụ thuốc diệt cỏ gia tăng ở pH đất thấp. Trên đất có pH cao, hiệu lực của 1 số thuốc diệt cỏ có thể kéo dài trong nhiều năm, nhưng điều này có thể có vấn đề đối với các cây nhạy cảm với thuốc diệt cỏ.
Một phương pháp bón vôi khác là vôi được tạo thành dạng huyền phù với nước, thường được gọi là vôi lỏng. Thiết bị bón phân dạng lỏng có thể dùng cho việc bón vôi lỏng này. Có thể trộn các loại vôi thật mịn với 50 % nước và bón bằng thiết bị bón phân lỏng. Một số đặc điểm của vôi dạng lỏng như sau:
Phân bố rất đều.
Vôi được nghiền mịn nên phản ứng rất nhanh với đất.
Chỉ cần bón 1 lượng nhỏ vôi ở bất cứ thời điểm nào.
Có thể hiệu chỉnh pH đất một cách nhanh chóng.
Bón hàng năm giúp duy trì pH.
Giá thành vôi lỏng thường cao 2-4 lần vôi dạng khô.
Urea-ammonium nitrate (UAN) có thể trộn thành huyền phù với vôi. Cày vùi ngay sau khi bón huyền phù này sẽ hạn chế rất lớn việc mất NH3 khi urea bị thủy phân. Các huyền phù N-K-vôi được sử dụng rất thành công.
Các yếu tố quyết định bón vôi
5.7.1 Cây trồng
Mức độ nhạy cảm đối với độ chua của đất rất khác nhau tùy loại cây trồng, vì thế lượng vôi bón cho đất cũng khác nhau tùy thuộc vào loại cây trồng đang canh tác. Loại, giống cây trồng là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng chương trình bón vôi cho đất.
5.7.2 Sa cấu và chất hữu cơ của đất
Đất có sa cấu thô, hàm lượng chất hữu cơ thấp, nhu cầu vôi sẽ thấp hơn so với đất có sa cấu mịn và hàm lượng chất hữu cơ cao. Thường ít khi xảy ra việc bón vôi với liều lượng quá cao cho đất có sa cấu thô, nhưng nếu hiểu biết về hóa học đất cơ bản có thể hạn chế được vấn đề này.
5.7.3 Thời gian và chu kỳ bón vôi
Đối với các hệ thống luân canh có cây họ đậu, có thể bón vôi 3 - 6 tháng trước khi gieo trồng; điều này có tầm quan trọng đặc biệt trên đất có độ chua cao. Nếu bón vôi quá cận thời gian gieo trồng, có thể không đủ thời gian để vôi phản ứng với đất. Nếu cây họ đậu được trồng sau một cây họ hoà thảo thì thời gian bón vôi tốt nhất là bón khi gieo trồng cây họ hoà thảo. Các dạng vôi dễ hoà tan như CaO và Ca(OH)2 có thể bón vãi đều trước khi gieo trồng để tránh sự tổn thương cho cây con vừa nẩy mầm.
Chu kỳ bón vôi cho một vùng đất thường tùy thuộc vào sa cấu của đất, loại phân N và lượng phân N bón cho đất, sản lượng cây trồng thu hoạch, chế độ mưa, và hàm lượng vôi bón cho mỗi lần bón. Trên đất cát, thường bón một lượng vôi ít, nhưng bón nhiều lần, ngược lại đất có sa cấu mịn, có thể bón ít lần hơn nhưng với lượng cao trong mỗi lần bón. Vôi được nghiền mịn sẽ có phản ứng nhanh hơn, nhưng hiệu quả thường chỉ duy trì trong thời gian ngắn hơn so với vôi nghiền thô hơn.
Phương pháp hoàn hảo nhất để quyết định chu kỳ bón vôi cho một vùng đất là thử nhanh pH đất. Có thể lấy mẫu đất thử nhanh pH đất với khoảng thời gian 3 năm 1 lần.
5.7.4 Độ sâu làm đất
Thường lượng vôi được khuyến cáo cho nông dân bón được dựa trên cơ sở độ sâu của tầng đất cày 15 cm. Nhưng nếu khi đất được cày sâu đến 25 cm, lượng vôi khuyến cáo có thể phải tăng lên 50 %.
Làm chua đất có pH cao
Sự hoá chua của đất có thể có lợi đối với các loại đất có chứa hàm lượng carbonate cao, như các loại đất vùng khô hạn và bán khô hạn. Việc san lấp đất để thuận tiện cho việc tưới tiêu và các mục đích khác có thể làm cho các tầng đất bên dưới có pH cao được phơi bày lên trên, nên ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây trồng. Do đó các vấn đề gây ra do pH đất cao không chỉ hạn chế trong các vùng khô hạn và bán khô hạn. Sự hoá chua của đất lúa ngập nước làm tăng năng suất lúa, thường là do khả năng hữu dụng của các nguyên tố vi lượng tăng. Trên một số vùng khác, các loại đất chua trung bình có thể cần thiết phải hoá chua hơn nữa để thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng thích hợp với điều kiện chua như khoai tây, dâu tây, họ thập tự. Có thể làm đất hoá chua bằng việc sử dụng 1 số hoá chất sau:
Bón S nguyên tố (S)
Bón S nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hoá chua của đất. Khi S được bón vào đất, sẽ xảy ra phản ứng sau:
S + H2O + 3/2O2 « 2H+ + SO42-
Với 1 mole S bị oxi hoá, sẽ hình thành nên 2 mole H+, nên làm giảm pH đất. Vì vậy trong việc tính toán lượng S bón cho đất, cần phải xác định tính đệm pH của đất đó.
Bột S nghiền mịn có thể bón vãi và cày vùi vài tuần lễ trước khi gieo trồng vì phản ứng oxi hoá S của vi sinh vật có thể xảy ra chậm, nhất là trên các vùng có khí hậu lạnh và đất có pH kiềm. Trong một số trường hợp, người ta khuyến cáo nên làm chua hoá vùng rễ cây nhằm làm tăng tính thấm nước của đất và tăng khả năng hữu dụng của P và các nguyên tố vi lượng khác trong đất. Để cải thiện cả hai trường hợp này thường cần phải hoá chua cho các loại đất mặn kiềm. S nguyên tố cũng có thể bón theo hàng dưới dạng bột mịn hay dạng huyền phù. Khi bón S theo hàng, hàm lượng phân S cần bón thường thấp hơn nhiều so với phương pháp bón vãi.
Bón SO2 cho đất cũng làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng của cây cao lương. Trong nghiên cứu này, chỉ cần trung hoà 25 – 50 % độ kiềm cải thiện đáng kể khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.
5.8.2 Sulfuric acid
Sulfuric acid (H2SO4) được dùng để cải tạo đất bị nhiễm B và Na, làm tăng khả năng hữu dụng của P và các nguyên tố vi lượng khác, giảm sự bay hơi NH3, tăng tính thấm nước của đất, kiểm soát được một số loại cỏ dại và nguồn bệnh, và tăng cường sự phát triển của cỏ trên các đồng cỏ chăn nuôi. Ảnh hưởng của H2SO4 làm tăng năng suất cao lương và lúa gạo chủ yếu là do tăng khả năng hữu dụng các nguyên tố vi lượng trong đất.
H2SO4 có thể bón trực tiếp cho đất nhưng có bất lợi là sự nguy hiểm cho người sử dụng và cần phải có thiết bị đặc biệt chịu được acid. H2SO4 cũng có thể được tưới nhỏ giọt trên mặt đất hoặc bón với thiết bị tương tự như thiết bị bón NH3 lỏng khan. H2SO4 cũng có thể được hoà vào nước tưới trực tiếp. H2SO4 có ưu điểm là phản ứng tức thời với đất, nên có tác dụng hoá chua rất nhanh.
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của việc bón H2SO4 và FeSO4 đến năng suất cao lương (kg/ha) trên đất đá vôi
H2SO4
Fe (kg/ha)
0
112
560
0
434
1,460
2,275
112
605
1,538
2,274
560
2,169
2,429
2,230
5,600
1,885
1,971
1,810
5.8.3 Aluminum sulfate
Aluminum sulfate [Al2(SO4)3] được sử dụng phổ biến trong nghề trồng hoa, dùng để làm chua đất trong sản xuất azaleas (đỗ quyên), camellias (hoa trà), và các loại hoa kiểng chịu được điều kiện chua. Khi hoà vào nước, Al2(SO4)3bị thủy phân tạo nên một dung dịch rất chua:
Al2(SO4)3 + 6H2O « 2Al(OH)3 + 6H+ + 3SO42-.
Khi Al2(SO4)3 được bón vào đất, ngoài việc thủy phân trong dung dịch đất, Al3+ sẽ thay thế bất kỳ H+ và các cations trao đổi nào trên CEC nên làm pH giảm rất nhanh:
Al2(SO4)3 + sét 4H+ ® sét Al3++ Ca2++ 4H+ + 3SO42-.
Ca2+ Al3+
Al2(SO4)3 không được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. FeSO4 cũng được dùng để bón cho đất nhằm làm hoá chua đất kiềm và có đặc tính tương tự như Al2(SO4)3.
5.8.4 Ammonium polysulfide
NH4S8 dạng dung dịch được dùng bón cho đất mặn kiềm nhằm làm giảm pH và làm tăng tính thấm nước của đất. NH4S8 có thể được bón theo hàng, cách hạt 5-10cm hay có thể hoà thẳng vào nước trong hệ thống tưới. Bón theo hàng thường có hiệu quả hơn trong việc chữa trị thiếu dinh dưỡng vi lượng so với bón thông qua hệ thống tưới. NH4S8 sau khi bón vào đất sẽ được phân giải thành ammonium sulfide và keo S0. S0 và S2- sau đó sẽ bị oxi hoá thành H2SO4. Potassium polysulfide cũng được sản xuất và sử dụng tương tự như ammonium polysulfide.
5.8.5 Làm chua cục bộ đất khi bón phân
Do các loại đất đá vôi và đất pH cao đều có tính đệm cao nên chi phí sẽ rất lớn nếu ta dùng phân chua trung hoà hết độ kiềm của đất. Do đó chúng ta không cần phải trung hoà độ kiềm toàn bộ khối đất, mà chỉ cần làm chua vùng rễ cây phát triển bằng cách bón phân chua theo hàng hay làm chua cục bộ trong từng nơi có bón phân.
Khi bón phân ammonium thiosulfate và ammonium polyphosphate có thể làm đất bị chua hoá trong vùng gần nơi bón phân, như thế có thể làm tăng khả năng hữu dụng các nguyên tố vi lượng trong đất xung quanh vùng rễ cây.
BÀI 2 CẢI THIỆN VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT KIỀM VÀ ĐẤT MẶN KIỀM
Trong các vùng khô hạn và bán khô hạn, tốc độ bốc hơi nước cao sẽ làm tích tụ các muối hoà tan trong đất. Nước cũng được di chuyển lên trên từ nước ngầm hay các giếng phun. Sự mất nước do bốc hơi nước dần dần sẽ làm cho muối tích tụ và hình thành các loại đất mặn, mặn kiềm hay đất kiềm. Các loại đất này hình thành rất phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn, nơi có lượng mưa thấp không đủ làm rửa trôi muối trong đất, lượng mưa thường < 350 mm/năm. Các loại đất này cũng hình thành khá phổ biến ở các vùng sử dụng các phương pháp tưới, tiêu không thích hợp. Các đầm lầy ven biển trong vùng ôn đới, các đầm lầy ngập mặn trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, và các đầm lầy trong lục địa gần các hồ nước mặn cũng có thể hình thành các loại đất này.
Ngày càng có nhiều diện tích đất bị hoá mặn do sử dụng các phương pháp tưới tiêu không thích hợp. Mặn hoá là vấn đề trở ngại chính trên các vùng trồng lúa nước.
Sự hoá mặn (tích lũy muối) là 1 nguy hại tiềm tàng trên hầu hết các vùng đất canh tác có tưới trong các vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới, và sự hoá mặn ngày càng gia tăng trên các vùng đất trồng cây trồng cạn không tưới và các đồng cỏ. Muối tích lũy trong đất có chứa các cation Na+, Ca2+, và Mg2+, và các anion Cl-, SO42-, HCO3-, và CO32-. Các ions này có thể có nguồn gốc từ sự phong hoá các khoáng và được tích lũy do không đủ nước để rửa trôi chúng.
Na là nguyên tố gây hại đặc biệt nghiêm trọng, do nguyên tố này có thể gây độc trực tiếp cho cây đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đất. Khi tỉ lệ Na/CEC cao, các kết tập đất sẽ bị phân tán (làm mất cấu trúc đất). Khi mất cấu trúc, đất có tính thấm nước rất kém, hình thành váng cứng trên bề mặt sau khi mưa hay sau khi tưới, và có thể giữ nước đọng trên mặt trong một thời gian dài.
Mức độ phân tán các kết tập đất khác nhau phụ thuộc vào hàm lượng Na trong đất. Đất có sa cấu mịn, chứa sét montmorillonite có thể bị phân tán khi phức hệ trao đổi chứa 15 % Na. Trên các loại đất nhiệt đới có chứa oxide Fe, Al cao và trên các loại đất kaolinitic, hàm lượng Na bảo hoà 40 % CEC mới gây ra sự phân tán nghiêm trọng. Các loại đất có hàm lượng sét thấp thường ít bị vấn đề phá vỡ cấu trúc do chúng có tính thấm nước nhanh.
1 Một số định nghĩa
1.1 Đất mặn
Đất mặn là đất có độ dẫn điện của dịch trích bão hoà (ECse) > 4 mmhos/cm, pH < 8,5, và Na trao đổi (ESP) <15 %. Đất này trước đây được gọi là đất kiềm trắng do sự tích lũy một lớp muối trắng trên bề mặt sau khi nước bốc hơi và có pH kiềm. Đất này có hàm lượng muối cao, chủ yếu là các muối Cl- và SO42- của Na+, Ca2+, và Mg2+, các ions này có thể bị rửa trôi nhưng không làm tăng pH đáng kể. Nồng độ các muối hoà tan này đủ để hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, mặc dù có sự khác nhau về tính chống chịu mặn trong các giống cây trồng.
1.2 Đất kiềm
Đất kiềm có ESP >15 %, ECse 8,5. Trước đây gọi là đất kiềm đen do sự tích lũy của chất hữu cơ hoà tan cùng với muối trên mặt đất. Trong đất kiềm, hàm lượng Na cao sẽ làm phân tán các keo đất và Na cũng gây ra sự rối loạn dinh dưỡng trong phần lớn các loại cây trồng.
1.3 Đất mặn kiềm
Đất này có nồng độ muối cao như đất mặn (ECse > 4 mmohs/cm) và Na trao đổi cao như đất kiềm (ESP > 15 %); nhưng đất này có pH < 8,5. Ngược lại với đất mặn, khi muối được rửa trôi, Na trao đổi sẽ thủy phân và làm tăng pH, kết quả là hình thành nên đất kiềm.
2 Các mối tương quan giữa các thông số sử dụng trong nghiên cứu đất mặn, kiềm
Có nhiều thông số thường được dùng để định lượng hoá các loại đất bị ảnh hưởng bởi muối và Na, và các thông số này luôn có mối tương quan với nhau. Đo ECse đất có thể ước đoán được hàm lượng tổng muối hoà tan trong dung dịch đất, hệ số tương quan như sau:
ECse x 10 = tổng cation hoà tan (meq/L).
ECse được tính bằng đơn vị mmhos/cm hay mS/cm.
Nếu các cation hoà tan được đo trong dịch trích bão hoà, tỉ lệ hấp phụ của sodium (SAR-sodium adsorption ration) có thể được tính như sau:
SAR = Na+/Ö(Ca2+ + Mg2+)/2
(nồng độ các ions đơn vị tính bằng meq/L).
Do các quan hệ cần bằng giữa các cation trên bề mặt trao đổi và trong dung dịch, nên SAR có tương quan đến hàm lượng Na+ trên CEC. Hàm lượng này được diễn tả bằng tỉ lệ sodium trao đổi (ESR-exchangeable sodium ratio). ESR được định nghĩa như sau:
ESR = Na+ trao đổi/(Ca2+ + Mg2+) trao đổi
nồng độ các ions đơn vị tính bằng meq/L).
Trong một loại đất nhiễm mặn có mối quan hệ giữa các cation trao đổi trên bề mặt sét và trong dung dịch. Quan hệ này có thể được dùng để tính toán ESR khi ta không đo tổng hàm lượng các cation trao đổi. Phương trình sau đây trình bày mối tương quan tuyến tính trên:
ESR = 0.015(SAR).
Do ESR có tương quan với ESP được dùng để phân loại đất mặn có chứa Na+ cao, nên :
ESP = 100(ESR)/(1+ESR).
Các thông số này và các mối tương quan giữa chúng rất có giá trị trong sử dụng để nghiên cứu, cải tạo tính chất dung dịch và hoá học trao đổi của đất mặn và đất nhiễm mặn.
3 Các ảnh hưởng của muối đến sự sinh trưởng của cây trồng
Tính độc của Na+ và Cl- là nguyên nhân chính gây ra sự ức chế sinh trưởng đối với cây mẫn cảm với muối, ngay cả khi độ mặn thấp. Khi nồng độ các ion này cao, dung dịch đất sẽ có áp suất thẩm thấu cao, nên khi tiếp xúc với tế bào rễ, nước và các chất hoà tan trong tế bào rễ có khuynh hướng di chuyển ra ngoài dung dịch đất, làm cho tế bào rễ bị co nguyên sinh (plasmolysis).
Bảng 4.8 Khả năng chống chịu với đất mặn của 1 số cây trồng
Chịu được tốt (8 - 12 mS/cm)
Chịu được trung bình (6 - 8 mS/cm)
Mẩn cảm trung bình (4 – 6 mS/cm)
Mẫn cảm (< 4 mS/cm)
Lúa mạch, lấy hạt
Lúa mạch, đồng cỏ
Cỏ họ đậu
Táo
Cỏ Bermuda
Củ cải đường
Bắp cải
Mơ
Bông vải
Sung
Cải bông
Dâu tây
Chà là
Yến mạch
Bắp
Bưởi
Cao lương
Dưa leo
Chanh
Đậu nành
Rau diếp
Hành
Lúa mì
Đậu phộng
Cam
Khoai tây
Đào
Lúa nước
Lê
Cà chua
Dứa, ổi
Tính chống chịu với nồng độ muối của cây trồng khác nhau phụ thuộc vào loại cây trồng và thời gian sinh trưởng. Ví dụ cây trưởng thành thường có khả năng chống chịu mặn cao hơn các cây non. Lúa mạch và bông vải có khả năng chống chịu mặn khá cao. Tính chống chịu muối cũng khác nhau giữa các giống hay dòng, nhưng nồng độ muối cao thường ảnh hưởng lớn đến giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng hơn là giai đoạn hình thành hạt hay quả (bảng 4.8). Những giống cây có thể giải độc muối Na+ và Cl- hiệu quả cũng có thể không cho sản lượng khi nồng độ muối quá cao. Các cây chống chịu muối nhưng không giải độc Na+ có khả năng duy trì tỉ lệ K+/Na+ thích hợp trong mô sinh trưởng.
4 Cải tạo đất mặn và đất kiềm cho sản xuất cây trồng.
4.1 Đất mặn
Đất mặn tương đối dễ cải tạo nếu có đủ nước có nồng độ muối thấp dùng để tưới hoặc rửa, và đất cần có tính chất tiêu nước mặt và nước trong đất tốt. Yêu cầu rửa mặn là muối phải được rửa sâu xuống dưới vùng rễ.
Lượng nước cần thiết để rửa trôi muối ra khỏi vùng rễ, được gọi là nhu cầu nước rửa (leaching requirement-LR), LR được tính toán như sau:
LR = ECw/ECdw
với LR= nhu cầu nước rửa
ECw= EC của nước tưới
ECdw= EC của nước tiêu
LR là lượng nước cần để rửa trôi muối, ngoài lượng nước tưới theo nhu cầu nước của cây trồng về mặt sinh lý. Lượng nước cần để rửa muối phụ thuộc vào (1) ECse mong muốn, ECse này phụ thuộc vào khả năng chịu mặn của cây trồng, (2) chất lượng nước tưới (ECiw), (3) độ sâu vùng rễ cần rửa, và (4) khả năng giữ nước của đất (SWHC).
Trong các loại đất có mực nước ngầm cao, cần phải thiết kế hệ thống tiêu trước khi tiến hành việc rửa mặn. Nếu đất có tầng chứa calcium hay thạch cao, hay đất có tính thấm kém, cần phải cày sâu để cải thiện tính thấm ban đầu của đất. Những nơi chỉ sử dụng nước mưa để canh tác hay những nơi nguồn nước tưới bị hạn chế, nên phủ chất hữu cơ trên mặt đất để làm giảm được sự bốc hơi nước và tăng khả năng tiêu nước của đất.
4.2 Đất kiềm và đất mặn kiềm
Trên các loại đất kiềm và mặn kiềm, cần phải làm giảm Na trao đổi và/hay ECse phải giảm thấp, điều này rất khó trong thực tế, vì sét trong đất có thể bị phân tán trong quá trình rửa, làm hạn chế tính thấm ban đầu của đất. Thông thường người ta dùng Ca2+ trong gypsum (CaSO4.2H2O) để trao đổi với Na+ trong keo đất, sau đó dùng nước rửa ion Na+ này. Phản ứng trao đổi xảy ra như sau:
Na+ Ca2+
Na+ Ca2+
Sét Ca2+ + Ca2+ +SO42- ® sét Mg2+ + 2Na+ Mg2+ Na+
Na+ Na+ được rửa sâu khỏi vùng rễ
Việc tính toán lựợng CaSO4.2H2O cần thiết bón cho đất mặn tương tự như cách tính toán lượng CaCO3 cần bón để nâng cao pH trong đất chua. Ví dụ, một loại đất có CEC = 20 meq/100 g có chứa 15 % ESP, và chúng ta cần phải làm giảm ESP xuống 5 %; vậy ESP cần phải giảm là: 15 %-5 % = 10 %.
(0,10)(20 meq CEC/100 g) = 2 meq Na+/100 g = 2 meq CaSO4.2H2O /100 g đất
Do đó,
(2 meqCaSO4.2H2O/100 g)(86 mg CaSO4.2H2O/meq)(20) = 3440 kg CaSO4.2H2O/ha -15 cm.
5 Quản lý đất mặn
Quản lý đất mặn chủ yếu là làm giảm đến mức tối thiểu sự tích lũy muối trong quá trình canh tác, đặc biệt là trong các vùng khô hạn và bán khô hạn. Cần phải luôn duy trì ẩm độ đất xung quanh ẩm độ đồng ruộng bằng cách thường xuyên tưới nước ngọt (hoặc nước không mặn). Rửa nhẹ trước khi gieo trồng hay tưới nhẹ sau khi gieo trồng để rửa muối ra khỏi vùng đất rễ sẽ phát triển trong giai đoạn cây con. Nếu có đủ nước, nên tưới theo chu kỳ cả khi không gieo trồng, như thế sẽ rửa được muối ra khỏi vùng rễ. Trong đất mặn có nhiều loại muối có thể bị kết tủa như CaSO4.2H2O và CaCO3 hay MgCO3 trong thời kỳ khô hạn, sẽ gây các phản ứng như là các muối hoà tan trong quá trình rửa, và cần chú ý sự kết tủa của Ca và Mg sẽ làm tăng tỉ lệ % Na+ trong dung dịch.
Quản lý đất bằng phương pháp cải thiện khả năng tiêu nước là biện pháp quan trọng để kiểm soát độ mặn của đất. Khi cày đất thường tạo thành các rãnh nhỏ trên ruộng, muối sẽ có khuynh hướng đi lên theo nước mao dẫn và tích tụ ở giữa đỉnh các luống cày nơi có sự bốc hơi nước xảy ra. Do đó không nên trồng cây ngay trên đỉnh (trung tâm) các luống cày để tránh sự ngộ độc muối.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baigiangphanbovadophichuong_4_3783.doc