Trước sự phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo sự phát triển đó chính là sự góp phần
một lượng khá lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, doanh nghiệp đa phần sản xuất kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, dịch vụ,.Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn đúng
đắn thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình trốn thuế giá trị gia tăng bằng nhiều thủ đoạn
tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế bán hàng. Cho thấy
sự cần thiết đề tài nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Đây là
nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Bài viết
trình bày cơ sở lý thuyết tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã đi vào phân tích thực trạng quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang trong
giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp như: nâng cao hoạt động đối tượng người
nộp thuế, nâng cao hoạt động quy trình thu thuế, quản lý tốt hoạt động quản lý ưu đãi miễn giảm thuế
Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải
pháp trên để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền
Giang.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
64
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG
Trần Minh Nghĩa
Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An
TÓM TẮT
Trước sự phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kèm theo sự phát triển đó chính là sự góp phần
một lượng khá lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, doanh nghiệp đa phần sản xuất kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất, xây dựng, dịch vụ,...Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn đúng
đắn thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình trốn thuế giá trị gia tăng bằng nhiều thủ đoạn
tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm doanh thu thực tế bán hàng. Cho thấy
sự cần thiết đề tài nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Đây là
nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Bài viết
trình bày cơ sở lý thuyết tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế
tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã đi vào phân tích thực trạng quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang trong
giai đoạn 2015 – 2017. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp như: nâng cao hoạt động đối tượng người
nộp thuế, nâng cao hoạt động quy trình thu thuế, quản lý tốt hoạt động quản lý ưu đãi miễn giảm thuế
Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải có sự thực hiện đồng bộ tất cả các giải
pháp trên để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền
Giang.
Từ khóa: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang , thuế thu nhập doanh nghiệp, quản lý thuế thu nhập danh
nghiệp.
SUMMARY
Currently, besides the right businesses, there have been a large number of units who
intentionally evade corporate income through many sophisticated tricks such as using illegal invoices
and recording a decrease in actual sales receipts. This is an important revenue source, accounting for
a large proportion in the revenue structure at Tien Giang Tax Department. The paper presented the
theoretical basis of an overview of corporate income tax and corporate income tax management along
with factors affecting the efficiency of corporate income tax management at Tien Giang Tax Department,
from which some solutions have been proposed such as improving the activities of taxpayers, improving
the operation of tax collection process, managing well the management of tax incentives, etc. At the
highest efficiency, it is necessary to synchronously implement all the above solutions to contribute to
improving the efficiency of corporate income tax management at Tien Giang Tax Department.
Key words: Tien Giang Tax Department, Corporate Income Tax, Corporate Income Tax
Management.
1. Đặt vấn đề
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân
sách quốc gia, các quy định về thuế TNDN được nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội và chính sách pháp luật Việt Nam từng thời kỳ.
Tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang nguồn thu về thuế TNDN qua các năm có tăng, tuy nhiên
bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện đúng thì còn một bộ phận không nhỏ các đơn vị cố tình
trốn thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi như: sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp pháp, ghi giảm
doanh thu thực tế bán hàng,gây thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) không
nhỏ. Trước tình hình trên đòi hỏi phải có nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân,
từ đó có giải pháp nâng cao nguồn thu từ thuế TNDN, nâng cao quản lý thuế TNDN tại Cục
Thuế tỉnh Tiền Giang.
2. Thực trạng về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
2.1 Quản lý về đối tượng nộp thuế
Để quản lý hiệu quả người nộp thuế (NNT) Cục Thuế tỉnh Tiền Giang đã tiến hành lập sổ
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
65
bộ để theo dõi tình hình hoạt động của người nộp thuế trên địa bàn quản lý, lập và theo dõi danh
sách các doanh nghiệp đang hoạt động, đang tạm nghỉ, dừng kinh doanh, giải thể hàng tháng.
Quy trình quản lý đăng ký doanh nghiệp đang được thực hiện tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang là
trước hết người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa thuộc Sở Kế hoạch
và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra tính duy nhất, hợp lệ của mã số thuế và tên doanh
nghiệp nếu thỏa mãn các điều kiện thì hồ sơ sẽ được chuyển qua cơ quan thuế. Phòng Kê khai
- Kế toán thuế kiểm tra, xác nhận thông tin và nhận vào hệ thống phần mềm quản lý thuế của
ngành thuế, sau đó sẽ in, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo mã số thuế cho các
doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2015 - 2017, tình hình đăng ký cấp mã số thuế của Cục Thuế
tỉnh Tiền Giang được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Tình hình cấp mã số thuế của Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2017
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Số NNT là doanh nghiệp đang hoạt động 3.564 3.827 4.132
Số cấp mới 616 516 612
Số tạm dừng/ giải thể/ phá sản/ bỏ kinh doanh 259 214 132
Nguồn: Phòng Kê Khai Kế toán thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Qua bảng số liệu về tình hình đăng ký cấp mã số thuế (MST) cho doanh nghiệp cho thấy,
số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang ngày càng tăng, số lượng đăng
ký mới hằng năm trung bình của 3 năm là 581 doanh nghiệp/năm. Số doanh nghiệp tạm dừng
kinh doanh, giải thể, phá sản ngày càng ít đi, và thấp hơn 50% so với số lượng doanh nghiệp
đăng ký mới. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế xã hội và điều kiện kinh doanh tại Tiền Giang
ngày càng chuyển biến tích cực, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch thu NSNN qua các
năm.
2.2 Quản lý về việc thực hiện quy trình thu thuế
2.2.1 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Tuyên truyền hỗ trợ là một hoạt động đảm bảo đầu vào cần thiết cho quản lý thuế. Sự lường
trước bằng việc chuẩn bị đầy đủ tinh thần và kiến thức về thuế cho doanh nghiệp (DN) là hết
sức quan trọng để có kết quả đầu ra, sự tuân thủ thuế của DN một cách tự nguyện và đầy đủ.
Tuyên truyền hỗ trợ hiệu quả sẽ giảm gánh nặng cho các hoạt động quản lý thuế khác trong đó
có những hoạt động kiểm tra quá trình và đầu ra quản lý thu thuế.
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang luôn coi công tác tuyên truyền là nhiệm
vụ trọng tâm. Việc tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện qua hệ thống các phương tiện
thông tin đại chúng với mục tiêu phổ biến chính sách thuế cho mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn.
Nội dung tuyên truyền cho người nộp thuế đa dạng bao trùm sắc thuế TNDN, Luật quản lý thuế,
các thông tư sửa đổi, bổ sung, các luật thuế TNDN mới ban hành, các văn bản hướng dẫn hiện
hành, những gương điển hình trong việc thực hiện chính sách thuế,... Hoạt động tuyên truyền
đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đã truyền tải kịp thời các nội dung cơ bản của
chính sách thuế đến các tầng lớp dân cư và người nộp thuế góp phần nâng cao sự hiểu biết về
chính sách thuế TNDN của người nộp thuế đặc biệt đối với người nộp thuế là thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh.
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
66
Bảng 2. Các hình thức tuyên truyền áp dụng trong giai đoạn 2015 - 2017
Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Tập huấn
Số lớp 95 38 51
Số lượt người 2.598 2.673 2.243
Đối thoại
Số hội nghị 57 42 51
Số lượt người 2.845 2.340 3.276
Đăng tin trên báo Ấp Bắc (lượt) 51 52 135
Thực hiện chuyên mục “Thuế và đời sống” trên đài
phát thanh và truyền hình (lượt)
52 52 52
Đăng tin trên trang thông tin điện tử Cục Thuế (tin
bài)
889 1.197 1.816
Nguồn: Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Như vậy có thể nhận thấy, trong các năm qua công tác tuyên truyền thuế TNDN đối với
người nộp thuế ngày càng được tăng cường. Trong 3 năm gần đây, Cục Thuế đã áp dụng 4 hình
thức tuyên truyền đó là: tập huấn, đối thoại, đăng tin trên báo Ấp Bắc, tuyên truyền qua Đài
Phát thanh Truyền hình Tiền Giang và đăng tin trên trang thông tin điện tử cục Thuế. Theo đó,
tần suất sử dụng các hình thức tuyên truyền này qua các năm ngày càng tăng. Hằng năm, Cục
Thuế tổ chức các lớp tập huấn cho người nộp thuế, trong đó chủ yếu là các đối tượng doanh
nghiệp ngoài quốc doanh với hàng trăm lượt người tập huấn. Tính trong giai đoạn 2015 - 2017,
Cục Thuế đã tổ chức tất cả 184 lớp tập huấn, tiến hành tập huấn cho 12.514 lượt người. Ngoài
hình thức tập huấn, Cục Thuế còn tổ chức các buổi hội nghị, đối thoại với người nộp thuế.
Trong 3 năm qua, Cục Thuế đã tổ chức 150 buổi hội nghị với 11.461 lượt người tham gia. Cục
Thuế cũng đăng tin trên báo Ấp Bắc khoảng 238 hướng dẫn cho người nộp thuế. Cục Thuế
cũng phối hợp với đài Truyền thanh thành phố Mỹ Tho và hơn 3.902 tin trên trang thông tin
điện tử cục Thuế.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của Cục Thuế vẫn còn những hạn chế nhất định. Công
tác tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc đổi mới nội dung, chưa áp dụng các hình thức tuyên
truyền hỗ trợ người nộp thuế thực sự sát với nhu cầu của người nộp thuế và từng nhóm người
nộp thuế. Các hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế hiện nay, do đó cần phải có những biện pháp thích hợp với quy mô rộng hơn. Các hình thức
tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được
ấn tượng, thu hút công chúng, số lượng tài liệu tuyên truyền còn ít, nội dung tuyên truyền chưa
bao quát hết các mảng của chính sách thuế; Panô, áp phích ở nơi công cộng nội dung chưa
phong phú, hình thức chưa đa dạng; Chưa tổ chức tập huấn cho người nộp thuế (NNT) mới ra
kinh doanh, thời gian trả lời văn bản cho NNT còn chậm do một số trường hợp còn phải xin ý
kiến chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên.
Ngoài ra, số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn ít, các hình
thức tuyên truyền chủ yếu do cơ quan thuế thực hiện phối hợp trong công tác tuyên truyền hỗ
trợ NNT của các cơ quan ban ngành trong tỉnh với cơ quan thuế còn mang tính hình thức.
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
67
2.2.2 Về công tác kê khai thuế và quyết toán thuế
Việc nhập và xử lý tờ khai đảm bảo theo thời gian, theo đúng quy trình, đã thực hiện phát
hành thông báo yêu cầu NNT điều chỉnh đối với các trường hợp kê khai sai, khai thiếu, các đơn
vị không nộp tờ khai thuế, 100% DN đã thực hiện kê khai thuế qua mạng nên việc cập nhật các
thông tin trên tờ khai đã góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí, nhân lực, tránh sai sót cho người
nộp thuế và cơ quan thuế trong kê khai thuế. Ngoài ra, thành tựu nổi bật đáng ghi nhận trong
công tác kê khai thuế đó là đã thực hiện thống nhất theo quy trình, dữ liệu hồ sơ khai thuế được
cập nhật đầy đủ, kịp thời, hình thành nguồn dữ liệu thông tin cơ bản về người nộp thuế phục vụ
cho quản lý thuế khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; việc áp dụng hình thức kê
khai thuế điện tử đang được thực hiện, đã tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho người nộp
thuế và cơ quan thuế. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nộp HSKT qua mạng mà
việc xác định NNT chưa nộp HSKT, nộp chậm, sai số học đều được phát hiện nhanh chóng và
chính xác từ đó giúp áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Bảng 3. Tình hình nộp tờ khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2017
Năm
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tổng số lượt NNT phải nộp HSKT (lượt) 51.883 61.042 64.966
Số lượt NNT đã nộp HSKT(lượt) 51.212 60.888 64.880
Số lượt NNT đã nộp HSKT đúng hạn (lượt) 46.981 56.928 61.444
Số lượt NNT đã nộp HSKT nộp chậm (lượt) 3.231 3.960 3.436
Số lượt NNT không nộp HSKT (lượt) 271 154 86
Tỷ lệ đã nộp/phải nộp (%) 98,71 99,75 99,87
Tỷ lệ đúng hạn/đã nộp (%) 91,74 93,5 94,7
Tỷ lệ không nộp/phải nộp (%) 0,52 0,25 0,13
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Bảng 4. Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Đơn vị tính: lượt
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số
lượt NNT
phải nộp
HSKT
Tổng số
lượt đã nộp
HSKT
Số lượt NNT
nộp đúng hạn
Số lượt NNT
nộp chậm
Số lượt NNT
không nộp
HSKT
2015 543 543 530 13 0
2016 644 644 638 6 0
2017 737 737 713 24 0
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tiền Giang
Từ Bảng 3 cho thấy giai đoạn 2015 - 2017, tổng số tờ khai thuế đã nộp so với số tờ khai
phải nộp chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số lượng tờ khai nộp đúng hạn còn
thấp (bình quân hàng năm 93,31%) so với số tờ khai đã nộp. Số lượng người nộp thuế không
nộp hồ sơ khai thuế có xu hướng giảm dần: năm 2015 là 271 lượt, đến năm 2016 giảm còn 154
lượt và năm 2017 giảm còn 86 lượt. Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn trên tổng số tờ khai đã nộp
chiếm tỷ lệ cao và tăng qua các năm: năm 2015 là 91,74%, năm 2016 là 93,5% và năm 2017 là
94,7%. Điều này thể hiện ý thức của NNT về kê khai và nộp tờ khai thuế đã được nâng lên rõ
rệt. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng khai thuế qua mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi
cho NNT như: việc kê khai thuế rất đơn giản, chỉ cần vài thao tác đơn giản, doanh nghiệp có
thể khai thuế qua mạng khi ở cơ quan, đang đi công tác hay đang du lịch, mà không phải đến
cơ quan thuế và chờ nộp hồ sơ như trước đây; doanh nghiệp có thể gửi tờ khai vào tất cả các
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
68
ngày kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và có thể gửi bất kỳ thời gian nào trong ngày. Khai thuế qua
mạng đã tiết kiệm chi phí in tờ khai và chi phí đi lại cho doanh nghiệp. Đồng thời theo quy định
hiện nay cho phép một số trường hợp được khai thuế theo quý thay vì trước đây phải kê khai
theo tháng, đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người nộp thuế.
Đối với tờ khai thuế TNDN, hàng quý, tháng NNT không phải gửi tờ khai tạm tính, mà chỉ
căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nộp tiền thuế, khi hết năm tài chính, doanh
nghiệp lập mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN và gửi đến cơ quan thuế. Qua kết quả tại bảng 4
cho thấy NNT tại Tiền Giang đã tuân thủ tốt quy định về nộp hồ sơ khai thuế TNDN: không có
trường hợp không nộp HSKT, số lượt nộp chậm HSKT chiếm tỷ lệ thấp (tỷ lệ hồ sơ quyết toán
thuế TNDN chậm nộp của 3 năm lần lượt là: 2,39%, 0,93% và 3,26%).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang triển
khai và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý thuế tập trung, phối hợp với Kho bạc Nhà nước,
các Ngân hàng Thương mại triển khai hệ thống nộp thuế qua mạng đã giúp cho NNT dễ dàng
trong việc nộp tiền vào NSNN, các chứng từ nộp tiền có thể dễ dàng tra cứu thông qua dữ liệu
lịch sử, tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý thuế.
Doanh thu tính thuế có ý nghĩa quyết định đến thu nhập chịu thuế và số thuế TNDN phải
nộp. Nếu xác định doanh thu tính thuế không đúng sẽ dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp không
phản ánh đúng doanh thu tính thuế của mình, thường là phản ánh thiếu doanh thu tính thuế, do
vậy làm giảm số thuế phải nộp theo quy định. Điều này có nghĩa là, cơ quan thuế phải thực hiện
các hoạt động nghiệp vụ như hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở,... để các doanh nghiệp
nộp tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý (đối với tờ khai thuế GTGT), khai tờ khai quyết toán
thuế TNDN đúng thời hạn quy định đảm bảo tờ khai thuế phản ánh đúng kế hoạch hoạt động
kinh doanh của DN, khai quyết toán thuế phải phản ánh đúng tình hình kinh doanh của DN.
3. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Một số DN còn lợi dụng kẽ hở về pháp luật thuế để trốn thuế TNDN như kê khai chi phí
cao dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí còn không có lợi nhuận dẫn đến không thu được thuế
TNDN.
Các khu vực kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn cần khuyến khích đầu tư để phát
triển vùng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Phương thức xây dựng chính sách tuy có nhiều đổi mới, linh hoạt, đảm bảo đúng quy định
của pháp luật về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; công tác xây dựng chế độ, chính
sách thuế được thực hiện kịp thời đảm bảo bao quát, điều chỉnh sát thực các nguồn thu theo
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy vậy vẫn còn có những điểm
chưa thật sát với quy định của một số văn bản pháp luật khác có liên quan, từ ngữ sử dụng trong
văn bản có lúc chưa thực sự rõ ràng dẫn đến dễ bị hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau khi áp dụng
vào thực tiễn.
Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận NNT còn chưa cao; Công tác tuyên truyền
và hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế vẫn chưa thực sự đa dạng, phù hợp với từng bộ phận
NNT; người tiêu dùng còn có thói quen sử dụng tiền mặt khi mua hàng hoá dịch vụ, không có
ý thức yêu cầu người bán cung cấp hoá đơn; cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền thực hiện
chức năng điều tra về Thuế, Trong khi đó công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế chưa
phát huy mạnh được tác dụng răn đe do chế tài, xử phạt còn nhẹ; việc cưỡng chế nợ thuế đòi
hỏi các thủ tục về pháp lý rất chặt chẽ, dễ ảnh hưởng tới uy tín, danh tiếng của DN. Trong khi
đó trình tự các biện pháp cưỡng chế quy định tại Luật quản lý thuế còn cứng nhắc và chưa hoàn
toàn hợp lý nên cơ quan thuế có phần chưa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài
trong công tác xử lý các khoản nợ thuế; nhiều DN còn lợi dụng tình trạng khó khăn chung của
nền kinh tế, khó khăn vay vốn tại các ngân hàng thương mại đã cố tình chiếm dụng tiền thuế để
bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn kinh doanh.
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
69
Việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra còn chưa thực sự khoa học; lực lượng phục vụ
cho công tác thanh tra NNT còn thiếu, số cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sâu để thực
hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn chưa nhiều.
Thời gian qua trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến khá phức tạp, tình hình sản xuất kinh
doanh bị đình đốn, Cục Thuế phải tập trung nhiều nguồn lực để triển khai các giải pháp về chính
sách thuế nhằm hỗ trợ thị trường và tháo gỡ khó khăn cho DN, nguồn lực tập trung cho công
tác quản lý thuế bị hạn chế.
Việc rà soát các thủ tục hành chính theo 3 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp
pháp còn chậm. Do đó, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các thủ
tục hành chính không phù hợp chưa kịp thời.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thuế còn chưa theo kịp với yêu cầu của công
tác quản lý thuế hiện đại, tính đồng bộ chưa cao.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Tiền Giang
4.1 Nâng cao hoạt động quản lý về đối tượng người nộp thuế
- Hiện nay, tình trạng một số DN còn lợi dụng kẻ hở về pháp luật thuế để trốn thuế TNDN
như kê khai chi phí cao dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí còn không có lợi nhuận dẫn đến không
thu được thuế TNDN. Để khắc phục hạn chế này Cục Thuế tỉnh Tiền Giang cần thực hiện một
số nội dung sau đây:
- Phối hợp với các ban ngành chức năng rà soát lại tình hình sản xuất kinh doanh của toàn
bộ các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Cũng cần quan tâm giám sát cơ sở kinh doanh nào
mới thành lập, cơ sở nào nghỉ tạm thời, giải thể, phá sản để có kế hoạch quản lý kịp thời, đảm
bảo đưa 100% số người nộp thuế thực tế kinh doanh vào diện quản lý thuế.
- Cán bộ thuế phải thường xuyên giám sát, điều tra, nắm chắc tình hình người nộp thuế
kinh doanh trên địa bàn thuộc bộ phận mình phụ trách. Liên hệ thường xuyên với chính quyền
địa phương để nắm bắt được người nộp thuế có thực tế hoạt động trên địa bàn hay không, người
nộp thuế được thành lập mới, số người nộp thuế được cấp giấy phép kinh doanh, người nộp
thuế nghỉ kinh doanh thật hay giả. Cán bộ thuế hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc bỏ sót người
nộp thuế trên địa bàn được phân công, có như vậy công tác quản lý người nộp thuế mới có hiệu
quả.
- Đối với người nộp thuế đang trong diện quản lý thuế phải thường xuyên theo dõi tình
hình biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực kiểm tra phát hiện sự thay đổi ngành
nghề, quy mô kinh doanh, nguyên nhân bỏ kinh doanh, nghỉ kinh doanh, tách, nhập, nắm danh
mục các loại thuế phải nộp của người nộp thuế. Từ đó, đánh giá nghĩa vụ nộp thuế của người
nộp thuế để có các biện pháp quản lý thu có hiệu quả hơn. Đối với những người nộp thuế có
biểu hiện nghi vấn thì phải chú ý và thường xuyên thị sát, điều tra nắm bắt tình hình kinh doanh,
kết hợp với việc kiểm tra giấy phép kinh doanh, hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán.
- Cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các cấp từng bước nắm chắc
đầy đủ đặc điểm kinh doanh của từng người nộp thuế trên địa bàn, xác định được chính xác các
loại thuế mà người nộp thuế phải nộp để tránh bị thất thu thuế.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế, người nộp thuế
càng hiểu biết rộng rãi pháp luật, quy định về kinh doanh và thuế bao nhiêu càng tạo điều kiện
cho cán bộ thuế thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dễ dàng bấy nhiêu. Đồng thời, xây dựng
mạng lưới cộng tác viên làm chỗ dựa cho việc phối hợp, tổ chức, triển khai thực hiện các luật
thuế đem lại kết quả cao hơn. Vận động người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế, nộp thuế theo
đúng quy định.
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
70
4.2 Nâng cao hoạt động quản lý về việc thực hiện quy trình thu thuế
4.2.1 Tăng cường quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế:
- Thường xuyên phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang là cơ quan cấp đăng
ký kinh doanh để theo dõi, đối chiếu tình hình DN đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế.
Chú trọng công tác bổ sung thông tin đối với các DN có sự thay đổi.
- Cần hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các tiêu chí phân cấp quản lý thu giữa Cục Thuế và các
Chi Cục Thuế để có sự phân công DN mới thành lập một cách hợp lý.
- Đối với các DN đã đăng ký MST thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ khai thuế nhằm
phát hiện kịp thời các trường hợp thành lập DN nhằm mục đích mua bán hoá đơn bất hợp pháp,
không hoạt động SXKD, không kê khai nộp thuế để ngăn chặn kịp thời.
- Thường xuyên rà soát, bổ sung, thay đổi các tiêu chí phân cấp quản lý người nộp thuế
giữa Cục Thuế và các Chi cục Thuế đảm bảo phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu quản lý.
- Phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp xác minh các đơn vị có MST nhưng
không kê khai thuế. Trên cơ sở đó tiến hành thủ tục đóng MST đối với các DN thuộc diện phải
đóng MST. Đối với các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiến hành đôn đốc để thực
hiện các thủ tục quyết toán thuế, đóng MST theo quy định.
4.2.2 Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế:
Trong thời gian tới Cục Thuế cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” thuộc phòng tuyên truyền hỗ trợ
người nộp thuế. Xây dựng tủ sách các văn bản pháp quy về chính sách thuế, các quy trình thủ
tục quản lý thuế để NNT thuận tiện tra cứu, tìm hiểu.
- Chuẩn hoá các nội dung tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; từng bước hoàn thiện các
nội dung tuyên truyền hỗ trợ. Xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền hỗ trợ người
nộp thuế.
- Nâng cao chất lượng trang thông tin của Cục Thuế, đảm bảo phong phú về nội dung, hấp
dẫn về hình thức để thu hút lượng truy cập của NNT, kịp thời đăng tải những chính sách pháp
luật mới, những văn bản hướng dẫn về thuế lên trang thông tin điện tử để phục vụ nhu cầu tra
cứu thông tin của doanh nghiệp.
- Tiếp tục duy trì và đổi mới nội dung phát sóng chương trình “thuế và đời sống’’ trên đài
Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang.
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế ; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
[2]. Cục Thuế tỉnh Tiền Giang (2017), Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách từ năm 2015-
2017.
[3]. Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 21/02/2015 quy định chi tiết thi hành
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định về thuế.
[4]. Nguyễn Đăng Dờn (2017), Tài chính – tiền tệ, NXB Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngày nhận: 02/01/2018
Ngày duyệt đăng: 07/07/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tai_cuc.pdf