Những năm gần đây, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
(ĐHCNQN) được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực giúp nước
bạn Lào. Nhà trường đã tăng cường đầu tư về mọi mặt nhằm mục đích không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh (LHS) Lào.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học (HĐTH) của LHS Lào tại trường
ĐHCNQN còn nhiều hạn chế, nhiều LHS Lào chưa dành nhiều thời gian cho
HĐTH, chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức và
phương pháp tự học chưa phù hợp. . Trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu HĐTH của LHS Lào, bài viết tập trung phân tích thực trạng HĐTH của
LHS Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH của
LHS Lào tại trường ĐHCNQN.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của lưu học sinh Lào tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI SỐ 56/2021
KH&CN QUI 55
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA LƢU HỌC SINH
LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
Nguyễn Phương Thuý
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Email: Thanhthuy7782@gmail.com
Mobile: 0904676128
Tóm tắt
Từ khóa:
Hoạt động tự học; Kết quả
học tập; Lưu học sinh Lào;
Nhận thức; Phương pháp tự
học.
Những năm gần đây, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
(ĐHCNQN) được giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực giúp nước
bạn Lào. Nhà trường đã tăng cường đầu tư về mọi mặt nhằm mục đích không
ngừng nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh (LHS) Lào.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học (HĐTH) của LHS Lào tại trường
ĐHCNQN còn nhiều hạn chế, nhiều LHS Lào chưa dành nhiều thời gian cho
HĐTH, chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức và
phương pháp tự học chưa phù hợp... . Trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu HĐTH của LHS Lào, bài viết tập trung phân tích thực trạng HĐTH của
LHS Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH của
LHS Lào tại trường ĐHCNQN.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng lên
khi quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo
dục. Trong bối cảnh hiện nay, HĐTH là một đòi hỏi
tất yếu khách quan không thể thiếu trong quá trình
học tập. Người học bắt buộc phải có phương pháp
học để tự phát huy năng lực của bản thân và đáp
ứng những đòi hỏi của công việc trong tương lai.
HĐTH của sinh viên (SV) giữ vai trò quan
trọng, là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào
tạo ở các trường Đại học. Đối với giáo dục đại học,
học có phương pháp là vô cùng quan trọng và đã
được thể chế hoá trong Luật Giáo dục: “Phương
pháp giáo dục đại học phải được coi trọng, bồi
dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện
cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện
kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực
nghiệm, ứng dụng”.[1] Đối với LHS Lào, HĐTH
càng có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nâng cao
kết quả học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình
thành các kỹ năng học tập và có thái độ đúng đắn
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những năm qua, LHS Lào đến trường
ĐHCNQN học tập, bên cạnh những thuận lợi vẫn
còn gặp những khó khăn: LHS Lào học tiếng Việt
tại trường ĐH Hạ Long thuần tuý chỉ là ngôn ngữ
giao tiếp, ngôn ngữ chuyên ngành ít được đề cập.
Năng lực tiếng Việt của một số em tiến triển chậm
do các em ít hoạt động xã hội, không được tham gia
vào các gia đình Việt Nam sinh sống, sống trong kí
túc xá lại ở riêng LHS Lào với nhau nên ít có cơ hội
nâng cao tiếng Việt. Về lối sống, sinh hoạt cũng có
những khác biệtTrong mọi lĩnh vực hoạt động, đa
số LHS Lào thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị học hỏi.
Trong học tập, các LHS Lào thường luôn mong
muốn được khẳng định, thể hiện bản thân và thích
được biểu dương, đánh giá, ghi nhận kịp thời. Tuy
nhiên, những đức tính cần thiết cho NCKH như: Tự
giác, năng động, nhạy bén, cần cù, kiên trì, chịu
khó thì không phải thế mạnh của LHS Lào[4].
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU HĐTH CỦA LHS LÀO
2.1. Cơ sở lý luận về HĐTH của LHS Lào
Đối LHS Lào, HĐTH xuất phát từ động cơ học
tập của mỗi SV. Có động cơ sẽ giúp mỗi LHS Lào
có hứng thú và niềm tin trong học tập, từ đó sẽ tạo
lên tính chủ động, tự giác trong quá trình tự học.
Mỗi LHS Lào có những cấp độ của động cơ học tập
khác nhau; bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành
nhiệm vụ học tập, tự khẳng định mình, mong muốn
thành thạo công việc trong tương lai cho tới cấp
độ cao là nhu cầu hiểu biết, mong muốn được lĩnh
hội tri thức.
HĐTH là điều kiện có tính chất quyết định đến
kết quả học tập (KQHT) của các LHS Lào. Vì vậy,
mỗi LHS Lào cần hình thành một số thói quen tự
học cho mình như: tự học vào buổi tối và buổi sáng
sớm; tự ôn tập, truy bài; làm bài tập sau khi học lý
thuyết; tự kiểm tra, tự đánh giá; tự chuẩn bị sách vở
và đồ dùng học tập; học tập cùng với các bạn trong
lớp
Để HĐTH của LHS Lào được thực hiện có
hiệu quả cần các điều kiện cơ bản như: nhận thức
về HĐTH; thái độ học và tự học; những kỹ năng tự
học; động cơ, thói quen tự học; khả năng tổ chức,
sắp xếp và tự quản lý HĐTH; các đặc điểm về tâm,
sinh lý, lứa tuổi và văn hóa, phong tục tập quán; thế
giới quan, nhân sinh quan của LHS Lào...
Thời gian thực hiện HĐTH của LHS Lào là
lượng thời gian mà LHS Lào dành cho học tập
SỐ 56/2021 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI
56 KH&CN QUI
ngoài thời gian tham gia học tập trên lớp, không có
sự quản lý, hướng dẫn trực tiếp của giảng viên
(GV), LHS Lào phải tự chủ động và tự giác. Thời
gian tự học phải đủ lớn thì mới thu được kết quả
như mong muốn. Trong khoảng thời gian này, LHS
Lào có thể sử dụng để thực hiện các công việc sau:
học và ôn lại nội dung bài giảng trên lớp của GV.
Nếu LHS Lào đã nắm được bài ngay trên lớp thì
khoảng thời gian này sẽ giảm xuống (thậm chí là
không cần thiết); làm các bài tập liên quan đến lý
thuyết đã học (nếu có); nâng cao kiến thức, tìm
kiếm kiến thức nâng cao (thường thì chỉ LHS Lào
học khá và giỏi mới dành thời gian cho công việc
này) và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Nội dung tự học của LHS Lào có thể được xây
dựng từ sự hướng dẫn của GV hoặc cũng có thể từ
chính bản thân LHS Lào xây dựng; sau khi GV
giảng dạy cho LHS Lào những bài học trên lớp, GV
sẽ đưa ra các nội dung tự học và yêu cầu LHS Lào
tự học để hoàn thành các nội dung tự học dưới dạng
bài tập về nhà là phổ biến nhất. Nội dung tự học
thường là các bài tập có tính chất minh họa phần
học lý thuyết trên lớp hoặc thực hành các kỹ năng
mà trên lớp không có đủ thời gian để thực hiện.
Thông thường, nội dung tự học do GV đưa ra có tính
phổ biến (phù hợp với đa số LHS Lào) và sẽ được
GV kiểm tra, đánh giá trong buổi học tiếp theo.
Hoặc là, sau khi lĩnh hội được kiến thức và bài học
mới ở trên lớp, LHS Lào chủ động tự xác định các
nội dung tự học của mình. Nội dung tự học này thể
hiện tính chủ động, tích cực và sáng tạo của LHS
Lào. Đặc biệt, nó thể hiện ý thức, thái độ và trách
nhiệm của LHS Lào trong quá trình học tập. Việc tự
xác định nội dung tự học sẽ làm thỏa mãn nhu cầu
cần học tập, khám phá, tìm tòi.
Phương pháp tự học (PPTH) là yếu tố trực tiếp
tác động đến KQHT của LHS Lào. Về thực chất
LHS Lào chính là người đưa ra quyết định cuối
cùng về việc lựa chọn PPTH, dĩ nhiên có sự định
hướng và tư vấn của GV. Việc lựa chọn PPTH được
LHS Lào đưa ra trên cơ sở tính đến năng lực thực tế
của bản thân; sở thích và sở trường của LHS Lào;
quỹ thời gian của LHS Lào; mối quan hệ bạn bè (nếu
tự học cùng bạn); đặc thù của môn học; bài học và
các căn cứ khác. Vai trò của GV vẫn được xác định
là quan trọng, GV là người cố vấn, định hướng,
giám sát, kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn PPTH của
LHS Lào dựa trên kết quả tự học và KQHT cuối
cùng của bản thân SV.
Trong quá trình tự học, tuy các LHS Lào không
trực tiếp trao đổi với GV, nhưng dưới sự hướng dẫn
gián tiếp của GV, LHS Lào phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy
động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn
thành những yêu cầu do GV đề ra.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu HĐTH của LHS
Lào
Phương pháp chính được sử dụng để nghiên
cứu HĐTH của LHS Lào:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng
để phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến ảnh
hưởng của HĐTH đến KQHT của LHS Lào trong
năm học 2020- 2021.
Phương pháp quan sát khoa học: thực hiện
quan sát các hoạt động của LHS Lào, của GV để
đánh giá những biểu hiện về HĐTH và kết quả của
HĐTH.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thiết kế câu
hỏi khảo sát và phỏng vấn các phòng ban chức năng
có liên quan, GV và LHS Lào để tìm hiểu thực
trạng về HĐTH và ảnh hưởng của HĐTH đến
KQHT của LHS Lào.
Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số
liệu thu thập qua cách lập bảng, vẽ đồ thị, trên cơ sở
đó so sánh các giá trị thu được và đánh giá chúng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả học tập của LHS Lào tại trƣờng
ĐHCNQN năm học 2020 – 2021
Để đánh giá thực trạng HĐTH của LHS Lào tại
trường ĐHCNQN, sau khi tiến hành thu thập về
KQHT của 109 LHS Lào trong toàn trường năm
học 2020- 2021, bằng phương pháp phân tích, tổng
hợp và thống kê toán học tác giả đã thu được kết
quả như sau:
Bảng 1: Kết quả học tập của LHS Lào trường ĐHCNQN
năm học 2020 – 2021
Xếp loại
học tập
Số lƣợng,
SV
Tỷ lệ, %
Xuất sắc 3 2,75
Giỏi 17 15,60
Khá 75 68,81
Trung Bình 14 12,84
TB Yếu 0 0
Yếu, Kém 0 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo, trường ĐHCNQN 2021)
Bảng 1 cho thấy: KQHT của LHS Lào trường
ĐHCNQN năm học 2020- 2021 là tương đối tốt,
phần lớn LHS Lào có KQHT đạt loại khá và trung
bình (LHS đạt loại khá 75/109 LHS, chiếm tỷ lệ
68,81 %, loại trung bình 14/109 LHS, chiếm tỷ lệ
12,84 %), không có LHS Lào có KQHT đạt loại
trung bình yếu và yếu, kém.
3.2. Thực trạng HĐTH của LHS Lào tại trƣờng
ĐHCNQN
3.2.1. Nhận thức của LHS Lào về HĐTH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI SỐ 56/2021
KH&CN QUI 57
Bảng 2. Nhận thức của LHS Lào về HĐTH
Nhận thức của LHS Lào về
HĐTH
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1.Là việc học không có giảng viên
hướng dẫn
93 85,32
2.Là tự mình học tập theo ý mình 91 83,49
3.Là tự mình giải quyết vấn đề hàng
ngày trong học tập
90 82,56
4.Là tự mình đọc sách và tài liệu 82 75,22
5.Là tự đề ra mục đích, nội dung,
PPHT
79 72,48
6.Là việc học ngoài giờ lên lớp 70 64,22
7.Là việc hoàn thiện mọi nhiệm vụ
học tập theo yêu cầu và hướng dẫn
của giảng viên
66 60,55
8.Là lập kế hoạch học tập chi tiết
cho bản thân và thực hiện đầy đủ kế
hoạch đó
62 56,88
Bảng 2 cho thấy: đa số các LHS Lào đã nhận
thức rõ về HĐTH, hiểu rõ HĐTH là tự mình giải
quyết các vẫn đề trong học tập một cách thường
xuyên khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV,
còn số ít LHS Lào chưa thực sự hiểu về HĐTH là
SV phải tự lập kế hoạch học tập cho bản thân và
thực hiện đầy đủ kế hoạch đó, chưa biết đề ra mục
đích, nội dung và lựa chọn PPTH phù hợp với bản
thân khiến việc học tập của SV chưa thực sự đạt
kết quả cao.
3.2.2. Nhận thức của LHS Lào về tầm quan
trọng của HĐTH
Bảng 3. Nhận thức của LHS Lào về tầm quan trọng
của HĐTH
Nhận thức của LHS Lào về tầm
quan trọng của HĐTH
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1.Giúp SV nâng cao năng lực tư duy 89 81,65
2.Tạo sự tự giác, ý chí tích cực, chủ
động, sáng tạo, khơi dậy năng lực
tiềm tàng, tạo động lực cho bản
thân.
75 68,80
3.Giúp SV chủ động học tập suốt
đời, học tập để khẳng định năng lực
73 66,97
4.Là cơ sở cho tự giáo dục 55 50,46
Qua số liệu bảng 3, hầu hết các LHS đã nhận
thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTH.
Có 66,97% LHS Lào cho rằng: HĐTH giúp cho
người học có thể chủ động học tập suốt đời, học tập
để khẳng định năng lực; có 81,65% LHS Lào cho
rằng HĐTH giúp các em nâng cao tư duy; có
50,46% LHS Lào cho rằng HĐTH là cơ sở cho tự
giáo dục và 68,8% LHS Lào cho rằng HĐTH là tạo
sự tự giác, ý chí tích cực, chủ động sáng tạo sẽ khơi
dậy năng lực tiềm tàng, tạo động lực to lớn trong
chính bản thân người học.
3.2.3. Thái độ của LHS Lào về HĐTH
Bảng 4. Thái độ của LHS Lào về HĐTH
Thái độ của LHS Lào về HĐTH
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1.Nghiêm túc, tự giác trong quá
trình học tập
87 80,00
2. Bị lôi cuốn bởi các yếu tố khác 75 68,80
3.Tập trung chú ý nghe giảng trên
lớp và ghi chép bài đầy đủ
66 60,55
4.Yêu thích, say mê HĐTH 58 53,21
5.Học đối phó để hoàn thành yêu
cầu
54 49,54
6.Kiên trì, vượt khó để học tập 44 40,37
7.Tự chủ trong việc lập kế hoạch và
thực hiện kế hoạch HĐTH
42 38,53
8.Khao khát tìm kiếm tài liệu bổ
sung và nghiên cứu tài liệu đó
25 22,93
9.Lười, ngại học 23 21,10
Với việc tự đánh giá thái độ của bản thân trong
HĐTH của các LHS Lào có thể thấy: Tỷ lệ các LHS
Lào yêu thích, say mê HĐTH ở mức trung bình
(53,21%); tỷ lệ các LHS Lào luôn nghiêm túc, tự
giác học tập tương đối cao (80%). Như vậy, việc
LHS Lào thiếu tự giác trong HĐTH sẽ ảnh hưởng
đến KQHT. Số LHS Lào kiểm soát, sắp xếp thời
gian biểu cá nhân để dành thời gian cho HĐTH
cũng gặp khó khăn, các em dễ bị lôi cuốn bởi các
yếu tố khác khi học (facebook, internet, mua
sắm)(68,8%). Tính thụ động của các LHS Lào
còn lớn, HĐTH mang tính hình thức, đối phó với
thi, kiểm tra, với GV; lười, ngại học (49,54% và
21,1%), phụ thuộc, dựa dẫm vào bạn bè, chưa chủ
động, tự giác.
3.2.4. Phƣơng pháp tự học của LHS Lào
Bảng 5. PPTH của LHS Lào
Phƣơng pháp tự học
Số
lƣợng
(SV)
Tỷ lệ
(%)
1.Lập kế hoạch cho bản thân 52 47,71
2.Thảo luận nhóm 32 29,36
3.Nghiên cứu tài liệu 20 18,35
5. Nghiên cứu khoa học 5 4,59
Bảng 5 cho thấy, nhiều LHS Lào chưa có
PPTH phù hợp, chưa biết lập kế hoạch học tập. Chỉ
có 47,71 % LHS Lào thường xuyên lập kế hoạch
học tập chi tiết cho bản thân trước mỗi kỳ học. Có
29,36 % LHS Lào tự học theo phương pháp thảo
luận nhóm và có 18,35 % LHS Lào sử dụng PPTH
qua việc nghiên cứu tài liệu, số LHS Lào thực hiện
tự học bằng NCKH chỉ chiếm 4,59 % (5/109 LHS).
SỐ 56/2021 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI
58 KH&CN QUI
Hình 1. Biểu đồ phương pháp tự học của LHS Lào
3.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến HĐTH của LHS
Lào tại trƣờng ĐHCNQN
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của LHS Lào
Các yếu tố
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
1.Chưa có phương pháp, kỹ năng
tự học
61 55,96
2.Chưa có động cơ học tập đúng
đắn
52 47,71
3. Yêu cầu, nhiệm vụ GV đề ra 46 42,2
4. Yếu tố cá nhân khác 35 32,11
5. Môi trường học tập 30 27,52
Qua số liệu bảng 6, yếu tố ảnh hưởng lớn đến
HĐTH của LHS Lào phần lớn là do các LHS Lào
chưa có ý thức và động cơ học tập đúng đắn, chiếm
52/109 LHS, tỷ lệ 47,71 %. Đây là yếu tố xuất phát
từ bản thân SV, do LHS Lào chưa xác định được
mục tiêu học tập của mình. Các nguyên nhân còn
lại chủ yếu là do LHS Lào chưa có kỹ năng, và
PPTH. Đối với các LHS Lào, học tập thường gắn
liền với nghề nghiệp, với mục đích khẳng định
mình. Do đó, nghề có tương lai rộng mở sẽ là động
lực để các LHS Lào học tập và ngược lại. Môi
trường học tập cũng là yếu tố tác động tạo niềm vui,
nỗ lực tực học của bản thân. HĐTH của các LHS
Lào gắn liền với hướng dẫn của GV, việc thực hiện
yêu cầu, nhiệm vụ GV đề ra..
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTH
của LHS Lào tại trƣờng ĐHCNQN
3.3.1. Xây dựng và tổ chức mô hình tự học “Đôi
bạn cùng tiến” cho các LHS Lào
Nhằm nâng cao chất lượng học tập cho LHS
Lào; khuyến khích tinh thần và ý thức tự giác học
tập của LHS Lào; giáo dục tinh thần tương trợ, giúp
đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt tại trường
ĐHCNQN.
Phòng đào tạo: Xây dựng kế hoạch và chịu
trách nhiệm triển khai, tổ chức phong trào “Đôi bạn
cùng tiến” trong trường; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá
hiệu quả của phong trào; báo cáo Ban giám hiệu
định kỳ hàng tuần, tháng; tổng hợp đề xuất khen
thưởng kịp thời.
Hình 2. Sơ đồ mô hình tự học “Đôi bạn cùng tiến”
Trưởng các khoa chuyên môn: Quán triệt các
GV trong khoa về mục đích, ý nghĩa phong trào
“Đôi bạn cùng tiến”; phối hợp đôn đốc kiểm tra,
đánh giá hiệu quả của phong trào ở các lớp do GV
của khoa đảm nhận.
CVHT: Phổ biến kế hoạch đến từng LHS trong
lớp, lập danh sách LHS tham gia trên tinh thần tự
nguyện và nộp về phòng đào tạo; hướng dẫn SV
khá- giỏi phương pháp giúp đỡ các LHS; báo cáo
kết quả và đề nghị khen thưởng những đôi bạn có
sự tiến bộ trong học tập.
SV giúp bạn: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn
học tập; có trách nhiệm đôn đốc và gọi bạn lên
tham gia tất cả các buổi học lý thuyết trên lớp;
hướng dẫn bạn làm bài trong những giờ học thực
hành; sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn
trong quá trình học tập; báo cáo tình hình và kết quả
của bạn với CVHT.
LHS Lào: Lên lớp học chính khoá đầy đủ và tự
học đúng giờ; thực hiện đúng quy định, yêu cầu của
GV; có thái độ học tập nghiêm túc; nỗ lực trong tất
cả các HĐTH, tích cực hợp tác với bạn được phân
công giúp đỡ mình.
3.3.2. Xây dựng mô hình “Động cơ học tập bên
trong” cho các LHS Lào
Với mô hình “Động cơ học tập bên trong”, Nhà
trường được xem như là “bệ đỡ” cho người học; thể
hiện vai trò định hướng, cố vấn, giúp đỡ LHS Lào
trong quá trình HĐTH. Lúc này, Nhà trường là người
phải trả lời cho gia đình SV và xã hội câu hỏi: làm thế
nào để tạo cho người học có thể xác định và hình
thành nhu cầu nhận thức, tìm tòi, tự khẳng định. Từ
đó, bản thân người học sẽ tự nhận thức, tự lập kế
hoạch, tự tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá.
Bản thân LHS Lào: Tự nhận thức, tự lập kế
hoạch, tự tổ chức thực hiện và tự kiểm tra đánh giá
HĐTH của mình. Các LHS Lào thể hiện vai trò quyết
định, chủ động, tích cực, sáng tạo trong HĐTH. Nền
tảng của mô hình này chính là “Động cơ học tập bên
trong” của HĐTH.
Động cơ này được hình thành từ chính nhu cầu
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI SỐ 56/2021
KH&CN QUI 59
của bản thân mỗi LHS Lào: Nhu cầu nhận thức, tìm
tòi, tự khẳng định. Nhà trường với vai trò giúp các
LHS Lào hình thành các nhu cầu đó một cách khoa
học và hiệu quả nhất.
Hình 3. Sơ đồ mô hình “Động cơ học tập bên trong”
3.3.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá “Hành
trình cùng Tiếng Việt” cho các LHS Lào
Thông qua việc tổ chức các buổi ngoại khoá với
các nội dung: thi đọc diễn cảm, hát bằng tiếng Việt,
điền từ còn thiếu trong bài hát, điền từ vào chỗ trống,
chuyển thể các câu chuyện thành tiểu phẩm trên sân
khấu, đọc thuộc lòng bài thơ, thi viết chữ đẹp, kể
chuyện theo tranh, đố vui, thuyết trình, nhằm rèn
luyện 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho LHS Lào,
tạo môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, tạo hứng thú
cho LHS Lào trong quá trình học tập.
Ngoài ra, thông qua các buổi hoạt động ngoại
khoá theo chủ đề: tổ chức ngoại khoá cho LHS Lào về
kỹ năng sống; tổ chức sinh hoạt ngoại khoá theo các
chủ đề; tổ chức các buổi giao lưu không chỉ giúp
các LHS Lào tiếp thu kiến thức, kỹ năng làm việc
nhóm một cách chủ động mà còn tạo ra môi trường để
hình thành lối sống tích cực, tư duy sáng tạo và có
những định hướng đúng đắn trong tương lai. Sinh hoạt
ngoại khoá là cơ hội để các LHS nâng cao khả năng
hoà nhập, khám phá và phát huy năng lực của bản
thân, thể hiện năng khiếu, thế mạnh của bản thân
Đây là những kỹ năng cần thiết cho việc học tập và
phát triển nghề nghiệp sau này.
4. KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát và phân tích HĐTH của
LHS Lào tại trường ĐHCNQN cho thấy: Các LHS
Lào đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của HĐTH. Hình thức tự học của LHS Lào thường
là tự học tại ký túc xá thông qua các hoạt động trao
đổi nhóm, tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu trên
mạng internet. Thời gian dành cho tự học của LHS
Lào trong ngày còn quá ít. Nhiều LHS Lào chưa
xác định được mục tiêu và động cơ học tập, chưa
biết về ngành nghề đào tạo mà mình đang theo học,
do đó chưa thật sự cố gắng, hăng say học tập để đạt
kết quả cao.
Để nâng cao hiệu quả HĐTH của LHS Lào
trường ĐHCNQN, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp.
Giải pháp 1: Xây dựng mô hình tự học “Đôi
bạn cùng tiến” qua sự phối hợp giữa LHS Lào với
“Bạn”- là các bạn SV Việt Nam hỗ trợ các bạn LHS
Lào trong HĐTH để cùng nhận thức, chiếm lĩnh tri
thức, hình thành kỹ năng, và giải quyết các nhiệm
vụ học tập, nhiệm vụ tự học đặt ra ban đầu.
Giải pháp 2: Xây dựng mô hình “Động cơ học
tập bên trong”, Nhà trường với vai trò “bệ đỡ” sẽ
định hướng, cố vấn giúp các LHS Lào nhận thức
được nhu cầu của bản thân để từ đó tự giác trong tất
cả các quá trình của HĐTH.
Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động ngoại khoá
“Hành trình cùng Tiếng Việt” sẽ giúp các LHS Lào
nâng cao và hoàn thiện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Thông qua những buổi ngoại khoá, LHS Lào
sẽ yêu thích Tiếng Việt, có thể sử dụng Tiếng Việt
như ngôn ngữ của dân tộc mình trong việc nghiên
cứu tài liệu, phục vụ cho HĐTH được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật Giáo dục (2007), NXB Lao động –
Xã hội.
[2]. Thái Duy Tuyên, (2018), “Phương pháp tự
học”, NXB T.P Hồ Chí Minh.
[3]. Lê Khánh Bằng, (2012), “Tổ chức phương
pháp tư học cho sinh viên đại học”, NXB ĐHSP Hà
Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và đào tạo, (2012), Kỷ yếu
Hội nghị tổng kết 20 năm hợp tác giáo dục và đào
tạo Việt Nam- Lào.
NHÀ
TRƯỜNG
HĐTH
CỦA
LHS
LÀO
NHU CẦU
TỰ
KHẲNG
ĐỊNH
NHU CẦU
NHẬN THỨC,
TÌM TÒI
TỰ
NHẬN
THỨC
TỰ LẬP
KẾ
HOẠCH
TỰ TỔ
CHỨC
TỰ
THỰC
HIỆN
TỰ
KIỂM
TRA
KẾT QUẢ
HỌC TẬP
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_tu_hoc_cua_luu_hoc_sinh_lao_tai.pdf