Nâng cao hiệu quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên khoa Giáo dục mầm non theo định hướng phát triển năng lực

Bài viết khẳng định hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có vai trò quan

trọng đối với việc hình thành các năng lực sư phạm cần thiết cho giáo viên mầm non

tương lai. Bài viết cũng chỉ ra một số tồn tại của hoạt động này ở sinh viên khoa Giáo

dục mầm non, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động rèn

luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu dạy học

theo định hướng phát triển năng lực hiện nay.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên khoa Giáo dục mầm non theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thành phố. Trước hết, về phía Khoa GDMN, cần điều chỉnh lại chuẩn đầu ra theo định hướng phát triển năng lực và dựa trên chuẩn đầu ra, xây dựng nội dung chương trình RLNVSP. Chương trình RLNVSP dựa trên việc xác định các kỹ năng sư phạm của GVMN, đối với từng kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên mầm non cần xác lập mục tiêu, nội dung, kế hoạch rèn luyện, hướng dẫn cụ thể biện pháp rèn luyện, cung cấp các tiêu chí đánh giá kỹ năng một cách rõ ràng, minh bạch để người dạy và người học đều chủ động tổ chức thực hiện và đánh giá. Việc rèn luyện thường xuyên có thể tiến hành theo học kì, theo nội dung kỹ năng của các bộ môn phương pháp và nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ đó. Giảng viên bộ môn xây dựng quy trình hướng dẫn rèn luyện NVSP, xây dựng hệ thống các bài tập thực hành điển hình phù hợp với mức độ nâng cao dần từ những kỹ năng đơn giản, riêng lẻ đến kỹ năng kết hợp, tổ chức các hoạt động nhóm cho sinh viên kiểm tra đánh giá chéo nhau... Sử dụng nhiều biện pháp động viên, khuyến khích sinh viên tích cực tham gia vào hoạt động rèn luyện. 2. Đổi mới phương pháp hướng dẫn RLNVSP: Giảng viên tích cực thâm nhập thực tiễn, đổi mới các phương pháp trực quan, thực hành. Chẳng hạn, GV có thể làm mẫu, xem băng hình nhưng cũng có thể mời giáo viên mầm non về hướng dẫn thực hành các thao tác cụ thể hoặc dẫn sinh viên xuống lớp mầm non đề quan sát cách các GVMN phối hợp thực hiện hoạt động... Về thực hành, GV có thể tăng cường thêm giờ thực hành, giao bài tập nhóm, giao hẹn và chấm trả bài (chấm trên lớp hoặc chấm ở trường mầm non...). Đối với giảng viên Khoa GDMN, đa phần các giảng viên trong Khoa đều được đào tạo sư phạm từ các chuyên ngành cơ bản nên chưa có nhiều thực tiễn về chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ở trường mầm non. Để khắc phục tình trạng này, mỗi Tổ bộ môn chuyên ngành nên phân chia giảng viên giảng dạy theo 2 hướng: giảng viên giảng phần kiến thức cơ bản riêng và giảng viên học phần phương pháp riêng. Các giảng viên đảm nhận phần cung cấp kiến thức cơ sở, cơ bản sẽ nghiên cứu chương trình để xây dựng nội dung tiếp cận phù hợp cho sinh viên. Các giảng viên học phần phương pháp sẽ phải bồi dưỡng cho mình những kiến thức chuyên sâu về khoa học GDMN, phải nghiên cứu thực tế ở trường mầm non, thực hiện hình thức vừa giảng dạy vừa nghiên cứu thực tiễn về GDMN. Các học phần hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ, ví dụ như: Vệ sinh – Dinh dưỡng, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn và sơ cấp cứu ban đầu thì nên ưu tiên lựa chọn giảng viên từng tốt nghiệp y khoa, chuyên ngành nhi hoặc nếu là giảng viên bộ môn sinh học, giảng viên ngành mầm non cũng phải nên có chứng chỉ bồi dưỡng nhi khoa tại Đại học Y và có kiến thức thực tiễn về mầm non. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Khoa và Nhà trường nên tạo điều kiện để các giảng viên trẻ TP CH KHOA H C − S 5/2016 149 có điều kiện tiếp xúc, học hỏi chuyên gia như thường xuyên tổ chức báo cáo, trò chuyện với chuyên gia, mời giảng viên thỉnh giảng là chuyên gia đầu ngành ở các cơ sở đào tạo khác về dạy, các giảng viên cơ hữu dự giờ, trao đổi, tiếp thu chuyên môn... hoặc tiến hành dự giờ chuyên môn các chuyên ngành "gần" của các giảng viên dày dạn kinh nghiệm trong trường, giúp giảng viên trẻ nâng cao tay nghề trong hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ cho sinh viên. 3. Đổi mới các hình thức RLNVSPTX đa dạng và phong phú: Tổ chức các hội thi nghiệp vụ cấp lớp thường xuyên theo chủ đề, theo tháng, định kỳ vào lịch sinh hoạt lớp. Tổ chức các hội thi nhỏ có chủ đề cụ thể theo cấp khoa, cấp Liên chi đoàn: thi sáng tạo đồ dùng, thi giảng, thi sử dụng đàn phím điện tử, kể chuyện, đọc thơ..., tổ chức công tác thông tin, thành lập Ban tổ chức, thiết kế nội dung, thể lệ cuộc thi... dưới sự giám sát của các tổ chuyên môn liên quan. Kết thúc các Hội thi có đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm. Thành lập các câu lạc bộ hướng nghiệp, câu lạc bộ bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh viên mầm non. Tham gia vào các câu lạc bộ, sinh viên không chỉ được rèn luyện các năng lực sử trường mà còn có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế, hình thành kinh nghiệm cần thiết cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Ví dụ, đối với sinh viên sư phạm mầm non có thể có CLB Đàn Oocgan, CLB Kể chuyện – đọc thơ, CLB sáng tạo đồ dùng... Giảng viên Phạm Minh Hoa đã thành lập trang "Sáng tạo cùng kể chuyện" dành cho trẻ mầm non, tạo cơ hội cho sinh viên tham gia cũng là mô hình tốt để sinh viên rèn luyện năng lực sư phạm cho bản thân. Chúng ta cần nhân rộng hơn nhiều mô hình như thế với nhiều lĩnh vực khác nhau ở cấp Khoa và Nhà trường... 4. Về phía người học, cần tạo nhiều cơ hội cho sinh viên chủ động tiếp cận thực tiễn, có hình thức đánh giá và khích lệ sinh viên, giúp hình thành ở sinh viên thế giới quan về nghề, yêu nghề, yêu trẻ. 5. Với mục tiêu cung ứng nguồn GVMN chủ yếu cho địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta cần đảm bảo chất lượng GVMN, biểu hiện rõ nhất ở năng lực sư phạm với những kỹ năng sư phạm đặc thù của GVMN. Sinh viên phải thể hiện được bản thân là người có chuyên môn và vững tay nghề. Muốn vậy cần tạo dựng môi trường để sinh viên cọ xát chuyên môn và rèn luyện tay nghề bằng cách xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực, có hệ thống phòng học thực hành phù hợp với chuyên ngành (Phòng nghiệp vụ) và hệ thống trường thực hành có thương hiệu, có chất lượng trên địa bàn thành phố. Trước hết, Phòng nghiệp vụ của Khoa Mầm non là nơi sinh viên thực hành các kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành vì thế trong phòng nên được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng phù hợp với đặc thù riêng của ngành. Diện tích phòng đủ rộng để sinh viên tổ chức các hoạt động tập giảng, làm đồ dùng, tổ chức các hội thi nhỏ, là nơi để sinh viên 150 TRNG I H C TH  H NI luyện tập phát triển các môn năng khiếu... Phòng cần có máy chiếu, các thiết bị âm thanh, một số các đồ dùng ở trường lớp mầm non, 01 bộ bàn ghế của lớp MN, một vài giá, kệ đồ chơi của lớp MN, búp bê, một số thiết bị đồ dùng, đồ chơi và học liệu điển hình cho các độ tuổi... Xây dựng trường mầm non thực hành là điều kiện lý tưởng cho các khoa đào tạo GVMN. Với mỗi kỹ năng được học trên lớp, sinh viên sẽ được thực hành ngay và luôn trên trẻ, được giáo viên hướng dẫn chi tiết, thực tế, được thực hiện phối hợp các kỹ năng, giúp các sinh viên có điều kiện học – trải nghiệm thực tiễn. Trường thực hành của Khoa sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế, nhu cầu học tập, nhu cầu thực hành thường chuyên và nhu cầu nghiên cứu của thầy và trò Khoa Giáo dục Mầm non, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện nâng cao tay nghề cho các giáo viên mầm non tương lai. Song song với việc xây dựng trường thực hành, chúng ta cần xây dựng hệ thống trường mầm non liên kết có thương hiệu, có chất lượng, là các trường chuẩn quốc gia, trường điểm của thành phố. Chúng ta cần đảm bảo hợp tác song phương lâu dài với các trường này trong quá trình đào tạo GVMN, đưa sinh viên xuống trường thực hành môn, dự giờ, thực hành thực tập định kì... Cùng các giáo viên trao đổi về chuyên môn, hướng dẫn kỹ năng thực hành... Việc làm này sẽ tạo hiệu ứng 2 chiều: sinh viên được RLNVSP thường xuyên với người có tay nghề, có kinh nghiệm; đồng thời GVMN ở trường mầm non cũng phải từng ngày rèn giũa, nâng cao tay nghề, bồi dưỡng phẩm chất và chuyên môn để trở thành tấm gương cho các thế hệ đàn em, từ đó giúp sinh viên hình thành thế giới quan về nghề, yêu nghề, có ý thức hơn với việc rèn nghề. Bên cạnh đó, chúng ta có thể liên kết với các trường mầm non và phòng Giáo dục của các Quận để sinh viên giao lưu (cấp Khoa, cấp Liên chi đoàn), vừa để quảng bá thương hiệu đào tạo cho Khoa, vừa tạo điều kiện để giảng viên và sinh viên mở rộng quan hệ với trường thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hành, thực tập về sau. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, hoạt động RLNVSP thường xuyên có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các kỹ năng và năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non. Mặc dù trong Khoa GDMN, hoạt động này đã được quan tâm nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hiệu quả thực hiện chưa cao và vẫn còn một số tồn tại. Vì vậy, thực hiện xây dựng, đổi mới chương trình RLNVSP, đổi mới phương pháp, tích cực hoá hoạt động của sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo ra môi trường học tập tích cực thân thiện để sinh viên có thêm vốn kiến thức, kỹ năng thực tế, yêu nghề và có ý thức rèn nghề; xây dựng phòng TP CH KHOA H C − S 5/2016 151 nghiệp vụ, trường thực hành và hệ thống trường mầm non liên kết phục vụ công tác thực hành rèn luyện NVSP thường xuyên của Khoa... là những biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động RLNVSP thường xuyên cho sinh viên Khoa GDMN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Lam Hồng (2012), Giáo trình Nghề Giáo viên mầm non, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Bích Thuận (2015), "Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực", Tạp chí Giáo dục, số 349. 3. Đặng Thành Hưng (2012), "Năng lực và giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực", Tạp chí Quản lý Giáo dục số 43, tháng 12/2012. 4. Phạm Hồng Quang (2009), "Đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực", Tạp chí Giáo dục, số 6/ 2009. 5. Đinh Quang Báo (2015), "Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên gắn với thực tiễn trong nhà trường phổ thông hiện nay", Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, số 1 (tháng 12/2015). INCREASING THE EFFICIENCY OF PRACTICING PROFESSIONAL SKILLS TOWARDS STUDENTS’ COMPETENCY DEVELOPMENT IN FACULTY OF PRESCHOOL EDUCATION Abstract: This article asserts the important role of the practicing necessary skills in training to take form the professional competences of preschool teachers. By this article, we show a number of mistakes and propose some solutions for increasing the efficiency of the practicing professional skills towards students’ competency development in faculty of preschool education. Keywords: teachers’ professional competences, teachers’ professional skill, preschool teacher, faculty of preschool education.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_ren_luyen_nghiep_vu_su_pham_cua.pdf
Tài liệu liên quan