Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học bậc đại học nhìn từ phương diện giảng viên

Quá trình học tập của người học trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ

thông tin, đòi hỏi kiến thức, thông tin phải rộng hơn, nhiều hơn, nhanh hơn. Vì thế, yêu cầu khách quan

và cấp thiết trong các cơ sở giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy và học. Mặc dù còn mặt

này, mặt kia nhưng nếu nhìn một cách toàn diện thì cách dạy học tích cực, dạy học lấy người học làm

trung tâm đã được đa số các trường và nhiều thầy, cô áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực

đạt được thì những thay đổi về “cách dạy, cách học” còn quá ít, quá chậm và cũng mắc phải một số hạn

chế. Do đó, làm thế nào để người học có thể phát huy được năng lực tự học, chủ động và tích cực trong

quá trình học tập không phải là việc làm đơn giản, đặc biệt với đối tượng người học chưa được làm quen,

cũng như chưa thích nghi kịp với phương pháp dạy và học theo kiểu mới ở bậc đại học. Để khắc phục

những hạn chế, sử dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy, giúp người học chủ động, tích cực, hứng

thú, say mê tự học, tác giả bài viết xin nêu ra một số ý kiến nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động dạy và học

ở các trường đại học, từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy ở Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp

Long An.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học bậc đại học nhìn từ phương diện giảng viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 12 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC BẬC ĐẠI HỌC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN GIẢNG VIÊN Enhancing the efficiency of university level teaching and learning activities from lecturers' aspect ThS. Phạm Diệp Ba 1 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam pham.ba@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Quá trình học tập của người học trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, đòi hỏi kiến thức, thông tin phải rộng hơn, nhiều hơn, nhanh hơn. Vì thế, yêu cầu khách quan và cấp thiết trong các cơ sở giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương pháp dạy và học. Mặc dù còn mặt này, mặt kia nhưng nếu nhìn một cách toàn diện thì cách dạy học tích cực, dạy học lấy người học làm trung tâm đã được đa số các trường và nhiều thầy, cô áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì những thay đổi về “cách dạy, cách học” còn quá ít, quá chậm và cũng mắc phải một số hạn chế. Do đó, làm thế nào để người học có thể phát huy được năng lực tự học, chủ động và tích cực trong quá trình học tập không phải là việc làm đơn giản, đặc biệt với đối tượng người học chưa được làm quen, cũng như chưa thích nghi kịp với phương pháp dạy và học theo kiểu mới ở bậc đại học. Để khắc phục những hạn chế, sử dụng hiệu quả các phương pháp giảng dạy, giúp người học chủ động, tích cực, hứng thú, say mê tự học, tác giả bài viết xin nêu ra một số ý kiến nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động dạy và học ở các trường đại học, từ đó ứng dụng vào công tác giảng dạy ở Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An. Abstract — The learning process of learners in the booming era of science, technology and information technology requires knowledge and information to be wider, more and faster. Therefore, an objective and urgent requirement in today's educational institutions is to renew teaching and learning methods. Although there are one side and the other side, but looking at a comprehensive way, active teaching-student-centered teaching has been applied by most schools and many teachers. However, besides the positives gained, the changes in "teaching and learning ways" are too few, too slow and also have some limitations. Therefore, how learners can promote their active self-learning capacity in the learning process is not a simple job, especially for learners who have not yet been acquainted. as well as not adapting to new teaching and learning methods at the university level. In order to overcome the limitations and effectively use teaching methods, to help learners be proactive, positive, interested, passionate about self-study, the author of this article would like to give some ideas to improve further. teaching and learning activities in universities, then applied to teaching work at Long An University of Economics and Industry. Từ khóa — Hiệu quả hoạt động giảng dạy, đổi mới phương pháp học, Effective teaching activities, innovating learning methods. 1. Đặt vấn đề Đã là người “Thầy” ai cũng hiểu: Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi vì để “tiêu hóa” được kiến thức thì cần phải “thưởng thức chúng” một cách ngon lành. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường thì tất yếu phải đổi mới cách dạy, cách học “tất cả vì học sinh thân yêu”. Chúng ta đều biết, đa số các trường học hiện nay vẫn có một bộ phận người học không thiết tha với học tập, hoặc chỉ đi học để lấy bằng; hoặc bị cha mẹ ép buộc phải đến trường nên chỉ học đối phó, để thi, khả năng tự học, tự tìm tòi, khám phá còn hạn chế, dẫn đến nhiều người học mất phương hướng, không hứng thú, chán nản trong quá trình học tập. Đáng ngại hơn ở nhiều trường, cũng còn không ít thầy, cô vẫn dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều “Thầy đọc trò ghi”, “Thầy nói trò chép”, “Thầy chiếu máy trò chép lại”, thầy nói những điều mình biết chớ không nói những điều mà học trò cần, những điều có sẵn trong sách vở, học trò chỉ việc nghe, ghi chép và học thuộc lòng (học vẹt). Việc trao đổi qua lại giữa thầy TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 13 trò rất ít đã nảy sinh cách học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, gây ra tâm lý chán nản, không hứng thú học tập, làm hạn chế chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy và học, dẫn tới không giải quyết được tốt vấn đề đầu ra, không đáp ứng được nhu cầu cần thiết về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Hiện nay, mặc dù còn mặt này, mặt kia nhưng nếu nhìn một cách toàn diện thì cách dạy học tích cực, dạy học lấy người học làm trung tâm, “Dạy học tập trung vào người học”, “Dạy học căn cứ vào người học”, “Dạy học hướng vào người học” được đa số các trường và nhiều thầy cô áp dụng, bởi cách dạy này có nhiều mặt tích cực hơn, vì nó giúp người học tích cực, chủ động, hứng thú hơn trong quá trình học tập so với phương pháp học thụ động, cố nhớ, học thuộc mà không hiểu gì, “học vẹt”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đưa ra sự khẳng định phương pháp nào trong số các phương pháp giảng dạy là tối ưu nhất, vì mỗi phương pháp dạy, học đều có những mặt ưu điểm và khuyết điểm của nó và thực tế ngày càng chứng minh rằng trong dạy học, cách tốt nhất là nên biết phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt nhiều phương pháp dạy học với nhau thì tất yếu sẽ đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Do đó, làm sao giúp người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, tạo cho họ sự hứng thú, ham học để đạt được kết quả học tập tốt nhất, đó chính là vấn đề cốt lõi, là công việc khó khăn và lâu dài. Điều này đòi hỏi sự hoạt động mạnh mẽ, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ban, ngành, nhà trường, thầy cô, phụ huynh, người học và đó cũng là điều làm đội ngũ thầy, cô giáo luôn trăn trở, suy ngẫm và chúng tôi muốn được chia sẻ, làm sáng tỏ qua một số nội dung của bài viết được trình bày sau đây. 2. Những hạn chế, rào cản làm cho “cách dạy, cách học” chưa đạt được hiệu quả 2.1. Về phía người học Đa số người học còn thụ động, lười biếng trong việc tự nghiên cứu bài trước ở nhà, ít đi thư viện, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy khoa học. Vào lớp thì theo dõi không kịp, bạn thuyết trình thì không ghi chép lại. Đáng ngại hơn là nhiều người học có quan niệm chỉ cần học những gì thầy giảng trên lớp, họ chấp nhận hết những kiến thức thầy trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học mang tính một chiều và đợi đến khi kiểm tra hoặc thi thì người học mới dốc hết sức ra để học (bất kể ngày, đêm). Phần lớn người học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự học, tra cứu tài liệu, làm bài tập và thuyết trình nhóm, thiếu hứng thú, chưa ham học. Hệ thống thư viện của trường ta và nhiều trường khác còn khó khăn về mạng Internet, nguồn sách, tài liệu còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nhiều lớp của trường ta và nhiều trường khác còn quá đông người học (với số lượng trên, dưới 90 em/lớp và thời gian học cho các tiết dạy trên lớp bị hạn chế thì khó mà đạt được kết quả cao trong dạy và học. Việc trang bị và bố trí phòng học theo kiểu được xếp đầy bàn ghế, luôn để ngay ngắn thẳng hàng, mỗi bàn bố trí 2 - 3 chổ ngồi để có được nhiều chỗ ngồi nhất. Vì thế, chỉ thích hợp với lối tương tác một chiều từ người dạy đến người học. Nó hạn chế lối tương tác đa chiều trong lớp học. Cách bố trí phòng học theo kiểu như vậy đã trở thành rào cản cho việc tổ chức các hoạt động dạy học hợp tác, thảo luận nhóm, học tập đa dạng trên lớp. 2.2. Về phía người dạy Rõ ràng, thầy cô nào cũng muốn thay đổi phương pháp dạy học để giúp học trò của mình đạt được kết quả học tập tốt nhất. Nhưng cách dạy một chiều “Thầy đọc trò ghi”, “Thầy chiếu máy trò chép lại”, thầy nói những điều mình biết chớ không nói những điều mà học trò cần đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều giảng viên, như một quán tính, một thói quen khó sửa trong quan niệm và cách làm, đặc biệt là các giảng viên lớn tuổi. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 14 Nhiều thầy cô chưa được đào tạo bài bản các phương pháp dạy học, chỉ mày mò tự học là chủ yếu, năng lực khơi gợi tạo nhiều tình huống trong học tập còn hạn chế và chỉ mới thực hiện được việc cho người học phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm là phổ biến mà thôi. Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết học phần, bài giảng, giáo trình nhìn chung còn nặng nề, mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học ở trường ta và nhiều trường khác còn chưa đầy đủ, chưa phong phú, chưa phù hợp, chưa linh hoạt với việc dạy học cá thể, dạy học hợp tác, thảo luận nhóm và tự học. Việc kiểm tra, đánh giá, thi cử cũng như nội dung và cách thức thi vẫn còn đặt nặng vấn đề tái hiện lý thuyết nên còn nhiều bất cập. 3. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy - học ở Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Người dạy và người học cần phải làm gì để hoạt động “dạy và học” đạt được kết quả tốt? 3.1. Về phía người dạy Phải tự vượt lên chính mình, phải nỗ lực học hỏi, tìm tòi để thấu hiểu sâu sắc các lĩnh vực chuyên môn, sáng tạo, đổi mới qua từng tiết dạy khi lên lớp để bài giảng của mình không lặp lại nhàm chán, có sức hấp dẫn cao và có hiệu quả nhất. Hạn chế ở mức có thể việc diễn giảng lý thuyết dài dòng và nên đưa nhiều bài tập sáng tạo, bài tập tình huống để cả lớp cùng suy nghĩ, thảo luận “Người dạy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng nhưng không cung cấp sẵn kiến thức cho người học”. Sau đó, sẽ đặt ra cho mỗi người hoặc mỗi nhóm một chuyên đề gắn với nội dung chương trình môn học hoặc một bài trắc nghiệm đơn giản và hướng dẫn cách học, cách sử dụng sưu tầm tài liệu tham khảo, tự thực hành trong các phòng thí nghiệm, xưởng trường, trang trại gia đình, chỉ dẫn cách chuẩn bị các bước, để người học cùng thực hiện có hiệu quả các báo cáo, thảo luận, trình bày trên lớp hoặc viết bài thu hoạch trong các buổi học sau. Người dạy phải kiểm tra, đôn đốc người học thực hiện đúng kế hoạch thời gian, để tăng cường việc tự học, có tổng kết đánh giá khả năng tìm tòi suy nghĩ, nhận định của người học, đánh giá kết quả tự học và cho điểm. Người dạy phải có trách nhiệm nhiều hơn, qua việc thường xuyên khuyến khích, dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng giúp người học tự tin phát biểu ý kiến trên lớp, tránh gò ép một chiều theo quan điểm của mình, phải biết sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp giảng dạy để giúp người học hiểu được bài, có thói quen vừa học tập, vừa nghiên cứu, biết tự học, ham đọc sách, tham khảo tài liệu và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Người dạy phải tích cực đề xuất, hiến kế với lãnh đạo Bộ môn, Khoa, Trường trong việc cải tiến phương pháp thi, ra đề thi và tổ chức kỳ thi sao cho thiết thực, hiệu quả, phù hợp hơn với các đối tượng người học. Hướng tới kiểm tra đánh giá công tâm, công bằng, khách quan kết quả học tập, chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức, mức độ hoạt động tích cực trong từng tiết học trên lớp, tự học ở nhà, lẫn tiết thực hành, thí nghiệm của người học. Phải đảm bảo hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá thể hiện được sự phân hóa, trong đó có 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt chuẩn dành cho mọi người học và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho người có năng lực tư duy và kỹ năng tay nghề cao hơn. Đặc biệt ở Bộ môn, các Phòng, Khoa, lãnh đạo Nhà trường phải đảm bảo cơ sở vật chất, trợ huấn cụ phục vụ dạy, học ở mức chấp nhận được, nhất là những máy móc thật sự cần thiết thì không thể thiếu được và phù hợp, thuận lợi, dễ dàng, linh hoạt hơn cho việc tổ chức dạy học cá thể, dạy học hợp tác, thảo luận nhóm và tự học. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 15 Tóm lại, người dạy phải biết dạy cái gì? Dạy cho ai? Dạy như thế nào? Người dạy phải biết dạy người khác muốn học; dạy người khác biết học; dạy người khác phải tự học và dạy người khác đạt được kết quả học tập tốt nhất. Đề xuất cách tổ chức một tiết dạy có hiệu quả đối với giảng viên đại học như sau: - Ổn định tổ chức lớp: giảng viên nên nắm vững số sinh viên vắng (để tránh gọi phải người vắng mặt khi kiểm tra, phát vấn) và phải để ý đến các điều kiện học tập trong lớp như nhiệt độ, không khí, ánh sáng, vệ sinh của lớp, các đồ dùng cần thiết trên bàn giảng viên, tâm thế của sinh viên trong lớp, tình hình ngoài lớp học (tiếng ồn, kẻ qua, người lại, các loại mùi vị), để có hướng xử lý kịp thời. Thực hiện tốt bước ổn định lớp, là tạo ra nhu cầu học tập, có động cơ học tập và các điều kiện cần thiết cho sinh viên học tập tốt. - Kiểm tra bài cũ: giảng viên không chỉ hỏi những kiến thức của bài học liền trước đó cho sinh viên trả lời, ghi điểm mà trong khoảng 10 đến 15 phút đầu giờ cần phải đặt những câu hỏi kiểm tra trên nền tảng củng cố những kiến thức, kỹ năng cũ liên quan đến kiến thức mới (nhằm nắm bắt và điều chỉnh những kiến thức trước đó nếu có sai sót) để giúp sinh viên hiểu và tiếp thu tốt bài mới. Thực hiện tốt bước kiểm tra bài cũ là giúp sinh viên có động cơ, phương pháp tự học và tiếp thu bài mới được tốt hơn. - Giảng bài mới: giảng viên không chỉ trình bày, cắt nghĩa, giải thích, mô tả thông tin học tập và nội dung của nó mà cần phải thấu hiểu sâu sắc những kiến thức cần truyền thụ cho sinh viên, nắm vững và vận dụng linh hoạt tất cả các phương pháp dạy học để bài giảng của mình không lặp lại nhàm chán, có sức hấp dẫn cao nhằm dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng giúp sinh viên hiểu được bài, tự tin phát biểu ý kiến, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, giúp các em từng bước có thói quen vừa học tập, vừa nghiên cứu, biết tự học, hứng thú khi đến lớp và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Thực hiện tốt bước giảng bài mới là giúp sinh viên hiểu bài nắm vững được kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, từ đó tạo ra nhu cầu cần học tập, học có mục đích, tích cực, chủ động say mê học và đạt kết quả tốt nhất. - Hướng dẫn tự học ở nhà: giảng viên phải chỉ rõ phương pháp tự học, tự nghiên cứu, lao động ở nhà. Bằng cách, hướng dẫn sinh viên vào thư viện sưu tầm sách, báo, thông tin khoa học kỹ thuật, nghiên cứu luận văn, báo cáo tiểu luận, bài giảng, giáo trình có liên quan đến bài học mới hoặc chuyên đề ấn định. Sinh viên phải đọc kỹ, suy ngẫm và phân tích, so sánh, phê bình, đánh giá các dữ liệu, tổng hợp kiến thức chọn lựa rồi đưa đến một nhận định chung cho riêng mình để trao đổi với thầy cô hoặc trình bày, thảo luận nhóm trên lớp. Thực hiện tốt bước hướng dẫn tự học ở nhà là giúp sinh viên có nhu cầu say mê, hứng thú tự học, có mục đích học tập đúng đắn, từ đó có ý chí, tích cực, chủ động, kiên trì học tập và tạo sự hứng thú cho sinh viên khi đến lớp, đến trường. Bởi vì, những điều các em lãnh hội được qua tìm tòi, tự học đó là những điều các em tự tìm ra chứ không phải là những điều mà các em phải cố nhớ. Qua đó, sẽ khắc sâu vào tâm trí và có tính sâu sắc chứ không hời hợt như những kiến thức được tiếp nhận một chiều từ giảng viên qua cách dạy và học thụ động. 3.2. Về phía người học Phải luôn nhận thức được việc học là quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên, say mê, hứng thú, chủ động, tích cực học tập sẽ đem lại tương lai tốt đẹp cho chính các em. Do đó, các em phải luôn chủ động tìm tòi học hỏi và cần biết học cái gì? Học như thế nào? Và học khi nào? Thầy cô chỉ là người gợi mở, định hướng, truyền cảm hứng, dẫn dắt để giúp các em tự tìm câu trả lời, tự hoàn thiện kiến thức, bản thân, chứ không ai làm thay cho các em được, các em phải tự học, tự đi trên con đường tri thức bằng chính đôi chân của mình. Người học khi nhận được các bài tập sáng tạo, bài tập tình huống và bài giảng thầy cô, thì phải bỏ ra nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà bằng cách: đọc kỹ và phân tích tài liệu, liên hệ những vấn đề lí luận với thực tế cuộc sống, mỗi người tự soạn lại nội dung bài học, bài tập bằng ngôn ngữ riêng của mình, làm rõ những vấn đề nào đã hiểu - hiểu như thế nào? Vấn đề nào TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 16 chưa hiểu, vì sao? Kể cả vào thư viện, truy cập Internet, tìm tòi sách, báo, nghiên cứu luận văn, báo cáo tiểu luận, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan hoặc tự mài mò học hỏi qua bạn bè, người thân trong cuộc sống hàng ngày và để hiểu, để thảo luận, báo cáo được các điều đã tìm thấy, người học phải vận dụng được óc phân tích, so sánh, phê bình, đánh giá các dữ liệu, thông tin để đi đến tổng hợp kiến thức, chọn lựa đưa đến một nhận định chung. Nhận định đó sẽ được trình bày trong báo cáo, thảo luận trên lớp hoặc nộp bài thu hoạch theo qui định của người dạy. Người học khi đến lớp phải nghiên cứu trước bài học, luôn đối chiếu bài giảng với bài tự soạn để thảo luận, bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu hoặc còn thắc mắc. Mạnh dạn trao đổi với bạn bè, thầy cô, tự tin phát biểu chính kiến của mình, tích cực hỗ trợ nhau trong học tập nhóm, tránh lười biếng, không chuẩn bị gì khi đến lớp, tránh việc trên lớp chỉ biết nghe và ghi thụ động hoặc lo ra, làm việc riêng, thiếu tự tin, rụt rè trong thảo luận nhóm và trong giao tiếp nói chung. Tóm lại, mỗi người học cần biết “học cái gì? học như thế nào? học khi nào?” và hình thành được thói quen tự học ở nhà như các nội dung đã nêu trên thì chắc chắn quá trình học tập của họ sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Rõ ràng, những điều người học phát kiến, tìm tòi, tự học hỏi được sẽ khắc sâu vào tâm trí của họ, vì đó là những điều họ tự tìm ra chứ không phải là những điều mà họ bị nhồi nhét hay phải cố nhớ. Qua đó, người học sẽ tự rèn cho mình một phương pháp học tập tích cực, chủ động và tất yếu họ sẽ hứng thú, say mê học tập khi đến lớp. 4. Kết luận Qua các nội dung đã phân tích ở trên cho thấy muốn nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo đại học thì tất yếu phải đổi mới cách dạy, cách học. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào đưa ra sự khẳng định phương pháp nào trong số các phương pháp giảng dạy tối ưu bởi dạy học thì muôn màu muôn vẻ, mỗi phương pháp dạy và học đều có những mặt ưu điểm và khuyết điểm của nó và cách tốt nhất là nên phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt nhiều phương pháp dạy học với nhau thì tất yếu sẽ đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Thực tế cũng đã chứng minh, trên cơ sở hướng dẫn, khơi gợi, truyền cảm hứng của người dạy, người học cần phải phát huy tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động trong học tập, coi việc học như là quyền lợi “được học”, hơn là nghĩa vụ “phải học”. Để việc tự học có hiệu quả cao thì cần phải kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập theo nhóm, học mọi lúc, mọi nơi vì thông qua sự tương tác với bạn bè, thầy cô, người học có cơ hội lắng nghe, trao đổi, phản biện các vấn đề có liên quan, chưa sáng tỏ. Từ đó có thể bổ sung thêm kiến thức cho mình từ các thành viên khác và những điều người học phát kiến, tìm tòi, tự học hỏi được sẽ khắc sâu vào tâm trí của họ lâu hơn, làm họ hứng thú hơn trong học tập. Mặt khác, phát huy tinh thần tự học không có nghĩa là người thầy mất đi vai trò của mình, người thầy giờ đây sẽ phải có trách nhiệm nhiều hơn, luôn đồng hành cùng người học, động viên, hướng dẫn, góp ý, phân tích, dẫn dắt, truyền cảm hứng cho học trò của mình. Người thầy không còn “là người dạy cái gì? Mà là người dạy như thế nào? Làm thế nào, cách nào?” để giúp người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, tự tìm tòi, sáng tạo, giúp họ hứng thú, ham học, say mê đọc tài liệu để họ có thể tự khám phá tri thức trong quá trình học tập của mình. Người học không còn bị nhồi nhét hay phải cố nhớ, thuộc lòng một cách thụ động. Qua đó, họ sẽ tự rèn cho mình một phương pháp học tập tích cực, chủ động và tất yếu họ sẽ hứng thú, say mê học tập khi đến lớp và có thói quen học tập suốt đời. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 26 – Tháng 01/2021 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cẩm nang hội thảo khoa học, Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả tại các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Viện nghiên cứu giáo dục, Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM, 2010. [2] Đ.V.Đức và L.K.Bằng, Dạy học lấy người học làm trung tâm, 1995. [3] T.B.Hoành, “Dạy học lấy người học làm trung tâm”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 96, 2003. [4] V.H.Tiến. Một số phương pháp dạy học tích cực, 2010. Ngày nhận: 10/12/2020 Ngày duyệt đăng: 14/01/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_day_va_hoc_bac_dai_hoc_nhin_tu_p.pdf