Từ cơ sở hướng nghiệp và tác động của nó đối với ngành giáo dục hiện
nay ở nước ta. Bài viết cho thấy tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, quy trình
công tác hướng nghiệp đối với học sinh, đi đến khảo sát thực trạng về công tác hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, từ kết quả khảo sát tìm hiểu
nguyên nhân tác động đến việc hướng nghiệp cho học sinh, chỉ ra hạn chế và đề ra
những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng
nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Thiên Hộ Dương.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh Lớp 12 trường THPT Thiên Hộ Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
158
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG
SV: Đào Hoàng Nhựt - Huỳnh Nhật An
Lớp: ĐHGDCT 15B – ĐHGDCT 16A
GVHD: ThS. Lê Thị Lệ Hoa
Tóm tắt: Từ cơ sở hướng nghiệp và tác động của nó đối với ngành giáo dục hiện
nay ở nước ta. Bài viết cho thấy tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, quy trình
công tác hướng nghiệp đối với học sinh, đi đến khảo sát thực trạng về công tác hướng
nghiệp ở trường trung học phổ thông Thiên Hộ Dương, từ kết quả khảo sát tìm hiểu
nguyên nhân tác động đến việc hướng nghiệp cho học sinh, chỉ ra hạn chế và đề ra
những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng
nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT Thiên Hộ Dương.
Từ khóa: Hướng nghiệp, học sinh lớp 12, THPT Thiên Hộ Dương, học sinh,
THPT THD.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, một trong những vấn đề các trường Trung học phổ thông quan tâm là
công tác hướng nghiệp cho học sinh và hiệu quả của nó. Thực tế, đây là vấn đề đã
được các trường phổ thông triển khai hằng năm. Tuy nhiên, kết quả lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh vẫn còn nhiều bất cập, nhất là còn mang nặng tính cảm tính.
Chính vì thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, cũng như trên cơ sở
khảo sát thực trạng về công tác hướng nghiệp đối với học sinh lớp 12 trường trung học
phổ thông Thiên Hộ Dương (THPT THD), chúng tôi mạnh dạn đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trường
THPT THD.
2. Nội dung
2.1. Một số vấn đề lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh
2.1.1. Khái niệm hướng nghiệp
Thuật ngữ “Hướng nghiệp” ra đời cách nay hàng trăm năm nhưng cho đến bây
giờ vẫn còn nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về thuật ngữ này. Có người
nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, định hướng việc chọn ngành, nghề cho học
sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây là quá trình định hướng cho
các em lựa chọn những ngành, nghề lương cao, dễ làm trong xã hội. Người khác lại
nghĩ hướng nghiệp là công việc của riêng các trường học và chỉ có nhà trường mới
hướng nghiệp được Vậy, nên hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng? “Hướng
nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường
để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ
sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã
hội” (Điều 3- Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều Luật Giáo dục).
2.1.2. Tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với học sinh
Công tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các em
159
tự tin, đưa ra quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp cho bản thân, điều này góp phần
xây dựng nền tảng cho tương lai. Đối với gia đình, nếu công tác hướng nghiệp tốt sẽ
giúp gia đình tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, góp phần xây dựng hạnh phúc gia
đình. Đặc biệt, đối với xã hội, qua công tác hướng nghiệp sẽ giúp phân luồng hợp lý
học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp. Qua đó, có thể cung tấp nguồn nhân lực chất
lượng và phù hợp. Có thể hệ thống vai trò của công tác.
Có thể thấy, do sự khác nhau về tâm lý, điều kiện kinh tế gia đình, hoàn cảnh xã
hội nên học sinh có những định hướng khác nhau, có sự lựa chọn con đường học vấn
hoặc đi vào các nghề nghiệp khác nhau. Giáo dục hướng nghiệp có vai trò tích cực
trong định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh cũng như giúp gia đình và xã hội
có thêm cơ sở để định hướng con em mình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều
kiện và năng lực của bản thân.
2.1.3. Quy trình thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh
Quy trình thực hiện công tác hướng nghiệp thông thường gồm 3 bước: Bước 1:
Học sinh trả lời cho câu hỏi đánh giá bạn là ai? “Ai” đây được hiểu là quá trình học
sinh tự nhận thức về bản thân như sở thích cá nhân, điểm mạnh điểm yếu, thành tích
học tập...Đây là giai đoạn cơ sở nhưng quan trọng để học sinh có thể lựa chọn những
ngành nghề phù hợp với bản thân. Bước 2: Bạn đang đi về đâu? đây là giai đoạn tiếp
theo của việc lựa chọn nghề bao gồm những vấn đề liên quan mà học sinh lựa chọn
nghề phải trả lời được như thông tin ngành nghề, thông tin tuyển dụng, mục tiêu ngắn
và dài hạn... Bước 3: Làm sao để đi đến nơi? Bước 3 là bước quan trọng nhất trong
công tác hướng nghiệp, nó đòi hỏi học sinh phải đưa ra được kế hoạch hành động, phải
xác định được những kỹ năng cần thiết, phải xây dựng được chiến lược bản thân. Hoàn
thành được bước 3, xem như học sinh đã có sự lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa
học, đúng đắn tránh được sự cảm tính, chủ quan trong lựa chọn nghề. Có thể khái quát
quy trình hướng nghiệp bằng sơ đồ sau:
160
Sơ đồ 1: Quy trình công tác hướng nghiệp
2.2. Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT
Thiên Hộ Dương
Năm học 2018 - 2019 trường THPT THD có tổng số 21 lớp. Trong đó có 6 lớp
12 với tổng số 303 học sinh. Qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi 60 học sinh, chúng
tôi đánh giá thực trạng công tác hướng nghiệp tại trường như sau.
Công tác hướng nghiệp luôn được nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm.
Đây cũng là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên từ cấp trung học cơ sở nên đa số
học sinh đều đã chuẩn bị được các yếu tố cơ bản cho việc lựa chọn nghề nghiệp.
Tuy nhiên, khi được hỏi “Em muốn thi vào trường nào sau khi tốt nghiệp lớp
12?” thì có khoảng 80% học sinh lựa chọn các trường đại học, chỉ 20% còn lại lựa
chọn các trường cao đẳng, trung cấp. Qua kết quả khảo sát câu hỏi này, có thể xác định
B2: Bạn đang đi về đâu?
(Tìm hiểu/Nghiên cứu)
- Thông tin nghề nghiệp.
- Thông tin thị trường tuyển dụng.
-Nghiên cứu nghề nghiệp.
- Mục tiêu ngắn và dài hạn.
B3: Làm sao để đi đến nơi?
(Kế hoạch hành động)
- Kĩ năng cần thiết.
- Giáo dục/bằng cấp.
- Xây dụng mạng lưới chuyên nghiệp.
- Viết đơn xin việc.
- Phỏng vấn.
- Trở ngại/Chiến lược
B1: Bạn là ai?
(Đánh giá)
- Sở thích.
- Cá tính.
- Khả năng.
- Giá trị.
- Thành tích
161
xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tập trung nhiều vào các trường Đại học,
còn bậc cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm thiểu số mà thôi. Và đây cũng chính là thực
tế về vấn đề đào tạo ở Việt Nam, xu hướng “thừa thầy thiếu thợ” vẫn luôn tồn tại. Các
em chưa thấy được rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành
công, bởi lẽ những người như Michael Dell, Bill Gates, Steven Spielberg, Mark
Zuckerberg thời trẻ có người không học đại học, hay bỏ học đại học, vẫn thành
công và có tài sản nhiều tỷ USD.
Ngoài ra, khi được hỏi “Khi lựa chọn ngành học em có tham khảo trước các
trường đào tạo không?” thì kết quả chung khoảng 50% học sinh có và 50% học sinh
không tham khảo. Với kết quả này, chứng tỏ học sinh vẫn còn mang tính chủ quan khi
quyết định lựa chọn ngành nghề. Các em không chịu tìm hiểu sâu về các trường đào
tạo, chưa xem xét và so sánh sự khác nhau giữa các trường đào tạo. Điều này dễ dẫn
đến những khó khăn trong quá trình học tập sau này như học trường ở xa nhà, kinh phí
cao...
Một trong các vấn đề về công tác hướng nghiệp mà chúng tôi cũng quan tâm đó
là cơ hội việc làm. Vì vậy trong khảo sát chúng tôi đã hỏi “Khi lựa chọn ngành nghề
em có chú ý đến cơ hội việc làm không?”. Kết quả khoảng hơn 65% học sinh quan
tâm, còn lại không hoặc ít quan tâm. Đây là một kết quả đáng mừng chứng tỏ học sinh
đã quan tâm nhiều đến chuẩn đầu ra của nghề nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận
nhỏ học sinh không quan tâm đến cơ hội việc làm, các em lựa chọn nghề nghiệp có thể
chỉ do sở thích hoặc sự tác động từ gia đình, bạn bè. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp hiện nay, bởi người học thường tập trung nhiều ở
các ngành có độ hot cao, còn các ngành khác cần lao động thì lại ít người học.
Cuối cùng, chúng tôi muốn biết đến các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề
nên đặt câu hỏi “Yếu tố nào là quan trọng nhất tác động đến việc lựa chọn nghề của
em”. Kết quả thống kê cho thấy có đến 30% học sinh cho rằng yếu tố gia đình là quan
trọng, 55% học sinh lựa chọn yếu tố từ năng lực bản thân, số còn lại là từ yếu tố bạn
bè hoặc lương cao... Đây là một tín hiệu đáng mừng so với những năm trước bởi học
sinh đã biết nhìn nhận đúng bản thân mình trong việc đăng kí ngành nghề, biết đánh
giá đúng năng lực chuyên môn của mình để không phải học những ngành nghề không
phù hợp. Tuy nhiên, áp lực từ gia đình, sự tác động từ bản bè vẫn là những lý do trong
việc lựa chọn nghề của một bộ phận nhỏ học sinh.
Có thể thấy, trên đây chỉ là sự khảo sát mang tính cơ bản nhưng qua đó cũng cho
chúng ta thấy được những hạn chế mà công tác hướng nghiệp ở trường THPT THD
còn đang tồn tại. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó
nguyên nhân chính yếu vẫn là do vấn đề nhận thức và sự tác động của xã hội . Vậy
nên, chúng tôi trên cơ sở đánh giá thực trạng, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 trường THPT THD.
2.3. Giải giáp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
trường THPT Thiên Hộ Dương
2.3.1. Lồng ghép nội dung hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo
dục
162
Như đã nói, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa công tác hướng nghiệp vào chương
trình học ngay từ những năm trung học cơ sở và phát triển nội dung hướng nghiệp lên
cấp trung học phổ thông. Theo đó mỗi thầy cô giáo, tổ chuyên môn và các đoàn thể
trong nhà trường phải có nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh. Thời gian hướng
nghiệp được rải đều trong suốt năm học nhưng trọng tâm là tháng hai tháng ba. Để
hoạt động giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả. Bản thân các giáo viên vừa làm công
tác chuyên môn vừa người phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp cần phải đa
dạng hoá các hình thức hướng nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt
cả năm học: Tìm hiểu thông tin của học sinh về nguyện vọng, năng lực, khối thi,
ngành thi... để tư vấn cho các em chọn ngành, chọn nghề phù hợp; tìm thông tin về đặc
điểm ngành nghề, danh mục các trường đại học, Cao đẳng, trung cấp; cung cấp sớm
nhất “Những điều cần biết về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học” ngay sau khi Bộ Giáo dục
và Đào tạo phát hành cũng như tờ rơi có thông tin tuyển sinh, giới thiệu ngành nghề,
quy mô của các trường chuyên nghiệp... để học sinh lựa chọn.
2.3.2. Tăng cường năng lực hướng nghiệp cho giáo viên
Để tăng cường năng lực hướng nghiệp cho giáo viên, việc bồi dưỡng giáo viên
nói chung và bồi dưỡng năng lực hướng nghiệp cho giáo viên là hành động mang tính
chủ động. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tối đa vai trò của giáo viên đối
với công tác hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT; Tăng cường bồi dưỡng
kiến thức hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp giúp giáo viên có những kiến thức
vững chắc về hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp tích cực và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học
sinh của mỗi trường. Cụ thể hiện nay là chương trình tư vấn để các Trường Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp giới thiệu ngành nghề. Điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của
học sinh khi các em được trực tiếp trao đổi, giải đáp những thắc mắc từ phía các
Trường Đại học, Cao đẳng mà các em mong muốn học sau này.
2.3.3. Kết nối với các trường đại học trong công tác hướng nghiệp cho học
sinh
Hiện nay, việc kết nối với các trường đại học trong công tác hướng nghiệp cho
học sinh không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, để giúp học sinh có cơ sở khoa học hơn
trong việc lựa chọn nghề nghiệp cũng như giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tiễn
thì nhà trường cần đưa các em đi tham quan thực tế tại nhiêu trường Cao đẳng, Đại
học, cho các em tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh để các em có cái nhìn toàn cảnh
và khách quan trước khi quyết định lựa chọn nghề.
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên cũng cần tăng cường kết nối với
các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học để nắm thông tin tuyển sinh các ngành cụ
thể. Chia sẻ rộng rãi những thông tin này cho học sinh lớp 12 nắm bắt. Cần thiết, có
thể liên hệ với các trường để các trường cử ra bộ phận chuyên môn để giới thiệu và
giải đáp thắc về các ngành nghề trong, qua đó giúp các em học sinh có cái nhìn toàn
cảnh, khách quan trước khi quyết định chọn nghề.
2.3.4. Chú ý đến cơ hội việc làm trong công tác hướng nghiệp học sinh
163
Bên cạnh việc thực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban giám hiệu cần chỉ đạo khơi dậy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ sư phạm, để
mỗi thầy cô là một “Tư vấn hướng nghiệp” cho học sinh. Phối hợp với các đoàn thể
trong nhà trường nhất là Đoàn Thanh niên xen kẻ vào buổi sinh hoạt dưới cờ thứ hai
hàng tuần nội dung hướng nghiệp dưới nhiều hình thức: Hái hoa dân chủ, tìm hiểu về
nghề... Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá với các chủ đề: “Ước mơ nghề nghiệp
trong tương lai, Đại học có phải duy nhất để lập nghiệp, để chọn được ngành nghề phù
hợp”. Song song đó, cũng thường xuyên cập nhật trên bản tin của nhà trường những
thông tin tuyển sinh, danh mục cũng như điểm chuẩn năm trước của hệ thống các
trường Đại học, Cao đẳng, nghề...
2.3.5. Phối hợp với gia đình và xã hội trong công tác hướng nghiệp học sinh
Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Vai trò đặc biệt của gia
đình là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái theo truyền thống, nề nếp của gia
đình; theo định hướng và đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trẻ vị thành niên là những
người đang phát triển rất mạnh mẽ về óc phê phán và nhận xét, do vậy, dưới sự định
hướng của gia đình, kết hợp với truyền thống đạo đức của gia đình, sẽ tác động rất tích
cực tới đời sống và các hành vi của các em. Gia đình rất quan trọng trong việc hình
thành nề nếp đạo đức, lối sống cho con cái. Vì vậy vai trò của gia đình là rất quan
trọng trong việc giáo dục con cái. Truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển nhân các em. Khi gia đình coi trọng việc dạy dỗ đạo đức cho
con cái, bắt đầu bằng những bài học rất đơn sơ như chào hỏi, thưa gửi... sẽ giúp trẻ ý
thức được mỗi lời nói cũng như từng hành vi cử chỉ của mình. Trẻ vị thành niên là
người dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, đánh giá, những lối sống, trào
lưu sống bên ngoài, do vậy, giáo dục cho các em có một lối sống đạo đức vững vàng là
cần thiết để các em có thể đứng vững và trưởng thành, trở thành một người con ngoan
hiền, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Xã hội là nơi học sinh đang sống, học tập, lao động, vui chơi: thôn, xóm, làng,
xã, phố phường tổ dân phố, cụm dân cư... là môi trường gần gũi, quen thuộc đối với
các em... Đó là khoảng không gian đầy ắp những mối liên hệ và quan hệ, hoạt động và
giao lưu của con người nhất là đối với thế hệ trẻ thanh thiếu niên học sinh. Con người
phát triển trước hết là nhờ có giáo dục gia đình và cộng đồng, vì thế dấu ấn của cộng
đồng đã khiến cho mỗi con người có cái riêng, cái đặc thù của mình, cái riêng, cái đặc
thù của mọi cá nhân thực chất là biểu hiện cụ thể hoá cái chung trong mỗi người. Cộng
động nơi ở của học sinh giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách
của thế hệ trẻ. Do đó mục tiêu của sự phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt
động giáo dục của nhà trường nhằm: Nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần hình thành
và phát triển đạo đức, nhân cách học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường,
đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội..
Có như vậy, hoạt động hướng nghiệp mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao giúp
học sinh hiểu được ngành, hiểu được nghề, hiểu được chính mình để lựa chọn nghề
nghiệp tương lai phù hợp.
3. Kết luận
164
Ngày nay gần như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn
lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò đối với sự phát triển
nhanh và bền vững của một quốc gia. Nhờ có sự đầu tư và phát triển cho nguồn nhân
lực mà một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh
chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. GD&ĐT, trong đó có phần GDNN góp
phần hết sức to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Các cơ sở
GDNN đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp một lực lượng lao đông đảo đã qua đào tạo,
góp phần làm cho cơ cấu lao động xã hội, cả về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề và
cơ cấu vùng miền phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT – XH của đất nước. Tại
các nước phát triển, coi trọng lực lượng lao động là “lao động tri thức”, trước đây kĩ
năng nghề có thể giúp con người đi theo suốt cuộc đời, nhưng thời đại ngày nay, luôn
phải cập nhật tri thức, kiến thức mới đáp ứng yêu cầu xã hội. Giáo dục thường xuyên,
GDHN có vai trò quan trọng giúp con người có điều kiện hướng đến đào tạo lao động
tri thức và tự đào tạo suốt đời. Nhà trường phải thay khẩu hiệu “Đào tạo một lần cho
một đời người” bằng khẩu hiệu “Đào tạo suốt đời cho một đời người” .
Vấn đề hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông không phải là vấn đề mới. Đây
là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành đoàn thể trong xã hội từ trung ương đến
địa phương, các nhà quản lí giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh thực
sự quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông chương
trình hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Thị Thanh Hương (2010), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT thực
trạng ở VN và kinh nghiệp quốc tế, Nxb. KHXH.
[3]. Lê Thị Thu Trà (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trung học phổ thông trên địa bàng Hà Nội, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
[4]. Ngô Văn Trí Dũng (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh các trường THPT huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, luận văn thạc sĩ Khoa
học giáo dục.
[5]. Nguyễn Ngọc Tài (2013), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho nhóm lớn học
sinh cấp trung học phổ thông, Nxb. ĐHQGHN.
[6]. Phạm Thị Lan (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay.
`
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_cong_tac_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_lop_12.pdf