Nâng cao chất lượng tín dụng hộ vay vốn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên

Trong những năm vừa qua, việc tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

Thành phố Thái Nguyên (NHNoTP Thái Nguyên) đã đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế

của địa phương. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng luôn thấp ở dưới mức cho phép (1,75%),

tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất kinh doanh (hộ SXKD) là 0,41%/tổng dư nợ, tuy nhiên đối với các hộ

SXKD vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động SXKD. Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng

hộ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự phát

triển ổn định và bền vững của Ngân hàng trên cơ sở một nền tài chính vững chắc để tăng cường

năng lực cạnh tranh, tạo uy tín thương hiệu thu hút và mở rộng quy mô, tốc độ tín dụng . Góp

phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, tăng tỷ lệ hộ giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo công ăn việc

làm, đảm bảo an sinh xã hội.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng hộ vay vốn sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 87 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỘ VAY VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Ngô Xuân Hoàng * Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ Thuật - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong những năm vừa qua, việc tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thành phố Thái Nguyên (NHNoTP Thái Nguyên) đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng luôn thấp ở dƣới mức cho phép (1,75%), tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất kinh doanh (hộ SXKD) là 0,41%/tổng dƣ nợ, tuy nhiên đối với các hộ SXKD vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động SXKD. Do vậy nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Ngân hàng trên cơ sở một nền tài chính vững chắc để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, tạo uy tín thƣơng hiệu thu hút và mở rộng quy mô, tốc độ tín dụng .. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, tăng tỷ lệ hộ giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Từ khóa: Nâng cao, chất lượng, tín dụng, Ngân hàng, Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm vừa qua, việc tăng trƣởng tín dụng của NHNo TP Thái Nguyên đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Tuy nhiên nợ xấu của NHNo TP Thái Nguyên vẫn còn ở mức tỷ lệ gần 2% mặc dù đã xử lý kịp thời và thu hồi đƣợc một số món vay lớn, nguyên nhân chủ yếu do khách hàng vay sản xuất kinh doanh thua lỗ, bên cạnh đó còn do công tác thẩm định cho vay chƣa chặt chẽ, thiếu thông tin về khách hàng, công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay còn bị coi nhẹ. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan của cán bộ ngân hàng cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả đồng vốn tín dụng, là vấn đề cốt yếu trong hoạt động quản trị, kinh doanh của ngân hàng là một yêu cầu hết sức cần thiết góp phần tăng năng lực cạnh tranh đối với hoạt động tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững cho NHNo TP Thái Nguyên. * Tel: 0912 140868, Email: nxhoang63@gmail.com PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng số liệu đƣợc thu thập qua các tài liệu, báo cáo của địa phƣơng, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính từ năm 2010-2012 của NHNo TP Thái Nguyên. Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn 50 hộ sản xuất kinh doanh đang vay vốn ngân hàng. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê, phân tích toàn bộ số liệu và sử dụng các phƣơng pháp phân tích khác nhau...nhằm phản ánh quy mô, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn tại NHNo TP Thái Nguyên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm hoạt động tín dụng của NHNo TP Thái Nguyên Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế. Số liệu cho thấy tỷ lệ cho vay đầu tƣ cho thƣơng nghiệp, dịch vụ luôn ở mức trên dƣới 80% và tăng dần qua từng năm, năm 2010 là 377.389 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 402.266 triệu đồng. Tỷ lệ đầu tƣ cho nông nghiệp cũng tăng từ 41,398 tỷ năm 2010 lên 66,092 tỷ vào năm 2012 [1]. Điều đó cho thấy ngân hàng đã rất chú trọng đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, cho vay các dự án theo chỉ đạo của chính phủ, Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 88 Ngân hàng Nhà nƣớc, các dự án tài trợ của nƣớc ngoài, đặc biệt là đầu tƣ cho cây chè Tân cƣơng là thế mạnh của Thành phố Thái Nguyên Bên cạnh đó ngân hàng cũng giải quyết cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan và trƣờng học đóng trên địa bàn phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt, mua sắm phƣơng tiện đi lại, xây nhà, cho vay đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài[2]. Kết cấu dư nợ của hộ và cá nhân. Bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ của ngân hàng cho các ngành ít có sự thay đổi do chủ yếu khách hàng của ngân hàng là các hộ sản xuất kinh doanh, thƣơng nghiệp- dịch vụ: thời điểm 31/12/2010 số hộ còn dƣ nợ: 2.830 hộ, dƣ nợ bình quân/1hộ là 145 triệu đồng; năm 2011 và 2012, dƣ nợ bình quân/1hộ có phần tăng lên đáng kể lần lƣợt là 161 triệu và 195 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2012 tổng số hộ vay lại giảm đi 550 hộ so với năm 2010 nguyên nhân do một số hộ vay không có nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp hoặc chuyển sang vay vốn của các ngân hàng Thƣơng mại cổ phần khác. Điều này càng thể hiện rõ mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Thƣơng mại cổ phần với NHNo TP Thái Nguyên là rất lớn và sự cạnh tranh này đã ảnh hƣởng nhiều mặt đến hoạt động của ngân hàng NHNo TP Thái Nguyên. Kết quả hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn SXKD Về doanh số cho vay: Qua số liệu bảng 02 cho thấy doanh số cho vay bình quân của 1 hộ liên tục tăng. Năm 2010 doanh số cho vay bình quân 1 hộ là 180,46 triệu đến năm 2011 là 231,05 triệu, tăng so với năm 2010 là 50,59 triệu tỷ lệ tăng 28%, đến năm 2012 đạt 313,22 triệu tăng so với năm 2010 là 132,76 triệu, tỷ lệ tăng 73,5%; so với năm 2011 tăng 82,17 triệu, tỷ lệ tăng 35,56%. Số tiền cũng nhƣ tỷ lệ tăng cao chứng tỏ tăng trƣởng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên tăng nhanh, đồng nghĩa với việc quy mô hộ sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng tăng trƣởng mạnh mẽ. Về vòng quay vốn: Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất tƣơng đối cao liên tục tăng qua các năm. Vòng quay lớn và luôn ở mức trên 1,4 vòng/năm với số dƣ nợ luôn tăng: dƣ nợ bình quân năm 2012 là 332.045 triệu tăng so với năm 2010 là 27.887 triệu, tăng so với năm 2011 là 16.987 triệu, điều này chứng tỏ đồng vốn Ngân hàng bỏ ra đã đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn. Bảng 01. Dư nợ của hộ và cá nhân của NHNo TP Thái Nguyên giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh (+-%) 2010 2011 2012 12/10 12/11 Tổng dƣ nợ (trđ) 575.287 596.953 670.024 +11,6 +11,2 Dƣ nợ hộ, cá nhân (trđ) 411.766 418.351 445.739 +10,1 +10,7 Số hộ có dƣ nợ (trđ) 2.830 2.597 2.280 -29,0 -54,0 BQ dƣ nợ 1 hộ, cá nhân (trđ) 145 161 195 +11,2 +12,1 Nguồn: NHNoTP Thái Nguyên năm 2010-2012 [1] [3]. Bảng 02. Doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2010 2012/2011 2010 (trđ) 2011 (trđ) 2012 (trđ) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay hộ SXKD 498.439 553.847 651.503 +153.064 +30,7 +97.656 +17,6 Số khách hàng hộ SXKD 2.762 2.397 2.080 -682 -24,69 -317 -13,22 Doanh số cho vay BQ 1 hộ SXKD 180,46 231,05 313,22 +132,76 +73,5 +82,17 +35,56 Nguồn: NHNo Thái Nguyên năm 2010- 2012[1]. Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 89 Về hiệu suất sử dụng vốn: Nguồn vốn huy động năm 2012 là 427.724 triệu đồng, tăng 54.664 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 14,65%, tăng 58.731 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 15,91%. Dƣ nợ hộ SXKD năm 2012 là là 345.739 triệu đồng, tăng 33.973 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 10,89%, tăng 27.388 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 8,6%. Hiệu suất sử dụng vốn hộ SXKD năm 2012 là 0,83%, năm 2010 là 0,83% và năm 2011 là 0,86%. Hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn chứng tỏ ngân hàng đầu tƣ vốn cho hộ sản xuất kinh doanh đúng mục đích, có hiệu quả. Về doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ hộ SXKD năm 2012 là 621.262 triệu đồng tăng 42,28% so với năm 2010, tăng 14,38% so với năm 2011.Doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ nên tỷ lệ thu nợ năm 2012 đạt 95,35%, tăng 8,84% so với năm 2010, và giảm 2,76 so với năm 2011. Do Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác thu hồi nợ nên tỷ lệ thu hồi nợ tăng qua các năm. Tỷ lệ thu nợ hộ SXKD cao cho thấy hoạt động tín dụng hộ SXKD của ngân hàng nông nghiệp TP Thái Nguyên có hiệu quả tốt, chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao. Về tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn: Tỷ lệ dƣ nợ trung hạn hộ SXKD năm 2012 là 26,4% giảm 2,98 % so với năm 2010, tăng 0,8% so với năm 2011. Tỷ lệ dƣ nợ trung hạn hộ SXKD là phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ SXKD, nguồn vốn trung hạn tại địa phƣơng và đạt kế hoạch dƣ nợ NHNo Tỉnh Thái Nguyên giao. Tỷ lệ trên đã phản ánh hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế của hộ sản xuất. Về tốc độ tăng trưởng cho vay hộ SXKD hàng năm: Tốc độ tăng trƣởng cho vay hộ SXKD hàng năm. Doanh số cho vay hộ SXKD năm 2012 là 651.503 triệu đồng, tăng 30,7 % so với năm 2010, tăng 17,63 % so với năm 2011. Doanh số thu nợ hộ SXKD năm 2012 là 621.262 triệu đồng, tăng 42,28 % so với năm 2010, tăng 14,38 % so với năm 2011. Dƣ nợ hộ SXKD năm 2012 là 345.739 triệu đồng,tăng 10,89 % so với năm 2010, tăng 8,6% so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợ tăng cao chứng tỏ tăng trƣởng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp Thành phố Thái Nguyên tăng nhanh và hoạt động tín dụng có hiệu quả. Về tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD: Nợ xấu hộ SXKD năm 2012 là 1.432 triệu đồng, giảm 2.295 triệu đồng so với năm 2010, tăng 199 triệu đồng so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ cũng giảm tƣơng ứng: năm 2012 là 0,41%, năm 2010 là 1,19%, năm 2011 là 0,38%. Có đƣợc kết quả trên là do công tác kiểm tra kiểm soát, tập huấn nghiệp vụ luôn đƣợc NHNo tỉnh Thái Nguyên và NHNo TP Thái Nguyên chú trọng nên tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ thấp và liên tục giảm qua các năm. Việc kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ, đúng hạn, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem lại hiệu quả. Bảng 03: Lợi nhuận cho vay hộ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh 2012/2010 2012/2011 2010 (trđ) 2011 (trđ) 2012 (trđ) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tổng thu 69.253 94.685 86.530 17.277 24,91 -8.155 -8,61 Tổng chi 56.632 78.023 68.501 11.869 20,95 -9.522 -12,2 Tổng lợi nhuận 12.621 16.662 18.029 5.408 42,84 1.367 8,2 Thu cho vay hộ SXKD 45.014 60.598 56.244 11.230 24,94 -4.354 -7,18 Chi cho vay hộ SXKD 36.810 49.934 44.525 7.715 20,95 -5.409 -10,83 Lợi nhuận cho vay hộ SXKD 8.204 10.664 11.719 3.515 42,84 1.055 9,89 Nguồn: NHNo TP Thái Nguyên năm 2010-2012 [1]. Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 90 Về lợi nhuận của Ngân hàng trong cho vay hộ SXKD: Lợi nhuận cho vay hộ SXKD năm 2012 là 11.719 triệu đồng tăng 42,84% so với năm 2010, tăng 9,89% so với năm 2011. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng trong đó lợi nhuận cho vay hộ SXKD chiếm 65 % trên tổng lợi nhuận. Lợi nhuận cho vay hộ SXKD tăng cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng hộ SXKD của NHNo TP Thái Nguyên có hiệu quả tốt (bảng 03). Chất lƣợng hoạt động tín dụng của các hộ vay vốn SXKD Kết quả chính đạt được - Trong những năm qua hàng chục nghìn khách hàng đã đƣợc vay vốn, số vốn này đã giúp cho phần lớn các hộ gia đình đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của gia đình họ. Riêng chỉ trong năm 2012, đã có 2.080 khách hàng vay vốn là hộ sản xuất kinh doanh, trong đó đa số khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả [1],[3]. - Theo số liệu thống kê cho thấy, thông qua việc cho vay đối với các hộ SXKD, các hộ nông dân trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên chi nhánh đã góp phần làm tăng hộ giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Thành phố, trong nhiều năm qua tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố Thái Nguyên liên tục giảm. Thu ngân sách của Thành phố Thái Nguyên đã đạt mức trên 1.000 tỷ [3]. - Hoạt động tín dụng của các hộ SXKD đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, chính vì vậy mà tỷ lệ thất nghiệp của thành phố ngày càng giảm. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ vay vốn đã góp phần cho thành phố có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007-2012 ƣớc đạt 13.35 %, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 42 triệu đồng/năm [3]. - Tăng trƣởng dƣ nợ bền vững, từng bƣớc thay đổi cơ cấu dƣ nợ giảm tỷ trọng dƣ nợ trong ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng dƣ nợ trong ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ. về đối tƣợng khách hàng, chi nhánh xác định đối tƣợng khách hàng chính vẫn là hộ sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động chính là kinh doanh trên đô thị nhƣng vẫn gắn với cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng cƣờng tiếp cận đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có dự án đầu tƣ khả thi. - Chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu luôn ở dƣới mức 2 %/tổng dƣ nợ. Các năm qua chi nhánh luôn đạt kế hoạch lợi nhuận Ngân hàng cấp trên giao, mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm lớn hơn nợ xấu, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên luôn luôn đƣợc đảm bảo. Những hạn chế - Nguồn vốn huy động tại chỗ còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thành phố và chi nhánh, nguồn vốn huy động không đều, chƣa đảm bảo tính ổn định. - Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế không đa dạng, chủ yếu tập trung vào kinh tế hộ gia đình, tƣ nhân vốn có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ. Dƣ nợ theo ngành thì tập trung vào ngành nông nghiệp vốn chứa đựng nhiều rủi ro cao. - Nợ xấu tuy chiếm tỷ lệ thấp, vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhƣng xét trong một thời gian dài thì nợ xấu có xu hƣớng tăng lên và nợ nhóm 2 (nợ nghi ngờ) chiếm tỷ lệ cao và sẽ chuyển thành nợ xấu (nợ có khả năng mất vốn). Do vậy cần có biện pháp để ngăn chăn tỷ lệ nợ xấu tăng cao. - Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng doanh thu hàng năm, điều đó cho thấy việc mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ Ngân hàng còn rất hạn chế. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ vay vốn SXKD Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn: Ngân hàng nông nghiệp thành phố Thái Nguyên phải tiếp tục tăng cƣờng việc tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị dƣới nhiều hình thức huy động hấp dần phù hợp với tâm lý, thu nhập của khách hàng nhƣ: tiết kiệm gửi góp, dự thƣởng, khuyến mại bằng vật chất và cơ chế lãi suất linh hoạt; đa dạng các hình thức huy động (trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thưởng), mở rộng huy động các loại ngoại Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 91 tệ mạnh nhƣ USD, EUR. Các thủ tục trong quá trình thanh toán phải gọn nhẹ, chính xác và khoa học, giúp cho khách hàng có thể thanh toán một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Khuyến khích các hộ dân mở tài khoản cá nhân để thanh toán tiền phí sử dụng dịch vụ trên. Hợp đồng với các đơn vị, tổ chức để trả lƣơng qua thẻ ATM, thẻ điện tử sử dụng tài khoản thấu chi, dịch vụ thanh toán công cộng [4]... Hoàn thiện quy trình cho vay, ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn: Quy trình cho vay hộ SXKD cần đƣợc sửa đổi và bổ xung để phù hợp với luật, quy định mới của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu thực tế của mỗi đơn vị, chi nhánh nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao khả năng quả lý rủi ro [4],[5]. Kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không đủ điều kiện vay theo quy định. Cơ cấu lại các khoản nợ: phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã đƣợc xử lý rủi ro để từ đó đánh giá đƣợc khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể sử lý thu hồi nợ, phƣơng án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: Cần xây dựng phƣơng pháp hoặc bảng hỏi chuẩn để việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin khách hàng đƣợc đảm bảo kịp thời và có độ chính xác cao. Chi nhánh cần trang bị các phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ cần thiết để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng làm tốt khâu thu thập và xử lý thông tin này. Để thông tin đƣợc chính xác, đầy đủ và kịp thời, cán bộ tín dụng nói riêng và Chi nhánh nói chung cần xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng, với chính quyền địa phƣơng vì đây là những ngƣời cung cấp cung cấp thông tin trực tiếp và quan trọng nhất. Hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế: Ngân hàng cần tiếp tục hàng cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu cho vay và đầu tƣ phải phù hợp với cơ cấu thành phần kinh tế, đa dạng hóa các hình thức tín dụng để phân chia rủi ro. Cần rà soát lại toàn bộ khách hàng thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, cá thể và hộ gia đình để chọn ra những khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tiếp tục mở rộng đầu tƣ, vì điều này chính là động lực, là công cụ để Ngân hàng duy trì và phát triển mối quan hệ Ngân hàng - khách hàng. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ, thực hiện có hiệu quả khâu phân loại, đánh giả khách hàng: Khi phân tích, đánh giá khách hàng cần làm rõ những vấn đề sau: Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đánh giá lại các khoản nợ định kỳ và giữa kỳ hoặc đột xuất. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp Ngân hàng đánh giá thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của khách hàng. Đánh giá uy tín, đạo đức của khách hàng trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ vay vốn, lịch sử vay vốn Ngân hàng. Đồng thời qua việc thực hiện phân tích tín dụng, cho phép Ngân hàng đƣa ra quyết định về khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay:. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ nên tập trung vào việc kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định tín dụng, giám sát xem cán bộ tín dụng có thực hiện đúng quy trình cho vay hay không, phát hiện những sai sót để ngăn chặn kịp thời, hạn chế những thiệt hại về sau. Những vấn đề trên, đặt ra yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng, hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động Ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng; Cải tổ mô hình tổ chức hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo nâng cao tính chuyên môn hoá, đồng thời thực hiện đƣợc tính kiểm soát chéo trong quá trình thực hiện quy trình, trong đó cần tách bạch rõ bộ phận: tiếp thị, tìm kiếm khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay [4],[5]. Xây dựng chính sách khách hàng họp lý: Đối với các khách hàng truyền thống: Đối với Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 87 - 92 92 những khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chi nhánh cần đáp ứng dần những nhu cầu dịch vụ từ thấp đến cao, trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, không để xảy ra rủi ro. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: chi nhánh cần có những chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng đối tƣợng khách hàng này, mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại Ngân hàng. KẾT LUẬN Dƣ nợ hộ SXKD của NHNo TP Thái nguyên luôn tăng trƣởng qua các năm, đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng, kết cấu dƣ nợ hợp lý, theo đúng quy định của ngân hàng cấp trên, năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngày càng nâng cao, ngân hàng đã đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Thái nguyên. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NHNo TP Thái nguyên luôn thấp ở dƣới mức cho phép (1,75/3%), tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD là 0,41%/tổng dƣ nợ, tuy nhiên đối với các hộ SXKD vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động SXKD do các yếu tố khách quan và chủ quan đem lại. Nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng để tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của Ngân hàng trên cơ sở một nền tài chính vững chắc để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh, tạo uy tín thƣơng hiệu thu hút và mở rộng quy mô, tốc độ tín dụng nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, tăng tỷ lệ hộ giàu, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2010, 2011, 2012 của NHNo TP Thái Nguyên. 2. Chính phủ (2010), nghị định 41/2010/ NĐ- CP ngày 12/4/2010. “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. 3. Niên giám thống kê TP Thái Nguyên năm 2010, 2011, 2012. 4. Nguyễn Minh Kiều (2011)- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội. 5. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. SUMMARY IMPROVING CREDIT QUALITY MATERNITY BUSINESS BORROWING AT AGRICULTURAL BANK OF THAI NGUYEN Ngo Xuan Hoang * College of Economic and Technology - TNU In the past year, the credit growth of the Agricultural Bank of Thai nguyen City (AgriBank Thai Nguyen) has met the requirements of economic growth locally The percentage of overdue loans, the Bank's bad debts are low at less than allowed (1.75/3 %), the bad debts ratio of household business (HBs) was 0.41 %/total loans however, for household business always potential risks in business operations. Therefore Improving credit quality maternity business is an important task for the purpose of maximizing profits, ensure stable growth and sustainability of the Bank on the basis of a solid financial foundation for enhance competitiveness , create brand reputation to attract and expand the scale and speed of credit to the socio-economic development locally, increase household wealth, reducing poverty, creating jobs do ensure social security. Keywords: Advanced, quality, credit, banking, Thai Nguyen Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014 Phản biện khoa học: TS. Hà Quang Trung – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN * Tel: 0912 140868, Email: nxhoang63@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_tin_dung_ho_vay_von_san_xuat_kinh_doanh.pdf
Tài liệu liên quan