Các doanh nghiệp không đi tìm những người lao động chung chung, mà đi tìm những người lao động với trình độ ngành nghề và kỹ năng làm việc sáng tạo, hiệu quả. Đây là khó khăn lớn nhất khiến cả cộng đồng doanh nghiệp lên tiếng hiện nay là các doanh nghiệp không thể tuyển được người giỏi, không thể tuyển được lao động có chất xám vì. không có để mà tuyển. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đưa ra mức lương sau thuế từ 1.500 USD/ tháng trở lên, thậm chí đạt đến mức 5.000 - 10.000 USD/tháng cùng hàng loạt ưu đãi, phúc lợi để chiêu dụ nhân tài với những vị trí như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng thí nghiệm, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật. song cũng chưa hẳn tìm được người. Thị trường lao động đang khan hiếm tất cả các loại giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Thậm chí, những người giỏi nhất về marketing trên thị trường hiện nay chỉ "đếm được trên đầu ngón tay". Với những vị trí cao cấp như vậy, nhiều Cty phải giành giật nhau để có được người tốt nhất.
23 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là đầu tư cho phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa đủ, ta chỉ dư thừa lao động phổ thông (lao động không có tay nghề) nhưng lại rất thiếu những lao động có trình độ chuyên nghiệp, tay nghề giỏi, thiếu những lao động nghiên cứu khoa học để ứng dụng thành tựu đó là phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
2.4 Tác động của WTO đối với việc làm tại Việt Nam
Tác động của gia nhập WTO đối với việc tạo thêm việc làm thể hiện ở 3 khu vực: Thứ nhất là khu vực đầu tư nước ngoài dưới tác động của các điều khoản về đầu tư; thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều lao động, dưới tác động của các điều khoản về thương mại; thứ ba là tại các khu vực tuy không – giao thương quốc tế trực tiếp nhưng do việc gia tăng giao thương quốc tế có ảnh hưởng nhất định tới kích cầu nội địa về hàng hóa – dịch vụ mà có tác dụng tăng nhu cầu lao động, tức là tạo thêm việc làm.
Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, do hiện nay nước ta đã có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo điều kiện thông thoáng, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện và nước ta đã ký được nhiều Hiệp định thương mại song phương, đặc biệt là với Hoa Kỳ, nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng tương đối đều đặn trong những năm qua. Bởi vậy, dự báo sự thay đổi về đầu tư nước ngoài trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO có thể không lớn nên việc làm mới được tạo ra trong khu vực này có thể tăng từ 2 – 8% nâng tổng số việc làm được tạo nên hàng năm lên khoảng 3 – 4%. Ngoài số việc làm được tạo ra trực tiếp từ vốn FDI, phải kể đến cả số việc làm tăng lên gián tiếp từ đầu tư nước ngoài, ví dụ như những cơ sở cung cấp, những nhà thầu phụ, những nhà cung cấp dịch vụ….
Sự gia tăng việc làm mới có thể rõ hơn trong những ngành nghề làm hàng xuất khẩu; trong đó có những ngành có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn và sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, giày dép, nuôi trồng và chế biến thủy sản, thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây nông nghiệp và công nghiệp như lúa, cà phê, hạt điều cao su, cây ăn quả…
Ngoài hai khu vực nói trên, việc làm mới cũng sẽ được tạo ra ở những khu vực khác. Việc gia tăng giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế sẽ làm thu nhập của người dân tăng, giao lưu quốc tế tăng, thông tin trao đổi trong và ngoài nước tăng. Những yếu tố này sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cả về lượng lẫn về chất. Đây chính là yếu tố kích cầu hàng hóa và dịch vụ tại thị trường trong nước.
Ngoài tác động tích cực, đối với tạo việc làm mới, việc gia nhập WTO cũng buộc các doanh nghiệp của Việt Nam phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, cải tiến trang thiết bị, nâng cao năng suất, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực, kể cả nguồn lực lao động.
Việc gia nhập WTO cũng đặt ra những yêu cầu và điều kiện cho việc điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội sao cho có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế; việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế - xã hội có hiệu quả hơn, đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình hiện đại hóa.
Nói tóm lại lực lượng lao động ở nước ta đông nhưng không mạnh, sự phân bổ và sử dụng lao động còn nhiều điều bất hợp lý với một nền kinh tế chuyển đổi và thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH.
3. Những vấn đề đặt ra về lao động, việc làm và hướng giải quyết
* Sự mất cân đối giữa cung và cầu về lao động trên các mặt sau đây:
- Về chất lượng đội ngũ lao động: Do yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi lao động chất lượng cao ngày càng lớn. Nhưng trên thực tế đội ngũ lao động của chúng ta đang hụt hẫng trước yêu cầu đó. Chúng ta vừa thiếu cả thầy và thiếu cả thợ, khác một số ý kiến cho rằng Việt Nam “thừa thầy thiếu thợ”. Chúng ta “thiếu thầy” tức là thiếu đội ngũ cán bộ quản lý và các chuyên gia giỏi để vận hành nền kinh tế có hiệu quả; “thiếu thợ” là thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, có tính chuyên nghiệp cao. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược giải quyết việc làm ở nước ta. Nó vừa là điều kiện là tiền đề để giảm thất nghiệp và cải thiện đời sống cho người lao động.
- Về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đang có sự mất cân đối lớn xét theo ngành, vùng kinh tế. Điều đó nó được thể hiện sự phân bổ lao động bất hợp lý giữa các ngành, vùng kinh tế, đẩy đến tình trạng một số ngành và vùng kinh tế có lao động dôi dư, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao. Hiện tượng lao động ở các khu vực nông thôn ra tìm việc làm ở thành thị đã minh chứng cho điều đó. Ngược lại một số ngành (ngành có kỹ thuật cao) thiếu lao động buộc chúng ta thuê lao động nước ngoài. Để sử dụng lao động có hiệu quả thì việc chuyển dịch cơ cấu lao động là yêu cầu quan trọng trong chính sách lao động – việc làm hiện nay.
- Về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực: Cơ cấu đào tạo ảnh hưởng trực tiếp cơ cấu lao động theo trình độ, nghề nghiệp chuyên môn. Thực tế trong thời gian qua chúng ta thường chú ý đến đào tạo những ngành nghề có chi phí đào tạo thấp (ít thí nghiệm, ít thực hành…) như các ngành kinh tế, luật (chiếm 43% số sinh viên đào tạo), còn các ngành khoa học kỹ thuật chỉ chiếm 25,5%. Điều này chưa tương thích với yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Tình trạng đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở bậc đại học xấp xỉ tới 4%, nhiều cử nhân kinh tế, luật phải làm việc không theo đúng ngành nghề được đào tạo….
* Thị trường lao động ở nước ta chưa phát triển (đặc biệt là khu vực nông thôn); cung cầu về lao động chưa được giải quyết qua thị trường. Điều đó cũng là ách tắc cho việc giải quyết mối quan hệ giữa lao động và việc làm bởi nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận nguồn nhân lực không có môi trường để thực hiện. Vì vậy, phát triển thị trường lao động để lực lượng lao động được xã hội hóa đặc biệt là lao động có trình độ cao, để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả và giải quyết được những mâu thuẫn giữa lao động và việc làm.
* Giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm ở nước ta trong những năm qua theo hướng tập trung giải quyết việc làm cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo, vì vậy tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động (giày da, dệt may, chế biến thủy sản….). Đây không phải là những ngành có lợi thế trong cạnh tranh, cũng không phải là những ngành nền tảng hoặc ngành tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam. Bởi ngành dệt may, giày da ở nước ta hiện nay 80% nguyên liệu để sản xuất là nhập ngoại. Vì vậy, nếu chiến lược phát triển lao động, việc làm vẫn theo đuổi hướng đó sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam trì trệ, tụt hậu hơn. Do đó, hướng giải quyết việc làm trong giai đoạn tiếp theo cần thu hút lực lượng lao động vào các ngành có lợi thế cạnh tranh (những ngành đưa lại hiệu quả kinh tế cao) những ngành nền tảng và những ngành tiềm năng của nền kinh tế. Phát triển một số ngành khác sử dụng nhiều lao động phổ thông nên gắn với những ngành sử dụng nguyên liệu sản xuất ra từ trong nước (các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, hàng nông sản phẩm….). Điều đó, một mặt nó sẽ giải quyết lao động tại chỗ, mặt khác thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển bền vững và đưa lại lợi ích cho quốc gia nhiều hơn.
* Lao động dôi ra từ việc sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua cũng là một trong những nhân tố tác động lớn đến lao động – việc làm của nền kinh tế. Hiện nay có khoảng hơn 10 vạn lao động dôi dư khi thực hiện việc sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung lực lượng lao động này khả năng phát triển rất hạn chế, tuy nhiên họ vẫn nằm trong lực lượng lao động của quốc gia. Hướng giải quyết lực lượng lao động đó là việc khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế để họ có thể tự nguyện tham gia lao động phù hợp với khả năng của họ (tức là hướng giải quyết chủ yếu để họ tự tìm và tạo việc làm).
Từ bức tranh lao động – việc làm ở nước ta hướng giải quyết cơ bản cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Đào tạo nguồn nhân lực: Đây là bước đi căn bản đầu tiên, đặt nền tảng cho việc giải quyết việc làm ổn định, bền vững. Đặc biệt chú ý đến chất lượng đào tạo, cơ cấu đào tạo và gắn nó với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đào tạo phải hướng tới mục tiêu chuyển thế hệ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp (lao động có kỹ thuật, kỷ luật). Để thực hiện được mục tiêu đó là một quá trình lâu dài và có lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn nhất định, không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
- Đầu tư có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để đa dạng hóa mô hình tạo việc làm, chú ý tạo việc làm tại chỗ trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, ổn định trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, phải phát triển các ngành khoa học kỹ thuật cao để thu hút lao động có chất lượng để tăng thu nhập và khuyến khích người lao động có ý thức nâng cao trình độ. Đây là một trong những yếu tố tạo sự ổn định và phát triển bền vững đối với lao động và việc làm.
- Phát triển thị trường lao động: phát triển thị trường lao động để lao động được xã hội hóa, người lao động được quyền tham gia trao đổi sức lao động trên thị trường theo quan hệ kinh tế thị trường. Điều đó vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động, vừa tạo động lực thúc đẩy chất lượng đội ngũ lao động. Trong những năm tới hướng giải quyết khá tích cực đối với lao động, việc làm ở nước ta mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động.
Lao động – việc làm là vấn đề có tính xã hội cao, đòi hỏi sự kết hợp nỗ lực giữa nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và cá nhân người lao động khi giải quyết tháo gỡ các khó khăn.
5. Những khó khăn của doanh nghiệp về tuyển dụng lao động
- Các doanh nghiệp Việt Nam chọn nhân sự quản lý với những đòi hỏi cao không kém công ty nước ngoài nhưng mức lương và đãi ngộ thì chưa bằng. Đó là lý do đầu tiên làm cho các công ty Việt Nam, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ, khó thắng cuộc đua tuyển dụng quản lý. Nhìn chung, mặt bằng lương quản lý ở các công ty này thấp hơn các công ty nước ngoài khoảng 30 - 50%. Đây thật sự là một khoảng cách đủ để chuyển hướng quan tâm của các ứng viên khi chọn nơi làm việc, và trong cuộc cạnh tranh về nhân sự cao cấp hiện nay, phần thắng đang nghiêng về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với chính sách lương bổng và phúc lợi cao hơn các doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ điển hình như: Theo ông Trương Chí Dũng - Cty IT Solution, cho biết các doanh nghiệp phần mềm quy mô nhỏ đang là " bãi đáp tạm" của sinh viên ngành công nghệ thông tin mới ra trường. Từ đó họ trưởng thành và sẽ rời bỏ cái nôi ban đầu này để đi đến với các "đại gia". Thậm chí, việc này trở thành lộ trình thăng tiến rất bài bản.
- Các doanh nghiệp không đi tìm những người lao động chung chung, mà đi tìm những người lao động với trình độ ngành nghề và kỹ năng làm việc sáng tạo, hiệu quả. Đây là khó khăn lớn nhất khiến cả cộng đồng doanh nghiệp lên tiếng hiện nay là các doanh nghiệp không thể tuyển được người giỏi, không thể tuyển được lao động có chất xám vì... không có để mà tuyển. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đưa ra mức lương sau thuế từ 1.500 USD/ tháng trở lên, thậm chí đạt đến mức 5.000 - 10.000 USD/tháng cùng hàng loạt ưu đãi, phúc lợi để chiêu dụ nhân tài với những vị trí như trưởng phòng kế hoạch, trưởng phòng thí nghiệm, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kỹ thuật... song cũng chưa hẳn tìm được người. Thị trường lao động đang khan hiếm tất cả các loại giám đốc, chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Thậm chí, những người giỏi nhất về marketing trên thị trường hiện nay chỉ "đếm được trên đầu ngón tay". Với những vị trí cao cấp như vậy, nhiều Cty phải giành giật nhau để có được người tốt nhất.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá đối với một quốc gia nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong gia đoạn hội nhập với khu vực và quốc tế như hiện nay và áp lực về sức cạnh tranh đối với từng doanh nghiệp ngày càng gay gắt và họ luôn tìm cách để săn tìm những con người có trình độ chuyên môn giỏi về mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ở nước hiện nay đang sở hữu nguồn nhân lực trẻ rất dồi dào, lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả nước là 43.255 nghìn người. Trong đó lực lượng lao động ở nhóm tuổi 15 – 34 tuổi chiếm 46,8%, từ 35 – 54 tuổi chiếm 35,4%, trên 55 tuổi chiếm 7,8%. Như vậy lực lượng lao động trẻ (dưới 35 tuổi) ở nước ta chiếm xấp xỉ 50% và chất lượng của nguồn lao động về phương diện chuyên môn kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng lên: từ 19,62% năm 2002 tăng lên 21% năm 2003, 22,5% năm 2004, và 24,79% năm 2005. Đây là lợi thế của nước ta và đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn cung lao động trẻ dồi dào đó chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn đó là chất lượng lao động, sự phân bố lao động bất hợp lý giữa thành thị và nông thôn.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu của doanh nghiệp không còn là lao động đơn giản mà là lao động có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo. Do đó với nguồn lao động ở nước ta hiện nay so với yêu cầu là chưa đáp ứng đủ về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đã qua đào tạo, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi. Như vậy giải pháp nào để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện nay khi mà với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhất là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin?
* Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lục
Trước mắt, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích cho kiến thức, chất xám của thế giới vào Việt Nam càng nhiều càng tốt. Trải "thảm đỏ" để đón chất xám của thế giới vào Việt Nam qua các kênh như: tư vấn, giảng dạy, làm việc... Có nhiều ưu đãi đặc biệt cho đội ngũ chất xám đến làm việc tại Việt Nam như ưu đãi về thuế, về nơi ăn, chốn ở... Cho phép thành lập các học viện, trường đại học, các viện nghiên cứu để đón kiến thức, kinh nghiệm của thế giới vào Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay chúng ta đang có hàng triệu Việt kiều, trong đó lượng chất xám rất cao. Do đó, nhà nước phải có chính sách kêu gọi, " trải thảm đỏ" đón tri thức Việt kiều chân chính về nước.
Hiện nay ở nước ta rất ít trường, trung tâm thực sự có chất lượng trong lĩnh vực đào tạo nguồn lao động cao cấp. Ngay cả công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cũng không được đào tạo có nền tảng mà chỉ được góp nhặt, chắp vá từ những lao động phổ thông được chủ doanh nghiệp cho đi bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ. Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề mọc lên khắp nơi nhưng chương trình đào tạo không đáp ứng được mặt bằng kỹ thuật hiện tại, không theo kịp tiến độ phát triển công nghệ cao của thế giới. Do đó Nhà nước phải hỗ trợ kinh phí đầu tư cho nguồn lao động cao cấp này, tạo điều kiện để đưa ra nước ngoài đào tạo nếu cần thiết.
Trước tình trạng khan hiếm lao động chất xám, để tự cứu mình, các doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ với các trường đại học, cao đẳng... để tham gia ý kiến về nội dung, phương pháp đào tạo, kết hợp dạy lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Ví dụ tại Dệt Phong Phú, điều mà công ty này chú trọng là sinh viên ra trường về công ty làm việc phải có kế hoạch đào tạo, huấn luyện tiếp từ 1 - 2 năm. Trưởng phòng, giám đốc nhà máy, nơi có sinh viên mới về phải có chương trình huấn luyện và phân công người trực tiếp phụ trách. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty ra điều kiện, sau khi tuyển dụng kỹ lưỡng, sinh viên phải được đào tạo sâu hơn, toàn diện hơn, để thành cán bộ quản trị giỏi.
Tóm lại để thích ứng được với sự phát triển của nền kinh tế đang biến đổi hàng ngày như hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía nhà nước, doanh nghiệp, hệ thống đào tạo và bản thân người lao động.
Contents
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang cao chat luong nguon nhan luc KTVM 1.DOC