Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học nước ta hiện nay

Giáo dục lý luận chính trị là nội dung quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Thực trạng

giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay còn chưa đáp ứng được

yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Do đó, cần tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả

công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 57 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY Trần Huy Ngọc*, Nguyễn Thị Ngân Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giáo dục lý luận chính trị là nội dung quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Do đó, cần tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, lý luận, giáo dục lý luận chính trị, nâng cao chất lượng giáo dục, sinh viên các trường đại học. 1. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay là hoạt động truyền bá, nhận thức và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học, góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.* Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của giáo dục đào tạo ở bậc đại học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Giáo dục lý luận chính trị tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi sinh viên trong thực tiễn cuộc sống. Trong bối cảnh, tình hình chính trị khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng diễn ra ngày càng gay gắt, các thế lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình... do đó, việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên được xem là yêu cầu cấp bách hiện nay. Về thực chất, giáo dục lý luận cho sinh viên trong các trường đại học là cung cấp những tri * Tel: 0949128678, Email: huyngoc.kttn@gmail.com thức khoa học trong lĩnh vực chính trị để góp phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Nó cùng với các khoa học khác và các hoạt động chính trị - xã hội bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của CNXH để sinh viên có những hành động chính trị - xã hội tích cực mang tính chất nhân văn và tiến bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng giáo dục lý luận chính trị. Bởi, theo Người, nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên môn mà không có lý luận thì như “người nhắm mắt mà đi”, giáo dục lý luận là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn. Học tập lý luận không phải là để thuộc làu sách Mác - Lênin, không phải học một cách giáo điều mà là học cái tinh thần xử trí đối với mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình. Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận, phản ánh những tính quy luật chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Nếu chính trị là lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia về mặt nhà nước thì lý luận chính trị là công cụ đắc lực cho việc cầm quyền của một giai cấp, nó thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lực của nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của cách mạng. Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 58 Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cũng luôn nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị. Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị như: Văn kiện đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận”1. Văn kiện đại hội XI tiếp tục xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị”2. Như vậy, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm, nhất là giáo dục lý luận chính trị cho đối tượng là thanh niên, sinh viên. Văn kiện đại hội IX chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề”3. 2. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, chà đạp lên những giá trị đạo đức đích thực, làm thay đổi quan niệm, lối sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin của một 1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr.285. 2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.256-267. 3 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, HN, 2001, tr.110-111. bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng. Sinh viên - những người được coi là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước đang có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ phận sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị, có lối sống vô cảm Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có nhiều thuận lợi song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức: Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được sự năng động, sáng tạo của mình, nhưng tính chất cạnh tranh khốc liệt của nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn; Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế đón được gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió độc, nhất là sự lợi dụng của kẻ địch để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” mà đối tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của hội nhập với thế giới, một số sinh viên đã xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút tình cảm, đạo đức cách mạng; Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến sự “bùng nổ thông tin”: kiến thức khoa học của nhân loại vô cùng phong phú, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, được sử dụng rộng rãi, tốc độ truyền bá thông tin nhanh chưa từng thấy, nhất là thông tin trên mạng internet rất đa dạng, phong phú. Song hạn chế của vấn đề này là sự thiếu kiểm soát của thông tin, sự lợi dụng công nghệ thông tin để truyền bá tư tưởng phản động, văn hóa không lành mạnh, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho con người xích lại gần nhau hơn nhưng cũng dường lại như đẩy con người xa nhau hơn Trong điều kiện như vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên không chỉ có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin mà quan trọng hơn là việc định hướng, xử lý thông tin. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học nước ta trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, Hội Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 59 nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ: “Chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp với trình độ phát triển và yêu cầu của xã hội”4. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một bộ phận sinh viên không học hoặc không có hứng thú học tập, nghiên cứu các môn lý luận chính trị, kết quả sau khi học các môn lý luận chính trị thường không cao, hoặc không có chuyển biến trong nhận thức và hành động của sinh viên. Thực tế này, đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho công tác tư tưởng hiện nay là: Cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học ở nước ta hiện nay. 3. Để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay, thiết nghĩ cần chú trọng một số giải pháp sau: - Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học. Do đó, từ phía các nhà quản lý giáo dục trong các trường đại học cần: + Đổi mới tư duy, quan niệm về dạy và học các môn lý luận chính trị, nhất là ở các trường không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của các môn lý luận chính trị đối với việc bồi đắp tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho sinh viên hướng tới việc hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng cho sinh viên. Không thể coi đây là môn phụ, không quan trọng... + Tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới cần chú ý một số vấn đề sau: Cần có một chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của các trường 4 ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị Trung ương năm, Khóa X, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.37. trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm. Từ đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng tối ưu, cũng như có chế độ, chính sách hợp lý nhằm làm cho đội ngũ này yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp của mình và nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cần xây dựng quy trình tuyển dụng giảng viên lý luận chính trị một cách cụ thể hơn. Tránh tình trạng nhận tràn lan, không phù hợp chuyên môn, kém hiệu quả, đào tạo lại Giảng viên lý luận chính trị cần được tạo điều kiện và có quy chế cụ thể định kỳ đi nghiên cứu thực tiễn ở trong nước (có thể ở nước ngoài) với mục đích, yêu cầu và kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng hình thức, kém hiệu quả. Ngoài tập huấn chuyên môn, các trường cần chú ý tập huấn kỹ năng giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong giảng dạy. + Nâng cao chất lượng, hiệu quả các buổi sinh hoạt chính trị, giảng dạy nghị quyết, các hoạt động chính trị - xã hội ngoại khóa... cho sinh viên. - Khoa (Bộ môn) chuyên môn là thành trì về chuyên môn, bộ phận quản lý trực tiếp nhất đội ngũ giảng viên, hiểu rõ năng lực chuyên môn của từng cán bộ giảng viên, do đó để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị mà trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay, Khoa (bộ môn) chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đối với cấp Khoa (bộ môn) chuyên môn: Khuyến khích giảng viên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ như: tổ chức thảo luận chuyên đề, tổ chức các buổi tọa đàm về nội dung chuyên môn và phương pháp giảng dạy, tổ chức hội thảo về các môn lý luận chính trị Tổ chức thường xuyên, nghiêm túc công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của các giảng viên, qua đó góp ý và rút Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 60 kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy. Đối với các giảng viên trẻ, cần có kế hoạch bồi dưỡng chu đáo về chuyên môn và phương pháp giảng dạy. Đồng thời có kế hoạch phân công cán bộ bồi dưỡng, giúp đỡ các giảng viên trẻ nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy. - Giảng viên lý luận chính trị là những chủ thể trực tiếp truyền giảng lý luận chính trị cần: Ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình với môn học; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tìm tòi, học hỏi, vận dụng các phương pháp mới, phù hợp vào giảng dạy lý luận chính trị; áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy... Trong đó vấn đề quan trọng nhất, đó chính là không ngừng học tập, trau dồi kiến thức lý luận và thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao trí tuệ và bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và đạo đức cách mạng. Xứng đáng là những người tiên phong trong công tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. - Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục lý luận chính trị. Mục tiêu giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng giáo dục trong mỗi giai đoạn cách mạng nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học là làm cho mỗi sinh viên hiểu rõ và nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đó phải là sự lĩnh hội những chân lý khoa học và cách mạng, giúp cho sinh viên củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu cách mạng, vào sự nghiệp đổi mới đất nước theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đồng thời phải trang bị cho sinh viên những kiến thức mới về lý luận chính trị, về khoa học xã hội và nhân văn, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học cho họ. Đó là cơ sở để củng cố lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng cho sinh viên, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện thù địch, sai trái, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho sinh viên trong quá trình hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội của mình. Công tác lý luận cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học cần tiếp tục được đổi mới, bổ sung, phát triển đồng thời cần cân đối lại nội dung kiến thức trong từng môn học sao cho logic, khoa học, nhất là trong điều kiện học theo học chế tín chỉ hiện nay. Ngoài ra, tùy theo từng đối tượng, hình thức, thời gian đào tạo các chủ thể giáo dục có thể trang bị cho sinh viên những hiểu biết về các vấn đề chính trị - xã hội, các trào lưu tư tưởng mới nảy sinh, các thể chế chính trị trên thế giới nhằm mở rộng tầm hiểu biết và có cơ sở đấu tranh với những quan điểm thù địch, sai trái. Phương pháp giữ vai trò rất quan trọng trong giáo dục lý luận chính trị. Phương hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp là: quán triệt hơn nữa phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn; bảo đảm tính cách mạng, khoa học trong giảng dạy; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Để quán triệt và thực hiện phương hướng cơ bản này, cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp giảng dạy. Hình thức, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng, cũng như phù hợp với những yêu cầu mới của tình hình kinh tế - xã hội, những quy luật của nhận thức, tâm lý đối Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 61 tượng và đảm bảo truyền tải nội dung giáo dục lý luận chính trị một cách tối ưu. Trong điều kiện hiện nay, cần nhanh chóng tiếp cận những thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ trong giáo dục, từng bước hiện đại hóa phương pháp, phương tiện dạy và học, thực sự coi sinh viên là trung tâm của giáo dục hiện đại để từ đó đưa ra các phương pháp giáo dục tích cực, phù hợp. - Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị hiện nay thì vai trò của người học (sinh viên) là rất quan trọng. Bởi, có đổi mới như thế nào từ phía chủ thể giáo dục lý luận chính trị, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục lý luận chính trị mà từ phía đối tượng không chịu đổi mới thì không thể nào nâng cao được chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Do đó, sinh viên các trường đại học cũng cần: Đổi mới quan niệm về các môn lý luận chính trị. Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của các môn lý luận chính trị, không thể coi đây là các môn phụ, môn không quan trọng. Từ đó, có ý thức, thái độ học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc, đúng đắn. Đổi mới cách học tập các môn lý luận chính trị. Không thể học một cách chống đối, học thuộc lòng, thi cho qua do đó, khi học xong sinh viên không nắm được bản chất của vấn đề, không thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra. Vì, xét cho cùng giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học không chỉ là trang bị tri thức lý luận chính trị cho sinh viên mà còn phải giúp hình thành ở họ niềm tin chính trị và hành động chính trị - xã hội tích cực, đúng đắn. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu. Hiện nay, trong học chế tín chỉ, với mục tiêu là biến quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục, nên thời gian tự học, tự nghiên cứu có thời lượng lớn hơn gấp nhiều lần thời gian học trên lớp. Do đó, nếu sinh viên không chủ động chuẩn bị kỹ bài ở nhà, không tự nghiên cứu theo định hướng của giảng viên thì thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ không có hiệu quả. Nhất là các môn lý luận chính trị, với đặc thù là các môn khoa học có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao thì lại càng cần phải nâng cao tinh thần, ý thức tự giác học, tự nghiên cứu. Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục và đào tạo ngày càng thể hiện vị trí, vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tinh thần, tình cảm, văn hóa chính trị cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, do đó, đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học. Thực hiện thắng lợi, nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Ngọc Am (2009), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 2.Vũ Ngọc Am (2011), “Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo, (11), Hà Nội. 3. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác – Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62 62 SUMMARY IMPROVING THE QUALITY OF EDUCATION ON POLITICAL THEORY FOR UNIVERSITY STUDENTS IN VIETNAM NOWADAYS Tran Huy Ngoc*, Nguyen Thi Ngan College of Economics and Business Administration - TNU Education on political theory is an important part of education and training at tertiary level in Vietnam. As it can be seen, the reality of political theory education for university students in our country has not met the requirements of practice. Therefore, there is a necessary need to continue to innovate in order to further improve the quality and effectiveness of education on political theory for university students in our country nowadays. Key words: Education, reasoning, education on political theory, improve the quality of education, university students. Ngày nhận bài:07/5/2014; ngày phản biện:28/5/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: ThS. Ngô Thị Tân Hương – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0949128678, Email: huyngoc.kttn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_giao_duc_ly_luan_chinh_tri_cho_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan