Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và

nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là

quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và

nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.

Trong thời điểm hiện tại, việc giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường đại học

rất được chú trọng và quan tâm, bởi từ tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe cho

con người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Thông qua việc giảng dạy giáo dục

thể chất sẽ hình thành cho người học ý thức tự rèn luyện cho mình có sức khỏe dẽo

dai, cường tráng để không những đáp ứng với yêu cầu của xã hội mà nhiệm vụ trước

mắt là học tập.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ThS. Trịnh Phước Thành Trung tâm Đào tạo Kiến thức chung TÓM TẮT: Nân cao c ất lư n n dạy o dục t ể c ất ở trườn đạ ọc là n u cầu cấp t ết, là nộ dun quan trọn , óp p ần rèn luyện t ể lực c o s n v ên, từ đó nân cao tín tự c, c ủ độn rèn luyện, úp ọ đ m b o sức k ỏe c o oạt độn ọc tập và ìn t àn n ườ côn dân tươn la , óp p ần đào tạo n ân c c p t tr ển con n ườ toàn d ện. Từ khóa: G n dạy; o dục t ể c ất; trườn đạ ọc, nân cao c ất lư n 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. Trong thời điểm hiện tại, việc giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường đại học rất được chú trọng và quan tâm, bởi từ tầm quan trọng của việc nâng cao sức khỏe cho con người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Thông qua việc giảng dạy giáo dục thể chất sẽ hình thành cho người học ý thức tự rèn luyện cho mình có sức khỏe dẽo dai, cường tráng để không những đáp ứng với yêu cầu của xã hội mà nhiệm vụ trước mắt là học tập. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường đại học hiện nay là hoạt động mang tính tích cực, chủ động của đội ngũ giảng viên với chương trình, nội dung, kế hoạch đã được xác định nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn học, hình thành ý thức, thái độ, động cơ đúng đắn trong quá trình học tập. Hoạt động này là yêu cầu bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục, đào tạo của các trường đại học hiện nay. Đó là những yêu cầu, nhiệm vụ có tính mục đích rõ ràng, cụ thể đặt ra cho mỗi sinh viên không chỉ nắm vững những kiến thức về chuyên môn theo chuyên ngành được đào tạo mà cần phải có thêm những kiến thức về giáo dục thể chất khi có tình huống xảy ra biết cách xử trí một cách kịp thời, hiệu quả. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường đại học Thủ Dầu Một đã được đội ngũ giảng viên đặc biệt quan tâm, có những cách thức, phương pháp lên lớp mới để cho sinh viên hứng thú với môn học. Ngoài những nội dung trong giáo trình theo đúng quy định còn có sự đổi mới trong quá trình lên lóp, kếp hợp chặt chẽ với hình thức khác như học trực tuyến kết hợp với trực tiếp, dạy kỹ năng thực hành, xử trí tình huống trong cuộc sống hàng ngày mà sinh viên hay gặp phải; tăng tính ứng dụng của các hoạt động làm cho sinh viên có tinh thần sảng khoái, trân trọng môn học. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc nâng cao chất lượng này vẫn còn có một số hạn chế nhất định cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Một số sinh viên quan niệm cho thấy rằng đây chỉ là môn học phụ, không quan trọng học cũng được mà không học cũng được, cũng có quan niệm cho rằng đa phần các nội dung đều biết, không được cộng điểm trung bình chung học tập nên không hứng thú, 47 đánh giá xếp loại môn học chỉ một mức đạt và không đạt hơn nữa yêu cầu môn học cũng không cao. Ngoài ra, việc tích cực chủ động đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức của giảng viên chưa có sự đột phá rõ nét.. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Qua kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia, đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc vào thái độ của sinh viên với môn học, biểu hiện ra ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học đối với môn học giáo dục thể chất. Điều này phần nào lý giải thực trạng “đối phó” của sinh viên đối với môn học này. Việc sinh viên có quyền lựa chọn giảng viên giảng dạy môn học giáo dục thể chất cho mình, nhưng đa số các em không lựa chọn giảng viên theo tiêu chuẩn nhất định như: trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, thái độ lên lớp của giảng viên mà các em chỉ chọn thời gian học thuận lợi hay những giảng viên dễ, giúp các em không cần phải cố gắng học vẫn đạt. Từ thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng trong giờ học giáo dục thể chất chính khóa là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi những người làm công tác giáo dục thể chất phải có những giải pháp để khắc phục vấn đề trên. Để nâng cao hơn nữa ý thức học tập, rèn luyện thể chất của sinh viên nói riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn giáo dục thể chất nói chung cần phải có giải pháp như sau: 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY Trước hết, trong mỗi giờ lên lớp giảng viên cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa, mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Trong mỗi tiết học nên áp dụng phương pháp trò chơi - thi đấu, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên để các em có động lực luyện tập. Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu ở từng nội dung và toàn lớp học, cải tiến chương trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên. Đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thể thao vào nội dung buổi học và nội dung kiểm tra đánh giá môn học, kích thích chuyên cần học tập của sinh viên. Đồng thời cũng cần phải tạo điều kiện đầu tư về sân bãi và dụng cụ để học tập tạo dựng phong trào thể dục thể thao tốt ở trong trường, đề cao vị trí môn học giáo dục thể chất như những môn học khác. 2.2.1. Hình thành động cơ học tập môn học cho SV Sức khoẻ là vốn quý của con người, có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khoẻ? Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Môn học giáo dục thể chất làm được điều này, nó giúp sinh viên giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt khác; giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kĩ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ. Người học hiểu được vấn đề này sẽ hình thành được động cơ học tập, như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú của sinh viên đối với môn học. 2.2.2. Tìm hiểu đặc điểm sức khoẻ, tâm sinh lý lứa tuổi Căn cứ đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính, hệ vận động, nội tạng, hệ thần kinh... để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy. Việc giảng dạy cho một lớp có cả nam và nữ đòi hỏi người giảng viên phải có cách thức tổ chức giảng dạy thích hợp theo nhóm giới tính, mỗi lứa tuổi con người có quá trình diễn biến tâm sinh 48 lý và khả năng phối hợp vận động khác nhau. Lứa tuổi thanh niên chơi thể thao thường có thể lực tốt, nhanh nhạy và khả năng phối hợp vận động tốt. Do đó, họ nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, tâm sinh lý của sinh viên chưa thực sự ổn định. Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo léo của sinh viên để có những bài tập, lượng vận động phù hợp... Với việc làm này người học đã thay đổi nhận thức, tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn giáo dục thể chất vì đã có được những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân và hiển nhiên kết quả học tập được nâng lên. 2.2.3. Nâng cao nhận thức vai trò của môn học Với mục đích là tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chức năng có liên quan của nhà trường, cũng như truyên truyền nâng cao ý thức học tập của sinh viên nhận thức vị trí, vai trò của rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh. Khuyến khích và tạo điều kiện tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của sinh viên trong toàn trường. Việc nhận thức về tầm quan trọng của môn học cần được các chủ thể giảng viên trực tiếp giảng dạy có những hành động quyết liệt để đưa môn học ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nội dung chương trình, giáo dục, đào tạo. Nhận thức càng cao thì trách nhiệm càng lớn được biểu hiện qua sự chuẩn bị bài giảng chu đáo, thái độ nghiêm túc, cầu thị trong quá trình lên lớp, sự kiểm tra, giám sát đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao cho người học và cho chính bản thân mình. Sự nhận thức đó không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, trách nhiệm mà đó còn là tình cảm, lương tâm của người giảng viên, không cho phép bản thân phó mặt cho lớp học, không được đánh đồng giữa sinh viên học nghiêm túc môn học với sinh viên có thái độ thờ ơ, thậm chí không học. Vì vậy cần quán triệt và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục những quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực trạng giảng dạy môn giáo dục thể chất trường đại học trong thời gian qua để có thái độ, ứng xử cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học hiện nay. 2.2.4. Nghiên cứu nội dung, cải tiến phương pháp giảng dạy Trước hết, trong mỗi giờ lên lớp, giảng viên cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa, mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Tăng cường phương pháp trò chơi, thi đấu, thường xuyên khích lệ, động viên sinh viên có động cơ tập luyện, cải tiến chương trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên. Động viên tinh thần, thái độ học tập của sinh viên, tạo dựng phong trào thể dục thể thao tốt ở trong trường, đề cao vị trí môn học giáo dục thể chất như những môn học khác. Quá trình dạy là người giảng viên cung cấp những kiến thức mới cho sinh viên và thông qua đó người giảng viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển cho họ. Còn đối với sinh viên thì giảng viên cần phải chủ động điều khiển, hướng dẫn để họ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Chính vì thế người giảng viên cần áp dụng triệt để và phù hợp các nguyên tắc giảng dạy thể dục 49 thể thao (nguyên tắc trực quan, nguyên tắc toàn diện, hệ thống, nguyên tắc phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên, nguyên tắc củng cố và nâng cao), sử dụng tốt các phương pháp giảng dạy giáo dục thể chất, phù hợp với nội dung, động tác (phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn, phương pháp giảng giải và làm mẫu, phương pháp luyện tập, phương pháp sửa chữa các động tác sai), có kế hoạch giảng dạy và tiến hành giờ giáo dục thể chất cụ thể và hợp lý. Việc thay đổi, cải tiến phương pháp giảng dạy là ứng dụng công nghệ thông tin vào một số bài dạy, tiết học giáo dục thể chất như cho sinh viên các đường link xem băng hình môn học để các em cảm nhận, hình dung được môn học, cố gắng tập luyện. Minh họa những nội dung đã trình bày bằng những hình ảnh, những clip video khi thực hiện động tác kĩ thuật được quay chậm để các em hình dung, tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn. Qua đó các em thực hiện kỹ thuật để cùng nhau theo dõi, phân tích, đánh giá những ưu và khuyết điểm của động tác trên mà cùng nhau học tập. Những hình ảnh này đã kích thích, gây hứng thú trong học tập làm tiết học sôi động, không khí học vui vẻ được tăng thêm. Bên cạnh đó, cần đặt ra những yêu cầu cao cho sinh viên trong quá trình học tập môn giáo dục thể chất. Những yêu cầu cao là những quy định cho từng sinh viên cần đạt những nội dung gì trong quá trình học tập, cần hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu không đạt thì sẽ ra sao? tránh cho sinh viên có biểu hiện coi thường môn học hay không đến lớp học tập. Ngoài ra người giảng viên nên duy trì tổ chức chặt chẽ nghiêm túc trong quá trình diễn ra lớp học, không tạo không khí căng thẳng gay gắt mà tạo sự dân chủ, bình đẳng, chân thành với nhau trong quá trình học tập. 2.2.5. Công tác quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất Để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên. Trên cơ sở duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ cấu tổ chức quản lý phong trào thể dục thể thao của trường, đảm bảo phân công của các bộ phận chức năng, tăng cường hoạt động chỉ đạo của Ban Giám hiệu phối hợp chặt chẽ hoạt động của bộ môn giáo dục thể chất với các tổ chức đoàn thể và phòng ban chức năng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào thể dục thể thao của nhà trường dưới nhiều hình thức. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý bộ môn giáo dục thể chất, với mục đích phân công trách nhiệm cho từng môn, từng cán bộ giảng dạy, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phát triển phong trào thể dục thể thao của nhà trường, đề xuất đề tài khoa học, hội thảo chuyên đề. Tổ chức hướng dẫn phong trào tập luyện ngoại khóa của sinh viên và huấn luyện viên các đội tuyển tham gia, các giải thể trong và ngoài nhà trường. Cần phân công cho phù hợp với điều kiện giảng dạy và phù hợp với đội ngũ giảng viên. Việc áp dụng xây dựng lại chương trình chi tiết đối với môn giáo dục thể chất của nhà trường sẽ chủ động trong việc lựa chọn đội ngũ giảng viên giảng dạy phù hợp với khả năng. Qua đó phát huy được năng lực sở trường của từng giảng viên để vận dụng trong việc thực hiện hóa giáo dục. Không những tạo hiệu quả cho công tác giáo dục thể chất mà còn tạo nên các hoạt động phong trào sôi nổi trong các đoàn thể, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhà trường. Về công tác cán bộ, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất của sinh viên và phong trào thể dục thể thao của nhà trường. Tổ chức các hoạt động 50 sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, hoàn thiện đào tạo cho cán bộ giảng viên nhất là giảng viên trẻ. Ngoài ra để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao cho sinh viên phải đảm bảo những điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng cho hoạt động dạy, học chính khóa và tập luyên ngoại khóa của sinh viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên, góp phần hoàn thiện các nội dung học tập của giờ học chính khóa và các tiêu chuẩn rèn luyện thể thao. Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao phong phú và đa dạng, các hoạt động thể thao quần chúng, mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu thể thao trong sinh viên, cuốn hút sinh viên tham gia cổ vũ với số lượng ngày càng nhiều. Xây dựng đội tuyển thể thao của nhà trường ở những môn có thế mạnh để thi đấu giao lưu, thi đấu giành giải thưởng trong những dịp tổ chức trong và ngoài trường. 3. KẾT LUẬN Giáo dục thể chất là một trong năm mặt giáo dục không thể thiếu trong chương trình đào tạo của mỗi trường đại học như: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Trong đó, giáo dục thể chất nhằm mục đích phát triển thể chất và kéo dài tuổi thọ cho con người và có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất ở Trường Đại học Thủ Dầu một nói riêng và các trường đại học nói chung là công việc thường xuyên, liên tục. Song song đó, cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển con người một cách toàn diện ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường đến mãi về sau. Hình thành được thói quen rèn luyện suốt đời nhằm hướng đến sự phát triển chung của toàn xã hội và sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy địn tổ c ức oạt độn n oạ k óa của ọc s n , sinh viên. 2. Công văn số: 3946/BGDĐT-DGTC ngày 31/08/2018 Về v ệc Hướn dẫn t ực ện n ệm vụ o dục t ể c ất, oạt độn t ể t ao và y tế trườn ọc năm ọc 2 18- 2019 3. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lí luận dạy ọc đạ ọc. NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội. 4. Trần Bá Hoành (2006), Đổ mớ p ươn p p dạy ọc, c ươn trìn và s c Giáo khoa. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_giang_day_giao_duc_the_chat_o_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan