Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non của các trường Đại học, các học
phần liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là những học phần quan trọng giúp
cho sinh viên có thể tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non một
cách hiệu quả. Hiện nay các nghiên cứu về nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần liên
quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế. Trong bài nghiên cứu này, chúng
tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính thông qua phiếu điều tra
và phỏng vấn sâu nhận thức của 9 giảng viên và 135 sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 hệ đại
học ngành giáo dục mầm non trường Đại học Thủ đô Hà Nội để tìm hiểu những khó khăn,
thuận lợi trong hoạt động giảng dạy, học tập các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ mầm non (Dinh dưỡng cho trẻ mầm non, Phương pháp vệ sinh, Chăm sóc
trẻ mầm non, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non), từ đó đề xuất một số biện
pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần này theo hướng phát triển năng lực
của sinh viên ngành GDMN, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên cần tương tác nhiều hơn thay vì chép giáo trình vào vở; Được xuống trường thực
hành; được đi thực tập ở các trường mầm non để có thêm kinh nghiệm về nội dung chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ nhiều hơn, mời các thầy cô có chuyên môn học, giảng viên cần hỏi nhiều hơn để
phát huy tính tích cực của sinh viên,
2.4.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần liên quan đến nội
dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường
Đại học Thủ đô Hà Nội
2.4.3.1. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên
Để SV có được phẩm chất nghề nghiệp phù hợp với ngành đào tạo thì trong mỗi học phần,
hơn ai hết thì GV cũng cần có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức phù hợp để từ đó có
thể lồng ghép, tích hợp đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, hun đúc tình yêu nghề qua từng tiết
học. Cụ thể như sau: Thứ nhất, đội ngũ giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, năng lực chuyên môn bằng những biện pháp như tập huấn nâng cao trình độ chuyên
môn, sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy tích cực phục vụ dạy học; Thứ
hai, cần chú trọng phát triển năng lực giảng dạy, bao gồm những nội dung cụ thể như xây dựng
chương trình giảng dạy các học phần ở các hệ đào tạo; xác định mục tiêu học tập của học phần
và từng đơn vị học tập của sinh viên; xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các mục tiêu,
chuẩn đầu ra đã đề ra; xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù hợp nhằm chuyển tải
được nội dung và đạt tới mục tiêu; xác định các phương pháp đánh giá phù hợp để động viên
người học, đánh giá đúng trình độ của người học. Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp
giảng dạy tích cực, phù hợp với chuyên môn của bản thân như: giảng dạy bằng tình huống, thảo
luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án... Rèn luyện các năng lực truyền đạt; năng lực giải
quyết vấn đề và ra quyết định; năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân; năng lực sử
dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong giảng dạy (dữ liệu trên internet, sử dụng thành thạo
các phương tiện công nghệ mới phục vụ quá trình dạy học...); Thứ ba, từng bước hoàn thiện
những tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo và thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị. Mỗi giảng
viên phải tự học tập và rèn luyện để có năng lực chuyên môn cao, nắm bắt được những thành
tựu mới của khoa học công nghệ để kịp thời ứng dụng vào công tác giảng dạy;
2.4.3.2. Nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên
Qua thực trạng khảo sát, SV đánh giá có các học phần khó, nội dung kiến thức cần nắm
lớn, số lượng tín có hạn. Bên cạnh đó, giảng viên khảo sát cũng nhận xét về ý thức tự học và
khả năng nhận thức của SV MN còn hạn chế, nên trong quá trình giảng dạy, GV cần chú trọng
rèn luyện cho SV phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào
thực tiễn, góp phần hình thành và bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cho SV.
Đặng Út Phượng
194
2.4.3.3. Tăng cường đổi mới giờ học thực hành
Thứ nhất, cần đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hành của học phần. Từ trước đến nay,
phần thực hành Dinh dưỡng cho trẻ mầm non; Phương pháp vệ sinh, chăm sóc trẻ mầm non;
Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non cho trẻ MN được diễn ra chủ yếu ở lớp học
SV thực hiện các hoạt động hình thành kĩ năng dưới sự hướng dẫn của GV. Số tiết thực hành
của học phần chỉ trong một phạm vi nhất định theo thời lượng quy định của chương trình mà
việc hình thành các kĩ năng cần phải được luyện tập thường xuyên, liên tục, nhất là các kĩ năng
tổ chức dinh dưỡng, vệ sinh chăm sóc, phòng bệnh và chăm sóc trẻ nên nếu chỉ dựa vào số giờ
học thực hành trên lớp thì không bảo đảm cho việc hình thành năng lực nghề nghiệp. Vì không
có đối tượng thực tế là trẻ em nên SV vẫn thường đóng vai trẻ để tập luyện, các phương tiện hỗ
trợ còn chưa đa dạng đã làm những tiết học thực hành tại trường thiếu đi tính hấp dẫn, các kĩ
năng vẫn chỉ là cơ sở lí thuyết. Vì vậy, cần thêm hình thức thực hành tại trường mầm non để rèn
luyện kĩ năng của SV. Muốn vậy, Nhà trường cần xây dựng hoặc thiết lập một trường mầm non
thực hành để SV được thường xuyên rèn luyện, trau dồi kĩ năng và kinh nghiệm. Khi chăm sóc -
giáo dục trẻ thường xuyên, SV được rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp của mình, các động tác
dần trở nên nhuần nhuyễn và thành thục. Qua các hoạt động thực tiễn tại trường thực hành, SV
sẽ quan sát được nhiều tình huống bất ngờ này sinh, được thấy cách ứng xử, giải quyết của các
cô giáo mầm non mà GV không thể đưa hết vào giảng dạy trong tiết học. Và đặc biệt nhất, SV
được tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ với muôn vàn các biểu hiện khác nhau, để tự rút ra những
quy luật, đặc điểm sinh lí, tâm lí của trẻ nhỏ trên cơ sở lí thuyết đã được giới thiệu. Điều này
còn góp phần bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu nghề, mến trẻ cho các cô giáo mầm non tương lai.
Thứ hai, cần đổi mới kiểm tra, đánh giá phần thực hành Dinh dưỡng cho trẻ mầm non;
Phương pháp vệ sinh, chăm sóc trẻ mầm non; Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non
cho trẻ MN nhằm phát huy năng lực của SV. Kiểm tra kết thúc học phần không có phần đánh
giá thực hành. Điều này là chưa phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực mà môn học đang
hướng tới. Vì thế, cần có sự điều chỉnh trọng số điểm thực hành trong tổng số điểm của học
phần. Bên cạnh đó, cũng cần đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá quá trình thực hành. Với
một số nội dung thực hành đòi hỏi phải luyện tập lặp đi lặp lại, thường xuyên trong thời gian dài
như chăm sóc trẻ ốm, xử trí ban đầu một số bệnh và tai nạn GV có thể cho SV tự thực hành
rồi quay video tiến trình thực hiện. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là vừa làm vừa hướng dẫn
trẻ, nên trong quá trình luyện tập các kĩ năng, GV cần yêu cầu SV rèn luyện cả khả năng ngôn
ngữ bằng cách vừa làm vừa hướng dẫn trẻ thực hiện. Với đoạn video kết quả thực hành gồm cả
hình ảnh và âm thanh, SV có thể tự đánh giá được sự tiến bộ và làm cơ sở để hoàn thiện dần bản
thân. Đồng thời, GV có thể sử dụng các video của SV để minh họa trên lớp, yêu cầu SV đánh
giá mức độ chính xác, thành thạo khi luyện tập, thực hành và rút ra các bài học kinh nghiệm.
2.4.3.4. Biện pháp từ phía Nhà trường
Cơ sở đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói
chung, chất lượng dạy và học các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng nói
riêng. Vì vậy, Nhà trường cần lưu ý một số điểm sau: Nghiên cứu, cải tiến sao cho việc quản lí
hoạt động giảng dạy trên mạng như thời khóa biểu, danh sách lớp học, danh sách lớp thi, vào
điểm, được thuận tiện, không hay bị trục trặc, bảo đảm sự thống nhất giữa danh sách lớp học và
danh sách lớp thi để giảng viên không phải mất khá nhiều thời gian và công sức như hiện nay.
Nên chăng, các khoa chuyên môn có các trợ lí hành chính đảm trách các công việc hành chính
nói trên thay cho các giảng viên. Tiếp tục lấy ý kiến phản hồi từ phía người học với hình thức
thích hợp về việc giảng dạy của giảng viên, coi đây là một kênh thông tin quan trọng để giảng
viên rút kinh nghiệm. Cần chú ý sao cho các trang thiết bị cần thiết ở giảng đường như: micro,
máy tính, máy chiếu, màn hình, luôn vận hành tốt, hỗ trợ hiệu quả cho công tác giảng dạy và
Nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc
195
học tập. Cần có phòng thực hành, đồ dùng chuyên biệt để cho SV có thể nâng cao kĩ năng thực
hành, đây cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của GV, SV khi tham gia khảo sát.
3. Kết luận
Nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng
cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đào tạo SV ngành GDMN, Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, chúng tôi đưa ra các nhóm giải pháp từ phía
giảng viên: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên; Đổi mới
mục tiêu học phần theo hướng phát triển năng lực người học. Bên cạnh đó là nhóm giải pháp từ
phía sinh viên: Nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên; Tăng cường đổi mới giờ học thực
hành và nhóm giải pháp từ phía Trường; ngoài ra còn cần nhóm giải pháp từ phía Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bởi để đào tạo được đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng sự phát triển ngày càng
cao của xã hội, cần sự phối hợp, thay đổi của cả Nhà trường, giảng viên giảng dạy các học phần
khác và sinh viên. Hi vọng rằng, với một số nhóm giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo các học phần liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, cụ
thể: học phần Dinh dưỡng cho trẻ mầm non; Phương pháp vệ sinh, chăm sóc trẻ mầm non;
Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non cho trẻ MN cho SV hệ đại học, ngành
GDMN, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Huyền Trinh, 2016. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi ở
Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo khoa học cấp bộ “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
dưới 36 tháng theo hướng lồng ghép – chi phí thấp ở Việt Nam". Bộ Giáo dục và Đào tạo,
VNIES, UNICEF, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non.
[2] Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Cù Thị Thuỷ, 2016. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên mầm non thực hiện nuôi, dạy trẻ dưới 36 tháng tuổi ở Việt Nam. Kỉ yếu hội thảo khoa
học cấp bộ “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng theo hướng lồng
ghép – chi phí thấp ở Việt Nam". Bộ Giáo dục và Đào tạo, VNIES, UNICEF, Trung tâm
nghiên cứu Giáo dục Mầm non.
[3] Đặng Lan Phương, 2019. Công tác đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục tại trường Đại học thủ đô Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “65 năm
giáo dục Thủ đô và Giá trị sống của người Hà Nội”, Đại học Thủ đô Hà Nội.
[4] Đặng Út Phượng, 2020. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên ngành
giáo dục mầm non học tập tích cực chủ động. Kỉ yếu hội thảo cấp trường về “Đào tạo các
ngành Sư phạm của trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Đại học Thủ đô Hà Nội
[5] N. T. H. Đặng Út Phượng, Lê Thanh Huyền, 2021. “Một vài chia sẻ về việc đổi mới hình
thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá các học phần phương pháp ngành giáo dục
mầm non nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên”, trong Nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và tự chủ nghề nghiệp. Nxb
Thanh Niên.
[6] L. số: 43/2019/QH 14 Quốc hội, Luật giáo dục 2019.
[7] Đại học Thủ đô Hà Nội, 2018. Kế hoạch đào tạo ngành giáo dục mầm non.
[8] Đại học Thủ đô Hà Nội, 2018. Chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non.
[9] Hoàng Thị Phương, 2013. Giáo trình vệ sinh trẻ em. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đặng Út Phượng
196
ABSTRACT
Improving the quality of teaching subjects related
to kindly care and nursing activities at Hanoi Metropolitan University
Dang Ut Phuong
Faculty of Pedagogy, Hanoi Metropolital University
In the preschool teacher training program of universities, the modules related to the content
of child care and nurturing are important modules to help students organize caregiving
activities, effectively raising children at preschool. Currently, research on improving the quality
of teaching modules related to child care and nurturing content is still limited. In this study, we
use quantitative combined qualitative research methods through questionnaires and in-depth
cognitive interviews of 9 lecturers and 135 3rd and 4th year undergraduate students
undergraduate system of early childhood education, Hanoi Metropolitan University to find out
the difficulties and advantages in teaching and learning modules related to the content of caring
and nurturing preschool children (Preschool nutrition for children; Methods of hygiene, child
care; and Disease prevention and safety for preschool children), thereby proposing some
measures to improve the quality of teaching these subjects in the direction of developing skills.
of students majoring in ECE, Hanoi Metropolitan University.
Keywords: training program, foster care, lecturers, students, teaching quality.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_giang_day_cac_hoc_phan_lien_quan_den_noi.pdf