Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trong Công an Nhân dân góp phẩn phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Bài viết đề cập tôhg quan vềhoạt động thư viện trong CAND. Thực trạng đội

ngũ cán bộ thư viện trong CAND. Đồng thời đưa ra kiên nghị, đề xuất đôĩ với Bộ Công an,

Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (Vụ Thư viện) để có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ thư viện trong CAND góp phần phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số.

Trong kỷ nguyên sô' hiện nay, Thư viện (TV) đã đang phát triển và thay đổi mạnh

mẽ về cách thức tổ chức và hoạt động. Các yêu tô' câu thành nên nó cũng có những

thay đổi về khái niệm và nội hàm của nó. Trong đó vân đề đội ngũ cán bộ là một yêu

tô' được đánh giá rầ't quan trọng, quyết định sự vận hành và phát triển của TV

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trong Công an Nhân dân góp phẩn phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN GÓP PHẨN PHÂTTRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN số Thiếu tướng Đào Gia Bảo Tóm tắt: Bài viết đề cập tôhg quan vềhoạt động thư viện trong CAND. Thực trạng đội ngũ cán bộ thư viện trong CAND. Đồng thời đưa ra kiên nghị, đề xuất đôĩ với Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (Vụ Thư viện) đ ể có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trong CAND góp phần phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. Trong kỷ nguyên sô' hiện nay, Thư viện (TV) đã đang phát triển và thay đổi mạnh mẽ về cách thức tổ chức và hoạt động. Các yêu tô' câu thành nên nó cũng có những thay đổi về khái niệm và nội hàm của nó. Trong đó vân đề đội ngũ cán bộ là một yêu tô' được đánh giá rầ't quan trọng, quyết định sự vận hành và phát triển của TV. Các TV dù có nguồn lực thông tín phong phú, tài chính, cơ sở vật châ't dồi dào, không gian thư viện vói những tòa nhà, trang thiết bị hiện đại, tiện íchđến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ không thể hoàn thành vai trò phát triển văn hóa đọc và xây dựng xã hội học tập trong cộng đồng nêu thiêu đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn. 1 7 2 B ộ VĂN H Ó A ,T H Ề T H A O VÀ D U LỊCH Chính vì lẽ đó, các TV nói chung và các TV trong lực lượng CAND nói riêng cẩn có các giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm nâng cao có châ't lượng cao đội ngũ cán bộ thư viện tạo nên những bước tiến xa hơn trong việc vận hành, tổ chức và quản lý hoạt động TV trong kỷ nguyên số hiện nay. 1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THƯ VIỆN TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN• ■ • • • Nguồn cán bộ TV là một trong những yếu tô' quan trọng câu thành TV, chủ thể của hoạt động TV truyền thông hay TV hiện đại. 1.1. Thực trạng cán bộ thư viện trong Công an nhân dân Tổng số cán bộ TVtrong CAND có 688 cán bộ trong đó: Khôi trường: Tổng số cán bộ 191 cán bộ, số cán bộ chuyên trách về TV chiếm 50,78% cán bộ, kiêm nhiệm 49,22%. Khối cơ quan (Công an các đơn vị, địa phương; các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ): Tổng số cán bộ 497 người, sô' cán bộ chuyên trách về TV chiếm 7,04% đồng chí, kiêm nhiệm 92,96 % đồng chí. Sô' liệu trên cho thây sự bố trí chênh lệch về cán bộ TV tham gia đảm trách hoạt động TV. Đối vói khối trường, đặc biệt trường Cao đẳng văn hóa I có 02 cán bộ ưong đó 01 cán bộ quản lý, phụ trách TV và 01 thủ thư đảm trách mọi hoạt động của TV. Với sô'lượng này, không đảm bảo được các công việc của TV trong khi sô'lượng bạn đọc cần phục vụ có khi lên đêh 500 người là học viên, cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường. Cũng qua số liệu khảo sát khối cơ quan có 43/86 (chiêm 50%)TV chi có cán bộ kiêm nhiệm tham gia vận hành TV; 34/86 (39,53%) thư viện bố trí 1 - 3 cán bộ kiêm nhiệm tổ chức hoạt động TV. Có đơn vị đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm hoạt động TV nhiều như Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 39 đổng chí nhưng không có cán bộ chuyên trách hoạt động TV. Như vậy, nguồn nhân lực tham gia hoạt động TV vẫn chưa được quan tâm đúng mức, do vậy hoạt động TV chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quảng bá tri thức, chuyển giao công nghệ và thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mỗi cán bộ chiến sĩ (CBCS) trong CAND. 1.2. về trình độ chuyên môn cán bộ thư viện trong Công an nhân dân Qua số liệu khảo sátcho thấy đội ngủ cán bộ TV tính chuyên môn hóa còn quá thấp. Tổng số cán bộ có trình độ chuyên môn TV là 76/688 đồng chí chì chiếm 11%, cán bộ TV không được đào tạo đúng chuyên môn TV chiếm 89% đồn chítrong lực VĂN HỐA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 173 lượng CAND. Về đội ngũ cán bộ quản lý TV chỉ có 14% đồng chí có chuyên môn TV (6/43 đồng chí). Như vậy, đội ngủ lãnh đạo có trình độ chuyên ngành TV còn quá mỏng dân đến năng lực quản lý TV và công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ TV gặp rất nhiều khó khăn. 1.3. Đánh giá đội ngũ cán bộ thư viện trong Công an nhân dân Theo sô' liệu khảo sát cho thây, châ't lượng đội ngũ cán bộ TV chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển TV. Thiêu hụt các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực TV, thiêu hụt cán bộ có trình độ ngoại ngữ, các kiến thức cơ bản về tin học, về quản lý và điều hành TV hiện đại. Việc bô'trí cán bộ tham gia hoạt động TV chưa được quan tâm thực sự nhất là khôi cơ quan (Công an các đơn vị, địa phương; các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ) đa phần là kiêm nhiệm. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý có trình độ TV tham gia hoạt động quản lý chiêm sô'lượng quá ít, dẫn đến các hoạt động chuyên môn TVcủa một sô' đơn vị còn ỉúng túng và tụt hậu so với các TV trong nước. Với thực tế trên, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tham gia vào hệ thống là một nhu cẩu cấp thiết cần được đặt ra đôì với đội ngũ cán bộ TV trong CAND. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện trong Công an nhân dân góp phần phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông trong kỷ nguyên sô' đòi hòi đội ngũ cán bộ TV không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là trau dồi các kỹ năng cần thiết, đảm bảo hỗ trợ phát triển văn hóa đọc cho CBCS trong lực lượng CAND. Có thể nói, cán bộ TV là yếu tô' quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển văn hoá đọc. Với vai trò là người hỗ trợ cho phát triêh văn hóa đọc, cán bộ TV cần tư vâh cho bạn đọc trong xác định cụ thể nhu cẩu tin của mình; xác định các nguồn tin; hướng dẫn các nguồn tin cần truy cập để thu thập thông tin cần thiết (truyền thống + điện tử); xây dựng các chiên lược tìm tin và áp dụng chúng vào việc tìm kiêm thông tín thông qua bộ máy tra cứu tin của TV; định hướng địa chỉ các trang VVeb có liên quan. Trên tư cách là người tác động phát triển ván hóa đọc, cán bộ TV cần đào tạo, hướng dẫn bạn đọc xác định mục đích đọc; cách lập kế hoạch đọc và cách thức sử dụng phương pháp đọc một cách khoa học. Họ cần tư vấn cho bạn đọc cách thức lựa chọn, phân tích, tổng hợp thông tin, nhận xét đánh giá một cách có phê phán về chất lượng, tầm quan trọng của thông tin, cũng như sự phù hợp của thông tin đôì với nhu cầu tin cụ thể của mình, đồng thời giúp bạn đọc cách tư duy có so sánh và phê phán các thông tin thu thập được, để có thể sử dụng vào thực tiễn trong các tình 174 B ộ VĂN HÓA, T H Ể T H A O V À D U LỊCH huống khác nhau. Ngoài ra, cán bộ TV cần hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho quá trình tự học, tự nghiên cứu, như: Kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng lọc tin trên cơ sở đánh giá sự phù hợp với nhu cầu tin; kỹ năng suy xét có phê phán và có hệ thông về một vân đề quan tâm. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TV đáp ứng nhu cầu trên, Bộ Công an cần có kế hoạch chiến lược ữong phát triêh toàn diện cán bộ TV thông qua các hình thức và nội dưng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đơn vị vụ thể, nhằm phát huy khả năng sẵn có của họ, đồng thời, khắc phục các khiếm khuyết của họ. Mục tiêu cao nhất trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TV là tích cực động viên và tạo điểu kiện thuận lợi cho cán bộ tự đào tạo với phương châm học tập suô't đời, thông qua sách báo chuyên ngành, qua tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, qua tham dự các hội thảo, hội nghị, seminar, đồng thời, khuyên khích và đạo điều kiện để họ tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt công tác chuyên môn của TV. Trong đáp ứng yêu cầụ phát triển văn hóa đọc của cán bộ chiến sĩ, đòi hói đội ngũ cán bộ TV cần nắm vững kiến thức thông tin, có khả năng cảm nhận và nắm bắt được các nguổn tín; phản ứng nhanh nhạy với những nguổn thông tín bên ngoài; thành thạo trong việc tìm kiêm các nguồn thông tin hữu dụng; có ý thức tích cực trong đáp ứng nhu cầu tin; biết tổ chức cung cấp dịch vụ TV một cách khoa học; biết làm tăng giá trị thông tin. Khả năng nắm bắt thông tín cao của cán bộ TV được thể hiện ở chỗ, biết lọc thông tin và đánh giá được tính hữu ích của thông tin; biết bổ sung thông tin một cách hiệu quả nhất; có khả năng tổ chức và quản lý thông tín; có phương pháp phổ biên thông tin thích hợp với từng đối tượng bạn đọc. Về tư chất, đòi hỏi cán bộ TV cần có năng lực cá nhân xuất sắc; khả năng sáng tạo; tính linh hoạt; có tầm nhìn xa và giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt, phải có tinh thần đổng đội cao. ĐÔI với cán bộ TV trong CAND: Những cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ TV, nhất thiết phải được đào tạo, bổi dưỡng về nghiệp vụ công an. Ngược lại, đôi vói cán bộ đã có nghiệp vụ công an, cần phải được đào tạo ở trình độ văn bằng hai về chuyên môn nghiệp vụ TV. Ngoài những năng lực và kiến thức trên cần được ừau dồi thường xuyên bản lĩnh chính trị, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người chiên sĩ CAND trong lĩnh vực TV; thường xuyên nâng cao hiểu biê't, trình độ về pháp luật, kiến thức về công tác Công an, khoa học Công an từ đó làm tô't vai trò của người cán bộ TV trong kỷ nguyên số. Đê’ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TV các nhà lãnh đạo quản lý các cấp trmg CAND cần thực hiện các giải pháp sau: VÂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIÀI PHÁP 175 Về kiên thức chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ TV cần được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về ngôn ngữ tư liệu trong công tác biên mục, xử lý thông tin; cung cấp các kiến thức đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa về nghiệp vụ; trang bị kiến thức về thông tin học; tin học tư liệu; kiến thức về phân tích và thiê't kế hệ thông thông tin; rèn luyện kỹ năng về tra cứu tin bằng các phương tiện hiện đại; các kiến thức cẩn thiết cho thiết kế, biên soạn và phát hành các ấn phẩm thông tin. Về ngoại ngữ: Cần đào tạo cán bộ TV ở trình độ ngoại ngữ nhâ't định, để có thể xử lý và khai thác các tài liệu ngoại văn chú ữọng đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung... để có thể trực tiếp khai thác và xử lý nội dung thông tin từ mạng Internet cho tăng cường nguồn lực thông tín, cũng như tạo khả năng giao lưu và hội nhập quôc tế. Về công nghệ: Cán bộ TV cần được đào tạo tín học ở trình độ nhất định, đáp ứng yêu cầu làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: ứng dụng phần mềm tích hợp; quản trị mạng LAN, WAN và Internet. Có kế hoạch cử cán bộ đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về quản trị mạng tin học tư liệu, để có thể quản lý tốt các Module trong hệ thống thông tín tích hợp công nghệ TV hiện đại. Về trang thiết bị phục vụ công tác TV: Cần đầu tư kinh phí cho các hạng mục thư viện như; "Đầu tư xây dụng cơ sở vật chẩt và trang bị các trang thiê't bị TV hiện đại; Đẩu tư áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông và mạng thông tin toàn cầu Internet tạo điều kiện để các TV phát triển TV điện tử/ TV số, tăng cường khả năng trao đổi, hợp tác quản lý và khai thác sử dụng thông tín trong môi trường mạng, thực hiện sự phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin. Như vậy, có thể nói, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TV đòi hỏi phải cung cấp các nội dung kiến thức tổng hợp và có hệ thống. Bởi vì, trong thời đại sô', cán bộ thư viện cần được trang bị các kiên thức đa dạng có liên quan mật thiết với nhau, như: Khoa học thư viện, khoa học thông tin, tin học, khoa học truyền thông, cũng như các công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn hoạt động TV. Để nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, Bộ Công an cần bô' trí công việc hợp lý, đảm bảo cho người cán bộ TV phát huy được hết năng lực và trình độ của mình, đặc biệt là, phát huy được khả năng sáng tạo và linh hoạt. Để khuyến khích, động viên cán bộ TV có ý thức trách nhiệm thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chât đạo đức của mình, Bộ Công ancần phải có chế độ khen thưởng khách quan, công bằng, minh bạch và xứng đáng về vật chất, cũng như tinh thần. 1 7 6 Bộ VẪN HÓA, THỂTHAO VÀ DU LỊCH 3. Một số kiến nghị, đề xuất Để nâng cao châ't lượng đội ngũ cán bộ TV đảm bảo thực hiện tô't vai trò tuyền truyền, phổ biến, phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên sô', Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cụ thể là Vụ thư viện), Bộ Công an cần: - Đô'i với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần: Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, hoàn thiện cơ chế - chính sách về thư viện (đặc biệt chú trọng xây dựng Luật Thư viện, trình Quốc hội, Nhà nước ban hành); Huy động nguồn vôn đầu tư phát • triển sự nghiệp thư viện (nhà nước, nhân dân, đoàn thể - xã hội, tổ chức quốc tếv.v... cùng tham gia); Từng bước chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện trong cả nước theo chuẩn chung của quổc gia và quốc tế. - ĐÔI với Bộ Công an cần: Áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định đổỉ với lĩnh vực thư viện;Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (đào tạo và đào tạo lại, tập huân cán bộ, cơ chế sử dựng cán bộ thư viện, ưu đãi các chuyên gia thư viện.. ứng dụng khoa học và công nghệ thư viện bao gổm: xây dựng cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiên độ ứng dụng công nghệ - thông tin, sốhoá tài liệu, chia sẻ nguồn tài nguyên thư viện.. Xã hội hoá, đa dạng hoá hoạt động thư viện (nâng cao nhận thức, phôi hợp và hành động từ trung ương đến tinh và cơ sở...); Tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực thư viện; ữao đổi kinh nghiệm (thông qua hội nghị, hội thảo, tập huân...) và hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ thư viện cho Việt Nam; Trước mắt, Bộ Công an cần xây dựng Đề án "Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực thư viện trong CAND đáp ứng thời kỳ phát triển thư viện hiện đại, giai đoạn 2018 - 2030". Trong công tác tuyển chọncán bộ phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các TV. Đảm bảo các tiêu chí tuyển dụng để lựa chọn được những cán bộ có trình độ tốt về chuyên môn, giỏi về tin học và ngoại ngữ; Có cơ chê'đãi ngộ và chính sách hợp lý để thu hút và tuyển dụng được cán bộ là nam giói về làm việc tại TV; Cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ có năng lực khi quy hoạch cán bộ quản lý. Đặc biệt, cần có sự phân công lao động phù hợp với trình độ của mỗi người để công việc thu được kết quả tốt nhất. Khi Đề án được thực hiện sẽ đào tạo nên đội ngũ cán bộ thư viện tổ chức, vận hành tốt hoạt động TV, làm chủ được công nghệ đã được trang bị, khai thác sử dụng các phần mềm TV điện tử chuyên dụng, làm chủ được hoạt động quản trị thông tin - tư liệu, đào tạo khả năng tổ chức thông tin phục vụ bạn đọc,có khả năng ngoại ngữ cơ bản đảm bảo cho sự phát triển của mạng lưới TV trong CAND theo hướng hiện đại hóa và chuyên môn hóa. VĂN HÓA ĐỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ-THựC TRẠNG VÀ GIÀI PHÁP 177 4. Kết luận Ngày nay, phần lớn cộng đồng TV tại Việt Nam và trên thế giới đều đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong nâng cao dân trí; hỗ trợ có hiệu quả cho mỗi cá nhân trong quá trình học tập suô't đời; giúp cho mỗi cá nhân có khả năng tham gia và đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Do vậy, để nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ TV hoạt động có hiệu quả trong phát triển văn hóa đọcphụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ trương của các cấp lãnh đạo Bộ Công an và Việt Nam, vào sự nỗ lực của từng cá nhân cán bộ TV trong việc chủ động, năng động và sáng tạo trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân, làm được điều đó tin chắc rằngữong thời gian tới các TV trong CAND sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ TV có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, trình độ tín học và ngoại ngữ cao để có thê’ đáp ứng tốt nhu cầu thông tín cho đông đảo CBCS trong CAND. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ TV này sẽ góp phẩn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển cho ngành Văn hoá của đất nước nói chung, của lực lượng CAND nói riêng./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kê't quả khảo sát thiết chế văn hóa thư viện, phòng đọc trong Công an nhân dân sô':13216/ BC-X11-X15, Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công an. Báo cáo khảo sát nguồn nhân lực thư viện tại các học viện, nhà trường trong Công an nhân dân, tháng 10 năm 2017 của Thư viện Công an nhân dân. Báo cáo tổng kê't phong trào đọc sách trong CAND, tháng 9 năm 2017 của Thư viện CAND. Kếhoạch sô' 132/KH-X11-X15, ngày 20/6/2018 của Bộ Công an về Phát triển văn hóa đọc trong Công an nhân dân đến năm 2020, định hướng đêh năm 2030"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_thu_vien_trong_cong_an_nh.pdf