Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần cấu tạo nên sự hài lòng của người nộp thuế, xây dựng thang đo, đề xuất mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng dựa trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự năm 1988 [7]. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa bao gồm 3 thành phần: Vật chất, Công bằng, Minh bạch
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại cục thuế Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
162 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ
NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ KHÁNH HÒA
IMPROVING OF TAXPAYERS FOR SERVICE QUALITY OF SUPPORT PROPAGATION
IN TAXATION DEPARTMENT OF KHANH HOA PROVINCE
Trần Sỹ Quân1, Đỗ Thị Thanh Vinh2
Ngày nhận bài: 15/12/2014; Ngày phản biện thông qua: 14/01/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là xác định các thành phần cấu tạo nên sự hài lòng của người nộp thuế, xây dựng thang đo,
đề xuất mô hình nghiên cứu đo lường sự hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
tại Cục thuế Khánh Hòa. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng dựa trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng
sự năm 1988 [7]. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ
trợ người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa bao gồm 3 thành phần: Vật chất, Công bằng, Minh bạch.
Từ khóa: hài lòng, tuyên truyền, hỗ trợ, thuế, Khánh Hòa
ABSTRACT
The purpose of the study was to determine the components of satisfaction of taxpayers, building scale, proposed
studies model to satisfaction assessment of taxpayers to services in Taxation department of Khanh Hoa province. The
research methodology is based on the SERVQUAL model by Parasuraman et al, 1988[7]. The results show that the factors
affect to satisfaction of taxpayers in Taxation department of Khanh Hoa province includes three components: Facilities,
Justice, and Transparency.
Keywords: satisfaction, propagation, support, tax, Khanh Hoa
1 Trần Sỹ Quân: Cao học Kinh tế nông nghiệp 2012 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Đỗ Thị Thanh Vinh: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế có
vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những yếu
tố tác động nhanh nhất đến ý thức, trách nhiệm và
quyền lợi của người nộp thuế. Chương trình tổng
thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của
Chính phủ đặt mục tiêu: đến năm 2020, sự hài lòng
của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự
phục vụ của cơ quan hành chính đạt trên 80%, đối
với đơn vị sự nghiệp công lập đạt trên 70% [6]. Tỉnh
Khánh Hòa cũng phải đảm bảo yêu cầu chung của
cả nước, cụ thể mục tiêu chính đến 2015: Sự hài
lòng đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
đạt trên 70%, đối với đơn vị sự nghiệp công lập đạt
trên 60%. Đối với Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Phòng
Hỗ trợ tuyên truyền giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ
chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách,
pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi
Cục thuế quản lý. Theo kết quả nghiên cứu của đề
tài ‘’Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức,
cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
và đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa’’ [6] cho thấy các phàn nàn hay gặp nhất của
người nộp thuế khi đến các đơn vị Thuế tỉnh Khánh
Hòa là Chờ đợi mất nhiều thời gian (16,67% ý kiến).
Tiếp theo đó là Thủ tục rườm rà, khó hiểu (13,37%
ý kiến), Không thể hỏi thông tin từ một nhân viên
(12,35% ý kiến), Biểu mẫu phức tạp (10,49%
ý kiến), Yêu cầu những giấy tờ không cần thiết
(9,67% ý kiến), Thông tin về dịch vụ không đầy đủ
(6,17% ý kiến). Có đến 5,56% ý kiến cho rằng năng
lực nhân viên kém. Ý kiến này chiếm tỷ trọng cao
nhất so với tất cả các lĩnh lực dịch vụ hành chính
công khác được khảo sát trong nghiên cứu này.
Các phàn nàn liên quan đến Chi phí dịch vụ cao hay
Lịch làm việc bất tiện tuy không đến mức quan ngại,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 163
nhưng cũng rất đáng lưu ý (xấp xỉ 3,5% ý kiến) [1].
Từ đó cho thấy, những đòi hỏi cấp bách đáp ứng
mong mỏi của người dân và tổ chức về chất lượng
dịch vụ cung ứng tại Cục thuế Khánh Hòa. Để dịch
vụ tuyên truyền hỗ trợ của ngành thuế Khánh Hòa
đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao
của Người nộp thuế, cần có một căn cứ khoa học cụ
thể để đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp....
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc nghiên cứu "Nâng
cao chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người
nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa" là cần thiết
và cấp bách, phù hợp với thực tiễn hoạt động của
công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế như
hiện nay.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nâng cao dịch vụ hỗ trợ
tuyên truyền người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
thuận tiện. Có nghiên cứu chỉ ra rằng kích thước
mẫu tới hạn phải là 200, có nghiên cứu khác cho
rằng để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu
thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu
cho một biến quan sát [5]. Gần với quan điểm này
là ý kiến cho rằng thông thường thì số quan sát (cỡ
mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân
tích nhân tố. Mô hình nghiên cứu có 43 biến quan
sát cần ước lượng, do đó để đảm bảo độ tin cậy cao
của thông tin thu thập ban đầu, tác giả quyết định
kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu chính thức
là 440. 440 bảng hỏi được gửi đi, sau khi thu hồi,
kiểm tra, làm sạch thông tin thu thập được trong
các bảng hỏi, có 421 bảng hỏi đạt yêu cầu, được sử
dụng cho nghiên cứu chính thức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2
bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua
phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được
thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục
đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ
sung thang đo chất lượng dịch vụ hỗ trợ tuyên truyền
người nộp thuế. Nghiên cứu chính thức được thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dùng
kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng
vấn người nộp thuế sử dụng dịch vụ tuyên truyền hỗ
trợ người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa.
Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng
phương pháp đánh giá độ tin cậy dựa vào hệ số
Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định
mô hình. Tác giả dựa trên lý thuyết về tiêu chí đánh
giá chất lượng dịch vụ công, kết hợp kế thừa có
chọn lọc mô hình chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn
khách hàng của Parasuraman & ctg (1985) [7]. Bên
cạnh đó thông qua việc tham khảo ý kiến các chuyên
gia làm việc trong lĩnh vực tuyên truyền hỗ trợ thuế,
thông qua nghiên cứu của Đặng Thanh Sơn, Lê Kim
Long và Đỗ Văn Cường (2013) [4], Phan Tấn Phát
(2010) [3], Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) [6], Lê Dân
(2011) [2], tác giả đưa ra mô hình cho phù hợp với
thực tế tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa.
Hình 1. Mô hình đề xuất
H1(+): Cơ sở vật chất phục vụ càng cao thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long và Đỗ Văn Cường, 2013).
H2 (+): Độ tin cậy càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Tác giả).
H3 (+): Sự sẵn sàng đáp ứng của nhân viên càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Phan Tấn Phát , 2010).
H4 (+): Năng lực phục vụ của cán bộ phòng tuyên truyền hỗ trợ càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Tác giả).
H5 (+): Sự cảm thông của cán bộ phòng tuyên truyền thuế càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Phan Tấn Phát , 2010).
H6 (+): Sự minh bạch công khai càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Lê Dân, 2011).
H7 (+): Sự công bằng, dân chủ càng cao thì sẽ làm tăng mức độ hài lòng của Người nộp thuế (Tác giả).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
164 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Mẫu phân bổ theo loại hình doanh nghiệp qua
bảng trên cho thấy rằng công ty nhà nước có 21
mẫu chiếm 5%, công ty trách nhiệm hữu hạn có
160 mẫu chiếm 38%, công ty có vốn đầu tư nước
ngoài có 42 mẫu chiếm 10%, công ty cổ phần có 33
mẫu chiếm 7,8%, doanh nghiệp tư nhân có 43 mẫu
chiếm 10,2%, đơn vị sự nghiệp có 54 mẫu chiếm
12,8%, khác có 21 mẫu chiếm 5%.
Kết quả phân tích Cronbach Alpha: Tổng
cộng 43 biến của mô hình được đưa vào phân
tích Cronbach Alpha. Nếu biến quan sát có hệ số
tương quan giữa biến và tổng < 0,3 sẽ bị loại
khỏi phân tích. Mỗi thành phần các khái niệm
nghiên cứu (yếu tố ảnh hưởng) phải có hệ số
Cronbach Alpha > 0,6; đồng thời Alpha nếu loại
mục hỏi (biến quan sát) phải có giá trị của từng
biến nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha. Thang đo
Vật chất: biến VC2, thang đo Đáp ứng: biến DU1,
DU2, DU7, DU8, thang đo Năng lực phục vụ: biến
NL7, thang đo Hài Lòng: biến HL6 có có hệ số
Cronbach Alpha > 0,6, nên bị loại khỏi mô hình khi
tiến hành phân tích EFA.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
- Mẫu dữ liệu
Bảng 1. Phân bổ mẫu theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Tổng số Tỷ lệ (%)
Công ty nhà nước 21 5,0
Công ty trách nhiệm hữu hạn 160 38,0
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 42 10,0
Công ty cổ phần 33 7,8
Doanh nghiệp tư nhân 43 10,2
Đơn vị sự nghiệp 54 12,8
Khác 68 16,2
Tổng cộng 421 100,0
(Nguồn: tính toán từ dữ liệu điều tra)
Bảng 2. Kết quả phân tích Cronbach alpha
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến –
tổng
Cronbach’s Alpha nếu
loại biến
TC – Thang đo Độ tin cậy: Cronbach’s Alpha = 0,873
TC1 17,72 5,774 0,757 0,834
TC2 17,72 5,502 0,759 0,832
TC3 17,91 5,388 0,627 0,872
TC4 17,67 5,804 0,696 0,847
TC5 17,67 5,944 0,702 0,847
CT- Thang đo Cảm thông: Cronbach’s Alpha = 0,898
CT1 12,80 3,836 0,824 0,850
CT2 12,78 3,941 0,777 0,867
CT3 12,77 3,922 0,772 0,868
CT4 12,74 3,926 0,721 0,888
VC – Thang đo Vật chất: Cronbach’s Alpha = 0,875
VC1 21,40 9,218 0,743 0,843
VC2 21,10 11,580 0,332 0,905
VC3 21,16 9,674 0,742 0,844
VC4 21,25 9,367 0,748 0,842
VC5 21,29 9,094 0,769 0,838
VC6 21,40 9,218 0,743 0,843
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165
MB – Thang đo Tính minh bạch: Cronbach’s Alpha = 0,855
MB1 8,62 2,033 0,731 0,795
MB2 8,59 1,914 0,736 0,790
MB3 8,66 1,943 0,717 0,808
DU – Thang đo Đáp ứng: Cronbach’s Alpha = 0,672
DU1 29,83 10,214 0,200 0,682
DU2 29,71 10,186 0,260 0,665
DU3 29,84 8,933 0,524 0,603
DU4 29,96 8,941 0,463 0,616
DU5 29,87 8,944 0,520 0,603
DU6 29,78 9,263 0,471 0,617
DU7 29,83 9,702 0,262 0,670
DU8 29,70 10,219 0,245 0,669
CB – Thang đo Sự công bằng, dân chủ: Cronbach’s Alpha: 0,875
CB1 12,50 4,732 0,695 0,854
CB2 12,59 4,237 0,787 0,817
CB3 12,56 4,700 0,766 0,827
CB4 12,42 4,949 0,685 0,858
NL – Thang đo năng lực phục vụ: Cronbach’s Alpha = 0,846
NL1 22,93 25,578 0,518 0,840
NL2 22,67 25,607 0,580 0,829
NL3 22,93 24,823 0,638 0,820
NL4 22,76 23,824 0,719 0,806
NL5 22,96 24,087 0,670 0,815
NL6 22,66 24,431 0,806 0,797
NL7 22,36 30,018 0,307 0,861
HL – Thang đo hài lòng: Cronbach’s Alpha = 0,870
HL1 21,39 6,844 0,768 0,830
HL2 21,27 7,139 0,694 0,844
HL3 21,32 7,126 0,722 0,839
HL4 21,26 7,299 0,689 0,845
HL5 21,21 7,281 0,755 0,835
HL6 21,29 7,999 0,421 0,891
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
- Kết quả phân tích nhân tố (EFA): Phân
tích EFA đã sử dụng phương pháp trích nhân tố
Principal Axis Factoring với phép quay Promax cho
đối tượng áp dụng là các thang đo lường đa hướng
(các biến tác động). Với chỉ báo được sử dụng ở
quan sát ban đầu, kết quả chọn lọc được biến quan
sát có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép (> 0,5). Đồng thời, kiểm định
Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có
mối tương quan với nhau (mức ý nghĩa sig = 0,000
< 0,05) với hệ số KMO = 0,860 (0,5 < KMO < 1), hệ
số trích tại Eigenvalue là 1,374 chứng tỏ phân tích
EFA cho việc nhóm các biến quan sát này lại với
nhau là thích hợp. Kết quả này được đưa vào phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến (nhân tố). Kết quả
EFA cho thấy tổng phương sai trích là 71,91% tức là
khả năng sử dụng yếu tố này để giải thích cho biến
quan sát là 71,91% (> 50%).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố biến độc lập trong phân tích nhân tố khám phá EFA
Thành phần
1 2 3 4 5 6 7 8
TC1 0,858
TC2 0,851
TC3 0,631
TC4 0,878
TC5 0,822
CT1 0,923
CT2 0,876
CT3 0,884
CT4 0,816
VC1 0,673
VC3 0,899
VC4 0,795
VC5 0,820
VC6 0,929
MB1 0,915
MB2 0,868
MB3 0,765
CB1 0,805
CB2 0,871
CB3 0,827
CB4 0,820
NL1 0,669
NL2 0,723
NL3 0,744
NL4 0,829
NL5 0,793
NL6 0,868
DU3 0,854
DU4 0,828
DU5 0,891
DU6 0,843
HL1 0,870
HL2 0,876
HL3 0,789
HL4 0,699
HL5 0,841
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Với 36 biến quan sát được nhóm vào 8 nhân tố
cụ thể như sau: Nhân tố thứ nhất bao gồm 5 biến
quan sát, nội dung của 5 biến này là đánh giá chung
của khách hàng về cơ sở vật chất của Cục thuế, vì
vậy, đặt tên cho nhân tố thứ nhất là Cơ sở vật chất.
Nhân tố thứ hai bao gồm 6 biến quan sát, nội dung
của 6 biến này liên quan đến đánh giá của khách
hàng cho thấy năng lực phục vụ của Cục thuế, vì vậy,
đặt tên cho nhân tố thứ hai là Năng lực. Nhân tố thứ
ba bao gồm 5 biến quan sát, nội dung của 5 biến này
có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ của Cục thuế, vì vậy, đặt tên cho
nhân tố thứ ba là Hài lòng. Nhân tố thứ tư có 5 biến
quan sát thể hiện nội dung liên quan đến sự tin cậy, vì
vậy đặt tên là Tin cậy. Nhân tố thứ năm có 4 biến quan
sát, nội dung của 4 biến này phản ánh sự cảm thông,
vì vậy, nhân tố thứ năm được đặt tên là Cảm thông.
Nhân tố thứ sáu bao gồm 4 biến quan sát, nội dung
của 4 biến này có liên quan đến mức độ công bằng
của Cục thuế đối với người nộp thuế, vì vậy, tên của
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
nhân tố này là Công bằng. Nhân tố thứ bảy bao gồm
4 biến quan sát, nội dung của 4 biến này có liên quan
đến đáp ứng, vì vậy tên của nhân tố này là Đáp ứng.
Nhân tố thứ tám bao gồm 3 biến quan sát, nội dung
của 3 biến này có liên quan đến sự Minh bạch. Vì vậy,
tên của nhân tố này là Minh bạch.
- Phương trình hồi qui: Kết quả phân tích hồi
quy cho thấy, hệ số tương quan bội (R) bằng 0,620;
hệ số bình phương tương quan bội (R2) là 0,384 và
bình phương hệ số tương quan bội hiệu chỉnh (Hệ
số R2 điều chỉnh) bằng 0,374; có nghĩa là 37,4% sự
biến thiên của sự hài lòng của Người nộp thuế có
thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa
các yếu tố. Với giá trị P-value của tiêu chuẩn F bằng
0,000 là rất nhỏ, cho nên ta có thể bác bỏ giả thuyết
H0 (β1 = β2 = β3= β4 = β5 = β6 = β7 = 0), tức là có tồn
tại mối liên hệ tuyến tính giữa Sự hài lòng với ít nhất
một trong các yếu tố. Sau khi phân tích hồi quy, tác
giả đã tiến hành kiểm tra các giả thuyết của mô hình
hồi quy tuyến tính, đặc biệt là giả thuyết về phân
phối chuẩn của phần dư, đa cộng tuyến và phương
sai thay đổi, các giả thuyết này không bị vi phạm. Do
đó, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính có ý nghĩa
thống kê và đảm bảo độ tin cậy.
Bảng 4. Phân tích hệ số hồi quy
Mẫu Hệ số R Hệ số R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin-Watson
1 0,620 0,384 0,374 0,791 1,874
Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình Kiểm định F Giá trị Sig.
1 Hồi quy 161,272 7 23,039 36,776 0,000a
Phần dư 258,728 413 0,626
Tổng cộng 420,000 420
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn
hóa
Hệ số hồi quy
chuẩn hóa
Giá trị t Mức ý nghĩa của t (Sig.)
Chuẩn đoán hiện tượng cộng
tuyến
B Sai số chuẩn Beta
Độ chấp nhận
của biến
Hệ số phóng đại
phương sai
1 (Constant) -1,365E-16 0,039 0,000 1,000
VC 0,369 0,048 0,369 7,768 0,000 0,659 1,516
NL 0,028 0,039 0,028 0,731 0,465 0,991 1,009
TC 0,009 0,043 0,009 0,203 0,839 0,803 1,245
CT 0,064 0,047 0,064 1,349 0,178 0,669 1,495
CB 0,170 0,043 0,170 4,002 0,000 0,823 1,216
DU 0,012 0,039 0,012 0,295 0,768 0,960 1,042
MB 0,211 0,044 0,211 4,750 0,000 0,756 1,323
(Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu)
Kết quả hồi quy cho thấy, có 3 nhân tố quan trọng
là: (1) Vật chất; (2) Công bằng; (3) Đáp ứng có quan
hệ tuyến tính với Sự hài lòng của người nộp thuế
đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
tại Cục thuế Khánh Hòa (Sig < 0,05). Hệ số hồi qui
(bêta) chuẩn hóa được dùng để xác định tầm quan
trọng của mỗi biến độc lập đối với biến phụ thuộc,
căn cứ vào hệ số hồi qui ta thấy Vật chất là nhân tố
có mức ảnh hưởng quan trọng nhất (0,369), nhân
tố có mức quan trọng thứ hai là Minh bạch (0,211),
Công bằng là nhân tố có mức quan trọng thứ ba.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của người
nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền
hỗ trợ người nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa cho
thấy có 3 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người
nộp thuế đối với dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ người
nộp thuế tại Cục thuế Khánh Hòa: Vật chất, Minh
bạch, Công bằng.Trong 3 yếu tố tác động đến sự
hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch
vụ tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Cục thuế
Khánh Hòa, yếu tố Vật chất là yếu tố có tác động
mạnh nhất chính vì vậy, yếu tố Vật chất là yếu tố mà
Cục thuế Khánh Hòa cần quan tâm hàng đầu trong
việc cải thiện nhằm nâng cao sự hài lòng của người
nộp thuế. Yếu tố Minh bạch, Công bằng là yếu tố
có tầm quan trọng thứ hai và thứ ba, vì vậy, hai yếu
tố này Cục thuế Khánh Hòa cần duy trì và phát huy
hơn nữa.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Kiến nghị Tổng cục Thuế nâng cao chất lượng
đường truyền nhằm khắc phục tình trạng kẹt mạng
phục vụ mở rộng khai thuế qua mạng internet và
nộp thuế điện tử trong thời gian tới theo chủ trương
chung của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; thường
xuyên cập nhật đầy đủ kịp thời các chính sách thuế
mới trong các phần mềm hỗ trợ khai thuế (HTKK,
iHTKK), nâng cao chất lượng công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo, công tác theo dõi, quản lý các
khoản thu liên quan đến đất đai, công tác quản lý nợ
thuế, công tác thanh tra kiểm tra thuế và công tác
tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế nhằm tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc
khai thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục thuế Khánh Hòa (2014), Báo cáo tổng kết năm 2013 và Phương hướng hoạt động năm 2014.
2. Lê Dân (2011), Phương án đánh giá sự hài lòng về dịch vụ hành chính công của công dân và tổ chức, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3 (44).
3. Phan Tấn Phát (2010), Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của người nộp thuế về CLDV ở Phòng TTHT Cục Thuế tỉnh Bến
Tre. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang.
4. Đặng Thanh Sơn, Lê Kim Long và Đỗ Văn Cường (2013), Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng
dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế-xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp, Đề tài cấp Tỉnh.
Tiếng Anh
7. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A and Berry, L.L. (1988), SERVQUAL: A multiple item scale for measuring consumer
perceptions of service quality, Journal of Retailing, Vol.64 No.1, Spring, pp. 12-40.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_tuyen_truyen_ho_tro_nguoi_nop_th.pdf