Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được áp dụng. Kết quả phân tích 168 mẫu điều tra thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân và tổ chức có sử dụng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự là: (i) Sự đồng cảm - hình ảnh (ii) Sự tin cậy và (iii) Tính đáp ứng
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo nguyên tắc điều chỉnh kịp thời theo sự biến
động của thị trường. Cần cân đối nguồn vốn hợp lý
để có chiến lược dài hạn về nguồn vốn và cho vay.
- Phân tích xu hướng ngành nghề trên địa bàn
Tỉnh; tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh Khánh
Hòa (du lịch dịch vụ, thủy sản, công nghiệp chế
biến); những ngành nghề đang gặp khó khăn
(thủy sản, bất động sản,), những ngành nghề
có nhiều thuận lợi (thương mại, du lịch dịch vụ,
mía đường) để từ đó đưa ra chiến lược thị trường,
các sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Thành lập tổ chăm sóc khách hàng nhằm
thực hiện chính sách khách hàng và cũng là nơi
tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía
khách hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời
những thiếu sót, đồng thời tạo mối quan hệ thân
thiết hơn với khách hàng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng
cáo (trên phương tiện thông tin đại chúng, đài phát
thanh truyền hình, phát tờ rơi, treo băng rôn..) nhằm
giới thiệu hình ảnh, thông tin, sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam (Agribank) đến khách hàng hiện hữu và
khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường các hoạt động tài trợ nhằm giúp
tăng uy tín và hình ảnh của ngân hàng, thu hút sự
chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng, tăng
cường các mối quan hệ trong cộng đồng xã hội.
3.2. Giải pháp về “Sự tin cậy”
- Việc nâng cao sự tin cậy không những tác
động tích cực đến sự thỏa mãn của khách hàng mà
còn có ảnh hưởng mang tính chất quyết định tới
lòng trung thành, sự gắn bó của khách hàng đối với
Ngân hàng. Khách hàng chỉ yên tâm sử dụng dịch
vụ của Ngân hàng khi Ngân hàng tạo được độ tin
cậy nhất định đối với khách hàng.
- Thủ tục giao dịch cần đơn giản hơn, mẫu biểu
phải rõ ràng dễ hiểu. Nhân viên giao dịch phải ân
cần vui vẻ hơn khi tiếp xúc với khách hàng, sẵn
sàng phục vụ và hướng dẫn khách hàng. Phải biết
cảm ơn và xin lỗi khách hàng.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng
cao trình độ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm
việc cũng như đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán
bộ nhằm tăng “sự tin cậy” cho khách hàng.
3.3. Giải pháp về “Tính đáp ứng”
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp của giao dịch viên,
chuẩn hóa quy định giao tiếp với khách hàng, quy
trình giao dịch phải được thực hiện nhanh chóng
và kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn tài sản cho
khách hàng. Nhân viên cần có khả năng giao tiếp
bằng ngoại ngữ do ngày càng có nhiều khách nước
ngoài đến giao dịch.
- Theo dõi, đánh giá, so sánh các tiện ích sản
phẩm, khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ tới
khách hàng thông qua tất cả các kênh phân phối để
có biện pháp cải tiến, điều chỉnh kịp thời.
- Những giải pháp về công tác nhân sự, nâng
cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, sự tận
tụy phục vụ khách hàng, luôn xem khách hàng là
thượng đế của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân
hàng. Việc triển khai tốt cẩm nang văn hóa Agribank
đến mỗi cán bộ công nhân viên có ý nghĩa vô cùng
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 165
quan trọng tác động tích cực đến “Tính đáp ứng” từ
đó làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng đối với
Agribank.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay,
các ngân hàng thương mại không những đa
dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch
vụ mà còn phải có những chính sách ưu đãi đặc
biệt nhằm giữ chân khách hàng của mình, vốn
mang lại lợi nhuận lớn, lâu dài cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, cuộc đua mở rộng mạng lưới hoạt
động của các ngân hàng thương mại trong nước,
sự gia nhập mạnh mẽ thị trường tài chính tiền
tệ Việt Nam của khối ngân hàng nước ngoài, đã
đặt Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh
Khánh Hòa nói riêng trước những nỗ lực không
ngừng về mọi mặt để đạt được kết quả kinh doanh
tốt nhất.
Như vậy, kết quả chính đạt được của nghiên
cứu này là đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào đối
với sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng các
sản phẩm dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh
Hòa. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác
giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ tại Agribank - Chi nhánh Khánh Hòa.
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu, tác
giả mong muốn những giải pháp đề xuất sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ tại Agribank - Chi
nhánh Khánh Hòa, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, mang lại lợi ích cao nhất cho khách
hàng và Ngân hàng.
2. Kiến nghị
Để chất lượng dịch vụ của Agribank ngày càng
tốt hơn, là lựa chọn hàng đầu của khách hàng,
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân
hàng thương mại khác, tác giả có một số kiến nghị
với Agribank như sau:
- Cần đầu tư, nâng cấp hệ thống máy chủ tại Trụ
sở chính nhằm giảm thiểu việc gián đoạn trong quá
trình giao dịch, nhất là thời điểm đầu tháng và những
ngày trả lương khi lượng giao dịch tăng đột biến.
- Sớm hoàn thiện các chức năng thanh toán
trên kênh Internet Banking nhằm đa dạng hóa sản
phẩm thanh toán và cạnh tranh được với các ngân
hàng thương mại khác.
- Tập trung nghiên cứu ứng dụng khai thác
thông tin giao dịch của khách hàng để đưa ra gói
sản phẩm cũng như chính sách khách hàng phù
hợp với từng đối tượng khách hàng trên cơ sở phân
tích hành vi của khách hàng cũng như hiệu quả do
từng nhóm khách hàng mang lại (ví dụ có chính
sách phí riêng đối với khách hàng VIP, sản phẩm
đặc thù cho doanh nhân,.)
- Cho phép thành lập phòng sản phẩm dịch vụ
(tại chi nhánh loại 3) và bổ sung thêm biên chế cán
bộ chuyên làm công tác tiếp thị, dịch vụ sản phẩm
tại các chi nhánh loại 3.
- Để có đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên
nghiệp, Trường Đạo tạo cán bộ cần thường xuyên tổ
chức các lớp học như: kỹ năng quan hệ khách hàng và
bán chéo sản phẩm, kỹ năng chăm sóc khách hàng,
kiến thức pháp luật, kỹ năng quản lý và lãnh đạo,...
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Chính
phủ về việc ban hành các chính sách khuyến khích
thanh toán không dùng tiền mặt, mà cụ thể là giảm
phí/ thuế cho khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thị Trâm Anh, 2011. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế. TP. Hồ Chí Minh.
2. Lê Văn Huy, 2007. Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận
mô hình lý thuyết. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Trường Đại học Đà Nẵng, số 19.
3. Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo, 2008. Hợp nhất đo lường và thiết lập chỉ số ưu tiên cải tiến chất lượng dịch: nghiên cứu
minh họa trong lĩnh vực ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 23.
4. Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing. NXB Thống kê.
5. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1 - 2. NXB Hồng Đức.
Tiếng Anh
7. Gronroos, 1984. A service quality model and its marketing implications. European journal of marketing. Volume 18 (4):
36-44.
8. Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, & L. L. Berry, 1985. A concept model of service quality and its implications for future
research, Journal of Marketing, 49 (Fall): 41-50
9. Zeithaml, V.A & Bitner, M.J, 2000. Services Marketing: Integrating Customer Focus, Across the Firm. Irwin McGraw-Hill.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_tai_agribank_chi_nhanh_khanh_hoa.pdf