Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có nhiều cải cách và cải tiến trong việc
xây dựng chương trình đào tạo bậc giáo dục đại học. Các trường đại học đã tiến hành xây dựng và ban
hành chuẩn đầu ra dành cho sinh viên từng chuyên ngành. Tuy nhiên, để có được “sản phẩm” đầu ra có
chất lượng theo yêu cầu của xã hội thì việc đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán càng cấp
bách hơn. Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao
chất lượng giáo dục đại học để các trường đại học và cao đẳng trên cả nước phải cam kết chặt chẽ với xã
hội về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo nỗ lực
nghiên cứu, đổi mới để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 25/05/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại các trường đại học để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
398
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỂ HỘI NHẬP
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - AEC
TS. Lê Đức Thắng
Khoa Kế toán Tài chính Ngân hàng,
Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã có nhiều cải cách và cải tiến trong việc
xây dựng chương trình đào tạo bậc giáo dục đại học. Các trường đại học đã tiến hành xây dựng và ban
hành chuẩn đầu ra dành cho sinh viên từng chuyên ngành. Tuy nhiên, để có được “sản phẩm” đầu ra có
chất lượng theo yêu cầu của xã hội thì việc đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán càng cấp
bách hơn. Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao
chất lượng giáo dục đại học để các trường đại học và cao đẳng trên cả nước phải cam kết chặt chẽ với xã
hội về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo nỗ lực
nghiên cứu, đổi mới để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo, giáo dục đại học, kế toán, nhân lực.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với vị thế của kế toán Việt Nam ngày càng được đề cao khi Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau
(MRA - Mutual Recognition Arrangements) trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa 10 nước ASEAN
tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 10 vào tháng 8 năm 2011 vừa qua. Vì thế đòi hỏi của xã
hội đối với những người làm nghề kế toán ngày càng lớn và đó cũng là trọng trách của hoạt động đào tạo
kế toán trong các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu hiện nay. Đồng thời các trường cao đẳng, đại
học, viện nghiên cứu có chuyên ngành kế toán sẽ có điều kiện mở rộng hợp tác liên doanh với các cơ sở
của nước ngoài. Qua đó có nhiều thuận lợi trong việc học tập, áp dụng kinh nghiệm, phương pháp nghiệp
vụ, kỹ năng chuyên môn. Công tác đào tạo, nghiên cứu nước ta có điều kiện tiếp cận và theo kịp trình độ
tiên tiến của các nước trong khu vực ASEAN, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cao khi hội nhập cộng
đồng kinh tế ASEAN.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán trong thời kỳ hội nhập đòi hỏi người làm kế toán phải học tốt
các chuyên môn kế toán chuyên ngành của chương trình, có kỹ năng thực hành kế toán, có khả năng sử
dụng tiếng anh trong giao tiếp, có thái độ tích cực và chuyên nghiệp trong công việc, có các kỹ năng mềm
cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
biết sử dụng excel, word, powerpoint và các phần mềm khác, có khả năng tư duy tự nghiên cứu, tự học tập
nâng cao trình độ tay nghề.
Trong khi đó, chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học nước ta còn nặng về lý thuyết, ít thực
hành, ít trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp. Sinh viên mới ra trường thiếu kiến thức về các luật thuế
cũng như các luật chuyên ngành khác có liên quan đến kế toán. Sinh viên mới tốt nghiệp thường phải học
thêm các khóa kế toán thực hành mới đủ tự tin trước khi xin việc.
399
Cuối năm 2015, khi AEC hình thành, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di
chuyển bao gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và du lịch. Vì vậy, các
trường đào tạo nguồn nhân lực kế toán cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực kế toán để có thể cung cấp được đội ngũ nhân lực kế toán đáp ứng được các yêu cầu trong thời kỳ hội
nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.
2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƢỜNG
ĐẠI HỌC THỜI KỲ HỘI NHẬP ASEAN
2.1. Cơ hội
Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN giúp thị trường lao động trong ASEAN sôi động hơn, thúc đẩy tạo
việc làm cho từng quốc gia thành viên. Theo dự báo của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khi tham gia
AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. Tuy nhiên, do trình độ phát triển không
đồng đều, nên hiện nay lao động có tay nghề và kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị
trường Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Khi tham gia vào AEC, sự hội nhập giáo dục sẽ diễn ra trên quy mô cả ASEAN, các thị trường sẽ cạnh
tranh gay gắt trong việc thu hút người học. Từ đó, dẫn đến sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo, điều kiện
học tập và kết quả là chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao. Các trường đại học có cơ hội hợp tác với các
quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Singapore trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, trao đổi
giảng viên, sinh viên.
Đối với ngành kế toán Việt Nam đã từng bước chuyển mình bằng việc thể chế hóa các định chế hệ thống
pháp lý tạo điều kiện cho mọi tổ chức sẵn sàng hòa nhập trong môi trường cạnh tranh. Hệ thống pháp luật
kế toán liên tục được phát triển và hoàn thiện. Trong khoảng thời gian gần 15 năm, chúng ta đã ban hành
các chuẩn mực về kế toán phù hợp với tiêu chuẩn ISA và IFRS được quốc tế thừa nhận. Cho đến nay Việt
Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, đặc biệt là thông tư 200/2014/TT-BTC đã bao quát hầu hết các
lĩnh vực hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, coi trọng bản chất hơn là hình thức của báo cáo tài
chính đã tạo điều kiện cho việc minh bạch số liệu, đồng thời cũng tạo môi trường đầu tư lành mạnh, từng
bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán theo các điều ước mà Việt Nam đã cam kết.
Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn co các trường đại học trong quá trình xây dựng chương trình đào
tạo, nội dung các môn học kế toán phù hợp với chuẩn mược kế toán quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nhân lực
kế toán cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi hội nhập AEC.
2.2. Thách thức
Khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, sự dịch chuyển tự do nguồn lao động trong khối ASEAN sẽ
diễn ra. Điều đó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và đào thải lực lượng lao động không đủ năng lực chuyên môn.
Sự canh tranh này sẽ là thách thức lớn đối với ngành giáo dục Việt Nam. Đó là thách thức về nguy cơ tụt
hậu xa hơn về giáo dục do khoảng cách về chất lượng giáo dục của Việt Nam so với các quốc gia trong
khu vực ASEAN còn thấp. Các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thailand, Indonesia,
Philippines đều có nền giáo dục tiên tiến, có nhiều trường đại học được xếp hạng trên thế giới. Danh sách
các trường đại học trong khu vực ASEAN được xếp hạng năm 2018 theo bảng xếp hạng QS World.
400
Bảng 1. Danh sách các trường được xếp hạng trong khu vực ASEAN năm 2018
Singapore Malaysia Thailand Indonesia Philippines
Nanyang
Technological
University
Universiti Malaya Chulalongkorn
University
Universitas
Indonesia
University of the
Philippines
National
University of
Singapore
Universiti Putra
Malaysia
Mahidol
University
Bandung Institute
of Technology
Ateneo de Manila
University
Singapore
Management
University
Universiti
Kebangsaan
Malaysia
Chiang Mai
University
Gadjah Mada
University
De La Salle
University
Universiti
Teknologi
Malaysia
Thammasat
University
Airlangga
University
University of
Santo Tomas
Universiti Sains
Malaysia
Kasetsart
University
Bogor
Agricultural
University
Universiti
Teknologi
Petronas
Khon Kaen
University
Diponegoro
University
International
Islamic University
Malaysia
King Mongkut‟s
University of
Technology
Thonburi
Institute of
Technology
sepuluh
Nopember
Universiti Utara
Malaysia
Prince of Songkla
University
Universitas
Muhammadiyah
Sarakarta
Universiti
Teknologi MARA
University of
Brawijaya
Trong khi đó Việt Nam không có trường nào được xếp hạng. Nếu chất lượng đào tạo của nước ta thua kém
thì các nước sẽ đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục sang nước ta nhằm thu lợi nhuận, nước ta trở thành thị
trường giáo dục của nước khác, các trường trong nước có nguy cơ mất thị phần.
Đối với ngành kế toán cũng không tránh khỏi những thách thức khi AEC hình thành. Bởi vì dịch vụ kế
toán trong khu vực đã thống nhất và tuân thủ chuẩn mực kế toán chung, các nước thành viên thống nhất về
khuôn khổ pháp lý, thu hẹp khoảng cách khác biệt, thừa nhận chứng chỉ hành nghề của tất cả các quốc gia.
Nếu chất lượng đào tạo kế toán trong nước không theo kịp các quốc gia khác trong khu vực như
Singapore, Malaysiathì việc chuyển dịch nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao từ các nước sang nước
ta sẽ là một thách thức lớn của các trường đào tạo kế toán trong nước.
401
3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HIỆN NAY
Chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp và có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu
vực. Chỉ riêng trong số hơn 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, hiện có tới hơn 200 trường có
đào tạo chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Ở nhiều trường đại học kinh tế đào tạo chuyên ngành kế toán
và kiểm toán có đủ mọi hệ đào tạo và cấp bậc đào tạo, từ cao đẳng, liên thông đại học, đại học chính quy,
cao học và đào tạo tiến sĩ với đủ các hệ chính quy, tại chức, đào tạo từ xa. Mỗi năm có hàng vạn sinh viên
chuyên ngành kế toán, kiểm toán ra trường. Đó là chưa kể tới hàng trăm lớp dạy nghề kế toán và kiểm
toán do các trường lớp, các trung tâm, các doanh nghiệp tổ chức dưới mọi hình thức. Chuyên ngành kế
toán và kiểm toán vẫn là chuyên ngành hấp dẫn thu hút nhiều thí sinh dự thi hàng năm. Có trường số
lượng sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán chiếm trên dưới một nửa số sinh viên của trường. Ở
nhiều trường, điểm trúng tuyển của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cao nhất nhì so với các
chuyên ngành khác và có trường số sinh viên trúng tuyển chỉ bằng 1/20 hoặc 1/30 số sinh viên dự thi.
Điều đó thể hiện nhu cầu về kế toán, kiểm toán của xã hội, của nền kinh tế còn rất lớn và là một nghề được
giới trẻ quan tâm. Điều đó cũng hoàn toàn thực tế trong một nền kinh tế đang phát triển.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của nhiều trường hiện cũng được xây dựng theo cách hướng đến tính
liên thông với các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia
nhằm giúp sinh viên có khả năng học tiếp, phát triển nghề nghiệp một cách thuận tiện.
Việc không ít trường giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh đã giúp khắc phục rào cản
ngôn ngữ, phát triển khả năng tiếng Anh trong công việc của sinh viên, hỗ trợ cho sinh viên có khả năng
công tác tốt trong môi trường quốc tế khi tốt nghiệp.
Xét về khía cạnh cầu nhân lực, ngành kế toán vẫn nằm trong nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao.
Ngành Kế toán dù nguồn cung cao, tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng cao. Câu hỏi đặt
ra là tại sao lại có nghịch lý như vậy. Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho
bộ phận kế toán có đến 80% - 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được
với công việc của một “kế toán” thực sự. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng kế toán đòi hỏi
nhân viên kế toán phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất là một năm. Các nhà tuyển dụng kế toán đều cho
rằng sinh viên kế toán mới tốt nghiệp thiếu nhiều kỹ năng, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có kiến thức
thực tế trong công việc. Mặt khác, kỹ năng cập nhật thông tin về pháp luật thông tin kế toán còn yếu. Đó
là lý do các trung tâm đào tạo kế toán được thành lập tràn lan, nhằm đáp ứng nhu cầu học thực hành kế
toán thực tế của sinh viên mới tốt nghiệp để tìm kiếm việc làm. Điều đó chứng tỏ, thực trạng chất lượng
đào tạo kế toán trong các trường đại học chưa đảm bảo cho người học có thể làm ngay khi ra trường. Theo
tôi, nguyên nhân là do nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và chất lượng đội ngũ giảng
viên chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3.1. Về chƣơng trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kế toán của cơ sở đào tạo lạc hậu, thiên về lý thuyết hàn lâm, hệ thống các
môn học chuyên ngành không phù hợp với hệ thống chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Thực tế hiện nay, nhiều
cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo của ngành Kế toán từ 120-150 tín chỉ, song tỷ trọng các môn
học thuộc về chuyên ngành và chuyên ngành sâu chỉ chiếm khoảng 30% chương trình. Trong số 30% số
tín chỉ toàn khóa học ở các môn học chuyên ngành sâu nội dung còn nặng về lý thuyết hàn lâm nên sinh
viên vẫn chưa thể tiếp cận được với công việc thực tế. Hệ thống các giáo trình, tài liệu phục vụ học tập
nghiên cứu được thiết kế theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và bước đầu tiếp cận với Hệ
thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán nhưng cũng chỉ là trên những nguyên tắc chung. Chương
trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học quá
402
nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại
chưa phù hợp với thực tiễn. Thạc sĩ Trần Trung Tuấn, ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Mặc dù đã ban
hành các chuẩn mực kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế toán của các trường đều được soạn theo
các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính nên hạn chế phần nào đến khả năng suy luận và phát triển kiến
thức của sinh viên. Bên cạnh đó, chương trình hiện nay chưa tính đến vấn đề hội nhập”.
3.2. Về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả
Phương pháp giảng dạy các môn kế toán hiện nay tại các trường đại học còn mang tính thụ
động, cách truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến cách học của sinh viên hoàn toàn phụ thuộc
vào giảng viên, sinh viên không có thói quen tự học, tự nghiên cứu, không có tư duy sáng tạo.
Mặc dù thực tế hiện nay, các cơ sở đào tạo đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và số lượng
của lực lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các giảng viên, người
truyền đạt kiến thức vẫn bộc lộ việc đơn điệu trong phương pháp giảng dạy. Giờ giảng chuyên
ngành sâu cho sinh viên, học viên vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng, làm người học tiếp thu
một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang nặng lý thuyết, thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ
cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp.
Phương pháp giảng dạy về cơ bản tuy đã có sự cải tiến song về cơ bản vẫn tuân thủ theo phương pháp
truyền thống thầy đọc, trò chép (hoặc trò nghe) và làm bài tập, không đảm bảo được việc nâng cao kiến
thức cho người học.
3.3. Về đội ngũ giảng viên
Trong những năm qua, nhu cầu học kế toán tăng nhanh. Vì vậy nguồn giảng viên giảng dạy kế toán trong
các trường thiếu trầm trọng, các trường có nhu cầu tuyển dung giảng viên chuyên ngành kế toán tăng.
Chính vì vậy, Đội ngũ giảng viên đảm nhận giảng dạy các học phần về kế toán, kiểm toán phần lớn còn
khá trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng công việc thực tế. Đồng thời, do thu nhập của giảng viên
còn thấp nên phần lớn họ tham gia thỉnh giảng cho các trường khác nên không có thời gian trau dồi kinh
nghiệm giảng dạy, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và không tham gia nghiên cứu khoa học, thậm
chí chưa từng viết báo cho các tạp chí chuyên ngành. Đây là điểm yếu của nền giáo dục Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trao đổi giảng viên sinh viên giữa các nước.
4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
4.1. Về nội dung chƣơng trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành kế toán nên xây dựng theo hướng chuyên môn hóa đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế như chuyên ngành kế toán tài chính, chuyên
ngành kế toán quản trị, chuyên ngành kế toán hành chính sự nghiệp, chuyên ngành kế toán khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ du lịch Hệ thống chương trình cũng như tài liệu giảng dạy nên được thiết kế lại phù hợp
và có cập nhật thường xuyên các chuẩn mực kế toán ban hành. Các trường đại học, cao đẳng, các nơi đào
tạo chuyên ngành cần trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và việc áp dụng các văn bản pháp quy
mới về kế toán trong vai trò hướng dẫn và thu thập các ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp.
Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh dạn
phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA, CPA Úc, CIMA... để đổi mới giáo trình đào tạo. Tăng cường
giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế
(ACCA, CPA Úc, CIMA...) dễ dàng hơn. Tăng cường đào tạo khả năng thực hành ngoại ngữ, các kỹ năng
mềm. Các trường đại học nên dành thời lượng đủ lớn để trang bị cho học viên nâng cao kỹ năng mềm,
403
trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, để sau khi ra trường, đội ngũ này có thể sử dụng ngay ngoại ngữ
vào công việc của mình một cách hiệu quả.
4.2. Về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá kết quả
Mặc dù, phương pháp giảng dạy tích cực được các trường áp dụng và triển khai trong nhiều năm qua
nhưng vẫn còn mang tính hình thức. Giảng viên vẫn trình chiếu slide, thuyết trình-sinh viên thảo luận và
giải bài tập. Do vậy, tôi có một số kiến nghị về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả đối với các
môn học kế toán như sau:
1. Thứ nhất, áp dụng mô hình dạy học theo dự án. Theo mô hình này, khoa chuyên môn thiết kế các
dự án cho từng môn học theo từng chủ đề. Như môn “Kế toán tài chính doanh nghiệp”, dự án có thể
là đưa ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 1 doanh nghiệp, sinh viên tự tìm hiểu về 1 doanh
nghiệp thực tế để lập các chứng từ kế toán, định khoản, ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo tài
chínhĐây là mô hình lấy người học làm trung tâm và gắn liền với những vấn đề thực tiễn của
doanh nghiệp. Mục tiêu của phương pháp học theo dự án là để sinh viên học nhiều hơn về một chủ
đề. Sinh viên phải làm việc nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề và
trình bày công việc mình đã làm trước giảng viên và sinh viên khác
2. Thứ hai, áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy các học phần kế toán chuyên
ngành
3. Thứ ba, rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên thông qua các bài tập nhóm về tìm hiểu các
văn bản của nhà nước về chế độ kế toán tài chính, quản lý thuế.
4. Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm.
4.3. Về đội ngũ giảng viên
Muốn đào tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong thời
kỳ hội nhập kinh tế ASEAN, thì đội ngũ giảng viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Thứ nhất, giảng viên phải có đủ năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực
chuyên môn.
2. Thứ hai, nhà trường cần liên kết với các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có các kế toán giỏi,
trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm thức tế, có thể bổ sung lực lượng này cho công tác đào tạo
và nghiên cứu. Đây là đội ngũ giảng viên không chuyên nhưng sẽ góp phần hỗ trợ công tác giảng
dạy cho nhà trường.
3. Thứ ba, đội ngũ giảng viên phải nâng cao trình độ ngoại ngữ đến mức thành thạo để có thể giao
tiếp, đọc tài liệu nước ngoài nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học và
năng lực giảng dạy.
4. Thứ tư, cần có chính sách ưu đãi đối với giảng viên có đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và năng lực chuyên môn để thu hút nguồn giảng viên giỏi đáp ứng được nhu cầu nguồn nhận lực kế
toán chất lượng cao.
5. KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán là vấn đề cấp bách hiện nay. Đó là vấn đề “sống còn”
của các trường khi dòng lao động ngành kế toán tự do dịch chuyển giữa các nước trong khối ASEAN.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn rất cần nguồn nhân lực
kế toán đủ năng lực nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, các trường đại học cần mạnh
404
dạn thay đổi cấu trúc chương trình, phương pháp giảng dạy và tuyển dụng giảng viên đủ năng lực tham gia
vào công cuộc đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kế toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Thanh (2011), Đổi mới chương trình, nội dung và cách thức đào tạo kế toán – kiểm toán
ở bậc đại học, Tạp chí kiểm toán.
[2] Nguyễn Hữu Lam (2014), Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo trong các trường đại học và cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức, Trung
tâm nghiên cứu và phát triển quản trị (CEMD).
[3] Trần Thu Nga (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán ở các trường đại học tại
Việt Nam, Tạp chí Công Thương.
[4] Trương Bá Thanh - Trần Đình Khôi Nguyên (2007), Đổi mới công tác đào tạo kế toán - kiểm toán
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng
[5] Trần Ngọc Thúy (2017), Thực trạng nguồn nhân lực ngành kế toán nước ta hiện nay và đề xuất một
số giải pháp cho thời gian tới, Tạp chí Công Thương.
[6] Võ Văn Nhị (2016), Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học đáp ứng xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, Trang tin điện tử Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.
[7] Vũ Hữu Đức (2011), Đào tạo kế toán Việt Nam - Tiềm năng và thách thức, Tạp chí Kiểm toán
[8] Vũ Mai Phương (2017), Đào tạo Kế toán kiểm toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí
Tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dao_tao_nguon_nhan_luc_ke_toan_tai_cac_t.pdf