Hiệp định khung về thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kế toán đã được ký kết giữa 10 nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 14 tại huyện Cha-am, tỉnh Phetchaburi, Thái Lan vào ngày 26/2/2009. Từ đây có thể khẳng định sứ mệnh và vai trò của lực lượng kế toán Việt Nam ngày càng được coi trọng trong xã hội, vì thế đòi hỏi của xã hội đối với những người làm nghề kế toán ngày càng lớn và đó cũng là trọng trách của hoạt động đào tạo kế toán trong các trường đại học và viện nghiên cứu. Bài viết chỉ ra những hạn chế và yếu kém của đội ngũ kế toán Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra một số định hướng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành này tại các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community – AEC)
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế toán đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên tự thiết
kế, tổ chức và thực hiện. Bên cạnh đó, các giảng viên trong quá trình giảng dạy cũng có thể triển khai rèn
luyện các kỹ năng mềm trong từng học phần đảm nhiệm. Cụ thể, trong từng môn học chuyên ngành, các
giảng viên sẽ giao các dự án nhóm, đề tài môn học cho từng nhóm sinh viên. Các em sẽ làm việc theo
nhóm từ đầu học kỳ để thực hiện một đề tài hoàn chỉnh và đến cuối học kỳ phải trình bày và báo cáo kết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
354
quả đề tài đó. Thông qua cách tổ chức lớp học nhƣ vậy, không chỉ kiến thức chuyên môn mà các kỹ năng
mềm cũng đƣợc liên tục hoàn thiện trong suốt thời gian học tại trƣờng. Thuần thục trong áp dụng các kỹ
năng mềm cơ bản giúp ngƣời kế toán liên kết các khối kiến thức và kỹ năng cứng và vận dụng chúng một
cách linh động trong các tình huống trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra các kỹ năng mềm giúp ngƣời
kế toán thích nghi vào các môi trƣờng sống thay đổi một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài bằng cấp
chuyên môn, việc bổ sung, học hỏi thêm các kỹ năng bổ trợ cho công việc sẽ ngƣời kế toán dễ dàng tìm
kiếm và giữ đƣợc việc làm.
Thứ năm, chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp và viết trong kinh
doanh. Theo nội dung của ―Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán trong ASEAN‖, khi AEC
đƣợc thành lập, ngƣời nƣớc ngoài có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN có thể
đƣợc tuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán Việt Nam. Tƣơng tự, ngƣời Việt Nam có
Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN cũng có cơ hội vào làm việc trong các doanh
nghiệp kế toán, kiểm toán của các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, cần thừa nhận một thực tế là, nhân lực
chất lƣợng cao (các chuyên gia, các kế toán viên kinh nghiệm), trong đó có nhân lực đƣợc đào tạo chuyên
môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đƣợc di chuyển tự do
hơn. Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho phép đội ngũ kế toán tìm đƣợc công việc tốt hơn và tăng mức sống
của họ. Chính vì vậy khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là kỹ năng quan trọng nhất phải có. Đặc biệt là ở
nƣớc ta khi bối cảnh kinh tế cũng nhƣ chất lƣợng nguồn lao động chƣa ổn định sẽ khó lòng cạnh tranh lại
so với các nƣớc thạo Anh ngữ trong khu vực. Việc mỗi kế toán viên Việt Nam chủ động tự trang bị vốn
tiếng Anh vững vàng sẽ là một ―đòn bẩy‖ tạo sức bật hiệu quả cho công việc và tạo kiện đón nhận thêm
nhiều cơ hội mới giữa thời buổi hội nhập đầy cạnh tranh. Có thể khẳng định, nếu đƣợc đào tạo và rèn
luyện đúng hƣớng, nói tiếng Anh trôi chảy sẽ là một lợi thế cạnh tranh của đội ngũ kế toán Việt Nam.
Thứ sáu, áp dụng một số chƣơng trình đào tạo kế toán của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và thế
giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam vào đào tạo chuyên ngành kế toán. Quốc tế hóa các trƣờng đại học
tại Việt Nam thông qua các chƣơng trình liên kết đào tạo đang là một xu hƣớng phát triển ngày càng
mạnh mẽ và đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc Việt Nam cũng nhƣ của tất cả các bên liên quan, điển hình
nhƣ: trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân liên kết với Đại học York Saint John, Vƣơng quốc Anh đào tạo Cử
nhân Kế toán - Tài chính (BIFA), Khoa Quốc tế, ĐHQGHN liên kết với ĐHTH Kỹ thuật Quốc gia
Tambov, CHLB Nga đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán - phân tích & Kiểm toán, Học viện Tài chính
liên kết đào tạo Cử nhân Kế toán ứng dụng liên kết với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) và
đại học Oxford Brookes (UK), Xu hƣớng này đang tác động sâu sắc đến các trƣờng đại học Việt Nam
về mọi phƣơng diện, một mặt chia sẻ gánh nặng đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học trong nƣớc, góp
phần tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trình độ cao cho Việt Nam, mặt khác thúc
đẩy quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài giữa các nền giáo dục ĐH Việt Nam và giáo dục thế giới. Điều
đó sẽ hƣớng tới đáp ứng nhu cầu cùng tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và toàn thế giới
trong thế kỷ 21.
Thứ bảy, hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán uy tín trên thế giới
và trong khu vực nhƣ ACCA, CPA Australia, SAAđể thực hiện quá trình đào tạo các chứng chỉ và
bằng cấp chuyên nghiệp cho các sinh viên và kế toán viên có nhu cầu. Ngoài việc học tốt chƣơng trình đại
học / cao đẳng ở Việt Nam, thiết nghĩ sinh viên Việt Nam cần học thêm các bằng cấp quốc tế đƣợc công
nhận rộng rãi ở khu vực ASEAN và trên toàn cầu. Những bằng cấp quốc tế này là ―hộ chiếu‖ để kế toán
Việt Nam làm việc ở các nƣớc ASEAN khác. Xã hội ngày càng có nhiều nhu cầu tìm kiếm các chuyên
gia tài chính, kế toán có đủ năng lực với bằng cấp và chứng chỉ đƣợc công nhận trên toàn cầu. Ngoài ra,
họ cần có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt để có thể tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong
HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015)
355
giai đoạn này. Sẽ có nhiều cơ hội cho những kế toán viên đang sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp - những
ngƣời có thể tạo ra lợi thế khác biệt để thành ngƣời đi đầu trong lĩnh vực mình theo đuổi.
4. Kết luận
AEC đang đến rất gần và đặt Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc Đông Nam Á khác trƣớc những cơ hội,
thách thức to lớn. Thực tế này đang đòi hỏi chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời dân Việt Nam phải có sự
quan tâm, chuẩn bị kỹ lƣỡng để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức trong quá trình tham gia AEC.
Trong đó, các yếu tố then chốt mà Việt Nam không thể bỏ qua là cải cách thể chế và nâng cao chất lƣợng
đào tạo nguồn nhân lực. Đối với ngành kế toán - một trong tám lĩnh vực đƣợc ƣu tiên phát triển của
ASEAN, hội nhập AEC vừa đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các nhà quản lý giáo dục. Để nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực kế toán, cần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Để có đƣợc nguồn nhân lực tốt phục
vụ cho đất nƣớc và để các sinh viên đƣợc đào tạo nhận đƣợc quyển tự do làm việc trong các nƣớc thuộc
khối ASEAN, các trƣờng đại học phải chủ động đổi mới, thực hiện đồng thời các giải pháp nhƣ cải tiến
chƣơng trình giảng dạy, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ
năng mềm Một đội ngũ kế toán có ―Trình độ chuyên môn đẳng cấp quốc tế; lƣu loát ngoại ngữ‖ hứa
hẹn sẽ là lợi thế cho Việt Nam trong thời kỳ đầu gia nhập AEC.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
[1] ASEAN Secretary (2014), ASEAN Mutual Reorganization Agreement (MRA) on accountancy
services – Handbook.
[2] Lita Kusumasari (2014), Indonesian institute of accountants (IAI) towards ASEAN Economic
Community (AEC) 2015, Asian Journal of Accounting and Finance, Special Issues, December 2014,
ISSN 2087-4499.
[3] M.Th.Sri rejeki Retnaningdyastuti (2015), ―The role of lecturers to produce quality graduates in the
higher education‖, Proceedings of International Conference: Enhancing Education Quality In
Facing Asian Community - University of PGRI Semarang , Indonesia, ISBN: 978-602-8047-83-8.
[4] Muttanachai Suttipun (2014), ―The Readiness of Thai Accounting Students for the ASEAN
Economic Community: An Exploratory Study‖, Asian Journal of Business and Accounting 7(2)-
2014, ISSN 1985–4064.
[5] Tiyadah Pichayasupakoon (2014), ―The Impact of the ASEAN Economic Community (AEC) on
the Recruitment of Accountants: A Case Study of Listed Firms on the Stock Exchange of
Thailand‖, Silpakorn University Journal of Social Sciences, Humanities, and Arts, Vol.14(2) : 1-24,
2014.
Tiếng Việt
[6] Ban thƣ ký ASEAN (11/2011), Sổ tay kinh doanh trong cộng đồng kinh tế ASEAN (Bản dịch), ISBN
978-602-8411-85-1.
[7] Trƣơng Hoàng Tú Nhi (2014), ―Mô hình thực hành kế toán ảo – Giải pháp đào tạo hƣớng đến mục
tiêu phát triển kỹ năng thực hành nghề kế toán‖, Kỷ yếu Hội thảo khoa học CITA 2014 công nghệ
thông tin và ứng dụng trong các lĩnh vực – lần thứ 3, Số 3, 2014.
[8] Nguyễn Hồng Sơn - Nguyễn Anh Thu (2015), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): bối cảnh và kinh
nghiệm quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9] Trƣơng Bá Thanh – Trần Đình Khôi Nguyên (2007), ―Đổi mới công tác đào tạo kế toán - kiểm toán
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
356
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới‖, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số:
21/2007, 110-113.
[10] Nguyễn Thị Diệu Thanh (2014), ―Giáo dục đại học việt nam trong thời đại toàn cầu hóa: cơ hội và
thách thức‖, Kỷ yếu HTKH “Vai trò của các trường đại học và cao đẳng đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội khu vực ĐBSCL” – Trƣờng ĐH An Giang.
[11] Chúc Anh Tú (2014), ―Con đƣờng để bằng cấp kế toán, kiểm toán Việt Nam đƣợc quốc tế thừa
nhận‖, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Kế toán - kiểm toán trong tiến trình cải cách và hội
nhập” – Trƣờng ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
[12] Trƣơng Thùy Vân – Nguyễn Thị Diệu Thanh (2014), ―Đào tạo ngành kế toán dựa trên chuẩn đầu ra
tại trƣờng đại học Quảng Bình – Thực trạng và giải pháp‖, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Kế
toán - kiểm toán trong tiến trình cải cách và hội nhập” – Trƣờng ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dao_tao_nganh_ke_toan_dap_ung_yeu_cau_ho.pdf