Một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với các cơ sở giáo dục nói
chung & các trường Đại học nói riêng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa Công
nghệ thông tin (CNTT) – Trường Đại học Hà Nội đã và đang nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm
của xã hội & doanh nghiệp. Khoa CNTT luôn chú trọng thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm
cải thiện chất lượng dạy & học. Bài báo này mang đến cái nhìn tổng quan về thực trang đào
tạo, các thế mạnh & hạn chế của Khoa CNTT đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy trong tương lai.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CỦA KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nguyễn Đình Trần Long
Trường Đại học Hà Nội
Tóm tắt – Một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với các cơ sở giáo dục nói
chung & các trường Đại học nói riêng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa Công
nghệ thông tin (CNTT) – Trường Đại học Hà Nội đã và đang nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm
của xã hội & doanh nghiệp. Khoa CNTT luôn chú trọng thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm
cải thiện chất lượng dạy & học. Bài báo này mang đến cái nhìn tổng quan về thực trang đào
tạo, các thế mạnh & hạn chế của Khoa CNTT đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy trong tương lai.
Từ khóa – Chất lượng, Đào tạo, Khoa CNTT, Nâng cao
I. MỞ ĐẦU
Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang là xu hướng phát triển
mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay. CMCN 4.0 hội tụ nhiều công nghệ trong đó cốt lõi là
CNTT. Nói theo cách khác trong thời đại 4.0, mọi ngành nghề hầu như đều bị tác động
bởi CNTT. Chính vì vậy, CMCN 4.0 là thời điểm luận lợi và phù hợp để sinh viên lực
chọn học các ngành về CNTT như Lập trình, Quản trị mạng, Bảo mật, Sau này, các
sinh viên này là những nhân lực chủ yếu cho các lĩnh lực quan trọng như kinh tế 4.0,
giáo dục thông minh 4.0, nông nghiệp thông minh 4.0, Như một lẽ tất yếu, “có cung
có cầu” vậy nên số lượng thí sinh đăng ký học ngành CNTT đang gia tăng hàng năm.
Trường Đại học Hà Nội đã thành lập Khoa CNTT & tuyển sinh sinh viên từ năm
2005 để nắm bắt được nhu cầu của xã hội về ngành CNTT cho tương lai. Thương hiệu
và chất lượng của Khoa đã được khẳng định qua 15 năm xây dựng & phát triển. Với ưu
thế là giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên theo học ở Khoa sau khi tốt nghiệp có đủ
trình độ về CNTT và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển
dụng. Theo số liệu khảo sát của Khoa với cựu sinh viên các khóa trước thì có nhiều bạn
đã theo nghề và đạt được những thành công nhất định trong công việc. Các công ty phần
mềm cũng khá hài lòng với đội ngũ nhân sự được tuyển dụng từ nhà trường. Ngoài ra,
năm nay Trường Đại học Hà Nội rất vinh dự và tự hào khi lần đầu tiên được lọt vào top
10 trường Đại học có điểm tuyển sinh đầu vào ngành CNTT cao nhất trong cả nước.
Đây là kết quả xứng đáng và sự tin tưởng của xã hội dành cho tập thể cán bộ giáo viên
của Khoa đã nhiệt tình cống hiến và xây dựng Khoa trong những năm vừa qua.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định như sự đầu tư quan tâm của nhà trường, sự
ủng hộ của xã hội thì Khoa CNTT cũng có những có khó khăn nhất định trên con đường
phát triển trong tương lai như thời gian thành lập chưa đủ lâu, đội ngũ giảng viên đa
phần còn rất trẻ về tuổi đời và ít kinh nghiệm. Bài báo này đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp nâng cao chất lượng đào tạo & giảng dạy để Khoa CNTT ngày càng phát
103
triển vững mạnh trong thời gian tới để xứng đáng với sự tin tưởng của xã hội.
II. NỘI DUNG CHÍNH
1.Thực trạng đào tạo hiện tại của Khoa CNTT
1.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên
Hình 7 - Đội ngũ cán bộ giáo viên của Khoa CNTT
Khoa CNTT – Trường Đại học Hà Nội được thành lập theo Quyết định số
626/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 03/02/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo số
liệu cập nhật tính đến 02/2020, Khoa CNTT hiện có tổng cộng 33 cán bộ giáo viên
(CBGV), trong đó:
Số lượng cán bộ: 02
o Số lượng trợ lý hành chính: 01
o Số lượng trợ lý giáo vụ: 01
Số lượng giảng viên: 31
o Số lượng giảng viên đang làm việc tại khoa: 25
o Số lượng giảng viên đang đi học nước ngoài: 06
Đội ngũ giảng viên của Khoa CNTT hiện có 03 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ và 04 cử nhân,
trong đó có 06 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh và học cao học tại nước ngoài (Úc,
New Zealand, Bỉ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản) và 03 giảng viên hiện đang làm nghiên cứu
sinh tại các cơ sở đào tạo trong nước.
Hiện tại, khoa CNTT đang giảng dạy cho khoảng 500 sinh viên chuyên ngành,
chưa kể số sinh viên các khoa khác đăng ký học tín chỉ môn Tin học cơ sở. Theo kế
hoạch tuyển sinh năm nay, chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh cho khoa CNTT là 250. Trong
đó, số lượng tuyển sinh cho ngành CNTT là 200 và ngành truyền thông đa phương tiện
104
(mới mở năm nay) là 50. Với định hướng của nhà trường, CNTT sẽ là 1 trong 3 định
hướng mũi nhọn để phát triển. Trong tương lai, Khoa CNTT dự kiến sẽ tuyển sinh thêm
nhiều ngành mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Khoa CNTT đã có những vượt bậc cả
về lượng và chất. Từ đội ngũ ban đầu chỉ có 10 giảng viên nay số lượng đã tăng lên gấp
3 lần. Ý thức được việc nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên trong Khoa
luôn chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng sự phạm và trình độ chuyên môn để đáp ứng
tốt được yêu cầu của môn học.
1.2. Định hướng phát triển
Hình 8 – Các định hướng phát triển của Khoa CNTT
Mở rộng quy mô phát triển của Khoa: Đào tạo thêm nhiều ngành mới để có thể
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa: Nhằm giúp đội
ngũ giảng viên thấy được mục tiêu của việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của đội
ngũ giảng dạy trong nhà trường. Từ đó nâng cao ý thức nhận thức về nhiệm vụ và
quyền hạn của người giảng viên.
Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí phát triển: Nhằm thu hút đội ngũ giảng
viên giỏi cho Nhà trường nói chung và Khoa CNTT nói riêng: Mục tiêu là tuyển chọn,
bổ sung lực lượng giảng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhiệm vụ và định hướng phát triển
của nhà trường trong tương lai; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm
2025 có 50% giảng viên khoa có trình độ Tiến sỹ.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên: Nâng cao trình độ chung
cho đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng
nghiên cứu khoa học. Khắc phục tình trạng số lượng giảng viên phát triển không tỷ lệ
thuận với chất lượng.
Định
hướng
Mở
rộng
quy mô
Nâng
cao
nhận
thức
Xây
dựng
tiêu chí
Tăng
cường
đào tạo
105
1.3. Một số vấn đề cần lưu ý
Số lượng giảng viên: Hiện tại, nhân lực tham gia công tác giảng dạy tại Khoa
đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, với việc mở rộng quy mô đào tạo và gia tăng số
lượng tuyển sinh thì tỷ lệ tăng bình quân hiện vẫn chưa đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo
của nhà trường mà giao phó.
Năng lực chuyên môn: Hiện tại, chỉ 02 trên tổng số 30 giảng viên là có học vị
Tiến sỹ, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Số lượng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5
năm chiếm tỷ lệ khá cao. Ưu điểm của nhóm giảng viên này là sức trẻ, nhiệt huyết. Tuy
nhiên nhóm này lại có một số nhược điểm như thiếu kinh nghiệm giảng dạy, khả năng
nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Họ chưa được
rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Điều này có thể khắc phục được
nếu các cấp quản lý trong trường quan tâm, tạo điều kiện và có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp họ nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức.
Kỹ năng sư phạm: Đa phần các giảng viên của Khoa không phải tốt nghiệp từ
một trường sư phạm nên kỹ năng sư phạm còn hạn chế. Hiện tại, một số giảng viên đã
có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Các giảng viên khác của Khoa đã và đang tham dự các
khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Học viện quản lý giáo dục tổ chức để nâng
cao kỹ năng sư phạm nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn.
Trình độ ngoại ngữ: Các môn học trong Khoa được giảng dạy hoàn toàn bằng
tiếng Anh (trừ môn THCS dạy bằng tiếng Việt cho sinh viên các khoa khác). Vì vậy,
yêu cầu về công tác giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ tốt. Trình
độ tiếng Anh của các giảng viên tại Khoa được đánh giá cao hơn so với mặt bằng chung
của các giảng viên dạy CNTT trong cả nước. Ngoài một số giảng viên đi du học nước
ngoài, đa số giảng viên đều có trình độ ngoại ngữ B2 hoặc IELTS 6.5 trở lên.
Hình thức giảng dạy: Các giờ học tại Khoa hiện tại được chia ra 2 loại: lý
thuyết và thực hành. Với giờ học lý thuyết, sinh viên toàn Khoa sẽ được học tại các
phòng học lớn có máy chiếu và bảng viết. Với giờ học thực hành, sinh viên được chia
nhỏ theo từng lớp (khoảng 20-25 SV/lớp) và học tại các phòng lab được trang bị máy
tính để bàn. Giáo viên sẽ hướng dẫn thực hành thông qua 1 máy tính riêng và dùng phần
mềm quản lý phòng máy để chia sẻ màn hình đến máy sinh viên.
Hình thức đào tạo: Việc chuyển qua hình thức đào tạo tín chỉ là một thách thức
lớn đối với Khoa vì từ trước đến nay nhà trường vẫn áp dụng hình thức đào tạo niên
chế. Việc thay đổi hình thức đào tạo dẫn đến việc phải thay đổi cách thức hoạt động,
vận hành của cả bộ máy giáo dục, nhiệm vụ của giáo vụ cũng nặng nề hơn, khối lượng
công việc dành cho giáo viên cũng tăng lên khi phải chuẩn bị học liệu cho các môn học
mới, nhu cầu nhân sự cũng phải phát triển tương ứng vì với việc đào tạo tín chỉ thì sinh
viên có quyền lựa chọn môn học từng kỳ cũng như giáo viên yêu thích.
106
Cơ sở vật chất: Hiện tại, cơ sở vật chất của Khoa phục vụ khá tốt cho nhu cầu
dạy và học của giáo viên và sinh viên. Trường đã đầu tư lắp đặt mới dàn máy tính cấu
hình cao với màn hình to tại các phòng lab. Ngoài ra, một số phòng học mới cũng đã
được cấp riêng cho Khoa dành để giảng dạy các môn học tự chọn và cũng là nơi để giáo
viên có thể ngồi làm việc, trao đổi học thuật.
2. Các mục tiêu chính của Khoa CNTT
Hình 9 - Các mục tiêu chính của Khoa CNTT
Nâng cao mức độ tín nhiệm của xã hội: Cần hướng đến việc gia tăng lượng thí
sinh nộp hồ sơ tuyển sinh vào trường, điểm xét tuyển cũng như thứ hạng ngành CNTT
của trường được nâng cao theo từng năm. Tât cả nhằm mục đích khẳng định thương
hiệu về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Nâng cao số lượng và chất lượng giảng viên hàng năm: Nhà trường cần đảm
bảo tuyển đủ số lượng giáo viên cần thiết và có năng lực chuyên môn tốt, tâm huyết với
nghề phục vụ cho công việc giảng dạy tại Khoa. Trình độ chuyên môn của các giảng
viên hiện tại cũng cần được nâng cao hàng năm để có thể bắt kịp các xu hướng công
nghệ mới, giảng dạy được các môn học khó.
Nâng cao chất lượng giảng dạy: Đảm bảo các môn học giảng dạy được phụ
trách bởi các giảng viên đúng chuyên môn, có kinh nghiệm. Số lượng sinh viên tốt
nghiệp từ Khoa hàng năm được tăng lên, số lượng sinh viên học lại giảm xuống. Mức
độ hài lòng của sinh viên đối với giảng viên và môn học luôn ở mức cao.
Nâng cao chuẩn đầu ra của sinh viên: Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần phải có
đầy đủ các kỹ năng mềm (như làm việc nhóm, thuyết trình), khả năng ngoại ngữ (hiện
tại đầu ra là chuẩn B2, tương lai là chuẩn B1 hoặc điểm số IELTS, TOEFL tương
đương), trình độ chuyên môn (thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, hiểu về
quy trình phát triển phần mềm, thiết kế cơ sở dữ liệu,).
Cải thiện về cơ sở vật chất: Để đáp ứng được quy mô phát triển của Khoa và số
lượng tuyển sinh tăng lên theo hàng năm thì nhà trường cần đảm bảo về ố lượng cũng
Mục
tiêu
Tín
nhiệm
xã hội
Giảng
viên
Giảng
dạy
Chuẩn
đầu ra
Cơ sở
vật chất
107
như chất lượng các phòng học lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo chất lượng dạy và
học của giảng viên, sinh viên.
3. Các giải pháp để đạt được mục tiêu
3.1. Giải pháp đối với mục tiêu tín nhiệm xã hội
Tăng cường công tác truyền thông (mạng xã hội, truyền hình,) để nhiều phụ
huynh, thí sinh nắm được thông tin rõ ràng, cụ thể nhất về Khoa, về các ngành nghề mà
Khoa đang đào tạo.
Nâng điểm chuẩn của Khoa lên dần đều hàng năm cũng là một cách để khẳng
định uy tín, thương hiệu của nhà trường trong việc đào tạo ngành CNTT.
Mở rộng quy mô phát triển, mở thêm nhiều ngành nghề mới để phục vụ nhu
cầu của xã hội, tăng số lượng tuyển sinh lên dần theo từng năm.
Phấn đấu nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng khá giỏi hàng năm
Kết nối với các cựu sinh viên thành công trong sự nghiệp để mời về thuyết trình
tại các buổi làm tuyển sinh tại các trường cấp 3 trong cả nước.
3.2. Giải pháp đối với mục tiêu giảng viên
Sử dụng đa dạng các hình thức tuyên truyền quảng bá nhằm tuyển được các
giảng viên có chất lượng cả về ngoại ngữ và chuyên môn với cơ chế đãi ngộ tốt. Việc
tuyển chọn giảng viên có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau:
o Chọn những giảng viên đạt tiêu chuẩn từ các cơ sở giáo dục khác muốn chuyển
về trường làm giảng viên cơ hữu hay thỉnh giảng.
o Tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường Đại học trong
nước phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thành
giảng viên hoặc có thể giữ lại những sinh viên xuất sắc nhất của Khoa để đào tạo bồi
dưỡng thành lớp giảng viên trẻ có tiềm năng.
o Tuyển những sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, có những chính sách ưu tiên để
thu hút và gắn bó với nhà trường. Đây là bộ phận sẽ mang lại nguồn sinh khí mới cho
hoạt động giảng dạy của nhà trường.
o Tuyển các cán bộ có năng lực ở các doanh nghiệp, có trình độ, có kinh nghiệm
thực tế về làm giảng viên cho nhà trường. Họ sẽ là những người cung cấp cho sinh viên
những kiến thức thực tế trong quá trình làm viêc, giúp sinh viên nhà trường có thể hòa
nhập với công việc một cách tốt nhất ngay sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chất lượng, năng lực của đội ngũ giảng viên
bằng nhiều phương pháp khác nhau:
o Bồi dưỡng về chuyên môn: Tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu
cầu chuẩn hóa; cập nhật những kiến thức liên quan đến chuyên môn như: ngoại ngữ, tin
108
học. Động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện tối đa để các giảng viên tham gia làm
nghiên cứu sinh trong nước hay nước ngoài để lấy bằng Tiến sỹ. Đối với các giảng viên
mới cần được tập huấn, kèm cặp bởi các giảng viên đã có kinh nghiệm, đảm bảo trong
một thời gian phải nâng cao trình độ của mình.
o Bồi dưỡng về nghiệp vụ: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực, phương
tiện dạy học hiện đại; kỹ năng tổ chức quản lý, công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo dục
đạo đức cho sinh viên.
o Bồi dưỡng về kỹ năng nghiên cứu khoa học: Bồi dưỡng về phương pháp luận
nghiên cứu khoa học, tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học. Khuyến khích
giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, làm các dự án thực tế để nâng cao trình độ.
o Bồi dưỡng về ngoại ngữ: Mở các lớp học về ngoại ngữ ngay trong nhà trường
để giảng dạy cho đội ngũ cán bộ và giảng viên nhà trường. Điều này khá mới mẻ và
đem lại sự hứng thú học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên. Đồng
thời nhà trường tạo điều kiện để giảng viên được đi học những chứng chỉ ngắn hạn về
ngoại ngữ trong nước.
o Nâng cao năng lực tổ chức hội thảo, thảo luận các chuyên đề. Nâng cao năng
lực tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Gắn việc nghiên cứu khoa học cho giảng
viên và sinh viên cùng làm, giảng viên là người chỉ dẫn giúp đỡ sinh viên thực hiện các
đề tài nghiên cứu khoa học.
3.3. Giải pháp đối với mục tiêu giảng dạy
Tăng cường giao tiếp, trao đổi về học thuật giữa giảng viên và sinh viên thông
qua 2 hình thức online (mạng xã hội) và offline (giờ học thực hành trên lớp, tổ chức các
câu lạc bộ để sinh hoạt nhóm).
Bổ sung các hình thức giảng dạy tiên tiến như dạy trực tuyến. Giáo viên có thể
upload học liệu và video bài giảng cho sinh viên xem trước ở nhà. Thời gian trên lớp
dành để sinh viên và giảng viên trao đổi, chia sẻ.
Yêu cầu giảng viên tăng cường tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng sư phạm.
Sử dụng đội ngũ giảng viên một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên
môn và sở trường.
Giảng viên cần chủ động tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới, tham khảo các học
liệu bên nước ngoài để biên soạn lại cho phù hợp với môn học phụ trách.
Giảng viên hướng dẫn sinh viên làm quen với việc NCKH bắt đầu bằng việc
chọn lọc những sinh viên xuất sắc có đam mê và mở rộng dần ra với các sinh viên khác
trong Khoa.
109
3.4. Giải pháp đối với mục tiêu chuẩn đầu ra
Nâng cao chất lượng giảng dạy theo thời gian nhằm đào tạo được những sinh
viên có bằng cấp cao để phục vụ nhu cầu xã hội.
Tuyển dụng thêm các giảng viên giỏi chuyên môn, bố trí giảng viên đi học nâng
cao nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện cho giảng viên đi học cao học, làm nghiên cứu
sinh để đáp ứng được chất lượng giảng dạy.
Với đặc thù của ngành CNTT, các giáo viên của từng bộ môn trong Khoa cần
trau dồi kiến thức và luôn cập nhật tài liệu giảng dạy theo các công nghệ mới nhất nhằm
giúp sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đẩy mạnh việc trao đổi sinh viên, hợp tác với các trường liên kết, thực tập tại
doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có cơ hội trau dồi kiến thức và khả
năng chuyên môn
3.5. Giải pháp đối với mục tiêu cơ sở vật chất
Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa về phòng học, trang thiết bị để có thể
phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên. Nguồn đầu
tư có thể đến từ việc tăng học phí hoặc từ các khoản thu ngoài như hợp tác quốc tế.
Đầu tư thêm nhiều phòng lab mới để cho sinh viên thực hành. Yêu cầu đối với
phòng lab hiện đại cần có máy tính với cấu hình cao, màn hình lớn để đáp ứng được yêu
cầu của môn học (đặc biệt với các môn học liên quan đến lập trình) và quy mô đào tạo
mở rộng trong tương lai.
III. KẾT LUẬN
Bài báo đã mang đến một cái nhìn tổng quan về Khoa CNTT – Trường Đại học
Hà Nội như đội ngũ giảng viên, định hướng phát triển, thế mạnh, thách thức. Bài báo
cũng đề xuất một số giải pháp chính để có thể áp dụng nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo.
Với sự đầu tư và quan tâm ngày càng cao của nhà trường, nhu cầu ngày càng lớn
của xã hội, khả năng phát triển & mở rộng trong tương lai thì Khoa CNTT – Trường
Đại học Hà Nội phấn đấu sẽ trở thành một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt
Nam về đào tạo ngành CNTT nói riêng cũng như mảng kỹ thuật nói chung. Định hướng
của nhà trường là đào tạo các sinh viên khá giỏi và cung cấp cho thị trường lực lượng
lao động vừa có khả năng ngoại ngữ tốt vừa có trình độ chuyên môn cao để nắm bắt xu
thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn cầu. Để thực hiện được tham vọng
đấy cần sự nỗ lực rất lớn của từng cá nhân giảng viên, tập thể Khoa cũng như sự ủng hộ
của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Mạnh Nhi. Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lương giáo dục đại học.
[Online]. [07 February 2020].
110
Available from:
ph225p-c417-b7843n-n226ng-cao-ch7845t-l4327907ng-gi225o-d7909c-2737841i-
h7885c.html
[2] Nguyễn Đình Luận. Ba yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo.
[Online]. [08 February 2020].
Available from:
[3] PV (GHI). Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học.
[Online]. [09 February 2020].
Available from: https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nang-cao-chat-luong-dao-tao-
cac-truong-dai-hoc-3961645-b.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dao_tao_cua_khoa_cong_nghe_thong_tin.pdf