Nhiều cặp vợ chồng tâm sự:"Chúng tôi sinh em bé đầu tiên khi vừa mới
cưới nhau, cuộc sống chưa có gì là ổn định. Đó gần như là một “tai nạn” hơn là
một niềm mong đợi. Tuy nhiên, thật may mắn là bé rất khoẻ mạnh và ngoan
ngoãn. Bây giờ, khi kinh tế gia đình đã ổn định hơn, chúng tôi lên kế hoạch cho
thiên thần thứ 2 nhưng không hiểu sao bé vẫn không đến với chúng tôi mặc dù hai
vợ chồng đã cố gắng rất nhiều. Chúng tôi nhận ra rằng không phải bao giờ mình
cũng kiểm soát được việc mang bầu cả".
Có khoảng 1/4 cặp vợ chồng đã tìm đến các liệu pháp điều trị y khoa. 1/2
trong số đó thuộc vào trường hợp không thể có đứa con thứ hai. Nhiều người vẫn
nghĩ một cách đơn giản rằng chỉ cần bỏ thuốc lá, cà phê, giảm stress và sinh hoạt
tình dục đều đặn mà không có biện pháp bảo vệ nào thì thành công sẽ đến. Thực
tế, không thể phủ nhận lợi ích của những cách làm này nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn sẽ chắc chắn thành công. Trong việc thụ thai, thành công của lần đầu
tiên không đảm bảo cho thành công của lần thứ hai.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nan giải việc có con lần thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nan giải việc có con lần thứ hai
Cả hai bạn đều đã sẵn sàng và khao khát có đứa con thứ hai. Nhưng có vẻ
như mọi việc không được dễ dàng như trước nữa. Sau đây là những vấn đề bạn
thường phải đối mặt nhất.
A. “Tại sao chúng tôi không thể có thêm con được?”
Nhiều cặp vợ chồng tâm sự:"Chúng tôi sinh em bé đầu tiên khi vừa mới
cưới nhau, cuộc sống chưa có gì là ổn định. Đó gần như là một “tai nạn” hơn là
một niềm mong đợi. Tuy nhiên, thật may mắn là bé rất khoẻ mạnh và ngoan
ngoãn. Bây giờ, khi kinh tế gia đình đã ổn định hơn, chúng tôi lên kế hoạch cho
thiên thần thứ 2 nhưng không hiểu sao bé vẫn không đến với chúng tôi mặc dù hai
vợ chồng đã cố gắng rất nhiều. Chúng tôi nhận ra rằng không phải bao giờ mình
cũng kiểm soát được việc mang bầu cả".
Có khoảng 1/4 cặp vợ chồng đã tìm đến các liệu pháp điều trị y khoa. 1/2
trong số đó thuộc vào trường hợp không thể có đứa con thứ hai. Nhiều người vẫn
nghĩ một cách đơn giản rằng chỉ cần bỏ thuốc lá, cà phê, giảm stress và sinh hoạt
tình dục đều đặn mà không có biện pháp bảo vệ nào thì thành công sẽ đến. Thực
tế, không thể phủ nhận lợi ích của những cách làm này nhưng điều đó không có
nghĩa là bạn sẽ chắc chắn thành công. Trong việc thụ thai, thành công của lần đầu
tiên không đảm bảo cho thành công của lần thứ hai.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc khó thụ thai lần thứ 2?
1. Tuổi tác của người mẹ
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: trong khoảng độ tuổi từ 15 đến 30,
người phụ nữ dễ thụ thai nhất; từ 30 đến 35, tỷ lệ thành công giảm xuống và sau
35 tuổi thì gần như là một sự tụt dốc. Thực tế, khoảng 25% phụ nữ ở tuổi 36
không thể mang bầu. Nhiều phụ nữ tỏ ra khá hờ hững với việc này và trì hoãn
mang bầu cho đến khi 30 tuổi hoặc hơn. Điều này có nghĩa là khi họ lên kế hoạch
cho đứa con thứ hai thì độ tuổi đã không còn phù hợp với việc mang bầu nữa. Lúc
này nhiễm sắc thể trong trứng của người mẹ đã bị tổn hại (và tất nhiên tuổi càng
cao thì sự tổn hại càng lớn) cho nên việc thụ thai trở nên khó khăn là điều dễ hiểu.
2. Sự thay đổi về thể chất
Sự thay đổi hooc môn trong cơ thể cũng như những vấn đề của tuyến nội
tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thụ thai.
Viêm màng dạ con - một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ đứng tuổi - sẽ trở nên
ngày càng tệ hơn bởi nó khiến cho ống dẫn vào tử cung của người phụ nữ va chạm
thường xuyên với các cơ quan ở xương chậu khi họ cố gắng để mang bầu. Và tất
nhiên, điều này gây cản trở đối với việc thụ thai hoặc thụ thai ngoài tử cung
(thường là ở ống dẫn trứng).
3. Nguyên nhân từ người bố
Khi người bố lớn tuổi, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm hẳn. Nhân tố
này đóng góp đến 40% khả năng không thể thụ thai ở người mẹ. Ngoài ra còn một
số nguyên nhân khác: bệnh kinh niên của người người đàn ông như chứng tăng
huyết áp, bệnh đái đường…, hoặc sự thường xuyên trong việc uống rượu, hút
thuốc… cũng khiến cho chức năng làm bố giảm đi rõ rệt.
4. Những chấn thương từ bên trong
Những lần thụ thai không thành trước đó hoặc tiền sử nhiễm bệnh qua
đường sinh dục sẽ để lại di chứng hoặc vết sẹo trong ống dẫn trứng của người mẹ.
Những di chứng (vết sẹo) này sẽ ngăn không cho quá trình thụ thai lần sau thành
công. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là các cặp vợ chồng nên tham khảo lời
khuyên của bác sĩ để điều trị.
B. Những vấn đề thường xảy ra khi khó thụ thai lần 2
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế khá khó tin rằng những tác động về
mặt tâm lý của những người mong muốn được thụ thai lần hai cũng tương tự như
những người đang khao khát có đứa con thứ nhất. Thậm chí, những bà mẹ này còn
phải đối mặt với sự trầm cảm, lo lắng do chính mình gây ra.
1. Lo lắng và tức giận
Sự mong mỏi quá mức và những suy nghĩ tiêu cực về việc thụ thai không
thành khiến cho nhiều bà mẹ trở nên mất bình tĩnh. Khó mà giải thích được cho họ
nguyên nhân vì sao lại khó khăn trong việc mang bầu trở lại khi họ đã thành công
với em bé đầu tiên.
“Tôi cảm thấy như có một mũi dao đâm vào tim mình khi có người phụ nữ
nào đó nói rằng họ trót mang bầu khi chưa thực sự mong muốn có con”, cô
Carolyn Hutton, người Columbia, 29 tuổi, hiện là mẹ của một cậu bé 6 tuổi tâm
sự. Cô sợ hãi phải đối mặt với thực tế rằng phụ nữ càng lớn tuổi thì càng khó thụ
thai, và điều khủng khiếp sẽ xảy ra khi cô quá tuổi 35 mà mới chỉ có một người
nối dõi.
Không ít phụ nữ lại cảm thấy tức giận khi ai đó an ủi mình rằng hãy cảm ơn
Chúa vì đứa con mà mình đang có. “Cứ như thể họ đang nói với tôi rằng chúng tôi
không thể nào có con nữa vậy!”, Samantha - California, 27 tuổi, là mẹ của một bé
gái vừa mới kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2 - bày tỏ.
2. Áp lực từ đứa con đầu lòng
Nhiều em bé luôn hỏi mẹ rằng bao giờ mình sẽ có em để chơi cùng? Những
câu hỏi tưởng chừng ngây thơ đó lại gây áp lực lớn lên các bà mẹ. Chúng luôn bày
tỏ sự mong mỏi của mình mà không biết rằng bố mẹ chúng đang phải trải qua
những giai đoạn điều trị sản khoa nghiêm ngặt để tiếp tục có con.
Peggy Birck, một bà mẹ ở New York tâm sự:“Con gái Lauren của tôi luôn
hỏi tôi hàng ngày về đứa em mà nó đang mong chờ. Điều đó khiến tim tôi tan nát
bởi tôi biết rằng nó sẽ là một người chị tuyệt vời”.
Một vấn đề khác nữa là khi điều trị sản khoa để có bầu, các bà mẹ phải liên
tục trải qua những cuộc thử nghiệm máu, nước tiểu bằng siêu âm, tiêm thuốc và
những thủ tục khác. Và điều đó tất nhiên sẽ trở nên khó khăn hơn khi họ đang có
con nhỏ để chăm sóc.
3. Những cuộc cãi vã trong gia đình
Nếu những khó khăn trong lần thụ thai đầu tiên rất dễ dẫn đến những đổ vỡ
trong mối quan hệ gia đình thì lần thứ hai cũng thế. Trong khi các bà mẹ mong
muốn tuân theo chế độ điều trị hà khắc để có kết quả thì các ông bố lại mong được
yên ổn với những gì họ có. Sự khó dung hoà giữa bản năng làm mẹ và sự nóng
giận của các ông bố là một vấn đề rất thường xuyên xảy ra đối với những cặp vợ
chồng mới có một con.
Con cái là là sợi dây ràng buộc thiêng liêng nhất của một cặp vợ chồng. Sự
thống nhất quan điểm để cùng nhau đi đến quyết định có nên tiếp tục thử sức hay
yên vị với cuộc sống hiện tại chính là chìa khoá của một gia đình hạnh phúc thực
sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nan_giai_viec_co_con_lan_thu_hai_8793.pdf