Năm sai lầm dễ mắc phải dẫn đến phá sản thương hiệu

Trong suốt 25 năm là nhà tư vấn thương hiệu, tôi đã chứng kiến

nhiều công ty phạm phải những sai lầm chủ yếu về quảng bá

thương hiệu, những điển hình trong thực tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Năm sai lầm dễ mắc phải dẫn đến phá sản thương hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm sai lầm dễ mắc phải dẫn đến phá sản thương hiệu Trong suốt 25 năm là nhà tư vấn thương hiệu, tôi đã chứng kiến nhiều công ty phạm phải những sai lầm chủ yếu về quảng bá thương hiệu, những điển hình trong thực tế. Một công ty muốn quảng bá chính họ như một hình ảnh mới mẻ nhất, ngay cả khi họ không chi trả một đồng nào trong việc nghiên cứu và phát triển. Một số khác được đối thủ cạnh tranh tôn trọng và nhanh chóng thay đổi tên sau đó, bỏ lại hàng triệu đô-la hàng hóa có giá trị. Đây là những vi phạm quá rõ ràng. Nhiều công ty khác thì mắc phải những lỗi chung có thể làm mất đi giá trị thương hiệu của họ nhưng vẫn có thể tránh được. Đây là 5 sai lầm chúng ta cần thận trọng để đối phó. Sai lầm thứ 1: Cân bằng thương hiệu với các thông tin liên lạc. Đúng vậy, thương hiệu bao gồm cả các phương tiện thông tin liên lạc. Nhưng nếu chiến lược thương hiệu của bạn tất cả chỉ là những dòng tin nhắn và mẫu quảng cáo, không có gì về chiến lược kinh doanh và con người thì bạn không thể nào chuyển tải hết qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu bạn có nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng, hãy nói với mọi người rằng đó là điều tuyệt vời để đưa khách hàng đến gần bạn hơn. Nhưng đầu tư vào việc đào tạo và cơ sở hạ tầng để cải thiện dịch vụ sẽ giúp bạn tạo được những dịch vụ lớn hơn mà vẫn theo dõi được hoạt động của mình.Vì những thông tin về công ty và các sản phẩm là đường dây trực tuyến nối doanh nghiệp với khách hàng - một doanh nghiệp lớn và sản phẩm của nó chính là sự đảm bảo duy nhất cho thương hiệu . Sai lầm thứ 2: Định giá thương hiệu. Không nên làm như vậy. Dựa vào giá cả thấp của thương hiệu là con đường dẫn đến những đánh giá thấp và người ta sẽ đánh bại bạn tại điểm cuối cùng đó. Ngay cả khi nếu giá cả của bạn ngang bằng với giá của các đối thủ cạnh tranh thì bạn vẫn cần phải cung cấp cho khách hàng gía mua phải chăng và hấp dẫn. Sự khác nhau giữa các sản phẩm cung cấp bở Morton Salt và các thương hiệu khác trên thị trường là gì? Không nhiều lắm . Sự khác biệt về giá cả ? 40%. Giới hạn ở đây là làm thế nào Morton có thể tạo dựng nên sự cuốn hút của thương hiệu tốt đến vậy. Thiết lập sự tin tưởng với khách hàng giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn khi đối thủ cạnh tranh mới nhất đưa ra giá cả rẻ hơn bạn. Sai lầm thứ 3: Thay đổi lời hứa. Như là chú chó cứ khụt khịt quanh van lấy nước chữa cháy, một phó giám đốc tiếp thị được mời đến công ty vào mọi lúc, đây là một nguy cơ cảnh báo cô sẽ thử thay đổi thương hiệu và ghi dấu ấn của mình vào đó. Trong khi lời hứa thương hiệu của bạn cần phải thích ứng và hợp thời thì sự thay đổi một cách toàn diện giống như chuyển đổi từ một nhà lãnh đạo khuôn mẫu sang một nhà lãnh đạo có tư tưởng hoàn toàn mới và làm rối loạn hệ thống kinh doanh của bạn. Bạn đã sãn sàng thay đổi thông điệp hay hình ảnh ? Các công ty cảm thấy chán với cách tiếp thị của riêng họ trước khi thị trường nhàm chán. (Bạn thì sống với nó từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, còn người ta chỉ nhìn thấy nó trong chốc lát). Hãy nhớ lại khi nào Jack ở Box sa thải CEO luân phiên? Khách hàng thì yêu mến và đòi đưa ông trở lại, nhưng doanh nghiệp thì đủ thông minh để hành xử bằng sự lựa chọn khác mới mẻ hơn, hợp thời hơn. Bất cứ điều gì bạn làm, đừng để nét đặc trưng trong thương hiệu đã tỏa sáng của bạn và sức mạnh thông điệp bị thay đổi trong lời hứa của thương hiệu. Sai lầm thứ 4: Hơn cả một lời hứa. Cách thức ít tốn kém nhất để quảng bá chính bạn là hãy để khách hàng giúp bạn làm điều đó. Làm thế nào để làm cho họ trở nên những nhà truyền bá cho bạn? Bằng cách giữ lời hứa và hơn cả sự hấp dẫn. Để họ không thể cưỡng lại sự quyến rũ trong thương hiệu của bạn nghe có vẻ tốt hơn là : Hứa những gì bạn có thể cung cấp, rồi thực hiện cho đến cùng. Bạn có phải là người nhanh nhất? Đừng bắt khách hàng phải nghe những thông điệp quá dài trước khi họ có thể tiếp cận thương hiệu của bạn. Bạn có phải là người thân thiện nhất? Đừng để nhân viên phải đàm tiếu sau lưng bạn. Bạn có phải là người cởi mở? Hãy chắc chắn rằng cách sống của bạn luôn ấn tượng và có sức cuốn hút tuyệt vời. Cùng với lới khuyên này, tôi khuyến cáo rằng bạn nên tập trung vào thông điệp của thương hiệu – đừng cố gắng là mọi thứ với tất cả mọi người. Tính đến những phần hấp dẫn nhất của lời hứa và hoàn thành nó, hơn là cố gắng truyền đạt 10 yếu tố khác nhau của lời hứa thương hiệu. Sai lầm thứ 5: Tôi cũng chính là thương hiệu. Tôi không thể thống kê được có bao nhiêu nhà phụ trách thương hiệu đã từng nói: “Nếu tôi chỉ việc thu thập một % nào đó trên thương trường thì tôi sẽ giàu to”.Bạn phải đưa cho những khách hàng một lý do hấp dẫn để họ đưa cho bạn tỉ lệ phần trăm đó. Bạn không thể mong đợi có thể đưa sự nghiệp của mình dẫn đầu trong thị trường mà không có một lý do chính đáng. Đừng cố gắng trở thành hình ảnh của một công ty khác: Hãy là chính bạn. Sẽ có một hiệu ứng dây chuyền trong thị trường rằng những gì bạn làm được còn hơn cả những gì người dẫn đầu thương trường đã làm. Đó chính là % bạn nhận được. Để cạnh tranh với các đối thủ khác, phải thực sự khác biệt. Nếu bạn đang cạnh tranh với Starbucks, hãy zic khi họ zac. Hãy tạo nên phong cách của riêng bạn, khuyến khích khách hàng chơi trò chơi tấm bảng, phơi khô hạt cafe hay có được một bữa tiệc thưởng thức café. Hãy tạo nên dấu ấn của riêng bạn. Nhận thức rõ ràng về các sai lầm này, bạn sẽ làm tốt việc quảng bá thương hiệu – được biết đến với những giá trị hấp dẫn và khác biệt. Lynn Parker là nhà sáng lập của Parker LePla- một Công ty tư vấn chiến lược thương hiệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnam_sai_lam_de_mac_phai_dan_den_pha_san_thuong_hieu_5623.pdf