Cùng với những biến động không ngừng trên TTCK, để
tự bảo vệ mình cũng như có thể làm giàu được và cũng là để
thị trường phát triển vững chắc rất cần nhà đầu tư có kiến
thức.
Dưới đây là năm lầm tưởng lớn nhất về thị trường chừng khoán.
Hi vọng sẽ phần nào giúp nhà đầu tư trong nước có cái nhìn
đúng hơn đối với việc tham gia vào thị trường đầy trí tuệ này.
Lầm tưởng thứ nhất: Đầu tư vào cổ phiếu cũng giống như đang
đánh bạc
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Năm điều lầm tưởng lớn nhất về thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm điều lầm tưởng lớn
nhất về TTCK
Cùng với những biến động không ngừng trên TTCK, để
tự bảo vệ mình cũng như có thể làm giàu được và cũng là để
thị trường phát triển vững chắc rất cần nhà đầu tư có kiến
thức.
Dưới đây là năm lầm tưởng lớn nhất về thị trường chừng khoán.
Hi vọng sẽ phần nào giúp nhà đầu tư trong nước có cái nhìn
đúng hơn đối với việc tham gia vào thị trường đầy trí tuệ này.
Lầm tưởng thứ nhất: Đầu tư vào cổ phiếu cũng giống như đang
đánh bạc
Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người e ngại đối với việc
tham gia vào TTCK. Sự thật thì về bản chất, đầu tư cổ phiếu khác
xa với việc đánh bạc. Cổ phiếu (cổ phiếu thường) là chứng chỉ
chứng nhận sự góp vốn vào công ty, đồng nghĩa với việc chứng
nhận quyền sở hữu công ty tương ứng với phần vốn góp đó.
Người nắm giữ cổ phiếu có quyền đối với tài sản cũng như có
quyền đối với việc được chia lợi nhuận từ hoạt động của công ty.
Có điều, thông thường thì nhà đầu tư vẫn nghĩ về cổ phiếu cũng
đơn giản như việc mua bán xe cộ. Họ gần như quên mất ý nghĩa
thực sự của cổ phiếu.
Do vậy việc định giá chính xác một cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán là vô cùng quan trọng và đương nhiên cũng không
hề là một công việc dễ dàng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cái nhìn
của nhà đầu tư về triển vọng phát triển trong tương lai của doanh
nghiệp đó, cũng như trong ngắn hạn có rất nhiều biến số liên
quan xuất hiện một cách ngẫu nhiên tác động đến sự biến động
giá. Dễ thấy giá cổ phiếu luôn biến động theo sự thay đổi thái độ
đánh giá của nhà đầu tư với đối với doanh nghiệp. Nếu kỳ vọng
của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi trong tương lai quá cao thì
trong ngắn hạn công ty vẫn “sống sót” mặc dù hiện tại nó có thể
chẳng làm ra được một đồng lợi nhuận nào. Song nhà đầu tư sẽ
sớm nhận ra “sự khờ khạo” của mình và chắc chắn là giá cố
phiếu sẽ lại thay đổi.
Bằng việc tham gia đầu tư cổ phiếu, chúng ta đã làm tăng sự giàu
có cho toàn bộ nền kinh tế. Vì một khi niêm yết trên TTCK, để
được nhà đầu tư đánh giá cao, các công ty phải cạnh tranh với
nhau. Họ gia tăng năng suất và phát triển sản phẩm, nhờ đó cuộc
sống của chúng ta ngày càng tốt hơn. Ngược lại, đánh bạc là một
trò chơi có tổng bằng 0. Nó chỉ lấy tiền của kẻ thua và đưa sang
cho người thắng. Chẳng có một giá trị nào được tạo ra ở đây cả.
Do đó, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa việc đầu tư vào thị trường
chứng khoán với việc làm giàu dựa trên đánh bạc
Lầm tưởng thứ 2: TTCK là nơi dành riêng cho nhà môi giới và
người giàu kiếm tiền
Nhiều nhà cố vấn thị trường tuyên bố họ có thể dự đoán được sự
thay đổi của thị trường. Sự thật thì hầu hết các nghiên cứu đã
chứng minh những tuyên bố trên là không đúng. Phần lớn các
nhà tiên đoán thị trường nổi tiếng là rất không chính xác. Hơn
nữa ngày nay ,sự phát triển của internet đã đưa thị trường đến
với đông đảo công chúng hơn trước. Tất cả các dữ liệu và công
cụ nghiên cứu trước đây chỉ có dành cho nghề môi giới thì bây
giờ tất cả các nhà đầu tư cá nhân đều có thể tiếp cận.
Thêm nữa, nhà đầu tư cá nhân thậm chí còn có một thuận lợi
hơn các nhà đầu tư có tổ chức bởi vì họ có khả năng theo đuổi
một định hướng đầu tư dài hạn. Trong khi các nhà quản lý qũy
đầu tư lớn phải chịu một áp lực rất lớn đối với việc đầu tư tạo ra
một tỷ suất sinh lợi cao vào mỗi quý. Sự thể hiện của họ luôn bị
xem xét kỹ lưỡng , họ không thể tham gia vào những cơ hội đầu
tư mà cần quá nhiều thời gian mới phát triển được.
Lầm tưởng thứ 3: Cuối cùng thì tất cả các “fallen angels” sẽ
quay lại được mức giá cao như cũ
(“Fallen angel” là thuật ngữ dùng để nói đến những cổ phiếu có
giá cao trong suốt một thời gian và sau đó bị rớt giá không ngừng
)
Không có gì làm hại nhà đầu tư nghiệp dư hơn ý nghĩ rằng một
cổ phiếu có giao dịch gần như thấp nhất trong 52 tuần là một loại
cổ phiếu tốt để mua. Hãy nhớ đến một châm ngôn cũ của Wall
Street: 'Tất cả những ai cố gắng chụp lấy “con dao đang rớt” thì
chắc chắn sẽ bị thương.'
Giả định là bạn đang xem xét 2 loại cổ phiếu:
* XYZ có giá dao động quanh $50 trong suốt năm ngoái , nhưng
kể từ đó đến nay nó đã rớt giá xuống còn $10 một cổ phiếu
* ABC là một công ty nhỏ nhưng gần đây giá cổ phiếu của nó đã
tăng từ $5 lên $10
Bạn sẽ chọn mua cổ phiếu nào? Tất cả đều bằng $10 một cổ
phiếu. Thế nhưng bạn có tin không? Phần lớn các nhà đầu tư đã
chọn mua loại cổ phiếu rớt giá từ $50 bởi vì họ tin rằng cuối cùng
nó sẽ trở lại mức giá cao đó một lần nữa. Chính cách nghĩ này đã
đưa đến sai lầm chủ yếu trong đầu tư. Điểm mấu chốt là nên mua
công ty tốt với mức gía hợp lý chứ không phải là mua công ty chỉ
đơn giản dựa trên giá trị thị trường đang xuống mà không quan
tâm đến công ty ấy thế nào, làm ăn ra sao, có tiềm năng không?
Một quyết định đầu tư như thế thường sẽ khiến nhà đầu tư mất
nhà mất cửa!
Nhưng cũng phải chắc chắn sẽ không nhầm lẫn giữa việc này với
đầu tư giá trị, (đầu tư giá trị là mua công ty có chất lượng cao
đang được thị trường định giá thấp), nếu không sẽ lại bỏ lỡ một
cơ hội đầu tư tốt.
Lầm tưởng thứ 4: Những cổ phiếu cứ lên mãi chắc chắn sẽ
xuống
Định luật vật lý của Newton không áp dụng được cho thị trường
chứng khoán. Không có một lực hấp dẫn nào kéo cổ phiếu quay
trở về cân bằng hết. Hơn mười năm trước, cổ phiếu của
Berkshire Hathaway thay đổi từ $6000 đến $10,000 một cổ phiếu
chỉ trong hơn 1 năm. Nếu bạn đợi cho đến khi cổ phiếu này trở lại
mức sinh lợi thấp hơn vị trí ban đầu thì chắc hẳn bạn sẽ thấy nuối
tiếc khi biết rằng 6 năm sau giá của nó đã tăng lên đến $70,000
một cổ phiếu.
Những điểm khoanh tròn trong biểu đồ dưới đây của Wal - Mart
từ năm 1997 đến 2000 là các thời điểm mà biểu đồ chứng khoán
cho thấy nó đã đụng mức kháng cự đối với một mức giá cao hơn.
Thế nhưng nhà đầu tư nào chờ cho đến lúc cổ phiếu quay trở về
mức bình thường thì đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư với mức tỷ suất sinh
lợi 500% hoặc thậm chí nhiều hơn thế. Cái gì đằng sau cổ phiếu
vậy? Vâng, cổ phiếu nó là công ty. Wal - Mart là một ví dụ khác
của một công ty xuất sắc, thống trị ngành công nghiệp bằng
những sáng kiến và tạo ra giá trị cho cả cổ đông lẫn khách hàng.
Dĩ nhiên điều này cũng không có nghĩa là cổ phiếu đang lên sẽ
không bao giờ có sự dao động ngược lại. Điểm quan trọng cần
nhận ra là giá cổ phiếu phản ánh hoạt động của công ty. Nếu bạn
tìm thấy một công ty được điều hành bởi những nhà quản lý tài
ba, thì chẳng có lý do gì mà giá cổ phiếu của nó không tăng liên
tục.
Lầm tưởng thứ 5: Thà có còn hơn không, một ít kiến thức là đủ
để đầu tư vào thị trường chứng khoán
Biết một cái gì đó thì tốt hơn là không biết gì nhưng điều cốt yếu
trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư cá nhân cần hiểu
rõ về những gì họ đang làm với tiền của mình. Do vậy nhà đầu tư
nào chịu khó bổ sung thêm kiến thức sẽ thành công.
Đừng bực mình! Nếu bạn không có nhiều thời gian để hiểu được
những gì mình đang làm với tiền của mình thì việc tìm một nhà tư
vấn cũng không phải là một điều xấu. Chi phí sử dụng một nhà tư
vấn đầu tư chắc chắn là thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư
trong trường hợp bạn không có nhiều kiến thức mà cứ lao vào thị
trường.
Đầu tư thành công cần sự làm việc chăm chỉ và nỗ lực. Nếu bạn
có quá ít hiểu biết, bạn sẽ hành động theo đám đông giống như
con Lemmut (loài chuột Bắc cực thường di trú theo đoàn) . Và
cũng giống như nhà phẫu thuật không am hiểu nhiều, họ sẽ làm
bị thương chính họ và những người xung quanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nam_dieu_lam_tuong_lon_nhat_ve_ttck.pdf