Một cái bắt tay, một cái vỗ tay ân tình của sếp đối với nhân viên điều
không có khó khăn gì. Ấy thế nhưng nhiều “sếp” coi đó là việc vớ vẩn,
mất thời gian. Vô tình, họ đã tạo ra khoảng cách với nhân viên, những
người luôn mong muốn mình được thừa nhận, được tôn trọng, được
động viên, khích lệ.
7 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Nắm bắt tâm lý nhân viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nắm bắt tâm lý nhân viên
Một cái bắt tay, một cái vỗ tay ân tình của sếp đối với nhân viên điều
không có khó khăn gì. Ấy thế nhưng nhiều “sếp” coi đó là việc vớ vẩn,
mất thời gian. Vô tình, họ đã tạo ra khoảng cách với nhân viên, những
người luôn mong muốn mình được thừa nhận, được tôn trọng, được
động viên, khích lệ.
Động viên một cách trực tiếp
Như đã nói ở trên, bất kỳ người nhân viên nào cũng mong muốn được
thừa nhận, được tôn trọng, được động viên khích lệ. Là nhà quản lý, hay
nói nôm na là "sếp", việc động viên trực tiếp được coi là một công cụ rất
hữu hiệu để khuyến khích, chia sẻ với người lao động, kéo họ xích lại
gần mình hơn. Tâm lý chung của các nhân viên thường là có cái gì đó e
dè, ngại ngùng khi tiếp xúc trực tiếp với "Sếp". Dường như có một cái
rào cản vô hình nào đó giữa nhân viên với Sếp. Bạn sẽ phải là người chủ
động xóa bỏ cái rào cản ấy. Để làm được việc này hoàn toàn không khó,
chỉ cần bạn thực sự quan tâm đến nhân viên của mình. Hãy tự hỏi rằng
mình có hòa đồng cùng "anh em" không? Mình có kiệm lời khen ngợi
nhân viên không? Những buổi liên hoan hay du lịch dã ngoại là một
hình thức giúp bạn "vi hành" vào thế giới thật của cộng đồng nhân viên
của mình. Ở đây, bạn hãy sống thật, thể hiện mình là một người rất hòa
đồng. Cũng chỉ có ở đây, bạn sẽ có điều kiện tốt nhất để tìm hiểu và chia
sẻ một cách trực tiếp mọi buồn vui với từng người.
Chia sẻ thông tin
Anh Cường, Giám đốc một Công ty chuyên kinh doanh thiết bị công
nghiệp cho biết: "Mình luôn chia sẻ mọi thông tin với nhân viên. Qua
đó, mọi người đều biết rõ tình hình kinh doanh của Công ty, kể cả những
lúc khó khăn cũng như khi thuận lợi. Mọi người sẽ hiểu và đồng lòng
cùng mình vượt qua nhũng giai đoạn khó khăn. Đương nhiên, sẽ có ý
kiến cho rằng nếu thông tin kinh doanh tốt thì không sao, nhưng liệu
doanh số bán hàng đi xuống, Công ty làm ăn thua lỗ có gây ra tâm lý
chán nản đối với nhân viên không? Mình không nghĩ vậy, nếu bạn thật
sự quan tâm đến nhân viên, sẵn sàng chia sẻ mọi điều thì họ sẽ tự thấy
rằng, mình cần phải làm gì để Công ty vượt qua khó khăn". Ngoài ra,
bạn cũng cần xây dựng mối quan hệ giữa người với người trong doanh
nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau, cùng
chung sức. Đó chính là môi trường làm việc thể hiện sự tôn trọng lẫn
nhau của mọi thành viên trong một tổ chức.
Dưới đây xin giới thiệu 13 câu hói trắc nghiệm dành riêng cho việc tìm
hiểu tâm lý của nhân viên mà Châu Ân Hoa viết trong cuốn Nghề lãnh
đạo. Chú ý, mỗi người cần phải chọn những câu trả lời "Đúng" hoặc
“Sai" dựa vào tình huống thực tế của mình, có thể sử dụng phương pháp
giấu tên.
1) Bạn có cảm thấy mình đang sống trong áp lực?
Đúng
Sai
2) Bạn rất dễ mệt mỏi?
Đúng
Sai
3) Bạn muốn tìm kiếm sự “kích thích" để thoát ra khỏi cảm giác vô vị,
trống trải?
Đúng
Sai
4) Khi có người nói với bạn rằng: dạo này thần sắc của bạn không được
tốt, bạn có cảm thấy buồn phiền?
Đúng
Sai
5) Trong công việc, bạn ngày càng cảm thấy làm nhiều mà kết quả ít?
Đúng
Sai
6) Bạn cảm thấy cuộc sống thật khô khan?
Đúng
Sai
7) Do cuộc sống ngày càng không còn thú vị, bạn cũng trở nên "coi trời
bằng vung"?
Đúng
Sai
8) Bạn rất khó hồi phục lại sinh lực, để có được vẻ mặt hồng hào đối với
bạn không dễ dàng gì.
Đúng
Sai
9) Một khi bạn đã đưa ra một lý lẽ nào đó, thì tuyệt đối không thay đổi?
Đúng
Sai
10) Bạn thường hay quên?
Đúng
Sai
11) Bạn thường xuyên bối rơi khi gặp những chuyện khó hiểu?
Đúng
Sai
12) Bạn là người dễ nổi cáu và luôn cảm thấy những người xung quanh
đều đáng ghét?
Đúng
Sai
13) Bạn không nghe theo lời khuyên và thích làm việc đơn độc?
Đúng
Sai
Kết quả:
Nếu nhân viên cua bạn có 10 câu trả lời "Đúng", chứng tỏ anh ta đã hoàn
toàn mất niềm tin vào cuộc sống. Bạn cần áp dụng những biện pháp tâm
lý để giúp đỡ anh ta. Nếu nhân viên của bạn có 7 câu trả lời "Đúng", bạn
nên đưa ra những lời khuyên bảo anh ta. Tình trạng tâm lý của nhân viên
đó sẽ dần được cải thiện.
Nếu nhân viên của bạn có 4 câu trả lời "Đúng", bạn chỉ cần quan tâm tới
anh ta một chút. Hãy cho nhân viên đó một thời gian nghỉ ngơi để phục
hồi tâm lý.
Nếu như toàn bộ câu trả lời là "Sai" thì nhân viên của bạn có tâm lý ổn
định. Nhân viên đó hoàn toàn có khả năng phát triển tốt trong Công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nam_bat_tam_ly_nhan_vien_252.pdf