Mỹ học đại cương

Aristote thế kỉ 7 trước công nguyên, trong cuốn Poetic ( thi pháp), ông yêu

cầu triết học nghiên cứu qui luật sáng tạo nghệ thuật. Lúc ấy, mĩ học còn

phôi thai, chưa tồn tại độc lập.

• Baumgacten giaó sư Đức 1735: yêu c ầu mĩ học nhận nhiệm vụ nghiên

cứu con đường nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Ông viết hai cuốn: Mĩ

học tập I –1750, Mĩ học tập II –1758. Từ đây mĩ học ra đời chính thức, trở

thành khoa học độc lập.

• Immanuel Kant cuối thế kỉ 18:

pdf34 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mỹ học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kịch hiện đại phương Tây lại dựa trên triết lí bi đát. Bi kịch hiện đại của nền văn học cách mạng dựa trên một cơ sở hoàn toàn mới - bi kịch lạcquan. Triết lí bi đát của nghệ thuật phương Tây hiện đại dựa trên quan niệm về sự thỏa hiệp đau thương không tránh khỏi của con người với thực tại nghiệt ngã và bạo tàn. Chính điều này không cho phép nghệ thuật của nó tồn tại nhân vật anh hùng. Vì thế, nghệ thuật ấy chỉ có thể dựng lên những con người bị tha hóa một cách tồi tệ. Có thể rút ra mấy kiểu nhân vật tha hóa của bi kịch hiện đại: • Con người vỡ mộng: Họ là những người lúc đầu có chút ít lí tưởng sống, muốn xông pha với đời, nhưng rồi dần dần họ mất hết niềm tin và bị vùi dập bởi cái lí tưởng cá nhân mỏng manh kia không chống chọi nổi hoàn cảnh khốc liệt. Cái mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội là không giải quyết nổi. • Con người nhỏ bé: Đó là bi kịch thê thảm, chua chát. Trong bi kịch này, con người sống giữa “tha nhân”, anh ta tìm đâu ra một tấm lòng ưu ái. Grêgor Samxa trong tiểu thuyết Biến dạng của nhà văn F.Kapka là một con người như thế. Anh ta muốn trọn đời khiêm tốn làm một nhân viên chào hàng của một hãng buôn lớn. Nhưng rồi bỗng đâu tai họa giáng xuống. Một buổi sáng trở dậy anh ta biến thành con sâu. Ngày trước anh ta còn là thân nhân vì kiếm được tiền nuôi cha mẹ em gái. Ngày hôm sau, anh ta thành “của nợ “, vì làm cho gia đình khổ lây. Anh ta chết, chỉ cần một nhát chổi hất anh ta vào thùng rác và cả gia đình cho là đã “thoát nợ”. Anh chàng Giôzép K. cũng vậy, trong tiểu thuyết Vụ án, nhà văn Kapka cũng chẳng cần giải thích vì sao anh ta bị kết tội, bởi “ trên đầu mỗi người đều đã treo lơ lửng một cái án “. Khi Giôzep K bị hai tên đao phủ chìa dao loang loáng trên đầu anh, lúc chúng nhường nhau “cái thú được chém đầu người”, anh ta cũng chẳng chống lại, mà chỉ nghĩ: “chúng giết mình như giết một con chó”. Tiếp thu ý kiến của Tsecnưxepxki, chúng ta cũng cho rằng, sống là đấu tranh nhưng không phải cuộc đấu tranh nào cũng là bi kịch. “Ta hãy cho rằng cuộc đấu tranh lúc nào cũng là cần thiết, nhưng không phải cuộc đấu tranh nào cũng là bất hạnh cả. Và một cuộc đấu tranh may mắn, dù cho có gian khổ thế nào đi nữa, cũng không phải là bi kịch mà chỉ có kịch tính” (Tsecnưxepxki. Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực. Nxb VH-NT.M.1962.tr.53) Trong lịch sử cũng vậy, người ta ít gặp những vĩ nhân có số phận bi kịch hơn là những vĩ nhân mà cuộc đời có nhiều kịch tính. Cũng từ mạch chung đó, Mác và Aênghen cho rằng: “ mâu thuẫn là động lực của mọi sự phát triển. Và cách mạng là mâu thuẫn giai cấp đã đạt tới đỉnh điểm của nó". Do đấy, lúc này bi kịch cũng xuất hiện mạnh mẽ nhất. Từ đó, hai ông nâng thể tài bi kịch cách mạng làm trung tâm cho toàn bộ cách đặt vấn đề của mình. 3.7.2 - Nghệ thuật bi kịch trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày theo mấy phương diện sau: 1. Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh Hoàn cảnh trong bi kịch cách mạng không thể là hoàn cảnh hẹp, mà là hoàn cảnh rộng (toàn cảnh), người anh hùng trong bi kịch không chiến đấu “đơn thương, độc mã “, mà chiến đấu trên bối cảnh chung của nhân dân cách mạng với một kẻ địch cũng không phải là kẻ tầm thường. 1. Tính trọng đại bên trong của nhân vật bi kịch (tính lí tưởng) Chiến đấu cho một mục đích cao cả, vì lợi ích chung, nên nhân vật bi kịch phải là người có bản lĩnh, loại người có tính cách mạnh mẽ say sưa. 1. Ý thức đón nhận sự hy sinh Bản thân nhân vật phải ý thức sâu sắc về tính cách bi kịch của mình. Nghĩa là, họ phải tự nhận thức về tình trạng không dễ dàng của hoàn cảnh, thậm chí phải biết đón nhận cái chết một cách tự nguyện. Họ biết đánh giá lý tưởng sống cao hơn sự sống cá nhân. 1. Tính lạc quan và đầy thi hứng của hành động bi kịch Trong cuộc đấu tranh một mất một còn ấy, nhân vật bi kịch phải huy động mọi sức lực và trí tuệ vốn có của mình vào cuộc đọ sức. Do đó, nó làm bật ra ý thức tự hào về sức mạnh, nghị lực và niềm tin vào con người. Như vậy, tuy đầy rẫy gian nan và nguy hiểm, nhưng cuộc chiến đấu ấy cũng rất hấp dẫn và gợi cảm. Chính vì thế, nhà dân chủ cách mạng Nga Gherxen đã cho rằng, những nhân vật bi kịch này phải là những con người “ có một mức độ phát triển nhất định về chất người, phải được xoa mình bằng một chất dầu thánh mới dám chịu đựng những đau khổ như vậy “ (Gherxen.Toàn tập). Nhìn chung, bi kịch là một trong những đỉnh cao của sáng tạo thi ca, nó là một loại hình nghệ thuật đậm chất triết luận, nó phản ánh sâu sắc các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp của những tư tưởng nhân văn mà con người đã rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Ơû bi kịch, tất cả những gì nhất thời, mong manh, vun vặt đều bị gạt bỏ, chỉ còn đọng lại những khát vọng mãnh liệt nhất, chân thực nhất nhưng cũng trí tuệ nhất. Trong bi kịch, cái Chân, cái Thiện hòa hợp kì diệu với cái đẹp và cái trác tuyệt. Niềm vui và nỗi buồn, hy vọng và thất vọng, sung sướng và đau khổ, thành công và thất bại cứ vận chặt lấy nhau, tương phản nhau, đối lập nhau, nhưng lại thống nhất một nhiệm vụ: khẳng định sức sống mãnh liệt và bất tử của con người, khẳng định tất yếu của tiến bộ xã hội dù phải trải qua rất nhiều thử thách Cái hài kịch Cái hài kịch là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan Các qui luật của đời sống thẩm mỹ rất phong phú, hình thức biểu hiện của nó lại rất đa dạng, nhưng những diễn biến phức hợp của đời sống thẩm mỹ vẫn có thể qui về bản chất của con người. Trong cuộc đời, con người thường có: • Hai thái độ chính trị cơ bản: Đồng tình hoặc phản đối. • Hai thái độ triết học chủ yếu: Khẳng định hay phủ định. • Hai mặt tâm lý quan trọng: Yêu và ghét. • Hai tình cảm thẩm mỹ lớn: Ngợi ca hoặc giễu cợt. Như vậy, sự giễu cợt là một mặt quan trọng để biểu hiện thaí độ sống của con người và định giá nhân cách của con người. Chẳng thế đã truyền tụng câu ngạn ngữ: “Anh hãy chỉ cho tôi biết anh cười ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào “. Điểm tựa của đời sống thẩm mỹ là cái đẹp. Con người dựa vào tiêu chuẩn của cái đẹp để định giá tất cả các biểu hiện phức tạp đan chéo nhau trong đời sống hàng ngày. Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng thẳng băng như một đại lộ giữa đô thành ngập tràn ánh điện cao áp. Nhân loại sáng tạo ra một nền văn minh nhưng đồng thời hơn hai ngàn năm nay đã mắc lỗi lầm lớn nhất là đẻ ra cảnh người bóc lột người. Đã có một thời gian dài trong lịch sử, người với người không phải là bạn, “người với người là chó sói” (Diderot). Xuất phát từ thực tiễn ấy, con người phải tìm cách khắc phục những lỗi lầm của mình. Cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa nhân đạo mới cũng là nhiệm vụ của hài kịch nhằm tống tiễn cái cũ và đón chào cái mới một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Từ nhiệm vụ cao cả này, cần phân biệt cái cười sinh học và cái cười thẩm mỹ. Cái cười thẩm mỹ có liên quan đến cái cười sinh học. Cái cười sinh học chỉ là một phản ứng tức thời của sinh lí khi con người bắt gặp sự tác động nào đó trên lĩnh vực nào đó của cảm giác. Cái cười sinh học mang tính tự phát và ngẫu nhiên. Trong khi đó cái cười thẩm mỹ có ý nghĩa tinh thần sâu sắc hơn nhiều. Phân biệt vấn đề này, Gôgôn - nhà văn lớn của nước Nga đã viết: "hài kịch có nhiệm vụ sửa sai cho những lỗi lầm của con người". Cùng chung mục đích sửa sai, về mặt thẩm mỹ, người ta thông qua bi kịch để lấy nước mắt mà răn đời và dùng hài kịch để lấy tiếng cười mà uốn nắn lẽ sống. Tiếng cười hài kịch có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta tưởng. Cũng không phải là tiếng cười tiêu khiển, nhàn tản, mua vui của một hạng người nào đó. Đấy là tiếng cười vỗ cánh bay, hoàn toàn xuất phát từ bản chất trong sáng của con người. Vỗ cánh bay vì nó là ngọn nguồn phong phú của tiếng cười, vì tiếng cười này đi sâu vào đối tuợng, buộc những gì lẽ ra chỉ lướt nhanh phải hiện lên một cách rõ rệt, và nếu không có sức mạnh thâm nhập của nó thì những mặt tầm thường và trống rỗng của cuộc sống sẽ không làm con người khiếp sợ đến thế. Như vậy, tiếng cười thẩm mỹ là tiếng cười nhằm phát hiện bản chất của đối tượng để tìm cách uốn nắn, sửa chữa hoặc xóa bỏ đối tượng đó. Cái cười thẩm mỹ gợi cho con người thắng lợi về mặt tinh thần trước những gì mất hài hòa, lạc hậu, mất ý nghĩa lịch sử, phi nhân văn đáng loại trừ ra khỏi cuộc sống. Maiacopki đã viết: “ Bạn ơi Qua tiếng cười Bạn hãy học tập và nhìn tận đáy sâu Lòng căm thù Kẻ địch “ Balzac, nhà văn lớn nước Pháp cũng nhấn mạnh: “Cười là tinh thần của lòng căm thù “. Như vậy, ta không thể cười cái ta không ghét. Do đó, nhiệm vụ của hài kịch là đi sâu, thâm nhập vào những mặt trái cuộc sống, phát hiện những gì còn mập mờ “đánh lận con đen” để phanh phui nó ra. Hài kịch là một vũ khí sắc bén và rất lợi hại để tống tiễn vào quá khứ tất cả những gì giả dối, những gì đã lỗi thời có hại vào quá khứ hay xuống mộ địa. Nhưng điều đáng chú ý là, trong khi tống tiễn cái xấu vào quá khứ, đưa ma cái quay quắt, lộn sòng vào mộ địa, khắc phục những trở ngại trên con đường đi tới của mình, con người sáng tạo hài kịch còn vì một ý nghĩa cao hơn là, qua đó khẳng định lại cái đẹp, vun đắp cho cái mới, cái tiến bộ đâm chồi nẩy lộc. Trước hết phải thừa nhận rằng cơ sở của hài kịch là cái xấu đang tồn tại trong thực tế. Cái xấu (theo nghĩa rộng của từ này) là nguồn gốc của hài kịch. Nhưng đối tượng của hài kịch lại không phải là toàn bộ cái xấu. Cái xấu nếu biểu hiện ra như cái “toàn bộ xấu” thì chỉ làm ta kinh tởm, do đó nó lọt ra ngoài phạm vi của hài kịch. Như vậy, chỉ có một bộ phận ranh mãnh nhất của cái xấu đã không đành phận xấu, lại còn tìm cách lọt vào vương quốc của cái đẹp, thậm chí lọt vào rồi, nó còn hoành hành ngang ngửa, bắt cả cái đẹp và mọi người phải công nhận và sùng bái nó. Khi cái đẹp tỉnh táo sáng suốt, đủ sức rọi ánh sáng chân lý vạch trần chân tướng gỉa mạo của cái xấu, khi đó nhân loại được một trận cười thỏa thê. Ở đây có thể dẫn ra câu truyện cười nổi tiếng của thế giới, chuyện “Ông vua trần trụi” của nhà văn Đan Mạch Andersen để làm sáng tỏ ý trên: Có một ông vua rỗng tuếch và một lũ quần thần xiểm nịnh cũng rỗng tuếch, ngược lại luôn tự cho mình là những kẻ thông thái. Cuộc sống xa hoa và vô nghĩa của họ bị hai kẻ lừa đảo chú ý. Những tên ma mãnh này tung tin chúng có thể dệt những áo gấm cực kì mỹ lệ mà “phàm dân” không ai có thể nhin thấy. Tin ấy lọt đến tai “bệ rồng” và tên quan tin cẩn nhất được nhà vua phái đến để hỏi mua chiếc áo. Aùo long bào đã được dệt bằng những sợi không khí trên một khung cửi cũng bằng không khí nốt. Từ vua đến quan, tên nào cũng sợ mình có đôi mắt và đôi tay phàm dân, nên mặc dù không nhìn thấy gì, chẳng sờ thấy gì, quan vẫn đem “áo “ về cho vua và vua vẫn mặc để vi hành. đến khi nhà vua trút mảnh vải cuối cùng để mặc “áo long bào không khí” đi giữa đám rước trước vạn mắt thiên hạ, thì bọn trẻ là người hồn nhiên nhất, chúng hét tướng lên “Nhà vua không mặc quần”, lúc đó vua cũng vừa chợt tỉnh và nhìn xuống thân thể mình thì đã quá muộn. Lần ấy thiên hạ được một trận cười thỏa mãn. Từ đó, ta có một định nghĩa: “ Cái hài là một bộ phận của cái xấu nhưng lại không đành phận xấu, cái bộ phận xấu này lại núp dưới bóng cái đẹp, và cái đẹp ở đây lại chính là nguồn sáng cực mạnh để phơi bày cái bộ phận xấu ấy ra và đuổi cổ nó ra khỏi vương quốc mình, để mọi người phân biệt đen trắng rõ ràng. Chính vì vậy, khi cái đẹp bị cái xấu lấn át và vùi dập thì xuất hiện cái bi kịch. Khi cái đẹp đủ sức thắng cái xấu, lúc đó mới xuất hiện cái hài. Tsecnuxepxki nói “hay chế giễu cái xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó”. Vì bản thân nó chứa đựng tính kịch, nên khi xác định bản chất của cái hài, chúng ta cần chú ý tới thời điểm tạo nên tình huống bộc lộ bản chất của nó. Trong thời điểm khi mối liên hệ giả tao giữa cái bộ phận xấu không đành phận xấu đã tìm cách núp bóng cái đẹp, và mối liên hệ giả tạo dó bị đột ngột lột trần, đây là thời điểm đáng chú ý nhất cho sự khai thác cái hài kịch về phương diện mỹ học và cũng là kinh nghiệm sáng tác hài kịch. Sở dĩ mỹ học chú ý đến cái hài vì trong cuộc sống thiếu gì hiện tượng trống rỗng, vô nghĩa ở bên trong lại được che đậy bằng một vẻ huênh hoang bên ngoài và tự cho rằng nó còn có một nội dung, một ý nghĩa thực sự và có quyền tồn tại bất chấp qui luật. Ý nghĩa HÀI KỊCH LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN PHÁT HIỆN NHỮNG MÂU THUẪN XUNG ĐỘT CỦA XÃ HỘI, GIAI CẤP VÀ LÀ HÌNH THÁI PHÊ PHÁN CÓ CẢM XÚC Bielinxki rất đúng khi cho rằng: “Hài kịch là hoa của văn minh, là quả của dư luận xã hội phát triển”. Xem thế, một xã hội còn trong trạng thái quá sơ khai, các mâu thuẫn xã hội chưa phát triển đầy đủ có thể có cái cười thông thường chứ chưa thể có nhận thức hài kịch với ý nghĩa mỹ học hoàn chỉnh của nó. Vấn đề là cái hài kịch có liên quan đến trình độ lí tưởng xã hội. Như ta đã biết, lí tưởng xã hội là tiêu chuẩn vô cùng sinh động để ta quan sát, đánh giá đúng bản chất những giá trị thẩm mỹ của sự vật. Lý tưởng xã hội gắn với mục đích xã hội, gắn với sự tiến bộ xã hội theo tiêu chuẩn cái đẹp, cái hoàn mĩ, hoàn thiện. Tất cả những gì cản trở sự tiến bộ ấy đều trái với lí tưởng. Như vậy, muốn thực hiện lí tưởng, con người cần phải biết phát hiện các mâu thuẫn, các xung đột để dọn đường cho xã hội phát triển. Như vậy, cái hài kịch có một chỗ đứng rất quan trọng trong xã hội, bởi vì nó có khả năng thông qua tiếng cười để phê phán thói hư tật xấu, để vạch trần những mâu thuẫn và xung đột đang còn giấu mặt, đưa ra trước dư luận xã hội để con người kịp thời xử trí. Hài kịch là một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc để dọn đường cho lí tưởng phát triển, do đó nó có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử. Mũi nhọn của hài kịch chĩa thẳng vào kẻ thù của lịch sử. Nhưng không phải bất cứ hình thái nào cũng là hình thái lịch sử của hài kịch. Chỉ khi “ lịch sử hành động triệt để và khi nó muốn đưa một hình thái già cỗi của cuộc sống xuống huyệt thì nó phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử toàn thế giới là tấn hài kịch của nó “.(Karl Marx) Cái cách đưa một hình thái già cỗi của lịch sử đến hài kịch cũng tỏ ra độc đáo. Mác nói: Đó là cái cách “để cho nhân loại từ bỏ quá khứ của mình một cách vui vẻ”. Cái cười ở đây có ý nghĩa là sự giải tỏa, là sự dọn đường cho lịch sử, nó là hình thái nhẹ nhàng nhưng không vì thế mà không mang tính giai cấp quyết liệt không khoan nhượng. Hài kịch không chỉ có tác dụng chống cái Aùc mà còn có nhiệm vụ chỉ ra thói ươn hèn của con người. Con người có một sức mạnh to lớn không gì đo nổi, nhưng mỗi người lại có “cái gót chân Asin”, nghĩa là một điểm yếu dẫn tới chỗ chết người. Hài kịch ở đây có nhiệm vụ tiếp sức cho con người, chuẩn bị cho sự thắng lợi toàn diện của con người trước những cản trở của hoàn cảnh. Thói ươn hèn cá nhân nhiều khi trở thành thói ươn hèn lịch sử. Trên thế giới những thập kỉ vừa qua không thiếu bài học xương máu xảy ra bắt đầu từ thói ươn hèn cá nhân. “ Chiến dịch xoong nồi” của các bà nội trợ ở Chilet không thể vô can với hành động của tên độc tài Pinoche cướp quyền và giết tổng thống, dìm nhân dân vào biển máu. Như vậy trong hài kịch, ta phải chú ý đến phương diện lịch sử và giai cấp của đối tượng, phải vạch trần nó ra ánh sáng để con người cảnh giác. Vì thế, về phương diện lịch sử, đối tượng của hài kịch phải bộc lộ ra ở ba bình diện sau: • Về chính trị: Nó là cái mất ý nghĩa, cái lỗi thời, cái lạc hậu, cái phản động. • Về mặt triết học: Nó là mặt trái, là cái phủ định. • Về mỹ học: Nó đối lập với cái đẹp, cái trác tuyệt, bản chất của nó là cái xấu được ngụy trang một cách khéo léo. Như vậy, muốn phát hiện được các hiện tượng lịch sử mang tính hài kịch thì phải dựa vào thuyết xung đột. Các nhà mỹ học trước đây đã có nhiều công lao tìm kiếm vấn đề này: • Aristote thời cổ đại Hy Lạp cho rằng hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp. • I.Kant cuối thế kỉ 18 tìm thấy cái hài kịch nằm ở mâu thuẫn giữa cái nhỏ nhen và cái cao thượng. • P.Hegel cho rằng cái hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa hình tượng và ý niệm. • Lupxơ nhận thấy mâu thuẫn giữa cái trọng đại và cái vô nghĩa - cơ sở của cái hài kịch. • Pholorente phát hiện hài kịch nằm ở giữa đối cực của cái có giá trị và cái huênh hoang tự cho là có giá trị. • Acto và Suyto: cái hài kịch nằm ở mâu thuẫn giữa tất yếu và tự do. • Selling: cái hàiù kịch nằm giữa tính tiền định vô tận và tính tùy tiện vô tận. • Scopenhao: cái hài kịch nằm trong mâu thuẫn giữa cái hợp lí và cái vô lí. • H.Becson chỉ ra rằng cái hài kịch chất chứa trong mâu thuẫn giữa cái sinh động và cái máy móc v.v.. Như thế, phát hiện quan trọng của các nhà mỹ học trước Mác là: cái hài kịch chứa đựng ở các mặt đối lập của các hiện tượng xã hội, nó có tính chất khách quan. Song mặt chủ quan của con người ở đây có vai trò rất to lớn. Bởi vì, vấn đề là ở chỗ con người phải biết cách phát hiện ra mặt đối lập của hiện tượng. Hơn nữa, ngay cả cái lỗi thời, cái cũ không phải bao giờ cũng mang tính hài kịch trong tấ cả các dạng biểu hiện của nó. Nó có thể là khủng khiếp gớm guốc, chán ngán, thậm chí đáng sợ nữa. Mặc dầu vậy bản chất xấu xa của nó vẫn là chất liệu tốt cho một nội dung đáng châm biếm. Vấn đề là cách sử dụng chất liệu này và tài năng đưa nó vào phạm vi của cái hài kịch. Cần lưu ý thêm rằng, ngoài thuyết xung đột, phạm vi của cái hài kịch còn được mở rộng hơn nhiều. Chỉ bó hẹp trong phạm vi của thuyết xung đột sẽ không nắm hết bản chất của cái hài kịch. Bởi vì, trong cuộc sống, cái hài kịch còn nằm ở cả trong cái mới, cái tiến bộ và đang lên. Đó là trường hợp khi cái mới mang theo trong mình những tì vết ; nghĩa là khi nảy sinh, nó có dấu hiệu không đầy đủ, thiếu hợp lí, cần uốn nắn kịp thời cho nó tốt hơn. Vì thế, cái mới cũng có thể gây cười ngay trong sự phát triển nội tại của nó, trong lúc nó đang trưởng thành, kinh qua giai đoạn thấp để đến giai đoạn cao mà nó cứ tưởng nó đã đầy đủ. Ơû đây, cái hài kịch có tác dụng chỉ ra những thiếu sót của cái mới, chỉ ra những tì vết ở bên trong cơ thểû lành mạnh của nó để buộc nó phải hoàn thiện hơn, do đó đẹp hơn. Trường hợp này, người ta phân biệt hài kịch nhằm phủ định cái xấu, cái ác đối địch với hài kịch thông thường để uốn nắn những lệch lạc trong nội bộ nhân dân. Bởi vì trong con người cũng có những khát vọng vô tận chính đáng lại không tính đến khả năng thực tế có giới hạn của bản thân nên cũng có thể tạo ra một độ vênh đáng buồn cười. Ngoài nhiệm vụ đánh địch, uốn nắn sửa chữa những khuyết tật của người đời, hài kịch còn có nhiệm vụ góp phần mài sắc cảm thụ tinh tế cho con nguời. Trường hợp này, tiếng cười có tính chất nhẹ nhàng lành mạnh, thậm chí mang nét bông đùa, nhưng vẫn ẩn sâu một ý định kín đáo qua việc góp phần miêu tả thế giới tươi vui của con người: Cái thế giới tốt về bản chất, nhưng có chút gì đó không đúng chỗ, hơi khác thường, hoặc có phần hơi kì lạ về tính cách mà trong cuộc sống xô bồ hàng ngày không dễ nhận ra, nhưng lại không thể bỏ qua. Cái thế giới của sự hiểu lầm, có điểm xuyết những nét không tinh anh, thậm chí hơi khờ khạo, bỗng sinh động hẳn lên, hoàn chỉnh thêm lên bởi sự bỗng nhiên nhận ra nó với tiếng cười vui vẻ. Tất cả các hiện tượng này phải được phát hiện không phải qua xung đột, mâu thuẫn, mà do nhiệm vụ làm sắc thêm, nhạy bén thêm cảm thụ tinh tế của con người. Tính dân tộc của hài kịch Phải thừa nhận các hiện tượng thẩm mỹ là các hiện tượng có tính phổ biến. Nhiều nhà lí luận gọi đó là tính toàn nhân loại. Cùng là con người và cùng phát triển theo những qui luật cơ bản của của xã hội loài người, các dân tộc đi đến hình thành một số quan niệm chung về bản chất của các hiện tượng hài kịch: Họ cùng chế giễu thói hà tiện, sụ ngu ngốc, sự tráo trở, tính tham lam, hành động độc ác v.v.. Nhưng mặt khác lại cần chú ý đến tính đặc thù của cách cảm nhận, sự thể hiện, lối sử dụng các phương tiện hài kịch là rất đa dạng, khác nhau ở mỗi dân tộc. Do sự cố kết ngàn đời về lãnh thổ, về đời sống kinh tế - xã hội, về cách ứng xử, mỗi dân tộc có một hình thái tâm lí khác nhau ; do đó tạo ra cách cảm xúc hài hước cũng khác nhau. Cảm xúc hài kịch của người Pháp rất khác lối cảm xúc hài kịch của người Nga. Lối cảm xúc của người Tây Ban Nha không giống lối cảm xúc hài kịch của người Anh (lạnh lùng - phớt Aêng lê) v.v.. Nếu cảm xúc hài kịch của người Pháp rất ý vị tinh tế, nhưng cũng đầy tinh thần phân tích, mang tính duy lí tới mức tối đa, coi bản chất hư hỏng con người như một thuộc tính cố hữu, tự nhiên, thì sức mạnh cảm xúc hài kịch của người Nga lại chất chứa nhiều ẩn ý kín đáo, biết kết hợp khéo léo giữa lối trào lộng thông minh với nhiệt hứng tình cảm. Họ căm ghét thói xấu, nhưng vẫn chứa đựng sự đồng cảm với cảnh ngộ của con người. Cũng ở đây, nếu người Pháp coi sự hư hỏng của con người như một thuộc tính cố hữu, tự nhiên thì ở người Nga, sự sa đọa bản chất của những con người ấy lại chỉ được quan niệm như một sản phảm của hoàn cảnh xấu. Có thể dẫn ra đôi nhận xét của Gorki về Sekhop để làm rõ ý này. Gorki viết: Sekhop “căm ghét tất cả những cái gì dung tục, bẩn thỉu, anh miêu tả những cái dơ dáng của cuộc đời bằng thứ ngôn ngữ cao quí của nhà thơ, với nụ cười tế nhị của một nhà trào phúng, và phía sau cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ của các truyện ngắn của anh, khó thấy rõ cái nghĩa bên trong đầy ý trách móc đắng cay của no ù Và trong mỗi thiên truyện ngắn trào phúng của Anton Pavlovich, tôi đều nghe thấy tiếng thở dài khẽ màsâu của một trái tim trong sạch có tình người chân chính”.(Gorki. Bàn về văn học). Nếu lối cảm xúc hài kịch của người Tây Ban Nha rất phong phú về sự tưởng tượng phóng túng qua những hình thức sử dụng các đối chọi bất ngờ chứa nhiều dụng ý như các cảnh huống trong tác phẩm Don Quijote của nhà văn Cervantes, hoặc các họa phẩm vẽ các hình tượng quái dị mang tính châm biếm cao của danh họa Goya; thì Bernard Shaw của nước Anh lại nổi bật lên một sự hóm hỉnh, thông minh tài tử nhưng rất nghiêm ngặt. Để làm rõ điều đó, cần dẫn ra đây một cách trào lộng của nhà hài kịch lớn của nước Anh (Một lần, tại một bữa tiệc chiêu đãi người nước ngoài, một giáo chủ có thân hình phì nộm thấy Bernard Shaw nổi tiếng có thân hình quá gầy còm, hắn bèn buông lời châm chọc: “Trông thân hình ngài, những người nước ngoài có thể tưởng là nước Anh đói khát khổ sở lắm “ Nhà văn lạnh lùng đáp: “ Trông thân hình ngài, người ta sẽ hiểu ngay lí do sự gầy yếu của người dân nước Anh “). Tính dân tộc của hài kịch còn thể hiện ở: ngôn ngữ, chơi chữ, nói lái... Thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương có nhiều tính hài hước vận dụng những đặc điểm của tiếng Việt, tạo ra những nụ cười thú vị, hóm hỉnh, đầy sức sống, sâu sắc, đôi khi pha chút bi kịch hàm chứa bên trong. Loại bỏ những thứ hài kịch “ rẻ tiền “ và những chuyện tiếu lâm thô tục thiếu thẩm mĩ, những hài kịch chân chính mang tinh thần nhân văn và thẩm mĩ góp phần dân chủ hóa xã hội, làm trong sạch cộng đồng dân tộc. Cái hài trong nghệ thuật Nghệ thuật hài kịch có nhiệm vụ miêu tả số phận của cái hài, qua đó tạo ra tiếng cười thẩm mĩ cho khán giả. Nghệ thuật hài kịch cần phải phát hiện mặt trái / mặt sau của đối tượng, đặc biệt là mặt nghịch chiều lịch sử. Tiếng cười thẩm mĩ có đặc điểm sau: • Tính lịch sử: Hài kịch luôn luôn bám sát những vấn đề thời sự, góp phần vạch mặt kẻ thù dân tộc và những vấn đề cần phê phán kịp thời. Do vậy, tiếng cười của Aristophan thời Hilạp cổ đại, của Molier thếkỉ 17, của Hồ Xuân Hương thế kỉ 18, Nguyễn Khuyến cuối 19, Tú Xương đầu 20 hôm nay khó mà vang lên một cách hồn nhiên. Tuy nhiên điều đó chỉ là tương đối, lịch sử đôi khi gặp lại những hiện tượng “ quen cũ “ như chuyện ghen tuông, chuyện “ trưởng giả học làm sang “ thì tiếng cười Molier, Hồ Xuân Hương lại vang lên. • Nhân vật trung tâm của hài kịch là nhân vật phản diện. Hài kịch có thể tạm chia ra ba loại: Hài kịch đả kích, chọn đối tượng là kẻ thù của dân tộc, thời đại, lịch sử và là kẻ thù chung của con người bằng tiếng cười cay độc nhất. Hài kịch châm biếm chọn đối tượng là những cái cũ, lạc hậu, lỗi thời nhằm tạo tiếng cười chỉ trích, phê phán, có thể gay gắt để giúp đối tượng sửa chữa, giúp cho nó lành mạnh hơn. Kịch khôi hài, còn gọi kịch bông đùa, tạo tiếng cười phê phán nhẹ nhàng thông cảm với đối tượng. (Chương trình Gặp Nhau Cuối Tuần trên đài VTV3 là một kiểu hài kịch nhẹ nhàng mà có hiệu quả cao). Thực ra hài kịch đa dạng hơn như thế nữa. Ngày nay còn có loại hài kịch rất nhẹ nhàng hay gọi là thư giãn mà các nhà lí luận chưa kịp đúc kết lí thuyết. Đó là những phóng sự hình ảnh ngộ nghĩnh, hồn nhiên của con người, con vật. Chẳng hạn phóng sự " những kiểu nằm ngủ của thiên hạ " (VTV 3 - Gặp Nhau Cuối Tuần), các phóng sự "những con chó bắt chước người, chó mèo đùa giỡn với người, chó mèo khôn ngoan lạ lùng.v.v. " (mục Giải Trí Nước Ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmyhocdaicuongphan1_6392_4822.pdf
Tài liệu liên quan