Trong thời gian 4 năm gần đây kể từ năm 2006 khi thị trường
chứng khoán Việt Nam sôi động, có nhiều đợt lần VNI tăng
mạnh rồi sau đó lại giảm sâu, VNI đã có những lúc vượt quá
1000 điểm rồi lại có thời điểm giảm sâu chỉ còn 250 điẻm, có
nhiều đợt sốt chứng khoán hoàn toàn là “ sốt ảo” khi mà
việc đầu tư để hưởng lợi tức từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm, hoạt
động đầu cơ đẩy giá rồi cũng sẽ dẫn tới kết quả bong bóng
chứng khóan vỡ ra và nhiều nhà đầu tư phải chịu cảnh thua
lỗ. Về cơ bản thì những nguyên nhân gồm lượng tiền đổ vào
chứng khoán nhiều trong khi số lượng chứng khoán còn ít,
kiểm tra giám sát từ phía các cơ quan quản lý còn chưa chặt
chẽ và thông tin không minh bạch và nhà đầu tư thiếu hiểu
biết.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mười nguyên nhân dẫn sốt ảo chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mười nguyên nhân dẫn sốt
ảo chứng khoán
Trong thời gian 4 năm gần đây kể từ năm 2006 khi thị trường
chứng khoán Việt Nam sôi động, có nhiều đợt lần VNI tăng
mạnh rồi sau đó lại giảm sâu, VNI đã có những lúc vượt quá
1000 điểm rồi lại có thời điểm giảm sâu chỉ còn 250 điẻm, có
nhiều đợt sốt chứng khoán hoàn toàn là “ sốt ảo” khi mà
việc đầu tư để hưởng lợi tức từ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm, hoạt
động đầu cơ đẩy giá rồi cũng sẽ dẫn tới kết quả bong bóng
chứng khóan vỡ ra và nhiều nhà đầu tư phải chịu cảnh thua
lỗ. Về cơ bản thì những nguyên nhân gồm lượng tiền đổ vào
chứng khoán nhiều trong khi số lượng chứng khoán còn ít,
kiểm tra giám sát từ phía các cơ quan quản lý còn chưa chặt
chẽ và thông tin không minh bạch và nhà đầu tư thiếu hiểu
biết.
Các nguyên nhân theo quan điểm cá nhân người viết bao gồm:
1. Thiếu công cụ để giám sát: Chúng ta chứng kiến nhiều vi phạm
của các nhà đầu tư, nhiều vi phạm của các công ty chứng khoán
mà báo giới đã nêu, như hiện tượng bán khống cổ phiếu, hiện
tượng T+, hiện tượng thiếu tiền, thiếu cổ phiếu của các công ty
chứng khóan tại trung tâm lưu ký, hay công ty chứng khoán tự
động bán chứng khoán của khách hàng mà không được sự đồng
ý… Ủy ban chứng khoán vẫn thiếu người, thiếu công cụ để kiểm
tra giám sát những vi phạm, đồng thời ngay cả việc nắm thông tin
về đòn bẩy mà khách hàng sử dụng, nguồn vốn từ các luồng nào
đầu tư vào chứng khoán cũng là một khó khăn với Ủy ban chứng
khoán, thiếu công cụ kiểm tra, giám sát cũng nên cũng khó đưa
ra được giải pháp để khách phục.
2. Thiếu quyền lực để can thiệp: Đây là lỗi mang tính cơ chế, Ủy
ban chứng khoán cũng có nhiều lần nêu những khó khăn của
mình khi mà họ là người giám sát và kiểm tra thị trường chứng
khoán thường xuyên, nhưng khi có quyết định can thiệp vào thị
trường thì lại phải thông qua cấp trên là Bộ tài chính, thị trường
chứng khoán biến động nhanh, nhiều khi cần những phản ứng
tức thời, với cơ chế như vậy nhiều quyết định sẽ bị chậm chễ.
3. Ngân hàng tham gia đầu cơ chứng khoán: Ngân hàng thương
mại là nơi tập trung phần lớn nguồn vốn của xã hội, bằng các
nghiệp vụ huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức, các
ngân hàng sẽ sử dụng vốn này để phân bổ tới những đối tượng
cần vốn hoặc tự mình đầu tư. Với một hoạt động đầu tư kinh
doanh chứng khoán siêu lợi nhuận, năm 2006 và năm 2007
lượng vốn do các ngân hàng đổ vào để kinh doanh chứng khoán
khá lớn, đó là chưa kể ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động cho
vay kinh doanh chứng khoán. Như vậy ngành ngân hàng đã góp
phần tạo nên một luồng tiền lớn đổ vào chứng khoán bằng hoạt
động đầu tư chứng khoán của mình.
4. Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc doanh lớn nhà nước đầu
tư trái ngành trái nghề: Các tổng công ty, doanh nghiệp quốc
doanh lớn được thành lập để hoạt động trong một ngành nghề
nhất định mà họ có thể mạnh, họ có lợi thế được cấp vốn và nắm
một lượng vốn lớn của xã hội, cùng với cơ chế cho phép các tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước lớn này được phép đầu tư đa
ngành, đa nghề thì với với sức hấp dẫn của thị trường chứng
khoán, nhiều tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã bỏ một
phần vốn của mình vào đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, do
vậy lượng tiền chảy vào chứng khoán khá nhiều.
5. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều: Năm 2006, 2007
là năm Việt Nam được đánh dấu sự kiện được vào WTO, nguồn
vốn kiều hối và vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng
khoán Việt nam tăng đột biến, với các nhà đầu tư nước ngoài và
Việt kiều thì các thị trường mới nổi thường khá hấp dẫn đối với
họ và là cơ hội kiếm tiền của họ khi mà tốc độ tăng giá nhanh và
nhà đầu tư trong nước còn chưa thực sự chuyên nghiệp. Tuy
nhiên, ngay cả nhà đầu tư nước ngoài và Việt kiều khi đầu tư họ
vẫn chưa thực sự hiểu biết hết về thị trường và doanh nghiệp
Việt Nam, họ cũng vẫn có những sự đầu tư theo phong trào, cảm
tính hoặc thông tin mà họ nắm được, phân tích chưa thực sự
chính xác. Chúng ta cũng thấy rất nhiều tổ chức, quỹ đầu tư
nước ngoài có những nhận xét đánh giá rất trái ngược nhau về
thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao: Năm 2009, các nhà đầu tư Việt
Nam đã học được bài học về “ sử dụng đòn bẩy”, thuật ngữ “
cháy tài khoản” được nhắc tới khá thường xuyên khi mà các công
ty chứng khoán đã thực hiện các chính sách về tỷ lệ đòn bẩy cao
để thu hút, lôi kéo khách hàng, có nhiều khách hàng đã sử dụng
đòn bẩy cao gấp bốn, năm lần số tiền hiện có, việc sử dụng đòn
bảy làm cho thị trường tăng giá bong bong khi mà phần lớn các
nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy, đến lúc thị trường đảo chiều thì
các hoạt động cắt lỗ, xử lý tài khoản của các nhà đầu tư làm cho
thị trường giảm điểm sâu và nhanh hơn rất nhiều so với việc
dùng tiền túi của họ.
7. Lương thưởng lãnh đạo tài chính cao nhưng trách nhiệm với
hậu quả thấp: Đã có thời kỳ các lãnh đạo các công ty chứng
khoán, các ngân hàng thích thưởng cổ phiếu hơn tiền mặt,
thưởng càng nhiều cổ phiếu càng tốt, hoạt động tự doanh được
các công ty chứng khoán chú trọng hơn là môi giới và làm dịch
vụ, các lãnh đạo mong muốn các hoạt động làm tăng giá cổ phiếu
mà mình đang nắm giữ, lương thưởng cao dựa trên lợi nhuận
công ty đạt được cũng dễ dẫn tới những hoạt động đầu cơ mạo
hiểm và trong khi đó khi hậu quả thua lỗ xảy ra đối với cơ quan
thì cùng lắm là lãnh đạo bị buộc thôi việc
8. Môi giới chứng khoán không nở rộ và ít bị kiểm soát: Cùng với
sự phát triển nhanh, mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam
thì hoạt động môi giới chứng khoán cũng nở rộ, phát triển nhanh
chóng. Có đủ loại môi giới, có bằng cấp thì ít mà không có bằng
cấp thì nhiều, phí hoa hồng cao đã làm cho họ tìm mọi cách để lôi
kéo và thu hút khách hàng thậm chí có rất nhiều tư vấn sai lệch
và gây thiệt hại cho khách hàng tuy nhiên họ cũng không hề bị cơ
quan nào kiểm soát, và phải chịu trách nhiệm vì tư vấn của mình,
khách hàng chỉ có cách duy nhất sau khi biết mình bị tư vấn sai
thì không sử dụng dịch vụ nữa.
9. Thông tin không rõ ràng minh bạch: Các thông tin của các
doanh nghiệp niêm yết không rõ ràng, minh bạch cũng là một
trong những lý do tạo nên các cơn sốt ảo về chứng khoán, có
hiện tượng câu kết giữa nội bộ lãnh đạo của doanh nghiệp niêm
yếu với các “đội làm giá” để phối hợp tung tin, làm giá cổ phiếu
doanh nghiệp theo kế hoạch, hoạt động này cũng chưa có các
giải pháp để kiểm soát và hạn chế.
10. Nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết:
Nguyên nhân cuối cùng là các nhà đầu tư không hiểu biết khi ra
quyết định đầu tư, không dựa vào phân tích cơ bản, ít dựa vào
phân tích kỹ thuật, mua bán theo tư vấn và “ xui bảo “ của người
khác, nên họ rất dễ mất bình tĩnh khi thị trường xuống hoặc chủ
quan khi thị trường tăng điểm. Chính những nhà đầu tư này
thường là người thiệt hại nhiều nhất trên thị trường chứng khoán.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muoi_nguyen_nhan_dan_sot_ao_chung_khoan_.pdf