Nội dung:
1) Viết bài độc đáo
2) Xây dựng và duy trì nguồn tin tốt
3) Hãy chuẩn bị trước
4) Giải nghĩa các thuật ngữ môi trường
5) Làm bài viết sống và có liên quan
6) Suy nghĩ hai lần về các con số
7) Đưa tin khoa học một cách cẩn thận
8) Tìm kiếm các lợi ích ẩn
9) Bài cần cân xứng
10) Đừng quên những bài tiếp theo
29 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mười lời khuyên thực tế cho phóng viên môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phóng viên phải đánh giá số liệu thật kỹ
trước khi cung cấp cho độc giả.
******
Cần nhớ
Khi sử dụng số liệu, phải coi có hợp lý không. Ví dụ, một phóng viên Mỹ Latin khi mô
tả diện tích rừng bị phá có thể nói là tổng diện tích bị phá tương đương với diện tích El
Salvador. Hay có thể viết rằng dầu tràn đã lan ra một diện tích tương đương với tỉnh San
Miguel.
Khi trích số liệu, nên viết càng dễ hiểu càng tốt. Ví dụ: “một trong số năm người” thay
vì “20% dân số”.
7) Đưa tin khoa học một cách cẩn thận
Đưa tin về khoa học cũng quan trọng như đưa tin môi trường. Khi nhìn nhanh qua
danh sách các vấn đề môi trường quan trọng như ô nhiễm không khí, đa dạng sinh học,
hóa chất độc hại, hiệu ứng nhà kính, tầng ozone.., ta thấy vấn đề nào cũng liên quan đến
nghiên cứu khoa học.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã không hài lòng với cách đưa tin khoa học. Họ nói
tin khoa học thường bị đưa với ý bị hiểu lầm, và thật không may là điều này lại đúng.
Một phần của vấn đề là do các nhà khoa học và nhà báo có các nguyên tắc công việc
khác nhau ở một mức nào đó. Nhiệm vụ của nhà khoa học là tìm ra sự thật còn nhà báo
không những sự thật mà còn tin tức nữa. Tin tức thường được định nghĩa là một “đột
phá” mang tính cách mạng trong nghiên cứu hay dự báo mới và lạ. Nhưng khoa học
thường diễn ra qua một lọat các bước nhỏ thay vì một đột phá lớn. Đó là quá trình tích
lũy các bằng chứng nào quan trọng.
Nhà báo môi trường phải tốn rất nhiều thời gian để theo dõi tin tức – chẳng hạn tràn
hóa chất, một luật mới Nhưng phần lớn các công tác khoa học lại có thể là những việc
gây tranh cãi, tuy nhiên lại quan trọng. Nếu chỉ đưa tin những sai lầm hay những gì được
tìm thấy riêng lẻ, nhà báo có thể gây ấn tượng rằng tin môi trường chỉ là một chuỗi sai
lầm ngẫu nhiên và dự báo dở. Cái cần ở đây là phải nhìn tổng thể, đó là những bài giáo
dục độc giả về kiến thức khoa học về vấn đề môi trường.
Các nhà khoa học rất cẩn thận và sẽ nói rõ hoặc giải thích hầu hết các phát biểu của
họ. Họ sử dụng những chữ như “có thể cho thấy” hoặc “có thể gợi ý”. Điều quan trọng là
nhà báo phải thể hiện chính xác. Các nhà khoa học cũng không muốn các dự báo chắc
chắn và thường đưa ra nhiều khả năng.
Cách đây vài năm, các nhà khoa học ở cơ quan không gian Mỹ (NASA) đã nói tầng
ozone có thể bị thủng phía trên Bắc Hemisphere trong mùa đông tới. Rất nhiều báo đưa
tin về báo cáo này nhưng phần lớn lại quên nói rằng khoa học gia NASA chỉ dự báo.
Muốn tầng ozone bị thủng, phải có một số điều kiện thời tiết xảy ra.
Vào lúc đó, nhiều nhà nghiên cứu khác nghi ngờ cảnh báo NASA nhưng phóng viên
lại không để ý đến họ. Lỗ hổng ozone không xay ra lúc đó, và phản ứng từ nhiều khu vực
là “một cảnh báo môi trường bị sai”. Nhưng trong thực tế, tầng ozone bị mỏng đi nhanh
hơn dự báo ở những vùng vĩ độ cao.
Nếu ban đầu phóng viên đã đưa tin về các điều kiện có thể ngăn ngừa lỗ thủng, cảnh
báo của NASA có lẽ đã không bị coi là “cảnh báo sai”.
Cách báo chí đưa tin sự không nhất trí trong khoa học cũng bị chê trách. Có khoa học
gia nói phóng viên chỉ bận tâm với các ý kiến tranh cãi và bỏ qua sự nhất trí.
Phóng viên được đào tạo để viết về nhiều mặt của vấn đề, nghĩa là bài phải cân bằng,
không thiên lệch. Và điều này cũng quan trọng trong đưa tin khoa học như trong bất kỳ
đề tài nào. Nhưng phóng viên cần cẩn thận khi đưa ra bức tranh chính xác về đồng thuận
trong khoa học. Trong tất cả các lĩnh vực, luôn có các ý kiến khác nhau và chúng đáng
được đề cập, nhưng không nên mô tả chúng theo cách có thể làm người ta tưởng mọi khía
cạnh đều ngang bằng nhau, nhưng thực lại không như vậy.
Ví dụ, đa số các nhà khoa học bây giờ tin rằng ảnh hưởng của chì có thể giảm thông
minh của của trẻ em, nhưng cũng một ít nhà nghiên cứu nghi ngờ điều này. Do đó, một
bài về chì cần đề cập cả hai quan điểm nhưng cách viết cần bảo đảm không gây ấn tượng
rằng không có đồng thuận trong vấn đề này.
Nhưng điều này không có nghĩa là phóng viên được phép quên quan điểm của thiểu số.
Chân lý khoa học không phụ thuộc vào ý kiến đa số (ví dụ Galileo lại nằm ở nhóm thiểu
số). Nhưng phóng viên nên tránh làm công chúng hiểu lầm, và cách tốt nhất có thể là đưa
ra một bức tranh chính xác về đồng thuận trong khoa học hay không.
Làm sao phóng viên có thể tìm ra đồng thuậnn trong khoa học hay không. Cách tốt
nhất là hỏi các trường đại học có tiếng và các cơ sở khoa học.
******
Cần nhớ
Bạn không cần phải soi kỹ các cơ sở dữ liệu để làm báo về môi trường giỏi.
Hãy tạo dữ liệu riêng của bạn về các vấn đề quan tâm.
Hãy lưu lại bài cắt từ tạp chí, báo và lưu trữ một cách khoa học để thuận tiện sử dụng.
Cũng cần cập nhật để bạn có thể theo dõi các vấn đề có thể ảnh hưởng nhiều trong
khỏang thời gian nào đó.
8. Tìm kiếm các lợi ích ẩn
Môi trường cũng liên quan đến kinh tế và chính trị nên phóng viên cần tỉnh táo và
chuyên nghiệp.
Ví dụ, một công ty tư vấn môi trường đưa ra báo cáo nói rằng luật môi trường chặt hơn
sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây có vẻ là một câu chuyện hay vì quan điểm của báo cáo
trùng với điều người ta hay nghĩ, đó là bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là đối chọi
nhau. Nhưng phóng viên cần xem thử liệu công ty sẽ được lợi gì từ báo cáo này.
Rõ ràng có lợi. Vì thêm các luật lệ môi trường hơn thì thêm khách hàng cho các công
ty tư vấn môi trường. Công ty này có lợi ích trong việc khuyến khích thêm luật lệ môi
trường.
Điều này không có nghĩa là đó không là câu chuyện hay. Nghiên cứu này có thể dựa
trên phân tích kinh tế đàng hoàng. Chỉ bởi vì công ty này có lợi ích trong vấn đề này.
Nhưng nhà báo nào nhận ra lợi ích của công ty này sẽ có thể xác định báo cáo đó có phải
một dạng tuyên truyền sai hay không để cung cấp cho độc giả thêm thông tin.
Khi một công ty dầu nói rằng khoan dầu trong một khu rừng mưa sẽ ít hại cho môi
trường hơn, cần nghĩ tới các câu hỏi tại sao công ty đó nói thế. Ở đây rõ ràng có lợi ích
cho nó. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là phóng viên nên lờ đi các câu chuyện về
các biện pháp bảo vệ do các công ty dầu thực hiện để tránh các rủi ro.
Có lợi ích không phải lúc nào cũng dễ thấy. Các nhóm môi trường cần phải vận động
tiền từ công chúng nói chung. Bảo vệ một số lòai, chẳng hạn hải cẩu con, thì đáng vận
động tiền hơn các loài khác. Không biết vận động tiền có bắt các nhóm môi trường phóng
đại sự việc lên hay không? Thực sự là không cần thiết, nhưng phóng viên cần biết được
khả năng này để xem xét những gì họ nói kỹ hơn.
Khi phóng viên có được báo cáo hay kết quả điều tra thăm dò, một trong các câu hỏi
đầu tiên nên là ai trả tiền cho nó. (Xem Lời Khuyên 6). Nếu một công ty dầu trả tiền cho
một nghiên cứu, có thể các kết luận lại có lợi cho ngành dầu hỏa. Nhiều nghiên cứu được
cho là trung lập lại do các nhóm có nhiều lợi ích trong vấn đề đó trả tiền.
Xác định ai trả tiền có thể là khó. Thường, đó là một nhóm “độc lập”. Do đó, câu hỏi
kế tiếp là “Ai tài trợ cho nhóm này?” Nếu phóng viên không tìm được câu trả lời rõ ràng
cho câu hỏi này, phải có thái độ cẩn thận. Có nhóm độc lập lại tỏ ra ít độc lập hơn khi bạn
tìm ra nguồn tài trợ.
Ngay cả công việc của các nhà khoa học cũng phải được trả tiền. Không may là rất ít
phóng viên hỏi các nhà khoa học họ lấy tài trợ từ đâu.
*******
Cần nhớ
Hãy suy nghĩ những việc cần tránh khi bạn viết về môi trường:
• cụm từ dài
• các đọan văn dài dòng khó đọc
• thuật ngữ mà không giải thích
• các câu trích dài đầy những chữ nặng nề và phức tạp.
9. Bài cần cân xứng
Nói chung, phóng viên luôn đối diện với sự thật là có thể họ khó công tâm hòan tòan.
Trong khi chọn viết cái gì, phỏng vấn ai và quan điểm viết, phóng viên cần xác định lập
trường. Tin tức không bao giờ được coi là khách quan hoàn toàn và ngay cả những bài
viết công tâm nhất cũng phản ánh quan điểm của phóng viên ở mức này hay mức khác.
Đây là tranh cãi lâu đời giữa khách quan và chủ quan.
Nhưng ngay khi phóng viên không thể khách quan hoàn tòan, họ vẫn có thể công bằng
và có trách nhiệm. Phóng viên cần nỗ lực tối đa để bảo đảm cách nhìn của họ không ảnh
hưởng đến độ trung lập của bài.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà báo hơn đã lập luận rằng nguyên tắc cơ bản của
báo chí là không phù hợp cho các vấn đề môi trường. Lý lẽ của họ là vì liên quan đến
tương lai con người, phóng viên môi trường phải ủng hộ việc bảo vệ môi trường.
Lý do đưa ra có thể như sau:
Một bài báo được coi là trung lập nhìn hai mặt của một vấn đề một cách công bằng
khi chúng không như thế. Ai có thể ủng hộ việc hủy họai tầng ozone? Ai có thể ủng hộ
nông dân, những người bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu độc hại? Trung lập trong các vấn
đề này cũng giống như chơi đàn trong khi Roma bị cháy. Phóng viên cần đóng vai trò
tích cực trong việc vận động công chúng hành động về các nguy cơ môi trường nghiêm
trọng.
Người viết cho tạp chí môi trường có thể thấy cần ủng hộ tích cực. Nhưng theo ý kiến
của nhiều nhà báo chuyên nghiệp thì phóng viên của các phương tiện thông tin đại chúng
sẽ làm tốt hơn và phục vụ độc giả, khán giả tốt hơn nếu họ không tham gia phong trào đó.
Không ai ủng hộ ô nhiễm nhưng người ta lại không đồng ý về cách làm và các biện
pháp giảm ô nhiễm có đáng với chi phí bỏ ra không.
Thế giới này đầy những giá trị xung đột nhau. Người ta nghĩ khác nhau về giá trị của
việc cứu sống một loài nào đó. Người khác thấy một số tuyên bố về sinh thái là quá
cường điệu. Nhà báo không nên đưa các giá trị của họ vào bài. Nhà báo phải vận dụng
các kỹ năng như tìm kiếm sự thật, thẩm tra và trình bày thông tin rõ ràng.
Nhưng làm người ủng hộ cũng có cái nguy là bị mất tín nhiệm. Trong nhiều trường
hợp niềm tin của công chúng là tất cả những gì phóng viên có được. Khi phóng viên đã bị
mất niềm tin nơi công chúng và nguồn tin, rất khó, thậm chí là không thể, kiếm lại được.
Khi phóng viên không công tâm về một vấn đề nào đó, người ta sẽ coi những gì của anh
là tuyên truyền sai.
Cũng có những mối nguy khác. Nhà báo nào được thuyết phục tin rằng sự ấm lên toàn
cầu là một vấn đề nghiêm trọng sẽ có thể đưa tin nhiều hơn về các nghiên cứu khẳng định
ý kiến này và làm ngơ những kết quả khoa học theo chiều ngược lại. Trong trường hợp
này niềm tin đã trở thành nạn nhân.
Có phóng viên lầm tưởng là họ đã công bằng khi xử lý mọi ý kiến tranh luận một cách
công bằng. Ví dụ một công ty lãng tránh trách nhiệm phải làm sạch một vụ tràn dầu
nghiêm trọng. Để công bằng, phóng viên phải cho công ty cơ hội được nói. Nhưng phóng
viên phải có nhiệm vụ thẩm định các lý lẽ đó của công ty. Nếu công ty nói vụ tràn dầu
không gây tổn thất nghiêm trọng, tuyên bố này phải được kiểm tra dựa vào thực tế đã xảy
ra. Nếu thực sự công ty hiểu được vấn đề tổn thất, phóng viên có nhiệm vụ nói rõ. Làm
khác đi nghĩa là đưa tin không trung thực.
Phóng viên phải căn cứ vào thực tế diễn ra chứ không phải ý kiến riêng của mình. Nhà
báo cần đưa ra bằng chứng, đó là kết quả của những nghiên cứu độc lập và nhận xét của
quan chức chính phủ và các nhà nghiên cứu Sự thật luôn luôn có tiếng nói của mình.
Phóng viên ở các nước đang phát triển thường đối diện vấn đề là ủng hộ một quan
điểm khác. Tại một số nước, quan chức chính phủ bảo nhà báo rằng họ có nhiệm vụ phải
thúc đẩy phát triển cho đất nước. Do đó các báo cáo được cho là “trung lập” mà ngăn cản
phát triển kinh tế thì không “hữu ích”.
Với yêu cầu phát triển cấp thiết ở nhiều nước, điều này có thể là một lý lẽ rất mạnh. Và
sức ép phải ủng hộ phát triển rất mạnh, không chỉ bởi vì tinh thần dân tộc mà còn vì có sự
tham gia của chính quyền. Nhưng cũng có những lý lẽ không ủng hộ.
Nhà báo tiếp tục suy nghĩ về sứ mệnh của báo chí, có phải là cổ vũ cho “cái tốt” trên
thế giới hay không. Nếu mục tiêu đưa tin khách quan cho độc giả về các vấn đề và sự
kiện quan trọng càng khó, điều này thường có kết quả tốt. Trên hết, phóng viên không
nên tự cho mình quyền hành động như các nhà bảo vệ môi trường, hay bất cứ gì khác.
*****
Cần nhớ
Tránh các câu hỏi có thể trả lời đơn giản bằng “Có” hay “Không”.
Hỏi những câu tiếp theo.
Yêu cầu nguồn tin cho ví dụ.
Khi họ nói có thể giải quyết vấn đề, bảo đảm là họ nói ra giải pháp.
10. Đừng quên những bài tiếp theo
Ngay cả bài hay nhất, tốt nhất, chính xác nhất cũng chỉ có ảnh hưởng nhỏ nếu nó chỉ xuất
hiện một lần trên báo hay TV, radio. Cũng như những vấn đề khác, môi trường phải có
được vị trí hàng đầu trong tin tức. Điều này có thể gây nhiều khó khăn vì tin môi trường
thường diễn tiến chậm nên dòng thời sự đó có thể dễ bị công chúng quên. Ví dụ chính
quyền có thể hứa hành động gì đó nhưng rồi chẳng làm gì.
Những bài quan trọng cần được xới lại thường xuyên để độc giả có thể cập nhật được
vấn đề với những diễn biến mới nhất. Chính quyền đang làm gì trong vấn đề này? Có đạt
được tiến bộ gì? Kết quả khoa học mới nhất cho thấy điều gì? Cần phải theo để đưa tin
tiếp tục, và đây là cách nhà báo có thể gây ảnh hưởng.
Tin tức môi trường thích hợp hơn với “diễn tiến” thời sự hơn là báo chí “chương hồi”,
nghĩa là đưa tin các sự kiện riêng lẽ có bắt đầu và kết thúc rõ ràng.
Sau đây là một số cách khác để làm các câu chuyện về môi trường tiếp tục sống:
• Tìm kiếm các câu chuyện môi trường trong những lĩnh vực khác. Môi trường
không chỉ là vấn đề khoa học hay chính trị, nó ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi nhiều lĩnh
vực. Ví dụ, doanh nghiệp thích ứng ra sao trước nhu cầu sản phẩm tốt về mặt sinh thái?
Thay đổi luật thuế sẽ khuyến khích những ngành vốn gây nhiều ô nhiễm? Một cụm công
nghiệp mới sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước địa phương như thế nào? Phóng viên môi
trường nên giáo dục đồng nghiệp của mình, cả biên tập và phóng viên, về tác động đến
môi trường của một sự kiện tin tức trong các lĩnh vực khác.
• Tìm kiếm các mối liên hệ. Các nhà sinh thái học nghiên cứu bản chất của tự
nhiên. Phóng viên nên suy nghĩ như các nhà sinh thái học và tìm kiếm các mối liên hệ
cho các ý tưởng viết bài khác.
Giả sử một vụ tràn thuốc trừ sâu giết sạch sự sống trong vòng 40 dặm tính từ dòng
sông. Các báo cáo đầu tiên sẽ mô tả sự việc này, tác hại đến sức khỏe cộng đồng và các
ảnh hưởng kinh tế. Nhưng cũng có những câu chuyện khác để đưa tin:
1) Tại sao nông dân đang sử dụng một lọai thuốc trừ sâu rất độc hại?
2) Tai nạn này có phải là bằng chứng cho tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo?
3) Có nguồn thức ăn quan trọng nào cho chim bị xóa đi không?
Phần lớn các câu chuyện đều dẫn tới câu chuyện khác. Tùy theo phóng viên nhìn thấy
mối liên hệ hay không.
• Vượt ra khỏi thành phố lớn. Điều này có thể khó nhưng thường đáng làm. Điều
quan trọng là phóng viên phải quán xuyến được các lĩnh vực của họ. Hãy nói chuyện với
những người bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu hay nông dân nào nói các nỗ lực bảo vệ một
loài đang bị đe dọa tuyệt chủng đang làm mất kế sinh nhai của họ. Nếu vấn đề không trừu
tượng đối với phóng viên, có thể thông tin cho công chúng biết. Bằng cách vượt ra khỏi
thành phố, phóng viên có thể nhìn thấy quan điểm khác và ý tưởng hay để đưa tin.
• Sáng tạo. Phóng viên có thể sử dụng trí tưởng tượng để nghĩ đến các tin/bài tiếp
theo. Yêu cầu người ta phải sáng tạo nghe có vẻ như yêu cầu họ phải “thông minh”. Thực
ra, có nhiều cách để khơi gợi trí tưởng tượng. Đơn giản là có thể tự hỏi mình câu: Vấn đề
này sẽ đi đến đâu? Cứ theo con đường này và ý tưởng sẽ đến cho các tin/bài kế tiếp. Ví
dụ, ngay sau khi đưa tin về phá rừng hay dầu tràn, nhà báo có thể gọi tới các nhà làm luật
hỏi họ có nghĩ đến luật lệ gì mới cho lĩnh vực này không. Hoặc nhà báo có thể nghĩ đến
ảnh hưởng của một vấn đề tới một phần nào đó của xã hội và viết bài phóng sự. Nhiều
nhà báo có cách làm là sẽ trở lại với vấn đề trong tương lai, chẳng hạn xới lại sau đó sáu
tháng để viết về các diễn biến sau sự kiện.
******
Cần nhớ
Không chỉ tập trung vào các tin tức môi trường mới nhất.
Hỏi nguồn tin: tình trạng này đã tồn tại bao lâu rồi và hậu quả/ảnh hưởng như thế nào.
Nếu bạn không đưa thông tin vào câu chuyện của bạn hôm nay, bạn vẫn có tư liệu cho
câu chuyện khác.
KẾT LUẬN
Đây là 10 câu hỏi để bạn tự hỏi khi viết tin/bài về môi trường.
1. Tôi đã làm câu chuyện mang tính địa phương chưa để người ta còn thấy nó
có liên quan?
2. Tuần này tôi có bổ sung gì vào danh sách nguồn tin chưa?
3. Khía cạnh quan trọng nhất có được nhấn mạnh không, và bỏ qua tiểu tiết
chưa?
4. Cách thể hiện của mình có rõ ràng và xúc tích không?
5. Có làm người ta “cảm” được bài không, và thể hiện được sự quan trọng của
bài không?
6. Các con số có được giải thích bằng mô tả và so sánh không?
7. Có giải thích thuật ngữ không?
8. Tôi có hỏi và trả lời đủ câu hỏi không?
9. Tôi có công bằng với nguồn tin và vấn đề chưa?
10. Cái gì sẽ tạo ra bài tiếp theo hấp dẫn cho chủ đề này?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- environmental_reporting_vietnamese_3329.pdf