Mức độvà xu thếbiến đổi của nắng nóng ởViệt Nam giai đoạn 1961-2007

Tóm tắt. Sốliệu nhiệt độcực đại ngày (Tx) tại 57 trạm quan trắc trên 7 vùng khí hậu Việt Nam

được sửdụng đểxác định mức độvà xu thếbiến đổi của nắng nóng (NN). Kết quảchỉra rằng, NN

thường xuất hiện từtháng 3 đến tháng 9 (ởcác vùng từB1 đến N1) và từtháng 2 đến tháng 6 (ở

vùng N2 và N3). Trong khi đó, nắng nóng gay gắt (NNGG) thường bắt đầu sau và kết thúc trước

NN khoảng 1 tháng ởhầu hết các vùng khí hậu. Trên lãnh thổViệt Nam, NN xảy ra nhiều nhất ở

vùng B4 và có xu hướng giảm dần vềphía bắc và phía nam của lãnh thổ. NN (NNGG) thường có

biến động mạnh hơn ởnhững trạm và trong những tháng có sốngày NN (NNGG) lớn. NN có xu

thếtăng ởhầu hết các trạm trong thời kỳ1961-2007 và tăng nhanh hơn trong thời kỳ1991-2007 ở

các trạm thuộc vùng B2, B3 và B4 nhưng lại giảm xuống ởmột sốtrạm thuộc vùng B1, N2 và N3.

Từkhóa: Nhiệt độcực đại ngày, mức độbiến đổi, xu thế, NN, NNGG, Việt Nam.

pdf14 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mức độvà xu thếbiến đổi của nắng nóng ởViệt Nam giai đoạn 1961-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 370 _______ Mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng ở Việt Nam giai đoạn 1961-2007 Chu Thị Thu Hường1,*, Phạm Thị Lê Hằng2, Vũ Thanh Hằng3, Phan Văn Tân3 1Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Đường Phú Diễn, Cầu Diễn, Hà Nội, Việt Nam 2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, 4 Đặng Thái Thân, Hà Nội, Việt Nam 3Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010 Tóm tắt. Số liệu nhiệt độ cực đại ngày (Tx) tại 57 trạm quan trắc trên 7 vùng khí hậu Việt Nam được sử dụng để xác định mức độ và xu thế biến đổi của nắng nóng (NN). Kết quả chỉ ra rằng, NN thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 (ở các vùng từ B1 đến N1) và từ tháng 2 đến tháng 6 (ở vùng N2 và N3). Trong khi đó, nắng nóng gay gắt (NNGG) thường bắt đầu sau và kết thúc trước NN khoảng 1 tháng ở hầu hết các vùng khí hậu. Trên lãnh thổ Việt Nam, NN xảy ra nhiều nhất ở vùng B4 và có xu hướng giảm dần về phía bắc và phía nam của lãnh thổ. NN (NNGG) thường có biến động mạnh hơn ở những trạm và trong những tháng có số ngày NN (NNGG) lớn. NN có xu thế tăng ở hầu hết các trạm trong thời kỳ 1961-2007 và tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1991-2007 ở các trạm thuộc vùng B2, B3 và B4 nhưng lại giảm xuống ở một số trạm thuộc vùng B1, N2 và N3. Từ khóa: Nhiệt độ cực đại ngày, mức độ biến đổi, xu thế, NN, NNGG, Việt Nam. 1. Mở đầu∗ Nắng nóng (NN) và nắng nóng gay gắt (NNGG) là một trong những loại hình thời tiết rất đặc trưng trong mùa hè ở hầu khắp các khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt đối với con người, cây trồng và vật nuôi. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chỉ tiêu để xác định NN hay NNGG dựa vào nhiệt độ cực đại (Tx) và độ ẩm tương đối (Rh) trong ngày. Cụ thể, nếu Tx ≥ 35oC và Rh ≤ 55%, thì sẽ xảy ra nắng nóng, hoặc nếu Tx ≥ 37oC và rh ≤ 45% thì sẽ xảy ra NNGG. Tuy nhiên, chỉ tiêu độ ẩm đưa ra ở đây để đánh giá mức độ khô nóng trong khí quyển. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ xác định NN và NNGG thông qua Tx. ∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 0946652952. E-mail: chuhuongkttv@yahoo.com Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có địa hình phức tạp, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của áp thấp nóng phía tây và áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương (ACTBD) trong mùa hè nên NN xảy ra rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Có thể nhận thấy, ngay trong những tháng đầu và giữa mùa hè năm nay (2010), NNGG đã liên tiếp xảy ra trong một thời gian dài. Điển hình, một đợt NNGG đã xảy ra từ 2/7 đến 12/7/2010 trên khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ lớn nhất trong ngày có thể đạt tới 400C-410C. C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 371 Như chúng ta đã biết, biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra với biểu hiện rõ nét là nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên dẫn đến sự biến đổi của các hiện tượng cực đoan. Theo báo cáo lần thứ 4 của Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), nhiệt độ bề mặt trái đất trong thời gian từ 1906-2005 đã tăng lên khoảng 0,74 ± 0,180C. Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/thập kỷ, gấp gần hai lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Đặc biệt, ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng gần gấp hai lần tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu. Hơn nữa, trong 12 năm gần đây (1995-2006) có 11 năm nóng nhất kể từ năm 1850 [1]. Ngoài ra, theo tổ chức khí tượng thế giới (WMO), bề mặt trái đất trên toàn cầu trong tháng 1 và tháng 4 năm 2007 có thể xem là nóng nhất kể từ năm 1880. Cụ thể, nhiệt độ trong tháng 1 đã tăng lên 1,890C và trong tháng 4 đã tăng lên 1,370C so với nhiệt độ trung bình của từng tháng [2]. Riêng trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ trung bình trong 50 năm qua (1958-2008) đã tăng lên từ 0,5 đến 0,70C và nhiệt độ trong mùa đông có xu thế tăng nhanh hơn trong mùa hè [3- 5]. Trên thế giới, trong những năm gần đây, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các hiện tượng cực đoan như nắng nóng, rét đậm, rét hại,... dựa vào nhiệt độ cực trị trên mỗi vùng. Nghiên cứu xu thế biến đổi của nhiệt độ ngày trong giai đoạn 1961-1998 từ 91 trạm trong 15 quốc gia cho vùng Đông nam Châu Á và nam Thái Bình Dương, Manton M. J và ccs (2001) đã nhận thấy, số ngày nóng và đêm ấm thì tăng lên trong khi số ngày mát và đêm lạnh trong năm lại giảm đi [6]. Một kết luận tương tự đã được Vincent L. A và ccs (2005) đưa ra khi phân tích biến đổi của nhiệt độ cực trị ngày trên 8 quốc gia vùng Nam Mỹ trong thời kỳ 1961- 2000. Các tác giả cho rằng, số đêm ấm thì tăng lên, còn số đêm lạnh lại giảm đi ở rất nhiều trạm, đặc biệt với những trạm nằm ở bờ biển phía tây và đông của Nam Mỹ [7]. Phân tích số liệu nhiệt độ trung bình và cực trị trung bình trong ngày, Toreti A và F. Desiato (2008) đã sử dụng số liệu từ 49 trạm quan trắc ở Italia trong giai đoạn 1961-2004. Kết quả cho thấy, xu thế âm xảy ra trong thời kỳ từ 1961-1981; ngược lại, xu thế dương xảy ra rõ rệt trong thời kỳ 1981-2004, còn biên độ nhiệt độ trung bình ngày thì tăng lên trong toàn bộ thời kỳ [8]. Để phân tích những biến đổi theo không gian và thời gian của nhiệt độ trung bình và cực trị ngày, Bulygina O. N và ccs (2007) đã sử dụng số liệu nhiệt độ ngày từ trên 530 trạm ở Nga trong thời gian từ năm 1951-2005. Nghiên cứu cho thấy, tổng số ngày trong từng mùa có nhiệt độ cực đại cao hơn phân vị thứ 95 đã tăng lên, còn số ngày có nhiệt độ cực tiểu nhỏ hơn phân vị thứ 5 đã giảm trên hầu hết các vùng của Nga. Số ngày có nhiệt độ cao dị thường cũng có xu thế giảm. Nhưng ở một số vùng riêng biệt, số ngày có biên độ dao động nhiệt độ ngày lớn lại có xu thế tăng lên [9]. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về NN. Dựa trên số liệu thống kê từ năm 1983-2000, Trần Thế Kiêm (2000) đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm phân bố NN theo không gian, thời gian và các hình thế synop chính gây ra thời tiết NN ở Việt Nam [10]. Phân tích số ngày NN trong từng thời kỳ trên lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Đức Ngữ (2009) cho rằng, số ngày NN trong thập kỷ 1991- 2000 nhiều hơn so với các thập kỷ trước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ [3]. Phân tích các trung tâm khí áp ảnh hưởng đến Việt Nam để giải thích sự tăng lên của nhiệt độ trung bình trên một số trạm đặc trưng trong thời kỳ 1961- 2000, Nguyễn Viết Lành (2007) cho rằng, nhiệt độ trung bình trong thời kỳ này đã tăng lên từ 0,4-0,60C, nhưng xu thế tăng rõ rệt nhất xảy ra trong thập kỷ cuối và trong mùa đông, đặc biệt là trong tháng 1, mà nguyên nhân là do sự mạnh lên của ACTBD trong thời kỳ này [11]. Ngoài C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 372 ra, phân tích sự biến đổi nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961-2007, Hồ Thị Minh Hà và Phan Văn Tân (2009) cho rằng, nhiệt độ cực đại có xu hướng giảm hoặc tăng chậm ở những khu vực có nhiệt độ cực đại cao và tăng ở những khu vực có nhiệt độ cực đại thấp hơn [12]. Như vậy, những nghiên cứu về nắng nóng trên lãnh thổ Việt Nam tuy không ít, song mức độ và xu thế biến đổi của NN lại chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Trong khi đó, sự biến đổi của nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng như nhiệt độ cực trị có thể sẽ làm biến đổi các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan trong đó có NN và NNGG. Bởi vậy, Đặc điểm phân bố theo không gian và thời gian cũng như mức độ và xu thế biến đổi của NN và NNGG sẽ được chúng tôi đưa ra trong bài viết này. 2. Số liệu và phương pháp 2.1. Số liệu Để nghiên cứu sự biến động theo không gian, thời gian cũng như mức độ và xu thế biến đổi của NN, chúng tôi sử dụng số liệu ngày của yếu tố nhiệt độ cực đại (Tx) từ 57 trạm khí tượng đặc trưng cho 7 vùng khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ 1961-2007. Cụ thể: - Vùng Tây Bắc (B1): Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Mộc Châu, Yên Châu - Vùng Đông Bắc (B2): Sa Pa, Hà Giang, Bắc Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Bãi Cháy, Thái Nguyên, Cô Tô, Tuyên Quang - Vùng Đồng bằng Bắc Bộ (B3): Hà Nội, Phù Liễn, Nam Định, Ninh Bình, Bạch Long Vĩ, Hòa Bình, Thái Bình - Vùng Bắc Trung Bộ (B4): Thanh Hóa, Hồi Xuân, Vinh, Tương Dương, Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Đồng Hới, Tuyên Hóa, Đông Hà, A Lưới, Huế, Nam Đông, Hương Khê - Vùng Nam Trung Bộ (N1): Đà Nẵng, Trà My, Quảng Ngãi, Batơ, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quý - Vùng Tây Nguyên (N2): Bảo Lộc, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Kon Tum, Playcu, Ayunpa, Đăknông - Vùng Đồng bằng Nam Bộ (N3): Cà Mau, Cần Thơ, Rạch Giá, Vũng Tàu, Côn Đảo, Trường Sa, Phú Quốc. 2.2. Phương pháp Đặc điểm phân bố không gian, biến đổi theo thời gian cũng như xu thế biến đổi của NN được xác định dựa trên các đặc trưng thống kê cơ bản của hiện tượng trên từng vùng khí hậu như: - Chuỗi số ngày NN, NNGG theo từng tháng và năm của các trạm, giá trị trung bình nhiều năm. - Độ lệch chuẩn của số ngày NN và NNGG theo tháng và năm tại các trạm. - Các phương trình biểu diễn xu thế biến đổi tuyến tính theo thời gian của số ngày xuất hiện NN (NNGG) cho từng trạm, Y= A0 + A1.t, trong đó Y là số ngày xuất hiện NN, A0 và A1 là các hệ số hồi quy, t là thời gian (năm). Các phương trình này được xây dựng dựa trên chuỗi số liệu quan trắc 47 năm, từ năm 1961 đến 2007. Hệ số A1 dương hay âm phản ánh xu thế tăng hay giảm theo thời gian của số ngày NN. Trị số tuyệt đối của A1 biểu thị mức độ tăng (giảm); trị số này càng lớn mức độ tăng (giảm) càng lớn. - Đường và phương trình biểu diễn xu thế biến đổi của NN/NNGG theo thời gian cũng được xây dựng trên toàn chuỗi số liệu 1961- 2007 và trong từng thời kỳ 1961-1990 (được xem như thời kỳ chuẩn khí hậu) và 1991-2007 là thời kỳ chịu ảnh hưởng rõ nét của biến đổi khí hậu. C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 373 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Phân bố số ngày NN và NNGG theo không gian và thời gian Phân tích số ngày NN và NNGG trung bình năm trên toàn chuỗi số liệu quan trắc từ 1961- 2007 của một số trạm đại diện cho các vùng khí hậu (hình 1) cho thấy, NN cũng như NNGG ở các vùng khí hậu phía Bắc có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam, còn ở các vùng khí hậu phía Nam lại có xu hướng ngược lại là tăng dần từ Nam ra Bắc. Như vậy, Trung Bộ, đặc biệt là vùng khí hậu Bắc Trung Bộ (B4) là tâm điểm của NN. Các trạm trong vùng này có số ngày NN khá cao, dao động trong khoảng 40-60 ngày, nhiều nhất lên tới 84 ngày (trạm Nam Đông) và ít nhất cũng trên 22 ngày (trạm Thanh Hóa). Số ngày xuất hiện NNGG bằng khoảng 1/4 số ngày NN. Đối với vùng khí hậu Nam Trung Bộ (N1), số ngày NN và NNGG cũng khá lớn, tương đương với mức trung bình của vùng B4 (ngoại trừ hai trạm gần biển là Nha Trang và Phan Thiết). Ở các vùng khí hậu còn lại, số ngày NN và NNGG ít hơn rất nhiều (trừ trạm Yên Châu (B1) và trạm Ayunpa (N2)), đặc biệt, trên vùng khí hậu Nam Bộ, số ngày NN dao động trong khoảng 10 ngày, còn NNGG thì chỉ xảy ra xấp xỉ 1 ngày. Số ngày nắng nóng trung bình năm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 L A IC H A U D IE N B IE N Y E N C H A U H A G IA N G L A N G SO N TU Y E N Q U A N G Y E N B A I TH A IN G U Y E N L A N G H O A B IN H PH U L IE N N A M D IN H TH A N H H O A V IN H TU O N G D U O N G H A TI N H D O N G H O I D O N G H A H U E N A M D O N G D A N A N G Q U A N G N G A I Q U Y N H O N N H A TR A N G PH A N TH IE T K O N TU M A Y U N PA B U O N M A TH U O T V U N G TA U C A N TH O C A M A U Trạm Số n gà y N N G G Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình năm 0 5 10 15 20 25 30 35 L A IC H A U D IE N B IE N Y E N C H A U H A G IA N G L A N G SO N TU Y E N Q U A N G Y E N B A I TH A IN G U Y E N L A N G H O A B IN H P H U L IE N N A M D IN H TH A N H H O A V IN H TU O N G D U O N G H A TI N H D O N G H O I D O N G H A H U E N A M D O N G D A N A N G Q U A N G N G A I Q U Y N H O N N H A TR A N G PH A N TH IE T K O N TU M A Y U N PA B U O N M A TH U O T V U N G TA U C A N TH O C A M A U Trạm Số n gà y N N G G Hình 1. Phân bố số ngày NN, NNGG trung bình năm tại một số trạm trên các vùng khí hậu. Hình 2 và 3 biểu diễn số ngày NN và NNGG trung bình tháng của các trạm đặc trưng trên các vùng khí hậu. Từ đó ta thấy, trên các vùng từ B1 đến N1, NN thường xuất hiện vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 9. Riêng vùng khí hậu B1, tháng 4 và tháng 5 là hai tháng có NN xuất hiện nhiều nhất, còn trong các vùng B2, B3, B4 và N1 thì NN xảy ra chủ yếu trong C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 374 các tháng mùa hè, nhưng thường có cường độ mạnh nhất trong tháng 6 và 7 (riêng Quy Nhơn có số ngày NN lớn nhất vào tháng 8). Tuy NNGG thường bắt đầu sau và kết thúc trước NN khoảng 1 tháng, song thời kỳ NNGG mạnh nhất lại xuất hiện sớm hơn NN khoảng 1 tháng ở hầu hết các trạm, trừ 2 trạm Vinh và Huế có số ngày NN và NNGG đều đạt cực đại trong tháng 7. Do ảnh hưởng của địa hình kết hợp với tác động của gió phơn khô nóng, nên số ngày NN và NNGG trên các trạm vùng Tây Bắc có sự khác biệt rõ rệt. Như ở trạm Lai Châu và trạm Yên Châu có số ngày NN và NNGG lớn hơn rất nhiều so với các trạm trong vùng. Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Tây Bắc 0 2 4 6 8 10 12 II III IV V VI VII VIII IX XTháng Số n gà y nắ ng n ón g LAICHAU DIENBIEN YENCHAU Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Tây Bắc 0 1 2 3 4 II III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y N N G G LAICHAU DIENBIEN YENCHAU Số ngày nắng nóng trung bình vùng Đông Bắc 0 1 2 3 4 5 6 7 III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y nắ ng n ón g HAGIANG LANGSON TUYENQUANG YENBAI THAINGUYEN Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Đông Bắc 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y N N G G HAGIANG LANGSON TUYENQUANG YENBAI THAINGUYEN Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Đồng bằng Bắc Bộ 0 2 4 6 8 10 12 III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y nắ ng n ón g LANG HOABINH PHULIEN NAMDINH Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Đồng bằng Bắc Bộ 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 III IV V VI VII VIIITháng Số n gà y N N G G . LANG HOABINH PHULIEN NAMDINH Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Bắc Trung Bộ 0 4 8 12 16 20 II III IV V VI VII VIII IX XTháng Số n gà y nắ ng n ón g THANHHOA VINH TUONGDUONG HATINH DONGHOI HUE NAMDONG Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Bắc Trung Bộ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 II III IV V VI VII VIII IX XTháng Số n gà y N N G G THANHHOA VINH TUONGDUONG HATINH DONGHOI HUE NAMDONG Hình 2. Số ngày NN và NNGG trung bình tháng tại một số trạm điển hình trên các vùng phía bắc. C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 375 Như đã nói ở trên, số ngày NN/NNGG có xu thế tăng dần từ bắc vào nam và đạt cực đại ở vùng Bắc Trung Bộ, với số ngày NN trung bình trong tháng 6 ở trạm Nam Đông lên tới 20,4 ngày. Ở các trạm khác trong vùng cũng có số ngày NN lên tới trên 10 ngày trong tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, số ngày NNGG lại xảy ra nhiều hơn trong tháng 5 ở trạm Tương Dương (7,4 ngày) và tháng 4 ở trạm Nam Đông (6,1 ngày). Đối với vùng khí hậu N2 và N3, NN thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 và nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là thời kỳ mùa khô đồng thời cũng là khoảng thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất trong năm ở những vùng này. Cũng tương tự như vùng Tây Bắc, phân bố số ngày NN và NNGG trên vùng N2 và N3 là cả NN và NNGG đều đạt cực đại vào tháng 4, đặc biệt, trong tháng này, số ngày NN trung bình tại trạm Ayunpa lên tới 21 ngày, còn NNGG cũng lên tới 8,9 ngày. Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Nam Trung Bộ 0 2 4 6 8 10 12 14 16 III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y nắ ng n ón g DANANG QUANGNGAI QUYNHON NHATRANG PHANTHIET Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Nam Trung Bộ 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y N N G G . DANANG QUANGNGAI QUYNHON NHATRANG PHANTHIET Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Tây Nguyên 0 4 8 12 16 20 I II III IV V VI VII VIII IXTháng Số n gà y nắ ng n ón g KONTUM AYUNPA BUONMATHUOT Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Tây Nguyên 0 2 4 6 8 10 II III IV V VITháng Số n gà y N N G G . KONTUM AYUNPA BUONMATHUOT Số ngày nắng nóng trung bình tháng vùng Nam Bộ 0 2 4 6 8 10 12 14 I II III IV V VI VII VIIITháng Số n gà y nắ ng n ón g VUNGTAU CANTHO CAMAU Số ngày nắng nóng gay gắt trung bình tháng vùng Nam Bộ 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 IV V VI VIITháng Số n gà y N N G G VUNGTAU CANTHO CAMAU Hình 3. Số ngày NN và NNGG trung bình tháng tại một số trạm điển hình trên các vùng phía nam. C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 376 3.2. Sự biến động của hiện tượng NN và NNGG Để xem xét mức độ biến động của số ngày NN và NNGG trên các vùng khí hậu Việt Nam, đại lượng độ lệch chuẩn trung bình trong năm hình 4 được sử dụng để phân tích. Qua đó, nhận thấy rằng, tương tự như phân bố theo không gian của NN, mức độ dao động của số ngày NN cũng như NNGG xảy ra mạnh nhất ở khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và giảm dần về phía bắc và nam của lãnh thổ. Có thể thấy, trên các vùng khí hậu, NN và NNGG có biến động khá lớn, đặc biệt, tại trạm Tương Dương và Đông Hà (B4), NN/NNGG dao động trong năm lên tới trên 18/16 ngày. Tuy nhiên, tại các trạm thuộc vùng khí hậu N1, NN cũng có biến động rất lớn nhất (trừ trạm Nha Trang và Phan Thiết) với NN và NNGG dao động tương ứng trên dưới 17 và 7 ngày. Ở các vùng khí hậu Tây Nguyên và Nam Bộ, mặc dù số ngày NN không nhiều nhưng mức độ biến động cũng khá cao, như trạm Ayunpa, Buôn Ma Thuột, Kontum, Cà Mau, Cần Thơ,.... đều có mức độ biến động trên dưới 10 ngày, xấp xỉ số ngày NN trung bình trong năm. Đặc biệt, tại trạm Ayunpa, số ngày NNGG cũng dao động trên 10 ngày/năm. Mức độ biến động của NN và NNGG trong từng tháng ở một số trạm tiêu biểu được đưa ra trong bảng 1. Từ đó ta thấy, NN và NNGG có biến động lớn trong những tháng có số ngày NN (NNGG) lớn. Cụ thể, NN có biến động mạnh nhất trong tháng 4 và tháng 5 (vùng B1, N2 và N3), trong các tháng 5, 6, 7 và 8 (vùng B2, B3 và B4 và N1). Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng trung bình năm 0 4 8 12 16 20 L A IC H A U D IE N B IE N Y E N C H A U H A G IA N G L A N G SO N TU Y E N Q U A N G Y E N B A I TH A IN G U Y E N L A N G H O A B IN H PH U L IE N N A M D IN H TH A N H H O A V IN H TU O N G D U O N G H A TI N H D O N G H O I D O N G H A H U E N A M D O N G D A N A N G Q U A N G N G A I Q U Y N H O N N H A TR A N G PH A N TH IE T K O N TU M A Y U N PA B U O N M A TH U O T V U N G TA U C A N TH O C A M A U Trạm Đ ộ lệ ch c hu ẩn (n gà y) Độ lệch chuẩn của số ngày nắng nóng gay gắt trung bình năm 0 4 8 12 16 L A IC H A U D IE N B IE N Y E N C H A U H A G IA N G L A N G SO N TU Y E N Q U A N G Y E N B A I TH A IN G U Y E N L A N G H O A B IN H PH U L IE N N A M D IN H TH A N H H O A V IN H TU O N G D U O N G H A TI N H D O N G H O I D O N G H A H U E N A M D O N G D A N A N G Q U A N G N G A I Q U Y N H O N N H A TR A N G PH A N TH IE T K O N TU M A Y U N PA B U O N M A TH U O T V U N G TA U C A N TH O C A M A U Trạm Đ ộ lệ ch c hu ẩn (n gà y) Hình 4. Độ lệch chuẩn của số ngày NN và NNGG trung bình năm trên các trạm. Bảng 1. Độ lệch chuẩn của số ngày NN trung bình tháng trên một số trạm tiêu biểu Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Trạm NN NNGG NN NNGG NN NNGG NN NNGG NN NNGG NN NNGG Lai Châu 3.2 1.3 4.9 3.2 5.3 3.2 3.1 0.8 2.6 0.9 3.3 0.8 Yên Châu 3.3 1.6 4.3 2.9 5 3.6 4.5 1.5 3.8 1.4 2.4 0.3 Hà Giang 0.3 1 0.3 2.5 0.6 2.4 0.2 2.4 0.4 3.3 0.5 Tuyên Quang 0.3 0.9 0.2 2.8 1.3 4.7 1.9 3.9 1.1 3.8 0.4 Thái Nguyên 0.2 0.4 0.1 2.4 0.8 3.8 1.2 3.2 0.8 3.1 0.5 Láng 0.3 0.1 0.7 0.3 2.7 1.3 5 2 3.9 1.6 2.9 0.7 Hoà Bình 0.9 0.5 1.9 1 3.8 2.3 4.8 3.1 4.4 2.3 3.8 1 Phủ Liễn 0.1 0 0.3 0.1 1.5 0.2 2.5 0.5 1.9 0.6 1.1 0.2 Vinh 0.9 0.2 1.7 1.3 4 3 5.6 4.8 6.1 3.7 4.2 2 C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 377 Tương Dương 3.2 2.8 4.3 3.5 5.7 5.1 5.9 5.4 5.7 5.7 4.8 2.6 Hà Tĩnh 1.2 0.6 1.9 1.2 4.2 2.7 5.5 4.3 5.8 3 4.5 2 Huế 2 0.6 3.4 1.9 5.9 3.7 6.2 3.8 5.6 3.1 5.2 2.9 Đà Nẵng 0.9 0.4 1.6 1.2 3.5 2.8 6 4 3.6 2.5 4.6 2 Quy nhơn 3.1 0.1 5.6 1.8 5.8 3.1 4.2 3.2 5.8 2.7 Phan Thiết 0.2 0.2 1.7 0.3 1.9 0.5 0.1 0.7 Ayunpa 5.5 3.4 6 5.8 6.6 3.6 5.6 0.8 2.8 0.2 1.9 Buôn Ma Thuột 4.4 0.2 5.6 1.3 2.5 0.1 Vũng Tàu 0.2 0.8 0.2 0.2 0.3 Cần Thơ 2.5 0.4 6.1 1.1 5.7 1.8 2.3 0.2 1.9 0.8 0.2 0.2 Đặc biệt, trong tháng 6, trên các trạm vùng B4 và N1, NN biến động khoảng 6 ngày và từ 3 đến 6 ngày (đối với NNGG). Trên khu vực N2 và N3, tuy số ngày NN trong tháng không lớn song mức độ biến động của NN trong tháng 4 và tháng 5 cũng rất lớn (từ 4,4 đến 6,7 ngày), đặc biệt, NNGG biến động trong tháng 5 tại trạm Ayunpa là 5,8 ngày, lớn hơn số ngày NNGG trung bình trong tháng này (3,4 ngày). Ngoài ra, số ngày NN và NNGG trung bình tháng và năm của từng trạm trong từng thập kỷ cũng được đưa ra để đánh giá mức độ biến động NN và NNGG qua từng thời kỳ. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ trình bày kết quả tính toán của một số trạm đại diện cho các vùng khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam, như các trạm Lai Châu (B1), Thái Nguyên (B2), Láng (B3), Huế (B4), Quy Nhơn (N1), Buôn Ma Thuột (N2) và trạm Cà Mau (N3). Từ hình 5 nhận thấy, NN và NNGG trung bình năm qua các thập kỷ ở các trạm đặc trưng có xu hướng tăng dần theo thời gian. Xu thế tăng số ngày NN (NNGG) trong 2 thời kỳ cuối, đặc biệt trong thời kỳ 2001-2007 xảy ra rõ rệt nhất ở các trạm Láng, Huế và Quy Nhơn. Xu thế NN tăng lên trong thời kỳ 1981-1990, giảm nhẹ trong thời kỳ 1991-2000, song lại tăng ở thời kỳ 2001-2007, xảy ra ở các trạm Thái Nguyên, Buôn Ma Thuột và trạm Cà Mau. Trong đó, trạm Thái Nguyên có số ngày NN và NNGG biến động qua các thập kỷ ít nhất (4,7 ngày), còn trạm Quy Nhơn và trạm Láng lại có mức độ biến động lớn nhất tương ứng là 31,5 ngày và 21 ngày. Phân bố nắng nóng trung bình năm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lai Châu Thái Nguyên Láng Huế Quy Nhơn Buôn Ma Thuột Cà Mau Trạm S ố ng ày n ắn g nó ng 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 Phân bố nắng nóng gay gắt trung bình năm 0 4 8 12 16 20 Lai Châu Thái Nguyên Láng Huế Quy Nhơn Buôn Ma Thuột Cà Mau Trạm Số n gà y nắ ng n ón g ga y gắ t 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 Hình 5. Số ngày NN và NNGG trung bình năm qua các thập kỷ trên một số trạm tiêu biểu. C.T.T. Hường và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 370‐383 378 Phân bố nắng nóng ở trạm Lai Châu 0 2 4 6 8 10 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Số n gà y nắ ng n ón g 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 Phân bố nắng nóng gay gắt ở trạm Lai Châu 0 1 2 3 4 5 6 T3 T4 T5 T6 T7 T8 S ố ng ày n ắn g nó ng g ay g ắt 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 Phân bố nắng nóng ở trạm Thái Nguyên 0 1 2 3 4 5 6 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 Số n gà y nắ ng n ón g 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 8 Phân bố nắng nóng gay gắt ở trạm Thái Nguyên 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 T4 T5 T6 T7 T8 T9 S ố ng ày n ắn g nó ng g ay g ắt 61-70 71-80 81-90 91-00 01-07 Phân bố nắng nóng ở trạm Láng 0 2 4 6 8 10 12 14 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 S ố ng ày n ắn g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuy_van_53__1828.pdf