Cá giò (Rachycentron canadum) là đối tượng nuôi biển có nhiều triển vọng cho giá
trịkinh tếcao bởi tốc độsinh trưởng nhanh, chống chịu tốt với các điều kiện môi
trường bất lợi, thịt cá có hàm lượng các axit béo không no EPA và DHA cao hơn
nhiều so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, hiện nay nghềnuôi cá giò gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt nguồn cung cấp cá giống còn rất hạn chế. Do đó chất lượng cá
giống trong quá trình ương nuôi mang ý nghĩa quyết định.
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mức độ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá giò và biện pháp phòng trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mức độ nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá giò và biện pháp phòng trị
Cá giò (Rachycentron canadum) là đối tượng nuôi biển có nhiều triển vọng cho giá
trị kinh tế cao bởi tốc độ sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt với các điều kiện môi
trường bất lợi, thịt cá có hàm lượng các axit béo không no EPA và DHA cao hơn
nhiều so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá giò gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt nguồn cung cấp cá giống còn rất hạn chế. Do đó chất lượng cá
giống trong quá trình ương nuôi mang ý nghĩa quyết định.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá giò (Rachycentron canadum) là đối tượng nuôi biển có nhiều triển vọng cho
giá trị kinh tế cao bởi tốc độ sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt với các điều kiện
môi trường bất lợi, thịt cá có hàm lượng các axit béo không no EPA và DHA cao
hơn nhiều so với các đối tượng khác. Tuy nhiên, hiện nay nghề nuôi cá giò gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt nguồn cung cấp cá giống còn rất hạn chế. Do đó chất
lượng cá giống trong quá trình ương nuôi mang ý nghĩa quyết định.
Các ngoại ký sinh trùng thường ký sinh ở giai đoạn cá con, gây ra nhiều tác hại
như: làm cá ngứa, sây sát, giảm tốc độ sinh trưởng, khi nhiễm ở mức độ cao gây
chết hàng loạt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất cá giống. Vì vậy, việc tìm
hiểu và kiểm soát ngoại ký sinh trùng trong quá trình ương nuôi mang ý nghĩa quan
trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng con giống phục vụ cho nuôi thương
phẩm cá giò.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua kiểm tra, phân tích 790 mẫu cá ở cả 3 giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống,
mỗi mẫu cá được tiến hành kiểm tra ký sinh trùng tổng thể, trên cùng một mẫu cá
kiểm tra tất cả các loài ký sinh trùng cho thấy: Giai đoạn cá bột (160 con) không
phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng; Giai đoạn cá hương và cá giống phát hiện thành
phần loài và mức độ nhiễm các loài ký sinh trùng khác nhau.
1. Mức độ nhiễm các loài trùng loa kèn Zoothamnium sp, Vorticella sp và
Epistylis sp trên cá giò
Qua kiểm tra, phân tích đã bắt gặp các giống trùng loa kèn ở cả các mẫu cá
hương và cá giống. Sử dụng tài liệu phân loại hình thái của Hà Ký và Bùi Quang
Tề (2007) [2], phát hiện các giống trùng loa kèn như các hình sau:
Mức độ nhiễm trùng loa kèn trên cá hương và cá giống được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Mức độ nhiễm trùng loa kèn trên cá hương và cá giống
Trùng loa kèn
Giai
đoạn
Mức độ nhiễm Zoothamnium
sp
Vorticella
sp
Epistylis
sp
Tỷ lệ nhiễm
(%)
14,3 50 0,3
Cá
hương Cường độ
nhiễm (trùng/cá)
18,7±18,3 7,8±6,2 8±1,3
Tỷ lệ nhiễm
(%)
4,4 61,1 7,7
Cá
giống Cường độ
nhiễm (trùng/cá)
9,5±6,8 13,8±5,3 12,9±3,2
Ở cả 2 giai đoạn cá hương và cá giống, mức độ nhiễm Vorticella sp là cao nhất:
50% ở cá hương, 61,1% ở cá giống, cường độ nhiễm trùng trên cá giống trung
bình là 13,8 trùng/cá.
Ở cá hương, tỷ lệ nhiễm Zoothamnium sp là 14,3% với cường độ 18,7
trùng/cá, tỷ lệ nhiễm Epistylis sp thấp chiếm 0,3%. Ở cá giống, tỷ lệ nhiễm
Zoothamnium sp và Epistylis sp thấp tương ứng 4,4% và 7,7%. Tuy nhiên,
cường độ nhiễm trung bình loài Epistylis sp tương đối cao (12,9 trùng/cá). Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy ở cá hương, trùng loa kèn chủ yếu ký sinh ở trên
da và vây đuôi, trên cá giống chỉ phát hiện trùng ký sinh ở da cá.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng cao là một trong những nguyên nhân
làm cho cá bị thuơng tổn, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, năng suất ương nuôi cá giống
bị suy giảm, thậm chí làm cho cá chết, gây rất nhiều thiệt hại cho sản xuất.
Kết quả nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ của cá trong một số bể ương nuôi tại
cơ sở thu mẫu cho thấy, cá giò cỡ nhỏ (3-21 ngày tuổi) ương nuôi đến ngày thứ 14
bị chết tới 70%, đến ngày thứ 21 bị chết đến 100% (thiệt hại trên 1 triệu con cá
hương). Cá bị bệnh có màu sắc thân nhợt nhạt, da nhiều nhớt, gầy, hoạt động yếu
ớt và chết rải rác đến chết hàng loạt.
2. Mức độ nhiễm Cryptocaryon irritans, Contracaecum sp, Centrocestus
formosanus trên cá giò giống
Trên cá giống, kết quả nghiên cứu đã phân lập được 3 loài ký sinh trùng là
trùng lông Cryptocaryon irritans, ấu trùng giun tròn Contracaecum sp và ấu trùng
sán lá song chủ Centrocestus formosanus.
Kết quả kiểm tra mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá giống được thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 2: Mức độ nhiễm C. irritans, Contracaecum sp, C. formosanus trên cá
giò giống
Mức độ nhiễm C.
irritans
Contracaecum sp C.
formosanus
Tỷ lệ nhiễm
(%)
20 45,5 8,8
Cường độ
nhiễm
4,33
±1,94
10,22 ±4,53 1,75 ±0,72
Trên cá giống chỉ bắt gặp loài ký sinh trùng C. irritans, Contracaecum sp, C.
formosanus: tỷ lệ nhiễm Contracaecum sp cao nhất (45,5%) với cường độ nhiễm
trung bình 10,22 con/cá, tiếp đến là nhiễm trùng lông C. irritans (20%), tỷ lệ
nhiễm ấu trùng sán lá song chủ C. formosanus trên cá thấp nhất (8,8%) với cường
độ trung bình 1,75 ấu trùng/cá.
Kết quả kiểm tra vị trí ký sinh trên cá cho thấy: trùng lông và ấu trùng giun tròn
chủ yếu ký sinh trên da cá, ngoài ra cũng còn gặp ở vây và mang nhưng mức độ
nhiễm thấp hơn so với ở da. Ấu trùng sán lá song chủ chỉ phát hiện nhiễm ở mang
cá giò giống.
Ở cá giống từ 30-75 ngày tuổi, không phát hiện cá bị chết do ký sinh trùng, mặc
dù thành phần giống loài ký sinh trùng ở giai đoạn này bắt gặp nhiều hơn cá ở giai
đoạn 3-21 ngày tuổi. Có thể do giai đoạn này cá đã lớn hơn và được sống trong
môi trường rộng hơn ương nuôi trong bể.
3. Các biện pháp phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá giò
a. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Vệ sinh trang trại, hệ thống lồng, lưới, bể, ao ương sau mỗi vụ sản xuất và trước
khi đưa vào vụ nuôi mới. Ương nuôi cá với mật độ phù hợp điều kiện thực tế vì
mật độ cao là cơ hội cho ký sinh trùng lây lan và phát triển. Cho cá ăn thức ăn đủ
chất dinh dưỡng, thức ăn tươi sống phải được khử trùng. Hạn chế ký chủ trung
gian (cua, ốc...) và sự lây nhiễm vào ký chủ cuối cùng: tẩy dọn bể, ao ương, dùng
hóa chất chlorine diệt ký chủ của ký sinh trùng. Tránh gây sốc, tránh sây sát trong
quá trình san thưa, chuyển bể hoặc phân cỡ cá.
b. Biện pháp trị bệnh ngoại ký sinh trùng trên cá giò
- Bệnh trùng loa kèn:
Dùng formol 100-200ppm tắm cho cá trong 30 phút (tuy nhiên phương pháp
này có ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá); Tắm nước oxy già cho cá (H2O2) ở
nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút (nếu dùng nồng độ thấp hơn cần kéo dài
thời gian xử lý); Tắm nước ngọt cho cá khoảng 30 phút (ký sinh trùng rời khỏi cơ
thể cá nhiều tuy nhiên không diệt được hoàn toàn).
- Bệnh trùng lông Cyptocaryon irritans:
Tắm cho cá bằng formol 25ppm từ 5-7 ngày, sục khí mạnh, thay nước, sau đó
chuyển cá sang bể nước sạch; Tắm cho cá bằng nước ngọt trong 20-30 phút
(phương pháp này không diệt hoàn toàn được mầm bệnh); Kết hợp tắm cá trong
nước ngọt và nước oxy già (150 ppm) trong 30 phút (qua thử nghiệm cho thấy
phương pháp này cho kết quả trị bệnh cao nhất).
- Bệnh sán lá Centrocestus formosanus:
Qua thử nghiệm một số hóa chất để trị bệnh sán lá Centrocestus formosanus đều
không có kết quả do ấu trùng sán được bảo vệ trong vỏ bào nang dày. Do đó biện
pháp chủ yếu là phòng bệnh bằng tẩy dọn thật kỹ ao ương trước khi thả cá giống,
dùng vôi hay CuCl2 phun xuống ao để diệt ốc, không dùng phân tươi gây màu nước,
phân hữu cơ cần ủ kỹ với vôi trước khi dùng.
- Bệnh giun tròn Contracaecum sp:
Ấu trùng của giun Contracaecum sp được bảo vệ trong bào nang nên khả năng
tiêu diệt rất hạn chế, do đó phòng bệnh được xem là biện pháp hữu hiệu.
Quá trình thử nghiệm và áp dụng các biện pháp trị bệnh cho thấy việc trị bệnh
ngoại ký sinh trùng trên cá gặp nhiều khó khăn: cá con có sức đề kháng yếu nên sử
dụng hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá. Ký sinh trùng có sức bám vào
ký chủ rất cao, khi dùng hóa chất có rời khỏi ký chủ trong thời gian ngắn mà
không thể diệt hoàn toàn ký sinh trùng. Chính vì vậy nên áp dụng biện pháp phòng
bệnh là chủ yếu, trị bệnh thường gặp nhiều khó khăn mà không có hiệu quả cao.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đã phát hiện 6 giống loài ngoại ký sinh trùng trên cá giò, trong
đó có 3 loài thuộc trùng loa kèn là Zoothamnium sp, Vorticella sp, Epistylis sp, 1
loài trùng lông Cryptocarion irritans, 1 loài ấu trùng giun tròn Contracaecum sp
và 1 loài ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus. Cá bột không bị
nhiễm ngoại ký sinh trùng. Cá hương bị nhiễm 3 loài trùng loa kèn với mức độ
nhiễm cao và gây chết hàng loạt. Cá giống nhiễm tất cả các loài ngoại ký sinh
trùng với mức độ không cao. Các giống loài ký sinh trùng đều có tác hại nhất định,
đặc biệt với cá giò hương cỡ 3-21 ngày tuổi. Cùng một lúc gặp nhiều loài ký sinh
trùng trên cá với mức độ nhiễm khác nhau và đã gây chết hàng triệu cá giò hương.
Đã tiến hành thử nghiệm một số phương pháp phòng, trị bệnh và đạt được kết quả
nhất định.
2. Đề xuất
Giai đoạn cá con rất dễ nhiễm ngoại ký sinh trùng. Khi cá bị nhiễm ngoại ký
sinh trùng với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao có thể gây chết cá hàng loạt, gây thiệt
hại cho quá trình sản xuất giống. Do đó, trong quá trình sản xuất cần thiết phải áp
dụng các biện pháp phòng bệnh để bảo đảm tỷ lệ ương cá đạt chất lượng và năng
suất cao. Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp trị bệnh ký sinh trùng
trên cá giò con./.
Tài liệu tham khảo
1. Brown- Peterson, et al (2001). Reproductive biology of Cobia (Rachycentron
canadum) from coastal water of the Southern United States. Fish. Bull, 99, 15 - 28.
2. Cheng Bi - Seng, et al (2002). Studies on the net - cage culture of Cobia
(Rachycentron canadum) with its principle disease and control, 2002 - Book of
abatract, World aquaculture 2002, April 23 - 27, 2002, China.
3. Nguyễn Quang Huy, Tình hình sinh sản và nuôi cá giò (Rachycentron
canadum), Tạp chí Thủy sản số 7 - 2002.
4. Đỗ Văn Khương (2001), Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một
số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề
tài.
5. Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thanh (2008), Bài giảng “ Bệnh học Thủy sản”, Đại học Vinh.
7. Bùi Quang Tề, Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004),
Giáo trình “Bệnh học thủy sản”, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
8. Phan Thị Vân (2006), Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá mú,
cá giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng và trị bệnh, Báo cáo tổng kết đề tài
Khoa học - Kỹ thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_8__5824.pdf