Giáo viên (GV) là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của một nền giáo
dục (GD). Đó là nhận định thường được các nhà GD và các nhà nghiên cứu đồng tình cao
độ. Chính vì vậy, sự thành bại của một chương trình đổi mới GD thường phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ chuẩn bị thực hiện của đội ngũ giáo viên. Nguyễn Thị Bình và các cộng
sự (2012) dựa vào kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ trên quy mô toàn quốc đã có kết luận
rằng sức ỳ của GV còn lớn, vẫn giữ thói quen dạy học cũ; "so với các yêu cầu đối với
người giáo viên sau 10-15 năm tới, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV
hiện nay còn có một khoảng cách đáng kể" (tr. 35). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, việc
chuẩn bị cho đội ngũ GV có những hiểu biết và năng lực nghề nghiệp phù hợp với mục
tiêu của đổi mới giáo dục là một công việc tất yếu phải làm trước khi thực hiện đổi mới
chương trình học phổ thông.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mức độ chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình, dạy học tích hợp và dạy học phân hóa của giáo viên trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
140
Mức độ chuẩn bị thực hiện đổi mới chương
trình, dạy học tích hợp và dạy học phân hóa
của giáo viên trung học phổ thông tại
thành phố Hồ Chí Minh
TS. Phạm Thị Lan Phượng, ThS. Phạm Thị Thu Thủy
CN. Võ Thị Tích, ThS. Bùi Tiến Huân, ThS. Hồ Sỹ Anh*
1. Giới thiệu
Giáo viên (GV) là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của một nền giáo
dục (GD). Đó là nhận định thường được các nhà GD và các nhà nghiên cứu đồng tình cao
độ. Chính vì vậy, sự thành bại của một chương trình đổi mới GD thường phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ chuẩn bị thực hiện của đội ngũ giáo viên. Nguyễn Thị Bình và các cộng
sự (2012) dựa vào kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ trên quy mô toàn quốc đã có kết luận
rằng sức ỳ của GV còn lớn, vẫn giữ thói quen dạy học cũ; "so với các yêu cầu đối với
người giáo viên sau 10-15 năm tới, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV
hiện nay còn có một khoảng cách đáng kể" (tr. 35). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, việc
chuẩn bị cho đội ngũ GV có những hiểu biết và năng lực nghề nghiệp phù hợp với mục
tiêu của đổi mới giáo dục là một công việc tất yếu phải làm trước khi thực hiện đổi mới
chương trình học phổ thông.
Thêm vào đó, trước những bàn luận sôi nổi của xã hội về sự thành công của đổi mới
giáo dục phổ thông thông qua việc biên soạn lại chương trình (CT) giáo dục phổ thông
giai đoạn sau năm 2015, trước những băn khoăn của GV về đổi mới giáo dục phổ thông
trong thời gian vừa qua cũng như hiện nay, việc tìm kiếm một cách thức tiến hành đổi mới
đạt được sự đồng thuận cao là rất cần thiết. Để tìm hiểu về 2 vấn đề trên, chúng tôi đã thực
hiện một nghiên cứu để tìm hiểu về mức độ sẵn sàng về tư tưởng cũng như năng lực nghề
nghiệp của đội ngũ GV để thực hiện đổi mới. Bài viết này trình bày sơ bộ về kết quả khảo
sát đối với GV trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết tập trung phân tích các
yếu tố như sự tán thành của GV đối với cách làm đổi mới GD và mức độ hiểu biết, thực
trạng tiến hành dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa (DHPH) của GV.
*
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
141
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Mô tả dự án nghiên cứu
Để tìm hiểu về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện đổi mới
giáo dục phổ thông, Viện Nghiên cứu Giáo dục đã phân công cho chúng tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu "Khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa của
đội ngũ giáo viên trung học phổ thông theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục". Một phần công việc trong dự án nghiên cứu này là tìm hiểu về mức độ chuẩn bị thực
hiện đổi mới của đội ngũ GV. Trong bài viết này chúng tôi trích một phần kết quả nghiên
cứu tại 6 trường THPT tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Trần Đại Nghĩa (Q.1), Lê Quý
Đôn (Q. 3), Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh), Nguyễn Hiền (Q. 11), Vĩnh Lộc (Q. Bình Tân),
Thủ Đức (Q. Thủ Đức). Tổng số phiếu khảo sát thu về là 249 phiếu.
2.2. Một số kết quả nghiên cứu nổi bật
a. Hiểu biết và mức độ đồng tình của GV về chủ trương đổi mới GD
Số liệu trong Bảng 1 cho thấy, mặc dù tỷ lệ GV đồng tình với "nghị quyết 29 về đổi
mới toàn diện giáo dục" và "chủ trương đổi mới CT và SGK sau 2015" luôn chiếm hơn
50%, số GV không muốn bàn luận về vấn đề lớn trong đổi mới GD cũng khá đáng kể. Tỷ
lệ GV không có ý kiến về các vấn đề này chiếm tương ứng là 14,9% và 13,2%. Qua tiếp
xúc với GV, chúng tôi ghi nhận một số ý kiến cho rằng đổi mới CT và sách giáo khoa
(SGK) đã thay đổi một số lần rồi nhưng không phải cứ lần sau là tốt hơn lần trước. Thực
trạng về tâm tư của đội ngũ GV gợi ra những băn khoăn về kế hoạch đổi mới CT và SGK.
Kế hoạch này cần phải được hoàn thiện hơn để làm tăng tính thuyết phục của nó đối với
đội ngũ GV.
Bảng 1. Hiểu biết và mức độ đồng tình của GV về chủ trương đổi mới GD
TT Nội dung
Đồng
ý (%)
Không đồng ý
(%)
Không có ý
kiến (%)
Số người
trả lời
1
Thầy/Cô biết về Nghị quyết 29 về
đổi mới toàn diện giáo dục.
71,9 13,2 14,9 249
2
Thầy/Cô hiểu rõ chủ trương đổi
mới CT và SGK sau 2015.
63,9 22,9 13,2 249
3
Thầy/Cô cho rằng cần dạy học
sinh để hình thành năng lực.
91,6 4,0 4,4 249
4
Thầy/Cô cần được trao thêm
quyền tự chủ trong việc dạy học.
94,0 2,8 3,2 249
Đối với những vấn đề cụ thể được đề cập trong chủ trương đổi mới GD thì GV lại rất
quan tâm với đồng tình cao độ. Tỷ lệ GV đồng tình về mục tiêu và công cụ thực hiện đổi
mới GD như "dạy HS để hình thành năng lực", "trao thêm quyền tự chủ cho GV trong dạy
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
142
học" là rất cao, chiếm trên 90%; tỷ lệ không đồng tình rất thấp, chiếm dưới 4,0%. DHTH
và DHPH chính là những cách tiếp cận được sử dụng phổ biến để dạy HS hình thành năng
lực, phát triển những phẩm chất phù hợp cho mỗi HS. Từ đó có thể suy ra là GV đồng tình
với chủ trương xây dựng chương trình học phổ thông theo hướng tiếp cận của DHTH và
DHPH.
b. Mức độ chuẩn bị thực hiện DHTH và DHPH theo chủ trương đổi mới
Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tập huấn cho GV cốt cán tại các trường phổ
thông những kiến thức cơ bản về DHTH và DHPH. Từ đội ngũ này các trường phổ thông
đã phổ biến rộng hơn cho GV trong trường. Vì thế tỷ lệ GV cho rằng họ thường xuyên áp
dụng DHTH và DHPH là khá cao, chiếm trên 50% (Bảng 2). Điều này cho thấy, đại bộ
phận GV THPT tại TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng để thực hiện DHTH và DHPH. Mặc dù
nhiều GV cho rằng họ đang thực hiện DHTH và DHPH, không nên lạc quan cho rằng GV
THPT tại TP. Hồ Chí Minh đang đi trước trong đổi mới GD. DHTH và DHPH dựa vào
sáng kiến cá nhân hoàn toàn khác với dạy học theo hướng tiếp cận DHTH và DHPH. Khi
Bộ GD-ĐT chưa ban hành khung chương trình học theo hướng tiếp cận DHTH và DHPH
thì có nghĩa là chưa có hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học một cách toàn diện và có
hệ thống.
Bảng 2. Mức độ áp dụng DHTH và DHPH
Phương pháp
Mức độ
Số người
trả lời Rất thường
xuyên (%)
Thường
xuyên (%)
Không thường
xuyên (%)
Chưa bao
giờ (%)
Dạy học tích hợp 4,4 48,6 36,9 10,0 249
Dạy học phân hóa 6,0 49,4 39,0 5,6 249
Bảng 3. Các phương pháp dạy học thường được GV sử dụng
Phương pháp dạy học
Thường
xuyên (%)
Không thường
xuyên (%)
Số người trả lời
Thuyết trình 67,1 32,9 249
Dạy học nêu vấn đề 81,1 18,9 249
Dạy học theo dự án 43,4 56,6 249
Dạy học thông qua trải nghiệm 50,2 49,8 249
Số liệu trong Bảng 3 cho ta hiểu biết sâu hơn về thực chất của việc áp dụng DHTH
và DHPH. GV vẫn thường xuyên sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống cho
lớp đông như thuyết trình, dạy học nêu vấn đề, chiếm lần lượt là 67,1% và 81,1%. Những
phương pháp dạy học cho nhóm nhỏ thường được vận dụng trong DHTH và DHPH như
dạy học theo dự án và dạy học thông qua trải nghiệm ít được sử dụng hơn, chiếm lần lượt
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
143
là 43,4% và 50,2%. Các số liệu trong Bảng 3 thể hiện một thực trạng khá lạc quan về mức
độ đổi mới GD của GV; tuy nhiên, đây là con số về thực trạng tại TP. Hồ Chí Minh, một
trong những địa phương mà cư dân có trình độ văn hóa và giáo dục cao nhất cả nước. Và
đây là những con số tự đánh giá đưa ra bởi GV chứ không phải đánh giá của chuyên gia
thông qua dự giờ.
Một điều lưu ý nữa là, những con số này chưa phản ánh được thực chất của những
cái được cho là thực hiện DHTH và DHPH. Dạy học dự án và dạy học thông qua trải
nghiệm là những phương pháp giảng dạy lấy HS làm trung tâm. Nội dung của những bài
học được thiết kế dựa trên nhu cầu, hứng thú và trình độ tiếp thu của từng HS hoặc từng
nhóm HS. Với tình trạng sĩ số HS mỗi lớp rất đông và chương trình học được cấu trúc dựa
vào nội dung từng bộ môn như tại Việt Nam, GV khó mà áp dụng được các phương pháp
dạy học của theo hướng tiếp cận DHTH và DHPH. Số liệu khảo sát trong nghiên cứu này
cho thấy, khó khăn mà GV thường gặp phải nhất khi thực hiện DHTH và DHPH là phải
dạy cho xong chương trình được quy định trong SGK. 44% GV cho rằng "không đủ thời
gian hoàn thành bài dạy" gây khó khăn trong DHTH và 53% GV chọn yếu tố này là khó
khăn cho DHPH. Thêm vào đó, áp dụng DHPH khó khăn hơn DHTH vì còn gặp những
hạn chế về cơ sở vật chất (34,9% GV chọn), sĩ số lớp (29,3%), tài liệu hướng dẫn
(22,1%).
c. Yếu tố giúp thúc đẩy thực hiện DHTH và DHPH
Bảng 4. Yếu tố thúc đẩy thực hiện DHTH - DHPH
Các yếu tố
Tỷ lệ chọn (%) trên tổng số 249 GV
DHTH DHPH
Thay chương trình, SGK 28,1 24,1
Thay đổi cách kiểm tra đánh giá HS 36,1 61,0
Bồi dưỡng nâng cao năng lực HS 15,7
Bồi dưỡng GV và cung cấp tài liệu cần thiết 59,4 33,3
Thay đổi đào tạo tại trường SP 26,1 23,7
Khác 0,8 2,4
Trong phiếu khảo sát chúng tôi có yêu cầu GV lựa chọn các cách thức thúc đẩy
DHTH và DHPH được thực hiện thường xuyên hơn (Bảng 4). Chúng tôi chừa chỗ trống
để GV đề xuất các cách thức khác nhưng rất ít GV đưa ra ý kiến khác. Kết quả khảo sát ở
phần nội dung này cho thấy một số hiện tượng rất đáng chú ý. Thứ nhất là, tỷ lệ GV chọn
thúc đẩy DHTH và DHPH thông qua "thay chương trình, SGK" là thấp, chưa đến 30%
GV chọn yếu tố này. Đây là một kết quả đáng để cho Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo đổi mới
CT, SGK phổ thông sau năm 2015 quan tâm.
Thứ hai là, để có thể thực hiện đổi mới chương trình học phổ thông một cách có hệ
thống thì đào tạo tại trường SP phải thay đổi để tạo ra một đội ngũ GV có thể triển khai
thành công chương trình học phổ thông mới. Tuy nhiên, GV ít coi trọng yếu tố này, tỷ lệ
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
144
đồng tình của GV chiếm 26,1% đối với DHTH và 23,7% đối với DHPH. Những hiểu biết
về DHTH và DHPH như vậy sẽ là yếu tố góp phần cổ vũ cho những quan điểm thiếu đồng
bộ trong đổi mới chương trình học phổ thông.
Thứ ba là, tỷ lệ GV cho rằng "thay đổi cách kiểm tra đánh giá HS" sẽ thúc đẩy
DHPH chiếm tỷ lệ cao bất thường với con số 61,0%. Về lý thuyết, kiểm tra đánh giá là
công cụ để phân loại HS theo nhóm trước khi quyết định sử dụng nội dung và phương
pháp dạy-học riêng cho từng nhóm. Vì thế kiểm tra đánh giá ít có quan hệ trực tiếp tới
DHPH. Hiện nay, các GV ở Việt Nam thường sử dụng kiểm tra và đánh giá để đánh giá
học lực của HS, việc thiết kế các phiếu khảo sát nhu cầu học tập của HS rất hiếm khi được
thực hiện. Vì thế "kiểm tra đánh giá HS" tại Việt Nam vẫn chưa thực sự là bước công việc
được thực hiện trước DHPH. Do vậy, GV coi "thay đổi cách kiểm tra đánh giá HS" sẽ
thúc đẩy DHPH là nhầm lẫn. Thêm vào đó, 2,4% GV chọn mục yếu tố khác trong DHPH
có ghi chú là họ không thực sự hiểu DHPH là gì. Sự thiếu hiểu biết của GV về DHPH như
trên cho thấy việc tập huấn thêm cho GV về DHTH và DHPH, việc thiết kế chương trình
đào tạo tại các trường sư phạm nhằm chuẩn bị cho GV về DHTH và DHPH cũng cần thiết
như là xây dựng chương trình học phổ thông theo hướng DHTH và DHPH.
3. Kết luận
Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI được cả xã hội đồng tình ủng hộ.
Việc xây dựng lại chương trình học giáo dục phổ thông cho giai đoạn sau năm 2015 theo
hướng tiếp cận DHTH và DHPH để hình thành năng lực cho HS đã được khẳng định
trong nghị quyết 29-NQ/T , nhưng kế hoạch triển nội dung vẫn còn rất nhiều phải bàn.
Kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ GV THPT tại TP. Hồ Chí Minh gợi ra một số
vấn đề cần phải được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng khi xây dựng lại chương trình học
giáo dục phổ thông. Thứ nhất là, Ban chỉ đạo đổi mới CT-SGK phải lên kế hoạch thực
hiện cụ thể với những mục tiêu, cách tiến hành, kết quả mong đợi, và hướng dẫn rõ ràng
cho đội ngũ GV để có thể thuyết phục họ tham gia nhiệt tình vào quá trình đổi mới. Thứ
hai là, việc viết lại CT-SGK không nên tách biệt khỏi quá trình đổi mới đào tạo tại trường
sư phạm. Rất mong, Bộ GD-ĐT chú ý tới các vấn đề này để đảm bảo cho việc xây dựng
chương trình học giáo dục phổ thông cho giai đoạn sau năm 2015 tạo ra một cuộc cải cách
lớn và có ý nghĩa thiết thực và và lâu dài cho nền giáo dục phổ thông nước nhà.
Tài liệu tham khảo
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2012). Báo cáo tổng kết đề tài B01-2010 "Nghiên cứu đề
xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông"
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc_do_chuan_bi_thuc_hien_doi_moi_chuong_trinh_day_hoc_tich.pdf