Vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng là một chủ
chương đúng đắn và đang được xã hội hết sức quan tâm. Việc sáp nhập ba ngân hàng: Ngân hàng
thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn – Tín Nghĩa – Đệ Nhất là thương vụ sáp nhập đầu tiên theo
chủ chương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, sau
thành công của thương vụ sáp nhập này còn đặt ra nhiều vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hợp nhất.
Bài báo đề cập đến những vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra từ thương vụ sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Đệ Nhất - Tín Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu thời gian sau hợp nhất.[6]
Bên cạnh rủi ro tín dụng thì ban quản trị ngân
hàng sau hợp nhất cũng cần phải quan tâm tới
rủi ro vận hành. Đây là những rủi ro phát sinh
do yếu tố con người hoặc do sự không hoàn
chỉnh trong các quy trình vận hành, sự yếu
kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm
soát nội bộ, hoặc do những thay đổi của các
yếu tố khách quan (cơ chế, chính sách nhà
nước, sự thay đổi của môi trường tự nhiên)
Do Ngân hàng SCB mới là sự hợp nhất từ 3
ngân hàng Sài Gòn - Tín Nghĩa – Đệ Nhất.
Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng này hoạt
động riêng rẽ với đội ngũ nhân viên khác
nhau, quy trình nghiệp vụ, các quy chế, quy
định về tác nghiệp khác nhau, hệ thống quản
lý, hệ thống công nghệ thông tin khác nhau
nên không thể nhanh chóng ban quản trị sau
hợp nhất có thể tích hợp dữ liệu công nghệ
thông tin của 3 ngân hàng này thành một hệ
thống và hòa nhập những yếu tố riêng biệt
còn lại thành một thể thống nhất.
Để đảm bảo ngân hàng sau sáp nhập hoạt
động hiệu quả, an toàn và thống nhất, ban
quản trị ngân hàng cần phải xây dựng lại một
hệ thống quy trình, quy chế, quy định chặt
chẽ, đầy đủ, tuân thủ pháp luật và để làm định
hướng thống nhất cho hoạt động của toàn bộ
ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro cần được
xây dựng và triển khai thực hiện trong toàn bộ
hệ thống ngân hàng từ cấp quản trị, ban điều
hành tới các nhân viên của ngân hàng.
Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống quy
chế, quy định, quy trình chuẩn, ngân hàng
cũng cần phải cơ cấu lại mô hình tổ chức của
mình trên nguyên tắc phân định rõ khối kinh
doanh, quản lý rủi ro và hỗ trợ từ Hội sở
xuống các đơn vị về chức năng, nhiệm vụ. Có
thể thấy khi hợp nhất 3 ngân hàng với nhau
tất yếu sẽ tinh giản các hoạt động phòng, ban
hay sự trùng lặp về tổ chức giữa các ngân
146Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Ngọc Lý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 137 - 143
142
hàng. Việc lựa chọn ai hay giảm bỏ vị trí nào
cũng là một vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi ban
quản trị mới cũng cần phải quan tâm để nhanh
chóng đưa ngân hàng sau sáp nhập sớm đi
vào hoạt động ổn định.
Hệ thống công nghệ thông tin: Trước khi hợp
nhất, mỗi ngân hàng đều có hệ thống thông tin
quản lý ngân hàng khác nhau. Việc hợp nhất
hệ thống thông tin quản lý và hệ thống truyền
dữ liệu trong nội bộ ngân hàng nhanh chóng là
đòi hỏi thiết yếu của thực tế. Trong khi chưa
tích hợp được hệ thống này, hoạt động của
ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, và tốn kém
về chi phí nhưng vẫn không thể đáp ứng hết
được các yêu cầu giao dịch của khách hàng (ví
dụ như khách hàng muốn tra cứu số dư, rút
tiền, gửi tiền không có hệ thống chung phải
qua thu chi hộ sẽ khó đáp ứng được yêu cầu
giao dịch nhanh chóng của khách hàng). Chính
vì thế mà sau khi hợp nhất, ngân hàng hợp nhất
cần khẩn trương lựa chọn, xây dựng và sử
dụng hệ thống quản lý thông tin chung, hiện
đại để nhanh chóng đưa hoạt động của ngân
hàng vào quỹ đạo ổn định.
Vấn đề nhân sự: Quản trị nhân lực cũng
không kém phần quan trọng sau khi hợp nhất.
Đứng trên góc độ nhân viên để nhìn nhận, có
thể thấy việc ba ngân hàng tiến hành hợp nhất
sẽ có những thay đổi trong chính sách nhân
sự. Sẽ có nhiều vị trí trong ngân hàng được
tinh giảm và điều đó sẽ gây hoang mang, lo
lắng cho nhân viên. Trên thực tế, khi biết chủ
trương hợp nhất ba ngân hàng, một số nhân
viên cũng như lãnh đạo cấp thấp-trung của ba
ngân hàng đã đệ đơn xin nghỉ việc. Để tránh
tình trạng lây lan sự hoang mang trong đội
ngũ nhân viên, và làm cho nhân viên yên tâm
công tác, ban lãnh đạo ngân hàng cam kết toàn
bộ các lao động có ký hợp đồng lao động với
SCB, TNB, FCB đều sẽ trở thành lao động của
SCB sau hợp nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
ngân hàng cũng phải phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao để đảm bảo cho chất lượng hoạt
động của ngân hàng về dài hạn.
KIẾN NGHỊ
Một là, phát triển các kênh kiểm soát thông
tin của doanh nghiệp như: thị trường chứng
khoán, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý
nhằm tăng tính minh bạch trong các thông tin
công bố của doanh nghiệp.
Hai là, ban hành những quy định cụ thể về tổ
chức và hoạt động của các tổ chức tư vấn
M&A, đồng thời tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi để khuyến khích sự phát triển của
các công ty tư vấn chuyên nghiệp đủ điều
kiện theo pháp luật.
Ba là, hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động
M&A. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã có
thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 2
năm 2010 hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện
một thương vụ M&A trong ngành ngân hàng
một cách khá đầy đủ. Dựa trên đó, Nhà nước có
thể phát triển thành luật sáp nhập hoàn thiện
không chỉ đối với ngành ngân hàng mà cả
những loại hình doanh nghiệp khác.
Bốn là, ban hành những quy định cụ thể để
bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường nhằm
chống lại các nguy cơ dẫn tới độc quyền mà
một thương vụ M&A có thể mang lại. Điều
này là cần thiết khi mà sắp đến thời điểm mở
cửa thị trường và thời điểm các ngân hàng
nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam
theo cam kết gia nhập WTO.
Năm là, xây dựng các chính sách để phát triển
nguồn nhân lực cho thị trường M&A như cho
phép một số trường đại học mở chuyên ngành
đào tạo về M&A, có các chính sách đào tạo
chuyên gia M&A ở nước ngoài
KẾT LUẬN
Đứng trước yêu cầu lành mạnh hóa thị trường
tài chính, vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng vẫn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Việc hợp nhất thành công ba ngân hàng là
ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Đệ
Nhất – Tín Nghĩa làm nền tảng thúc đẩy hoạt
động M&A ngân hàng tại Việt Nam trong
thời gian tới. Tuy nhiên, để hoạt động này
tiếp tục phát triển thì những vấn đề đặt ra từ
thương vụ sáp nhập ba ngân hàng như tác giả
đã nêu ở trên rất cần được quan tâm xem xét.
147Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nguyễn Ngọc Lý và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 137 - 143
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo thường niên của NHTMCP Sài Gòn,
Tín Nghĩa, Đệ Nhất 2010, 2011
[2]. Luật ngân hàng nhà nước số 46/2010/QH12
ngày16 tháng 06 năm 2010
[3]. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16 tháng 06 năm 2010
[4]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Dự
thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất
tổ chức tín dụng.
[5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông
tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm
2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ
chức tín dụng.
[6]. Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Mua bán và sáp
nhập ngân hàng ở Việt Nam - trường hợp 3 ngân
hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn, Luận văn
cao học kinh tế, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
[7]. Website Ngân hàng Nhà nước:
SUMMARY
MERGER AND ACQUISITION IN THE BANKING SYSTEM OF VIETNAM:
ARISEN ISSUES AND EVIDENCE FROM THE REUNIFICATION OF THREE
COMMERCIAL BANKS INCLUDING SAI GON, TIN NGHIA AND DE NHAT
Nguyen Ngoc Ly*, Tran Van Quet, Duong Thanh Tinh
College of economics and business administration- TNU
The restructure of the whole economy in general and the banking system in particular is
considered to be on right direction and one of the biggest concerns of society and the Government.
That the three commercial banks as Sai Gon, Tin Nghia and De Nhat have been reunified to form a
big bank is the first case of the restructure policy successfully promoted by Vietnam State Bank
(VSP). A part from this initial achievement, there are some arisen issues that need to be addressed
and resolved for the banking system restructure. This paper aims to discuss these and proposes
policy implications to improve the restructure of the banking system in Vietnam for coming years.
Key words: merger, restructure, banking system.
Ngày nhận bài: 16/4/2013; Ngày phản biện: 26/4/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013
*
Tel: 0988467658
148Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mua_ban_va_sap_nhap_ma_ngan_hang_tai_viet_nam_nhung_van_de_d.pdf