Thư viện điện tử, thư viện số là những ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông - trực tiếp, là công nghệ web trong hoạt động thông tin - thư viện ở những
mức độ khác nhau.
Trong hơn 20 năm qua tính từ khi m ạng Internet có m ặt tại Việt Nam (theo
Nghị định 21/CP của Chính phủ năm 1997) đã tác động m ạnh mẽ đến hầu hết các
hoạt động khác nhau của đời sống xã hội, trong đó nó tác động làm thay đổi rõ rệt
phương thức sử dụng thông tin của con người. Hoạt động thông tin - thư viện là một
trong những lĩnh vực ảnh hưởng rõ nhất, tác động của nó đã hình thành các loại hình
thư viện hiện đại - thực chất đó là xuất hiện các dịch vụ thư viện mới hoặc phương
thức mới của những dịch vụ thư viện truyền thống trước đây.
4 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Một vài ý kiến để xuất về mô hình hệ thống thông tin thư viện hiện đại - Phát triển thư viện điện tử tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỂ XUẤT VẼ Mổ HÌNH HỆ THỐNG
THÔNG TIN T H Ư V IỆ N HIỆN ĐẠI - PHÁT TRIỂN THƯVIỆN ĐIỆN TỬTẠI VIỆT NAM
ThS. Phạm Quang Quyền1
1. ĐẶT VẤN ĐẼ
Thư viện điện tử, thư viện số là những ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông - trực tiếp, là công nghệ web trong hoạt động thông tin - thư viện ở những
mức độ khác nhau.
Trong hơn 20 năm qua tính từ khi m ạng Internet có m ặt tại Việt Nam (theo
Nghị định 21/CP của Chính phủ năm 1997) đã tác động m ạnh mẽ đến hầu hết các
hoạt động khác nhau của đời sống xã hội, trong đó nó tác động làm thay đổi rõ rệt
phương thức sử dụng thông tin của con người. Hoạt động thông tin - thư viện là một
trong những lĩnh vực ảnh hưởng rõ nhất, tác động của nó đã hình thành các loại hình
thư viện hiện đại - thực chất đó là xuất hiện các dịch vụ thư viện mới hoặc phương
thức mới của những dịch vụ thư viện truyền thống trước đây.
Phương thức sử dụng thông tin mới đã tạo ra xu hướng thế giới mới - thế giới
phẳng. Khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
đã và đang trở thành "tiếng nói chưng" của toàn thế giới. Cơ cấu nền kinh tế đã có
sự chuyển dịch m ạnh mẽ theo xu hướng chung của toàn cầu hóa. Chuyển dịch từ
nền kinh tê' sản xuất hàng hóa sang khu vực kinh tế thông tin, tri thức, dịch vụ mặc
dù mới ở giai đoạn bước đầu. Trong đó, với tốc độ phát triển của công nghệ thông
tin và truyền thông giai đoạn hiện nay đã đặt ra yêu cầu cấp thiết bắt buộc phải xây
dựng những hệ thống thông tin thư viện dựa trên công nghệ hiện đại, công nghệ
web theo các lĩnh vực khác nhau, qui mô khác nhau trong từng ngành nghề, từng
lĩnh vực. Trong đó, xây dựng những thư viện điện tử, những kho tri thức số là vấn
đề đầu tiên, là hạt nhân của một xã hội thông tin.
Để đưa ra đề xuất vê mô hình hệ thống thông tin thư viện hiện đại - phát triển
thư viện đ iện tử tại việt nam, chúng ta xem xét m ột số các khái niệm sau:
1 Giám đốc Trung tâm TTTV - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
94 HỘI THẢO PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẨU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 .0
- Mô hình: là m ột sự trình bàv có tính quv giản về inột (số) khía cạnh nào đó
của thế giới vật chất (vật thể, tình huống, quy trình ,...)1
- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng nguồn lực con
người và công nghệ thông tin đế tiếp nhận các nguồn dữ liệu như yếu tố đầu vào và
xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là yếu tố đầu ra (Tân, 2004)
- Thư viện hiện đại: thư viện hiện đại là m ột thư viện gắn liền với công nghệ
thông tin. Thư viện hiện đại là nơi có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng
m ột cách dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện hiện đại không hoạt động đon độc mà
có sự liên kết đ ể hình thành m ột m ạng lưới, hệ thống. Hệ thống này có thê gồm các
thư viện cùng ngành, cùng chức năng, hay cùng m ột khu vực địa lý.(Thiên, 2016).
2. ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DựNG Mồ HÌNH HỆ THỐNG THÒNG TIN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI - PHÁT TRIỂN
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬTẠI VIỆT NAM
Hiện nay, các dịch vụ thông tin - thư viện là m ột trong những khâu quan trọng,
quyết định đến chất lượng của toàn bộ hoạt động thông tin - thư viện. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra nhiều các dịch vụ mới và tạo ra nhiều
phương thức m ới trong các dịch vụ thông tin - thư viện truyền thống; xu hướng
chung của các dịch vụ đó là tăng cường tính tương tác giữa các bên trong hoạt động
thông tin - thư viện đa chiều, đa thời gian,... tương tác 24/7 hoặc tương tác theo thời
gian thực hoặc tương tác không theo thòi gian thực,...
Các dịch vụ thông tin - thư viện theo mô hình hệ thống thông tin thư viện hiện
đại (thư viện điện tử, thư viện số) phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, tuân thủ
chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia về chuvên ngành có chú trọng đến tính phát
triển bền vững. Trong đó, quan trọng nhất đó là tạo thuận lợi tối đa (tăng cường các
dịch vụ tiện ích) đối với người dùng tin và đội ngủ viên chức thư viện trong toàn hệ
thống. Thậm chí, tương tác với đội ngũ trong toàn ngành.
Trên cơ sở đó, tác giả bài viết xin đề xuất xây dựng các hệ thống thông tin thư
viện hiện đại theo từng lĩnh vực quản lý N hà nước: Hệ thống thông tin - thư viện
ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Hệ thống thông tin - thư viện ngành Tài chính;
Hệ thống thông tin - thư viện ngành Giáo dục và Đào tạo,... Trong quá trình triển
khai, sẽ lựa chọn một trong hai mô hình như sau:
Mô hình 1: Xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại tập trung tại cơ quan
1 w w .fetp.edu.vn/cache/M PP8-522-L05V -Su% 20dung% 20m o% 20hinh% 20trong% 20
phan%20tich%20chinh%20sach--Vu%20Thanh%20Tu%20Anh-2016-07-19-13544313.pdf (truy cập
8h50, ngày 20-9-2018)
HỒI THẢO PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIÊN TỬ ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẨU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 .0 9 5
quan lý N hà nước đầu ngành (Các Bộ - xây dựng bộ phận chuyên trách), sau đó xây
dựng các chi nhánh trực thuộc (branches), phân quyền cho các đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ có nhiệm vụ duy trì, phát triển thuộc nhánh cua mình. Áp dụng mô hình
này, thì việc tô chức dữ liệu sẽ tập trung, kiểm soát cao nhất trong m ột khu vực cụ
thể. Tiết kiệm không gian, không bị phân tán về lưu trữ dữ liệu (host).
Mô hình 2: Xây dụng hệ thống thông tin phân tán - mỗi đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ sẽ tự triển khai từng hệ thống riêng và cơ sở dữ liệu riêng. Sau đó, Bộ xây
dựng hệ thống tổng hợp, tích hợp đến toàn bộ các hệ thống của các đơn vị thuộc và
trực thuộc để xây dựng cổng thông tin tìm kiếm tập trung.(Quyền, 2018)
Trong thời kỳ phát triển m ạnh mẽ của công nghệ thông tin và m ạng truyền thông
thời gian qua đã minh chứng thế giới đã và đang trở thành thế giới phang, việc giao
tiếp cũng đã và đang hình thành xu hướng ngôn ngữ chung (ngôn ngữ của công nghệ
thông tin và truyền thông, tiêu chuẩn của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đã
hình thành tiêu chuẩn chung quốc tê). Việc hình thành các "kho dữ liệu - repository"
do các tô chức xã hội, cá nhân xây dựng và phát triển là những hạt nhân đóng góp trực
tiếp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Kho tàng này ngày càng nhiều về khối lượng
thông tin. Vì vậy, xuất hiện các tổ chức, cá nhân tạo lập các phương tiện và công cụ
giúp ngưòi dùng tin có thê tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với những kho dữ liệu này
(các công cụ tìm kiếm: google, yahoo, bamboo,...). Các công cụ đó thực hiện nguyên
tắc tìm kiếm tập trung có nhiệm vụ thu thập các nguồn dữ liệu phân tán từ các tổ chức,
cá nhân ở khắp mọi nơi trên thếgiới. Vì vậy, các thông tin tìm kiếm được trên các công
cụ này còn đang thiếu các tiện ích để kiểm duyệt.
Dựa trên phân tích đó, tác giả đề xuất giải pháp theo mô hình thứ 2, vì xu hướng
trong thực tiễn đang diễn ra như vậy. Hiện tại, các thư viện ở các cơ quan, đơn vị
cụ thê cũng đã có và đang phát triển các cơ sở dữ liệu của riêng đơn vị m ình và việc
liên kết, chia sẻ theo hệ thống bên trong ngành còn chưa được phổ biến và còn nhiều
hạn chế, việc liên kết, chia sẻ sang những lĩnh vực khác hoặc cho xã hội gần như
chưa phát huy hết được sức m ạnh của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông. Nếu triển khai theo giải pháp này, chúng ta sẽ tận dụng được các cơ sở dữ liệu
đã có - kế thừa các sản phẩm do các thư viện đã và đang sử dụng, các đơn vị cơ sở sẽ
trở thành "hạt nhân" để thu thập, xây dựng và phát triển nguồn tin điện từ sát nhất
với lĩnh vực m à đơn vị m ình đang phục vụ. Tập hợp nhiều đơn vị trong hệ thống sẽ
đem đến một kho thông tin khổng lồ có kiếm soát của lĩnh vực ngành nghề. Dựa trên
đó, cơ quan chủ quản xây dựng cổng thông tin tích hợp, xây dựng công cụ tìm kiếm
tập trung có chức năng tương tự như google và các công cụ tìm kiếm với kỹ thuật tìm
kiếm tiên tiến - quét tìm kiếm trên toàn bộ các đơn vị thuộc và trực thuộc, tập hợp
theo mô hình m ạng lưới kết này nối với m ạng lưới khác theo các tiêu chí phù hợp, ví
9 6 HỘI THÀO PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ở VIÊT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẨU CÁCH MANG CÔNG NGHIỆP 4 .0
dụ: theo ngành: văn hóa, thông tin, thê thao, du lịch,...
Về phương diện kỹ thuật, việc lựa chọn giài pháp phần cứng, phần mềm sẽ tùy
thuộc vào năng lực thực tiễn của đề án được triển khai, hoàn toàn dễ dàng phù hợp
với từng hệ thống. Tuy nhiên, khi lựa chọn cần chú ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật,
công nghệ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về ngành và đặc biệt là khả năng tương thích
với xu hướng phát triển, đảm bảo tính kế thừa dữ liệu, di trú dữ liệu dọc - ngang
trong các hệ thống khác nhau.
3. KẾT LUẬN
Xây dụng Mô h ìn h hệ thống thông tin thư viện h iện đại - p h á t triển thư viện
điện tử tại Việt Nam là m ột trong những yêu cầu có ý nghĩa thực tiễn, nhất là trong
giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của nền công nghiệp
4.0 - N en công nghiệp mà không thể nói rằng có một quốc gia, dân tộc nào đứng
ngoài được. Đ ể có thể xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại - phát triển
thư viện điện tử tại Việt N am cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể của các đơn
vị trong từng lĩnh vực ngành nghề của xã hội, đồng thời cần có giải pháp lựa chọn
mô hình hệ thống thông tin, phương án lựa chọn phần cứng, phần mềm phù hợp để
thực sự sẽ m ang lại hiệu quả cho việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, phát triển tư
duy sáng tạo, góp phần m ang tri thức đến từng người dân, từng lĩnh vực khác nhau,
góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu tự học tập, học tập suốt đời, góp phần
đưa nội dung Luật tiếp cận thông tin đi vào cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Q uang Quyền (2018). Một vài ý kiến đề xuất xây d ự ng mô h ình hệ thống thông tin
thư viện hiện đại hô trợ phát triển nông thôn. Ký yếu Hội thảo khoa học: Thư viện ngành Nông
nghiệp và phát triền nông thôn dưới tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0, tr.22-28.
2. Đoàn Phan Tân (2004). Các hệ thông thông tin quản lý. Hà Nội: trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Thiên (2016). Quản lý thư viện hiện đại tại Việt Nam: Luận án tiên sĩ. Hà Nội:
trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_vai_y_kien_de_xuat_ve_mo_hinh_he_thong_thong_tin_thu_vie.pdf