Một vài vấn đề về quản lý con người- Phần 1

Đến các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như trong lý thuyết thiên,

địa nhân đã khẳng định, trời đất biến đổi khôn lường nhưng cũng

không phức tạp bằng sự biến đổi trong tâm lý người. Được lòng

người là được tất cả, thu phục được lòng người sẽ chiến thắng.

(Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà.)

Cho đến khi môn Khoa học quản lý ra đời và trở thành một môn

khoa học độc lập, người ta thấy rằng cũng có rất nhiều yếu tố

tham gia vào hệ thống quản lý như vật chất, kinh tế, văn hoá,

thông tin nhưng yếu tố con người vẫn là một yếu tố quan trọng

nhất của ngành khoa học này.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một vài vấn đề về quản lý con người- Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài vấn đề về quản lý con người-PHẦN 1 Đến các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như trong lý thuyết thiên, địa nhân đã khẳng định, trời đất biến đổi khôn lường nhưng cũng không phức tạp bằng sự biến đổi trong tâm lý người. Được lòng người là được tất cả, thu phục được lòng người sẽ chiến thắng. (Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà.) Cho đến khi môn Khoa học quản lý ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập, người ta thấy rằng cũng có rất nhiều yếu tố tham gia vào hệ thống quản lý như vật chất, kinh tế, văn hoá, thông tin… nhưng yếu tố con người vẫn là một yếu tố quan trọng nhất của ngành khoa học này. Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khi mà trong giá trị sản phẩm hơn 80% là hàm lượng chất xám, tài sản trí tuệ điều hành tài sản của các công ty thì yếu tố con người càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Hãy tưởng tượng, trong hầu hết các ngành nghề, người ta dễ dàng đặt mùa các loại máy móc thiết bị như mua tận gốc của một công ty lớn. Chất lượng của các trang thiết bị cũng hoàn toàn giống nhau kể cả tính năng cũng như công dụng của chúng. Giả sử một công ty vừa mất tất cả các máy móc thiết bị nhưng kỹ năng sản xuất vẫn còn nguyên thì họ có thể nhanh chóng phục hồi tái tạo lại nhà xưởng. Nhưng nguợc lại, một công ty mất kỹ năng tay nghề, mất người quản lý thì dù có giữ được trang thiết bị cũng không thể đứng vững trên thương trường. Tóm lại, muốn tồn tại và phát triển, không thể không nghiên cứu yếu tố con người. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, con người lại càng trở nên nhân tố trung tâm không thể thiếu. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách nhìn nhận con người trong hệ thống tổ chức quản lý, quản lý con người là gì, quản lý như thế nào và để quản lý con người những người quản lý (lãnh đạo) phải cần có những gì. A. Con người trong hệ thống quản lý. Như chúng ta biết, việc quản lý con người, tập thể là nhiệm vụ chính của việc quản lý không chỉ đối với toàn xã hội và đối với từng cấp, ngành, xã hội. Có thể nói, con người có vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý. Trong lĩnh vực quản lý người ta xém xét con người và hoạt động của con người trên 3 góc độ. · Con người với tư cách là chủ thể quản lý: cùng với năng lực, uy tín, nhân cách của mình giúp co người đưa ra các quyết định quản lý của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và sự phát triển của tổ chức. · Con người với tư cách là khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý): Đó là những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tập thể… với những đặc điểm văn hoá, nhân cách riêng của họ. · Thứ 3 nhìn nhận con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý (mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và người dưới quyền) Tuy nhiên, con người và tập thể không thụ động trước tác động quản lý bởi mỗi người đều có ý chí, ý thức, có những lợi ích và nhu cầu riêng, có nhận thức về các sự kiện. Trong hệ thống quản lý, con người có thể tiếp nhận các quyết định quản lý, tuân theo nó hoặc có thể không tiếp nhận hay chỉ tiếp nhận ở một mức độ nhất định. Chính vì thế trong việc quản lý con người không thể theo các quyết định cứng nhắc mà mang tính linh hoạt, mềm dẻo. B. Quản lý con người là gì, quản lý như thế nào? Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, con người sống trong xã hội và không thể tách rời xã hội do đó quản lý con người không thể tách rời xã hội. Có thể nói “Quản lý con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà, tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xã hội với nhau”. Quản lý con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũng có thể làm được. Với quan niệm về bản chất quản lý con người như trên, chúng ta có thể luận giải nó quan các mặt cụ thể sau: · Quản lý con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xã hội, quy định rõ chức năng, quyền hạn và vai trò xã hội của họ. · Quản lý con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. ở đây, vai trò của công tác giáo dục, đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng được các nước đưa lên quốc sách hàng đầu. · Quản lý con người còn có ý nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai trò xã hội của mình; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc. Như vậy, muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai trò xã hội của mình, người lãnh đạo cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, có một số yếu tố của sự thích ứng, hoà nhập sau: · Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lý, về những điều kiện của hoạt động: trình độ chuyên môn, kỹ thuật, mức độ căng thẳng, thời gian làm việc… · Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lý, khí chất, tính cách, xu hướng, định hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen… nhằm tạo ra không khí tâm lý tốt trong tập thể. · Sự thích nghi về mặt xã hội – tâm lý, sự thích nghi giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lãnh đạo… giúp cho mọi người có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đã được quy định bởi tập thể xã hội. Quản lý con người còn có nghĩa là thường xuyên kiểm tra xem mỗi con người có thực hiện đúng vai trò xã hội của mình hay không. Muốn làm được điều đó cần thường xuyên tác động, uốn nắn và đánh giá đúng về kết quả hoạt động của con người (phải hiểu rõ các nét tâm lý chung của những người bị lãnh đạo để có những cách thức cư xử hợp lý.) c. Để quản lý con người, nhà quản lý cần gì? 1. Một trong những yêu cầu đầu tiên đề ra cho người lãnh đạo đã được Onosandro Vizantiez Mavriky (thế kỷ 11) trình bày gồm: · Người ta muốn thấy người lãnh đạo nghĩa cả và công bằng, có kinh nghiệm trong công việc của mình, thông minh và quyết đoán. Đối với mọi việc anh ta đều có thái độ bình tĩnh và tựu tin, bình dị và biết kiềm chế trong cư sử, không quá bận tâm về bản thân và những nhu cầu của mình. Lường tránh tính tham lam và vụ lợi vì người vụ lợi thì người tốt không yêu mến mà kẻ thù thì coi khinh. · Người lãnh đạo phải tôn trọng các quyền của thuộc cấp, ít ngủ và thường đêm nghĩ xem trong tương lai phải làm gì. · Sau khi đã quyết định phải hành động mau lẹ, bởi lẽ dịp may hiếm đến phải kịp thời chớp thời cơ. Không phởn chí khi thành công và không ngã lòng khi thất bại. · Biết tiên đoán là một trong những phẩm chất giá trị nhất. · Phải biết xác định chính xác có thể giao cho ai làm việc gì. Nên tránh xa những kẻ láu cá hơn là những người dữ tính. 2. F.Tailor, người được coi là cha đẻ của khoa học tổ chức và quản lý hiện đại cho rằng một người quản lý giỏi cần có những tố chất sau: trí thông minh, có học vấn, có kinh nghiệm, khôn khéo, linh hoạt, có nghị lực sáng suốt, trung thực, suy nghĩ lành mạnh, có sức khoẻ. 3. Theo B.Karlof trong “Chiến lược làm ăn” năm 1991 có đưa ra: “Một người lãnh đạo giỏi là người vững tin, cởi mở, ham học hỏi, biết chấp nhận, hướng vào kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có kinh nghiệm, biết chấp nhận khi phạm sai lầm, có sức lôi cuốn thuyết phục và gây được lòng tin, nhiệt tình, bình tĩnh, biết lắng nghe người khác, thiện tâm và chu đáo, tự do, niềm nở, mềm dẻo, sẵn sàng giúp người khác phát triển” 4. Theo ý kiến của R.Herstenberg – người đứng đầu tập đoàn General Motos người quản lý cần có: · Yêu cầu thứ nhất là phải có kiến thức sâu rộng. Mỗi nhà quản lý cần phải biết thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp. Phải có tinh thần cầu thị và ý thức tự hoàn vốn tri thức của mình. · Yêu cầu thứ hai là phẩm cách và tinh thần trách nhiệm rất cao trong mọi việc · Yêu cầu thứ ba là phải biết cảm nhận cái mới và dám mạo hiểm. · Yêu cầu thứ tư là phải nhạy cảm và năng động. · Yêu cầu thứ năm là năng lực làm việc cao, thường xuyên muốn trở nên giỏi giang hơn để hoàn thành công việc được tốt. 5. Theo ý kiến của Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần trong cuốn “Khoa học lãnh đạo hiện đại” NXB Chính trị Quốc gia 2001 có đề cập đến 4 nhóm năng lực: · Những phẩm chất về chính trị tư tưởng: Họ coi nhóm này là linh hồn sống, là hạt nhân của lãnh đạo, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm về giá trị, tư duy lãnh đạo, nó phản ánh cả trình độ tư duy chính trị của người lãnh đạo. Hai ông nhấn mạnh: “người lãnh đạo phải có lập trường chính trị kiên định và phải một lòngmột dạ phục vụ nhân dân” · Những phẩm chất về tri thức: Phải có một trình độ nhận thức phù hợp về mặt lý luận cũng như về văn hoá, tri thức chuyên môn, quản lý và pháp luật. · Nhóm các phẩm chất năng lực: Đưa ra 2 loại năng lực cơ bản phải có ở người lãnh đạo là năng lực sáng tạo (phải có tài quan sát, tài dự kiến, tài quyết đoán, tài ứng biến). Thứ hai đó là năng lực tổng hợp thể hiện ở khả năng thu thập và xử lý thông tin, tổng hợp các tri thức, điều hoà lợi ích. · Nhóm các phẩm chất về tâm lý: Hai tác giả nhấn đến ba kỹ năng biết nói, biết viết và biết đi. 6. Các tác giả Việt Nam phát triển từ quan điểm đức – tài cũng nhấn mạnh đến 3 nhóm đặc điểm đó là: Nhóm về tư tưởngchính trị, nhóm các phẩm chất tâm lý đạo đức và nhóm các phẩm chất năng lực. Tóm lại để quản lý con người thành công, yếu tố người lãnh đạo là quan trọng nhất. Từ các tiêu chí về phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo, người quản lý trên. Chúng ta cần có cách nhìn đa chiều nhưng cũng phải chọn lọc để phù hợp với điều kiện văn hoá từng nước và hoà nhập cùng xu thế của thế giới. Chúng tôi có nhiều điểm đồng ý với những tổng kết sau của tác giả Thương Mưu Tử về cách quản người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20100909_mot_vai_van_de_ve_quan_ly_con_nguoi1_8958.pdf