Một vài suy nghĩ về vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn hiện nay

Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra đảng viên, trực tiếp tổ chức lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Tổ chức cơ sở Đảng là chiếc cầu nối giữa cơ quan lãnh đạo các cấp trong hệ thống tổ chức Đảng đến với quần chúng nhân dân. Chất lượng của các TCCSĐ là yếu tố cấu thành chất lượng lãnh đạo của Đảng, quyết định sức mạnh của Đảng qua các giai đoạn cách mạng cụ thể. Dù bất cứ ở thời kỳ cách mạng nào Đảng ta cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng và củng cố TCCSĐ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về xây dựng Đảng đã viết: "Muốn làm nhà cho tốt phải xây dựng nền móng cho vững". "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt".Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Đảng ta càng chú trọng đến việc xây dựng, củng cố TCCSĐ vững mạnh, điều đó được thể hiện qua các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là nghị quyết trung ương 6 lần 2 (khóa VIII).

Là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội nên vị trí vai trò của nông nghiệp, nông thôn là vô cùng quan trọng. Những bước tiến bộ ở nông thôn chính là thước đo căn bản của sự tiến bộ xã hội ở nước ta.

Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của cả nước, nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều bước phát triển đáng kể góp phần chủ động giải quyết vấn đề lương thực, tạo thế ổn định vững vàng cho kinh tế cả nước đi lên. Bộ mặt nông thôn đã khởi sắc, đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Một vài suy nghĩ về vấn đề xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY Nguyễn Thị Mai Anh Cao học 7 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra đảng viên, trực tiếp tổ chức lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Tổ chức cơ sở Đảng là chiếc cầu nối giữa cơ quan lãnh đạo các cấp trong hệ thống tổ chức Đảng đến với quần chúng nhân dân. Chất lượng của các TCCSĐ là yếu tố cấu thành chất lượng lãnh đạo của Đảng, quyết định sức mạnh của Đảng qua các giai đoạn cách mạng cụ thể. Dù bất cứ ở thời kỳ cách mạng nào Đảng ta cũng hết sức quan tâm đến việc xây dựng và củng cố TCCSĐ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về xây dựng Đảng đã viết: "Muốn làm nhà cho tốt phải xây dựng nền móng cho vững". "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt".Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Đảng ta càng chú trọng đến việc xây dựng, củng cố TCCSĐ vững mạnh, điều đó được thể hiện qua các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là nghị quyết trung ương 6 lần 2 (khóa VIII). Là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội nên vị trí vai trò của nông nghiệp, nông thôn là vô cùng quan trọng. Những bước tiến bộ ở nông thôn chính là thước đo căn bản của sự tiến bộ xã hội ở nước ta. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của cả nước, nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều bước phát triển đáng kể góp phần chủ động giải quyết vấn đề lương thực, tạo thế ổn định vững vàng cho kinh tế cả nước đi lên. Bộ mặt nông thôn đã khởi sắc, đời sống của người nông dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy vậy thực trạng nông thôn nước ta vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết. Một số nơi tình hình diễn biến không bình thường, có nhiều dấu hiệu của sự bất ổn, thậm chí có nơi bùng phát thành "điểm nóng". Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do TCCSĐ ở những nơi đó còn yếu kém, buông lỏng vai trò lãnh đạo, đảng viên cũng như TCCSĐ không phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo; trình độ bất cập; phẩm chất đạo đức sa sút, thoái hóa; vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, quan liêu cửa quyền, thiếu dân chủ. Niềm tin của nhân dân vào Đảng bị giảm sút. Do vậy vấn đề xây dựng và củng cố TCCSĐ ở nông thôn càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng và củng cố TCCSĐ ở nông thôn là một vấn đề lớn phải có sự tập trung chỉ đạo với những biện pháp đồng bộ và toàn diện. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số vấn đề cần chú trọng như sau: Vấn đề chất lượng đảng viên: Chất lượng đảng viên là yếu tố quyết định nhất đối với sức mạnh lãnh đạo của TCCSĐ. Nhìn vào những nơi có tình hình diễn biến không bình thường, đặc biệt "điểm nóng" ta thấy ở đó chất lượng đảng viên, nhất là những đảng viên giữ vai trò cốt cán không cao. Phẩm chất chính trị bị sa sút thể hiện ở những biểu hiện như tư lợi, tham ô, móc ngoặc, dối trên lừa dưới. Năng lực công tác yếu kém, không năm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, buông lỏng kỷ cương nề nếp, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ. Kiến thức quản lý kinh tế, xã hội không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, dẫn đến quan liêu, xa rời quần chúng. Khi có tình hình diễn biến phức tạp xảy ra thì khả năng xử lý không linh hoạt, thường là lúng túng, không đủ năng lực trình độ để nhận thức và giải quyết vấn đề theo hướng có lợi nhất. Nguyên nhân của chất lượng đảng viên ở TCCSĐ nông thôn còn thấp là do việc quản lý giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên của TCCSĐ ở những nơi đó yếu kém, không thực hiện đúng các chế độ quản lý đảng viên. Bởi vậy củng cố TCCSĐ trước hết phải tăng cường công tác quản lý giáo dục đảng viên. Muốn vậy phải kết hợp nhiều nội dung, song ở đây chỉ bàn trên hai khía cạnh. + Phải giao nhiệm vụ cho tất cả mọi đảng viên, dù đó là những đảng viên thường không nắm giữ các chức vụ trong hệ thống chính trị. Thực tế lâu nay, các TCCSĐ còn sao nhãng công việc này, nhiệm vụ của đảng viên thường chỉ được gắn với các trọng trách của những người có chức, có quyền. Vì vậy khi tiến hành tự phê bình, phê bình, những đảng viên thường không thấy hết trách nhiệm của mình. Mặt khác công tác tự phê bình và phê bình - vũ khí đấu tranh sắc bén của Đảng ở nông thôn - không được thực hiện một cách nghiêm túc, do đó không phát huy hết hiệu lực. Điều này bị chi phối bởi đặc điểm xã hội của các TCCSĐ ở nông thôn: phần lớn các đảng viên đều có quan hệ với nhau một cách gần gũi thân thiết bởi tình làng xóm láng giềng hoặc bởi quan hệ anh em họ tộc, nên sự phê bình rất dễ làm đụng chạm, tổn thương các mối quan hệ. Đây quả là một công việc rất khó khăn và đầy tế nhị. Như vậy, càng đòi hỏi TCCSĐ phải nắm chắc nguyên tắc hoạt động của Đảng, giữ vững nề nếp sinh hoạt, mặt khác lại phải có những biện pháp linh hoạt, sáng tạo gắn với đặc điểm của TCCSĐ tại địa phương mình để làm tốt công tác phê bình, tự phê bình. Việc giao nhiệm vụ cho đảng viên một cách cụ thể được xem là cơ sở đầu tiên, có tính quyết định tới việc thực hiện tự phê bình, phê bình có tốt hay không. Bởi lẽ, khi được giao nhiệm vụ rõ ràng, người đảng viên sẽ nhận thức được trách nhiệm của mình, trên cơ sở đó mà đề ra các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện, đồng thời cũng tránh được tình trạng chỉ phê bình qua loa một cách chung chung, đại khái. Cấp ủy Đảng cũng từ đó mà có căn cứ để đánh giá khả năng, chất lượng của từng đảng viên thông qua các công việc, các lĩnh vực hoạt động cụ thể. + Quản lý đảng viên còn thể hiện ở khâu kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Kiểm tra phải được coi là công việc thường xuyên. Có nhiều cách thức để kiểm tra nhưng trước hết qua mỗi kỳ sinh hoạt, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, từng đảng viên phải tự kiểm tra mình, rà soát, soi xét lại việc thực hiện công việc của mình để tự phê bình và phê bình trước tổ chức Đảng. Cấp ủy phải nhận xét đánh giá đúng những mặt tích cực, cũng như những mặt hạn chế để từ đó chỉ ra cho đảng viên thấy và có phương hướng nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Trường hợp phát hiện thấy đảng viên có dấu hiệu vi phạm phải kịp thời có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục, nếu họ không chịu sửa chữa, cố tình sai phạm tiếp, cần nghiêm khắc xử lý kỷ luật, thậm chí kiên quyết đưa ra khỏi Đảng. Sự chấp nhận những vết đau như thế là để "gạn đục khơi trong" nội bộ Đảng, đổi cái mất nhỏ lấy cái được lớn. Làm được như vậy, người nông dân chân lấm tay bùn sẽ nhìn vào đảng viên như một tấm gương sáng, như sự mực thước để họ noi theo. Sự gương mẫu của người đảng viên trong việc làm trong hưởng thụ... như Bác Hồ đã nói: "Còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền". Từ đó dân mới tin vào Đảng, mới nghe theo Đảng, Đảng mới tìm được chỗ đứng trong lòng dân. Ngoài việc giáo dục, bồi dưỡng đảng viên, việc kết nạp đảng viên mới có ý nghĩa lớn đối với sự tăng cường chất lượng đảng viên của TCCSĐ. Từ cách nhìn nhận trên ta có thể thấy tiêu chuẩn của người đảng viên trong điều kiện mới là ngoài việc có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Đảng với nhân dân còn phải là người có trình độ, năng lực công tác giỏi. Muốn vậy đối với những người lao động giỏi, tiên phong trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ..., khi bản thân họ có động cơ phấn đấu tốt thì TCCSĐ phải bồi dưỡng để kết nạp họ vào Đảng. Chính bằng con đường này, chúng ta mới làm cho mỗi đảng viên thực sự là người lao động giỏi, biết làm kinh tế, làm giàu chính đáng cho gia đình mình, từ đó họ mới có khả năng tổ chức, hướng dẫn cho bà con nông dân noi theo. Nhờ vậy, TCCSĐ mới thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong đời sống xã hội, cũng như trong sản xuất kinh doanh. Vấn đề thực hiện các nguyên tắc tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng. Chúng ta đều biết rằng sức mạnh của Đảng chính là ở sự đoàn kết nhất trí, chấp hành tốt kỷ luật Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Do vậy việc duy trì nề nếp sinh hoạt Đảng, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức của Đảng là cách tốt nhất để quản lý đảng viên, chấn chỉnh tổ chức Đảng. Trước hết cần chú trọng đến nội dung sinh hoạt Đảng ở các TCCSĐ, tránh không để rơi vào tình trạng nghèo nàn, lấn sang việc của chính quyền... gây cho Đảng viên tâm lý ngại, chán sinh hoạt Đảng. Một mặt thông qua các buổi sinh hoạt, TCCSĐ phải kịp thời quán triệt các nghị quyết, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước; hướng dẫn tổ chức kiểm tra đảng viên; bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị. Thường xuyên theo dõi, uốn nắn những nhận thức sai lệch, làm sáng tỏ những vấn đề còn mơ hồ, dao động của đảng viên trước các luận điệu xuyên tạc kích động. Mặt khác, TCCSĐ cũng ghi nhận ý kiến phản hồi của đảng viên ở trong các cuộc họp để nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác những tâm tư nguyện vọng của người nông dân, thái độ của họ đối với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, xem họ đồng tình với cái gì? phản đối cái gì? Rồi từ đó cùng nhau thảo luận bàn bạc để xem vì sao ở địa phương của mình còn có hộ nghèo, hộ đói; vì sao còn có những khó khăn này vướng mắc kia; vì sao trong dân còn có những bất bình, những biểu hiện phản ứng... Có như vậy, TCCSĐ mới có cơ sở để đi đến thống nhất phương án chỉ đạo hoạt động tại địa bàn mình như thế nào là hiệu quả nhất, tránh quan liêu ngay từ cơ sở. Đồng thời cũng có những ý kiến đề xuất lên cấp trên để góp phần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối chính sách, làm cho những đường lối chính sách đó mang được hơi thở của cuộc sống, dễ đi vào thực tiễn, được bà con nông dân hồ hởi chấp nhận. Một trong những nguyên tắc đặc trưng cơ bản của Đảng Cộng sản là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chỉ có thực hiện dân chủ thì mới khơi dậy được những kinh nghiệm, sáng kiến của nhiều người, có cái nhìn toàn diện về một vấn đề nào đó, từ đó mới đưa ra được những quyết định, những giải pháp tối ưu nhất. Song dân chủ lại phải hướng tới tập trung. Sau khi kế hoạch đã được bàn bạc thảo luận dân chủ cần phải giao cho cá nhân phụ trách, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình. Thế nhưng ở các TCCSĐ nông thôn hiện nay không ít nơi nguyên tắc tập trung dân chủ này mang những căn bệnh cần phải chữa trị ngay. Một là, sự tập trung thái quá đã chuyển thành cực quyền. Một số cá nhân với ý đồ thâu tóm quyền lực đã lợi dụng nguyên tắc tập trung để áp đặt sự chi phối tư tưởng của mình, ép những người khác phải tuân theo. Khi quyền lực tập trung vào trong tay một số ít người thì phương thức lãnh đạo của họ trong tổ chức Đảng trở thành độc đoán, gia trưởng. Nếu họ lại có vai vế trong một họ tộc nào đó của làng, xã họ sẽ biến TCCSĐ ở đây thành một tổ chức độc tài, thành "chi bộ họ ta", "Đảng ủy làng ta". Với kiểu này, TCCSĐ không thể không chủ quan duy ý chí, không quan liêu xa rời quần chúng được. Nguy hại hơn là sự lợi dụng nguyên tắc này để loại bỏ những người không cùng phe cánh với họ, làm trái ý họ, ra khỏi bộ máy tổ chức. Hai là, sự dân chủ quá trớn làm cho một số kẻ lợi dụng dân chủ để đòi hỏi quá đáng, khiếu kiện tràn lan, gây rối phá hoại đoàn kết trong Đảng. Cũng có thể do nhận thức mà các TCCSĐ đã thực hiện dân chủ không đúng cách, dẫn đến họp hành liên miên, thảo luận tràn lan, vừa mất thời gian, vừa không thống nhất được ý kiến làm nảy sinh tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức kỷ luật. Rút cuộc lại là không có ai chịu trách nhiệm thực thi, không tạo ra được khả năng hành động thống nhất. Một số nơi dưới danh nghĩa đã bàn bạc tập thể, những người có chức sắc đưa ra những "đối sách" không thống nhất với chính sách của Đảng và nhà nước nhằm mưu lợi cho cá nhân như: việc mua bán đất đai, thu chi các loại quỹ, thu các các khoản đóng góp của dân. Với các "lệ" riêng họ đã biến địa phương mình, TCCSĐ ở đó thành một cát cứ riêng, không chịu sự giám sát của cấp trên, cũng không chịu sự kiểm tra của người dân, ngang nhiên lợi dụng chức quyền, lợi dụng tập thể mà xà xẻo của dân, ăn cắp của Nhà nước. Như vậy để xây dựng củng cố các TCCSĐ ở nông thôn rất cần tiến hành thường xuyên việc lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể, tổ chức nhà nước và của dân để xem xét đánh giá chất lượng hoạt động của TCCSĐ. Đồng thời gắn liền việc đánh giá xếp loại TCCSĐ với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bởi lẽ không ai khác ngoài TCCSĐ phải có trách nhiệm quán triệt, triển khai quy chế dân chủ và lãnh đạo việc thể chế hóa quy chế này thành các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Ở đâu việc quy hoạch đất đai rõ ràng, dự toán và quyết toán thu chi các loại quỹ, các khoản đóng góp của dân, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng một cách minh bạch tức là quy chế dân chủ cơ sở ở đó được thực hiện tốt. Ở đâu người dân thực sự "được biết", "được bàn", được giám sát thì ở đó tất có bầu không khí chính trị lành mạnh, quan hệ giữa đảng - chính quyền và dân gắn bó và điều đó sẽ kéo theo sự thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng ngày một tốt hơn. Mục tiêu lãnh đạo của TCCSĐ ở nông thôn không gì khác ngoài việc lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội cùng tập hợp được đông đảo nông dân, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo; định hướng cho người nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi, từng vùng; tổ chức tốt hoạt động của các ngành nghề, phát triển dịch vụ. Đồng thời chỉ đạo tổ chức việc thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đối với những TCCSĐ quá yếu kém, cấp trên phải có sự tăng cường cán bộ xuống chỉ đạo sâu sát; sắp xếp bố trí lại cán bộ, kiện toàn lại cấp ủy để sớm ổn định tình hình. Nói một cách chung nhất, sự lãnh đạo của TCCSĐ phải được thể hiện qua đường lối chính trị đúng đắn, khả năng thuyết phục và động viên mọi người cao chứ không phải sự cai trị bằng quyền lực. Và chỉ với một năng lực thực sự, với sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ TCCSĐ thì điều đó mới có thể thực hiện được. Các TCCSĐ ở nông thôn thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực đáng kể, nhiều "điểm nóng" đã được giải quyết tình trạng "chân không Đảng" đã được xóa bỏ. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ đổi mới TCCSĐ nói chung và TCCSĐ ở nông thôn nói riêng vẫn đang còn nhiều việc phải làm, trách nhiệm đặt ra với từng Đảng viên, với cấp ủy đảng là rất nặng nề. Hơn bao giờ hết, "vấn đề công tác nông thôn hiện nay vẫn là vấn đề cơ bản của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60463.COM.doc
Tài liệu liên quan