Một vài biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn luật xa gần và giải phẩu tạo hình cho k7 cđ mỹ thuật đào tạo theo tín chỉ

Để học tốt môn Luật xa gần và giải phẫu tạo

hình sinh viên không chỉ cần nghe thấy, mà phải

được nhìn thấy và tốt hơn nữa là trực tiếp làm

điều đó trong một quá trình. Phương pháp giảng

dạy theo chúng tôi phải làm sao huy động được

càng nhiều giác quan của người học tham gia

vào quá trình giảng dạy thì càng tốt.

pdf16 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Một vài biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn luật xa gần và giải phẩu tạo hình cho k7 cđ mỹ thuật đào tạo theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN LUẬT XA GẦN VÀ GIẢI PHẨU TẠO HÌNH CHO K7 CĐ MỸ THUẬT ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Giảng viên : Nguyễn Quang Hưng Bộ môn Mỹ Thuật - Khoa Nhạc- Họa  Để học tốt môn Luật xa gần và giải phẫu tạo hình sinh viên không chỉ cần nghe thấy, mà phải được nhìn thấy và tốt hơn nữa là trực tiếp làm điều đó trong một quá trình. Phương pháp giảng dạy theo chúng tôi phải làm sao huy động được càng nhiều giác quan của người học tham gia vào quá trình giảng dạy thì càng tốt..  1. Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quá trình giảng dạy môn Luật xa gần và giải phẫu tạo hình đào tạo theo tín chỉ kỳ I năm học 2009-2010  1.1. Về phía giảng viên  Thực sự vẫn còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc triển khai đào tạo tín chỉ vào đào tạo môn học đặc thù năng khiếu này. Việc áp dụng tín chỉ vào giảng dạy thực tế vẫn còn khá nhiều bất cập như: cách tính điểm, cách dạy thực hành, lý thuyết, thảo luận, cố vấn học tập 1.2. Về phía sinh viên  Sinh viên mới vào trường chưa bao giờ tiếp cận tới lề lối học tập và làm việc theo thời khóa biểu đào tạo chuyên nghiệp chứ đừng nói đến vấn đề đào tạo theo tín chỉ ( đặc biệt là sinh viên năng khiếu) Không có sự chọn lựa về giảng viên giảng dạy ( Do số lượng giảng viên giảng dạy học phần này ít) Thời gian học trên lớp giảm, thời gian tự học tăng dẫn đến sự lúng túng trong cách học, cách tiếp cận kiến thức mới. 2.. Một vài biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn Luật xa gần và giải phẫu tạo hình đào tạo theo tín chỉ kỳ I năm học 2009-2010 2.1.Tổ chức tốt tiết giảng và cách giảng bài  Để các sinh viên K7 Mỹ thuật dễ tiếp thu môn học này thì giảng viên phác thảo, định rõ, nhắc lại những khái niệm quan trọng nhất, có minh hoạ phù hợp và tóm tắt ngắn gọn. Kỹ năng trình bày là rất quan trọng. Giảng viên đưa ra vấn đề. trước khi giảng để định hướng sinh viên vào những thông tin nhất định Có cách giảng bài làm khơi gợi sự sáng tạo của sinh viên 2.2.Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích người học đưa ra câu hỏi Giảng viên áp dụng phương pháp “động não” để kích thích sinh viên suy nghĩ bằng cách đưa ra một chủ đề hoặc một vấn đề để các sinh viên đưa ra đề nghị hoặc gợi ý. Sinh viên có thể hỏi giảng viên hoặc ngược lại để tóm tắt kiến thức, làm rõ vấn đề hoặc minh hoạ việc áp dụng kiến thức. Việc hỏi cũng có thể được tiến hành riêng rẽ và coi như là cơ hội để thầy trò chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và để đề ra những kế hoạch áp dụng kiến thức vào thực tế. 2.3. Dùng phương tiện trực quan nhằm hỗ trợ bài giảng  Sử dụng hình minh hoạ trực quan để làm cho bài giảng bớt trừu tượng. Để học được một vấn đề, sinh viên luôn đòi hỏi phải được nhìn tận mắt ngay cả khi vừa được nghe về nó VD: cơ người, xương người, nội tạng người.. Hay tìm sự thay đổi giữa không gian thực tế và không gian ảo trong tranh, nếu có được hình minh họa thì tính thuyết phục sẽ cao. VD: 2.4. Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường thảo luận  Giáo viên chia nhóm, có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đưa ra một lời phát biểu, một câu hỏi hoặc một vấn đề, cũng có thể dùng các đoạn phim minh hoạ hoặc bài tập để gợi ý, kích thích suy nghĩ của sinh viên.Đặt các dạng câu hỏi đóng, mở, nghi vấn, phủ định  VD: So sánh sức mạnh cơ bắp giữa nam và nữ bên nào bền hơn? Sự khác biệt cơ bản giữa trẻ em và người già 2.5. Chuẩn bị chu đáo các tài liệu tham khảo  Trước khi giảng bài, nhất là khi giảng viên sử dụng bài giảng PowerPoint, nên phân phát đề cương bài giảng cho sinh viên. Các tài liệu này giúp người học dễ theo dõi những ý chính, tóm tắt nội dung, phát triển các ý và áp dụng chúng vào bài học.  Trong quá trình dạy nên giới thiệu kỹ các giáo trình, các website tin cậy có liên quan để sinh viên có thể tìm đọc thêm. 2.6. Khuyến khích khả năng tự học tập của sinh viên  Trước, trong và sau bài giảng, giảng viên yêu cầu sinh viên viết, trình bày các câu hỏi, ý kiến, quan điểm hoặc làm các bài tập vận dụng có liên quan đến từng phần trong bài.  Giao cho sinh viên viết các bài tiểu luận theo chủ đề có hướng dẫn của giảng viên: nên đọc tài liệu gì? Đọc như thế nào? Cách đọc ra sao, cách tóm tắt, cách trình bày thông tin liên quan đến chủ đề đó như thế nào? Yêu cầu sinh viên“kí hợp đồng” : yêu cầu thời hạn trả “hợp đồng”, trong hợp đồng nêu rõ sinh viên tự vẽ hệ thống cơ, hệ thống xương, các bộ phận quan trọng của cơ thể, vẽ phối cảnh xa gần tìm thông tin trên Internet, tự đi vẽ thực tế, tích lũy tài liệu... sau đó trình bày trước lớp, giáo viên và tập thể lớp tổ chức “nghiệm thu”. 2.7.Tăng cường trao đổi thông tin giữa giảng viên và sinh viên  Lấy thông tin phản hồi đều đặn từ sinh viên xem đánh giá tiết dạy, giờ dạy của mình như thế nào để điều chỉnh được kịp thời.Giảng viên nên dành thời gian tìm hiểu, trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong qua trình tự học của sinh viên, trao đổi số điện thoại, địa chỉ liên hệ và email.  Tôn trọng, lắng nghe những nhận xét và quan điểm của sinh viên, làm cho sinh viên cảm thấy rằng các ý kiến, nhận xét và quan điểm của họ là có giá trị.Thường xuyên trao đổi sách vở, tài liệu với sinh viên Thường xuyên trao đổi về cách tiếp cận với ngành nghề mới: nội thất , thiết kế thời trang, đồ họanhằm giúp sinh viên hiểu và yêu nghề hơn Kết luận: Việc dạy năng khiếu cần hướng vào phát triển cá nhân sao cho cá nhân đó thấy hứng thú học tập vì biết rằng mình có thể áp dụng những kiến thức thu được ở trường học vào công việc ngoài đời và trong suốt cả cuộc đời của họ. Đồng thời, quá trình đào tạo phải giúp sinh viên biết rèn luyện việc tự học và duy trì việc học suốt đời, chứ không chỉ dừng lại sau khi tốt nghiệp đại học hoặc chỉ học khi đến trường học.  Trong điều kiện trường Đại học Hùng Vương, với điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn, thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy đào tạo theo tín chỉ không phải dễ dàng. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, một khi người thầy thật sự tâm huyết với nghề nghiệp và nhà trường có trách nhiệm cao đối với sự tiến bộ của xã hội thì chắc chắn sẽ tìm được cách để vượt qua được các trở ngại. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã lắng nghe !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenquanghung_7261.pdf
Tài liệu liên quan