Khái niệm vềbệnh người ta cũng đã biết từlâu, song mỗi một giai đoạn phát triển của nhân
loại quan niệm vềbệnh cũng khác nhau. Đặc biệt hơn quan niệm vềbệnh theo từng giai đoạn
phát triển của các ngành khoa học.
Hiểu được vềbệnh một cách đúng đắn giúp cho có biện pháp phòng trừbệnh kịp thời.
Một sốquan niệm cho rằng, bệnh là sự đau đớn, hay là một cảm giác bất thường. Ví dụ: Rối
loạn tuyến nội tiết, đâu có cảm giác đau đớn, nhưng đó là một bệnh lý, rối loạn cơquan tạo
máu đâu có cảm giác đau song đây là một bệnh khá hiểm nghèo
181 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu MỘT SỐKHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Chương I.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y
Mục đích, nội dung của chương1:
Chương một là chương mỡ đầu, bao gồm những khái niệm nội dung cơ bản của chuyên
ngành thú y. Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau:
-Khái niệm về bệnh
Cần nắm được một số quan niệm về bệnh tật, trên cơ sở đó biết được thế nào là bệnh, định
nghĩa khoa học nhất về bệnh, từ đó nhận thức được lúc nào thì bệnh xẩy ra. Từ đó chúng ta
có hướng chỉ đạo chăm sóc các đối tượng vật nuôi, có hiệu quả kinh tế.
-Nguyên nhân gây gây bệnh
Nắm được các nguyên nhân gây bệnh (các yếu tố tác động lên cơ thể), phân biệt được các
nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài. Điều kiện để các yếu
tố tác động lên cơ thể.
-Chẩn đoán, khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán được ứng dụng hiện nay,
nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác để có biện pháp phòng trừ bệnh được hiệu quả hơn.
-Ngoài các khái niệm trên sinh viên, ngoài ngành chuyên môn chăn nuôi thú y, cần nhận
thức rõ được vai trò nhiệm vụ của ngành thú y, trong ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm
và trong công tác góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thông qua một số khái niệm được
giới thiệu sinh viên càng hiểu thêm các từ ngữ trong thú y, mà trong môi trường công tác họ
thường gặp phải. Nhất là đối sinh viên ngành Nông học, Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn, Kinh tế nông nghiệp. Các khái niệm đó giúp họ hiểu thêm về lỉnh vực chuyên ngành
Thú y, thuận tiện cho công việc sau này.
Nhiệm vụ của ngành thú y còn rất nặng nề, các yếu tố bệnh tật luôn luôn tác động đe dọa
sức khỏe vật nuôi, mối đe dọa đó còn nguy hiểm đến tính mạng con người.Bệnh dịch mới và
bệnh tái phát sinh là những vấn đề chung của thời đại mà ngành thú y phải luôn nâng cao
cảnh giác để tích cực phòng chống bệnh cho các loại vật nuôi, cũng như bảo vệ môi trường
sống và sức khỏe con người, như lời của Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga,I.P.Pavlov “
Bác sĩ người là chữa bệnh cho con người, bác sĩ thú y chữa bệnh cho nhân loại”
1. Bệnh là gì?
Khái niệm về bệnh người ta cũng đã biết từ lâu, song mỗi một giai đoạn phát triển của nhân
loại quan niệm về bệnh cũng khác nhau. Đặc biệt hơn quan niệm về bệnh theo từng giai đoạn
phát triển của các ngành khoa học.
Hiểu được về bệnh một cách đúng đắn giúp cho có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời.
Một số quan niệm cho rằng, bệnh là sự đau đớn, hay là một cảm giác bất thường. Ví dụ : Rối
loạn tuyến nội tiết, đâu có cảm giác đau đớn, nhưng đó là một bệnh lý, rối loạn cơ quan tạo
máu đâu có cảm giác đau song đây là một bệnh khá hiểm nghèo. Ngược lại hàng loạt quá
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 3
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
trình sinh lý kèm theo đau đớn nhưng lại không phải là bệnh. Ví dụ: Sinh đẻ, cưa sừng nhổ
răng...
Do vậy, theo học thuyết của Selie, khái niệm về bệnh là một giới hạn của khả năng đáp ứng
của cơ thể, một khi vượt khỏi giới hạn đáp ứng đó thì sinh ra bệnh.
Trên cơ sở đó Selie định nghĩa về bệnh như sau: " Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường
của cơ thể sinh vật do yếu tố của các tác nhân gây bệnh. Là quá trình đấu tranh giữa hiện
tượng tổn thương và hiện tượng phòng vệ, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với
điều kiện ngoại cảnh, làm cho khả năng lao động và thích nghi bị giảm".
Quan niệm này tuy chưa hoàn chỉnh,nhưng giúp chúng ta hiểu được một cách cơ bản, để có
biện pháp thích ứng trong công tác phồng chống bệnh.
2. Nguyên nhân bệnh học ( căn nguyên bệnh)
Là một lỉnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh, và điều kiện
phát sinh ra bệnh.
I.V. Pavlov nói: " Vấn đề phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh là vấn đề cơ bản của y
học và chỉ khi nào biết rõ nguyên nhân gây bệnh mới điều trị chính xác được. Hơn nữa mới
ngăn ngừa chúng đột nhập vào cơ thể và điều này là quan trọng bậc nhất".
Nguyên nhân bệnh là c ác yếu tố tác động lên cơ thể gây nên bệnh, là kết quả tác động của
nguyên nhân.
Ví dụ: Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm là vi trùng gây bệnh, như sự xuất hiện của vi
khuẩn nhiệt thán ( nguyên nhân) gây nên bệnh nhiệt thán(kết quả).
Trong một số trường hợp bệnh sinh ra không phải do một yếu tố nguyên nhân và là do nhiều
yếu tố khác nhau cùng tác động gây nên, nhưng cũng mang tính đặc trưng riêng biệt của nó.
Thực tế cho thấy rằng, không có kết quả nào mà lại không có nguyên nhân và không có
nguyên nhân nào lại không có kết quả. Đúng như ông cha ta ngày xưa có câu ngạn ngữ:
Không có lửa thì làm sao có khói.
Để tiện phân biệtcác yếu tố nguyên nhân, thú y học chia ra mấy nhóm nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân bên trong: bao gồm yếu tố di truyền và thể tạng.
Yếu tố di truyền :Trong bệnh lý, nguyên nhân di truyền là yếu tố di truyền bệnh từ đời này di
truyền sang đời khác thông qua thông tin di truyền là bộ nhiễm sắc thể, theo qui luật di
truyền, và theo qui tắc dị thường ( anomalous).
Di truyền dị thường (anomalous) : là những thay đổi về bệnh lý mà được bảo tồn trong
nhiễm sắc thể Chromaxoma) được truyền lại cho thế hệ sau thông qua tế bào sinh dục.
Thông tin mật mã di truyền nằm trong nhân tế bào ( Chromasoma), mỗi một Chromasoma
chứa khoảng 5000ADN, tương đương với 200.000 nucleotid.
Bộ nhiễm sắc thể tế bào cơ thể là 2n, đối với các loài khác nhau thì chúng khác nhau:
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 4
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Số lượng NST của một số loài vật
Loài vật Số lượng (2n) Loài vật Số lượng NST(2n)
Bò, dê, cừu
Ngựa
Chó
Lợn
60
66
78
40
Thỏ
ngổng
Vịt
Cáo
44
78
80
28
Tế bào sinh dục có số lượng nhiểm sắc thể là 1n, mỗi một NST truyền lại cho thế hệ nhiều
hay một nhóm các dấu hiệu di truyền- được gọi là Gen. Nếu như một trong hai tế bào sinh
dục mang một gen mang bệnh thì bệnh đó được truyền cho thế hệ con cái đời sau.
Sự biệt hóa NST về số lượng hay chất lượng người ta gọi là Anomalous. Trong các bệnh di
truyền NST thường gặp một số trường hợp sau:
- Monochromasoma: Trong giai đoạn phân chia tế bào sinh dục (Meiose), hợp tử tạo
thành chỉ có 1n NST.
-Trisoma : sinh quái thai
Trong bệnh lý di truyền có nhiều trường hợp sinh ra bệnh không phải do yếu tố gen mà còn
do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dẫn tới bệnh lý di truyền cho thế hệ sau- trường hợp này
người ta gọi là "hiệu ứng bà mẹ."
Hiệu ứng bà mẹ (mother's effects) - trong thời kỳ mang thai do các yếu tố môi trường tác
đông như sau:
+ Yếu tố dinh dưỡng: thức ăn thiếu một trong nhiều chất như Iod, vitamin A, D đều
dẫn tới tình trạng bệnh lý thai nhi.
+ Hypocxia : Trong quá trình mang thai trong môi trường không khí thiếu dưỡng khí,
sinh ra một số bệnh lý như hở môi hàm ếch...
+ Tác động của virut: nhiễm LMLM ( virut LMLM) DT (dịch tã)... trong thời kỳ
mang thai thì sinh con thiếu hụt chân tay hoặc thừa nhiều ngón...
+Tác động hóa học: Trong thời kỳ mang thai nếu con mẹ nhiễm phải một số chất độc
như kim loại nặng Thủy ngân, chì, selen...thì sinh ra nhiều hiện tượng quái thai.
Do vậy trong chăn nuôi thú y muốn tránh khỏi những bệnh về di truyền thì công tác chọn
giống vô cùng quan trọng. Chọn giống trong chăn nuôi phải thông qua lý lịc ông bà bố mẹ rõ
ràng.
Yếu tố thể tạng: Thể tạng là tập hợp các tính di truyền mà được thể hiện ra bên ngoài thông
qua kiểu hình, mà chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài.
Thể tạng là tập hợp các đặc điểm về sinh lý giaỉ phẫu của cơ thể con vật mang tính di truyền,
mà được thể hiện tính thích nghi trong quá trình sống, luôn chịu sự tác động của các yếu tố
bên ngoài
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 5
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Các yếu tố gây bệnh lên cơ thể con vật chịu ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thể tạng- được gọi
là cơ địa của từng cá thể.
Trong chăn nuôi để phát huy tính di truyền của con vật thì không thể bỏ qua yếu tố thích nghi
môi trường- tính đáp ứng. Bởi vậy, khi chọn giống cao sản nhập nội cần quan tâm đến các
yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện khí hậu, chuồng trại, thức ăn nươc uống... để nâng
cao hiệu quả chăn nuôi hạn chế được bệnh tật.
* Yếu tố gây bệnh bên ngoài:
-Yếu tố vật lý: tác động của nhiệt độ cao thấp ( say nắng cảm nóng cảm lạnh), dòng
điện từ trường âm thanh, phóng xạ... đều gây nên các tổn thương cục bộ hay toàn thân sinh ra
-Yếu tố cơ học : Tác động của các yếu tố cơ học lên cơ thể gây chấn thương chèn
ép... ví dụ: va đập gảy ngã.
-Yếu tố hóa hoc: Tác động của các chất hóa học lên cơ thể gây tổn thương, thay đổi
thành phần cấu trúc của tế bào. Tác dụng của các chất hóa học phụ thuộc vào nồng độ tính
chất của các chất. Có những chất độc với nồng độ thấp không những gây nên tổn thương cục
bộ mà còn tổn thương toàn thân và có thể dẫn đến chết. Trong nông nghiệp việc sử dụng các
chất thuốc bảo vệ thực vật dẫn gây ngộ độc cho các loại vật nuôi.
Trong chăn nuôi, việc lên khẩu phần thức ăn cần chú ý độ sạch về các chất độc từ nấm tiết ra,
nhiễm các chất thuốc trừ sâu....
- Yếu tố vi sinh vật:
Đây là nhóm yếu tố tác động nguy hiểm nhất gây nên những bệnh hiểm ngèo, gây thiệt hại
cho ngành chăn nuôi lớn nhất.
Yếu tố VSV bao gồm :
+ Tác động của vi khuẩn
+ Tác động của virut
+ tác động của KST
+ Tác động của nấm
3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng là các dấu hiệu bệnh lý được thể hiện ra bên ngoài mà bằng các giác
quan con người có thể nhìn thấy được, sờ thấy được, nắn được, nghe được, ngửi được.
Mỗi một bệnh có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, nhưng nó cũng có nhiều triệu chứng
lâm sàng chung.
Ví dụ : Triệu chứng viêm của bất kỳ một bệnh nào một tác động nào gây viêm đều có chung
triệu chứng là : Sưng, nóng đỏ , đau.
Trong thú y người ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp
điều trị bệnh kịp thời.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 6
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Có nhiều bệnh cùng chung một số triệu chứng lâm sàng, hay có những bệnh do nhiều nguyên
nhân gây nên mà người ta chưa xác định nguyên nhân nào là thứ yếu nguyên nhân nào là chủ
yếu, thì được gọi là Hội chứng lâm sàng.
Ví dụ: hội chứng tiêu chảy. đây là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh như: Ngộ độc thức
ăn, dịch tả, viêm ruột...; Hội chứng đốm đỏ lỡ loét ở cá: Đây là triệu chứng lâm sàng thể hiện
ra bên ngoài của cá chép, trắm... có những đốm đỏ sau đó sinh ra lở loét. Hội chứng này cho
đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào là cơ bản. Tùy theo quan
điểm của từng nhà khoa học. Nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân như: Nhiễm khuẫn
Vibrio, do virut, do ảnh hưởng của yếu tố môi trường, do tác động cơ học...
Trong bệnh học thú y, triệu chứng lâm sàng ở mức độ nặng nhẹ, nó được thể hiện tính chất
và mức độ của bệnh.
Trong quá trình tiến triển của bệnh, để triệu chứng thể hiện ra bên ngoài rõ nét, thì bệnh diễn
biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là một khâu của bệnh. Các khâu xẩy ra
thường kế tiếp nhau, khâu sau tác động lên khâu trước và ngựợc lại. Khâu trước là nguyên
nhân của khâu sau, khâu sau là kết quả của khâu trước, cứ như vậy làm cho quá trình bệnh lý
trở nên phức tập hơn. Quá trình này được gọi là vòng xoắn bệnh lý.
Ví dụ: Bệnh đóng dấu lợn mãn tính, Vi khuẩn gây bệnh tác dụng gây nên viêm nội tâm mạc,
viêm nội tâm mạc gây sùi loét van tim, sùi loét van tim ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu,
gây cơ thể thiếu oxy, cơ thể thiếu oxy dẫn đến sức đề kháng kem, sức đề kháng kem tạo điều
kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và cứ như vậy làm cho tình trạng bệnh càng nặng nề
thêm.
- Phản ứng bệnh lý: Là phản ứng của mô bòa tổ chức cơ quan nào đó của cơ thể với
tác nhân gây bệnh vượt ra ngoài giới hạn.
. Ví dụ: Khi bị lạnh, cơ thể giảm thải nhiệt tăng quá trình sản nhiệt. Đó là phản ứng sinh lý.
Nhưng tác động của lạnh kéo dài, gây nên rối loạn trung khu điều tiết nhiệt nên sinh ra sốt.
Như ngộ độc thức ăn nhẹ gây nên phản ứng nôn, đây là sinh lý nhưng mức độ tác động của
độc tố cao vượt quá ngưỡng thì gây nên triệu chứng bệnh là nôn mữa..
-Quá trình bệnh, là một phức hợp gồm nhiều phản ứng bệnh lý.
-Trạng thái bệnh, Là quá trình bệnh chuyển biến chậm, kéo dài thành cố tật. Ví dụ liệt
chi là trạng thái bệnh lý.
Triệu chứng lâm sàng bệnh được thể hiện muôn màu muôn vẻ, như thân nhiệt cao,tần số nhịp
tim thay đổi, lượng nước tiểu nhiều ít, màu sắc nước tiểu thay đổi...
Nắm được triệu chứng lâm sàng bệnh có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác phòng
chống bệnh.
Triệu chứng lâm sàng có thể chia ra triệu chứng khách quan và triệu chứng chủ quan.
Đứng về mặt lâm sàng thì triệu chứng được chia ra mấy loại sau:
+ Triệu chứng thường xuyên và không thường xuyên
+Triệu chứng quan trọng và không quan trọng
+ Triệu chứng đặc biệt, triệu chứng phổ biến.
Theo vị trí xuất hiện triệu chứng xuất hiện trên cơ thể mà chia ra triệu chứng toàn thân và
triệu chứng cục bộ.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 7
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
4.Chẩn đoán bệnh
Theo nghĩa từ cổ Hylạp, chẩn đoán- Diagnos: có nghĩa là sự hiểu biết.
Chẩn đoán bệnh là sử dụng các phương pháp, phương tiện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh
giúp cho công tác điều trị bệnh được kết quả cao. Trong thú y học, và y học chẩn đoán bệnh
có một ý nghĩa vô cùng to lớn, là một bước quan trọng, nhằm xác định nguyên nhân nào là
cơ bản nguyên nhân nào là thứ yếu, trên cơ sở đó đưa ra liệu trình điều trị bệnh thích hợp.
Chẩn đoán bệnh là một khoa học, đòi hỏi người bác sỹ phải có kiến thức sâu rộng không
những trong chuyên môn y học mà còn nắm chắc các kiến thức về vật lý hóa học...
Ngày nay với trình độ khoa học phát triển với các phương tiện máy móc kỷ thuật hiện đại đã
giúp cho công tác chẩn đoán bệnh ngày càng được chính xác.
Chẩn đoán bệnh đúng thì điều trị bệnh đúng, chẩn đoán sai đưa ra phương pháp điều trị sai,
không hiệu quả.
Trong thú y, cũng như trong y học có nhiều phương pháp chẩn đoán được sử dụng khác
nhau và được chia ra mấy phương pháp chính sau:
- Chẩn đoán lâm sàng : Là phương pháp chẩn đoán dựạ vào các triệu chứng lâm sàng
để phán đoán nguyên nhân bệnh.
Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản, nhưng độ chính xác không cao.
-Chẩn đoán phi lâm sàn, hay còn gọi là chẩn đoán cận lâm sàng- chẩn đoán phòng thí
nghiệm. Là phương pháp dựa vào các phương tiện máy móc kỹ thuật để tìm nguyên nhân
bệnh. Ví dụ như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm...
Dựa và các tính chất và sự biến đổi của các thể chất đó mà tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đây
là phương pháp chẩn đoán chính xác nhưng khá tón kém về công sức và tiền bạc.
-Chẩn đoán hình ảnh- là phương pháp dự vào sự biến đổi về đại thể và vi thể mô bào
tổ chức cơ quan để tìm ra nguyên nhân bệnh. Ví dụ : phương pháp chụp X.quang, nội soi,
siêu âm, chụp cắt lớp citiscaner, chụp cộng hưởng từ-MRI.
Với công nghệ sinh học phân tử phát triển hiện nay đang được sử dụng như chẩn đoán bệnh
bằng phương pháp PCR, Elisa, HI, HA...
-Điều trị để chẩn đoán- Trong thực tế có rất nhiều bệnh đã sử dụng nhiều phương
pháp nhưng vẫ không tìm ra nguyên nhân chính của bệnh, nên người ta dựa vào triệu chứng
và các dấu hiệu bệnh đề tiến hành điều trị. Đây là phương pháp mà trong thú y được sử dụng
khá phổ biến.
* Tiên lượng bệnh- Là phán đoán sự tiến triển của bệnh, giúp cho công tác điều trị có
mục đích và hiệu quả. Trong thú y tiên lượng bệnh là một bước vô cùng quan trọng. Sau khi
chẩn đoán bệnh người bác sỹ thú y cần tiên lượng được hiệu quả điều trị của ca bệnh. Tiên
lượng bệnh trong thú y phải mang đầy đủ ý nghĩa về kinh tế. Ví dụ: một con bò cày kéo bị
gảy chân, người điều trị bệnh cho bò phải biết được tính toán hiệu quả kinh tế, sau khi điều
trị bệnh bò đó có khả năng cày kéo trở lại tốt không, và tính toán hiệu quả giết thịt vào lúc bò
gảy chân, hay điều trị bệnh xong mới giết thịt...
Trong y học tiên lượng mang đầy đủ đạo đức của người thầy thuốc, đạo đức nhân bản con
người, để làm yên lòngngười bệnh và người nhà bênh nhân.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 8
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Trong thú y một tiên lượng đúng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia chủ và cho cơ sở chăn
nuôi.
Là sử dụng các biện pháp để ngăn ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, và ngăn chặn sự lây lan bệnh từ động vật sang người và
ngược lại.
Trong thú y, phòng bệnh là cơ bản, trị bệnh là thứ yếu.
* Phòng bệnh
Phòng bệnh chung là một hệ thống phương pháp nhằm hướng tới bảo vệ sức khỏe của vật
nuôi trước nguy cơ tấn công của các yếu tố gây bệnh. Phòng bệnh là nâng cao sức khỏe , sức
đề kháng của con vật, có sức chống đỡ với bệnh tật cao, nâng cao khả năng trao đổi chất ở
mức độ tối đa nhằm tạo ra sản phẩm vật nuôi ở mức độ cao nhất.
Phòng bệnh riêng biệt, là các biện pháp riêng để phòng chống lại một hay nhiều bệnh nào
đó. Ví dụ Phòng bệnh khó tiêu của bê nghé, bệnh viêm phổi, phải tạo điều kiện khí hậu
chuồng nuôi tốt đông ấm hè thoáng, phòng bệnh còi xương cần phải bổ sung thêm vitamin D,
khoáng chất Ca, P. Phòng bệnh bướu cổ phải bổ sung Iod... Đặc biệt trong thú y để phòng trừ
một số bệnh truyền nhiễm thì việc vệ sinh môi trường và tiêm phòng vacxin là vô cùng quan
trọng.
Phòng bệnh là phải tiến hành đồng đều diện rộng, mang tính xã hội mới đem lại hiệu quả cao.
* Trị bệnh
Là sử dụng các biện pháp và các hóa chất để loại bỏ nguyên nhân bệnh.
Điều trị bệnh cũng tuân thủ theo nguyên tắc: Nâng cao sức khỏe con vật + Điều trị lâm sàng
+ Điều trị nguyên nhân.
Điều trị nâng cao sức khỏe của con vật, đây là bước đầu tiên, trong thú y công tác chăm sóc
vật nuôi bị bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết : ví dụ như khâu quét dọn vệ sinh chường
trại, che chắn về mùa Đông thoáng về mùa hè, thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy
đủ các cơ chất cần thiết. Trong thú y để nâng cao khả năng ăn vào của con vật mang bệnh
thường sử dụng các loại vitamin, như B.complex. A.D.E. complex.
Điều trị lâm sàng, trước hết phải sử dụng các chất và biện pháp để loại bỏ các triệu chứng
lâm sàng bất lợi. Ví dụ: tiêu chảy phải sử dụng các chất hạn chế tiêu chảy, cung cấp nước và
các chất điện giải; Táo bón sử dụng thuốc chống táo bón, sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt.... Nếu
không kịp thời điều trị cắt đứt các triệu chứng lâm sàng bất lợi thì bệnh có thể xẩy ra xu
hướng phức tạp, nặng nề hơn.
Hiện nay trong chăn nuôi, để hạn chế khả năng mắc bệnh của vật nuôi nâng cao hiệu quả
chăn nuôi, thì việc phối hợp khẩu phần thức ăn hợp lý và bổ sung các chất muối khoáng và vi
tamin là vô cùng cần thiết. Tưng bước cải tạo hệ thống chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh, không
những phòng chống bệnh tật cho vật nuôi mà còn tránh ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ
sức khỏe cộng đồng.
Trong nuôi trồng thủy sản, muốn phòng chống bệnh cho tôm cá trước hết phải bảo vệ nguồn
nước. Chính vì vậy mà người ta có câu :" nuôi nước trước nuôi tôm, cá sau".
Mỗi một loại bệnh, có tính chất riêng của nó, nhưng tính chung của các loại bệnh tật là suy
giảm sức đề kháng của cơ thể, rối loạn các chức năng hoạt động của cơ thể. Dẫn tới khả năng
làm việc kém ( trâu bò cày kéo giảm), giảm năng xuất sản xuất (thịt trứng sữa...) của các đối
tượng vật nuôi, nguy cơ chết.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 9
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Chính vì vậy, các loại bệnh khác nhau đều có một nguyên tắc chung về phòng trị bệnh.
Nguyên tắc đó là:
-Nâng cao sức khỏe con vật
Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của các nhà chăn nuôi cũng như thú y. Nó bao
gồm nhiều vấn đề như: vệ sinh chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo thoáng khí,
tránh gió lùa. Thực hiện” Đông ấm hè thoáng.” Về thức ăn, phải cung cấp đầy đủ các loại
thức ăn về số lượng cũng như chất lượng. Hiện nay, các nhà chăn nuôi không chỉ dừng lại
cân đối các chất dinh dưỡng (protein, lipit, gluxit), khoáng vi ta min, mà họ đã cân đối tới
mức định lượng các A.axit amin thiết yếu. Cân đối thức ăn theo hướng chăn nuôi, từng giai
đoạn, và đặc biệt hơn là thức ăn trong thời kỳ bị bệnh.
-Điều trị về lâm sàng
Một khi con vật bị bệnh không phải lúc nào ta cũng phát hiện được nguyên nhân gây bệnh
cho nó. Mà chỉ phát hiện được triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài. Người bác sĩ thú y
cần phải biết lúc nào cần sử dụng các biện phpá để loại bỏ các triệu chứng lâm sàng, có lợi
cho sức khỏe con vật.
Ví dụ: Khi con vật bị bệnh ỉa chảy, ta chưa có thể kết luận chắc chắn rằng bệnh đó do vi
khuẩn hay virut, hay ngộ độc... Nhưng nếu để ỉa chảy kéo dài cơ thể sẻ mất nhiều nước, rối
loạn chất điện giải, dẫn tới trụy tim mạch, nguy cơ con vật kiệt sức và chết. Chết lúc này
không phải do nguyên nhân nào đó, mà chủ yếu là do mất nước.Chính vì vậy, cần phải bổ
sung một lượng nước và chất điện giả cho cơ thể. Hoặc thân nhiệt con vật tăng giảm, thì ta
phải dùng các thuốc, hạ hay nâng nhiệt, con vật co dật hay bại liệt, ta phải dùng thuốc ức chế
hay hưng phấn thần kinh- Đó là giải pháp điều trị lâm sàng mà ta cần phải tiến hành ngay.
-Điều trị nguyên nhân
Sau khi điều trị lâm sàng, kết hợp với điều trị nguyên nhân. Trong thực tế bệnh của các loại
vật nuôi, dù là bệnh do vi khuẩn vi rut... đều dẫn tới viêm và viêm là có khả năng có mặt của
các loại vi khuẩn, do vậy, buộc phải dùng kháng sinh, và các thuốc kháng sinh.
Từ đó ta có công thức điều trị bệnh đó là:
Nâng cao sức khỏe + Điều trị lâm sàng +Điều trị nguyên nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thomas Carlyle Jones, (1983), Veterinary pathology
2.Daniel. K. Kusewitt, (2001) Veterinary pathology, volume 38, p.20-23
3.Vũ Công Hòe, (2002), Giải phẩu bệnh học, NXB yhọc, Hà Nội
4.Sử An Ninh, (2004) Tồn dư kháng sinh và sức khỏe cộng đồng. Khoa học kỷ thuật
thú y, 2. 74-82
D.Herenda, (1994) Cẩm nang kiểm tra thịt tại lò mổ.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 10
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
BộNN& PTNT, (2003), Công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.Phạm Văn Tý, 2001), Miễn dịch học, NXB Hà nội
6.Nguyễn Chính, (1993), Kỷ thuật sản xuất tôm giống và cá nước lợ.
7.Cao Xuân Ngọc, (1997), Giải phẩu bệnh đại cương. NXB, nông nghiệp.
8.Lê Thanh Hòa (2004), nguyên lý ứng dụng RT-PCR; PCR, và dồng hóa sản
phẩmNguyễn Vỉnh Phước (chủ biên), Nguyễn Văn Hanh, Đặng Thế Huynh, !1978),
Giáo trình bẹnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Phạm Hồng Sơn (chủ biên), Phan Văn Chinh, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Quang
Trung, (2002), Giáo trình vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Hồng Sơn, (2006), Giáo trình vi sinh vật (phần đại cương), NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
11.Viện hàn Lâm Liên Xô (cũ), (1976), bách khoa toàn thư thú y, tập 1-6. (tiếng Nga)
12.I.F. Ivanov, (1976) Tế bào tổ chức phôi thai, NXB Bông lúa ,Moskva (Tiếng Nga)
13.M.B.Plachotina, (1966) Phẩu thuật thú y, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
14. I.P.Plochin, (1971), Chẩn đoán lâm sàng học, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng
Nga)
15.I.E. Mozgov, (1974), Dược lý hoc, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
16.F.P. Trynus, (1976), Sổ tay tra cứu dược, NXB Bông lúa, Moskva (Tiếng Nga)
MỤC LỤC
Chương I. .................................................................................................................................. 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y ............................................... 3
Mục đích, nội dung của chương1:....................................................................................... 3
1. Bệnh là gì?......................................................................................................................... 3
2. Nguyên nhân bệnh học ( căn nguyên bệnh) ................................................................... 4
3. Triệu chứng lâm sàng ...................................................................................................... 6
4.Chẩn đoán bệnh................................................................................................................. 8
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 11
Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản
Chương II.
CÁC PHẢN ỨNG TỰ VỆ CỦA CƠ THỂ
Nội dung chính của chương hai
Cơ thể vật nuôi thường xuyên bị tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong,
nhưng chúng có những phản ứng trả lời lại các kích thích đó, nhằm thiết lập một cân bằng
mới để cho cơ thể ổn định.
Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau:
- Phòng tuyến bảo vệ cơ giới vật lý hóa học sinh vật học của cơ thể. Trên cơ sở đó
trong công tác chăn nuôi cần sử dụng các biện pháp để bảo toàn cơ thể, tránh những tổn
thương không đáng có có thể xẩy ra. Như thường xuyên tắm chảy cho vật nuôi, nâng cao quá
trình trao đổi và điều tiết bảo vệ gia trước nguy cơ tấn công của các yếu tố gây bệnh. Đó là
yếu tố tác động cơ học (chuồng trại thoáng mát, nền chuồng tránh quá trơn con vật dề bị
trượt ngã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_thu_y_co_ban_6011.pdf